Rác vô cơ và hữu cơ là gì

Thế nào là rác vô cơ và rác hữu cơ? Cách xử lý rác từng loại như thế nào? Hãy cùng với chúng tôi đi sâu tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Nội Dung Chính

  • 1 Thế nào là rác vô cơ?
  • 2 Rác vô cơ bắt nguồn từ đâu? 
  • 3 Xử lý rác thải vô cơ như thế nào? 
  • 4 Rác thải hữu cơ là gì?
  • 5 Các biện pháp xử lý rác hữu cơ
  • 6 Định nghĩa về rác tái chế

Thế nào là rác vô cơ?

Rác vô cơ được hiểu là những loại rác đã không còn giá trị sử dụng, cũng không thể dùng để tái chế được. Ví dụ: Vỏ ốc, cốc, đồ cao su, radio…

Thông thường, những loại rác vô cơ này sẽ được tập kết, mang tới những khu vực chôn lấp rác thải tập trung.

Rác vô cơ bắt nguồn từ đâu? 

Rác vô cơ có nguồn gốc từ một số con đường như:

  • Những vật liệu đã qua sử dụng hoặc không còn giá trị dùng nữa như gạch, đá…
  • Các loại vỏ hải sản như: Ốc, sò, ngao…
  • Những túi nilong đựng sản phẩm tại siêu thị
  • Các đồ vật phục vụ mục đích sinh hoạt đã mất khả năng sử dụng như: Bình thủy tinh vỡ, băng đĩa nhạc xước…

Xử lý rác thải vô cơ như thế nào? 

– Đầu tiên, cần phân loại rác ngay trong hộ gia đình hoặc các khu vực công cộng. Sau đó, gom chúng để vào dụng cụ chuyên dụng rồi đem tới bãi tập kết để tiến hành xử lý theo quy trình.

Rác thải hữu cơ là gì?

– Rác hữu cơ được hiểu là những loại rác dễ phân hủy như: Trái cây, đồ ăn thừa, bã cà phê, phế thải sinh ra trong quá trình sản xuất, chế biến.

– Rác hữu cơ hoàn toàn có thể tái chế, đem đi làm phân bón hoặc chế tạo ra những sản phẩm mới.

– Rác hữu cơ bao gồm những loại sản phẩm như:

  • Phế thải nông nghiệp.
  • Các bộ phận của cây.
  • Rác thải là vỏ, bã.
  • Phế thải từ nhà máy.
  • Phế thải từ những làng nghề nhuộm, chế biến.
  • Các thức ăn cũ đã thừa, hỏng. Ví dụ như: Hoa quả, cá, trứng…
  • Các loại phế thải sinh hoạt

Các biện pháp xử lý rác hữu cơ

Những biện pháp xử lý rác hữu cơ được các chuyên gia đánh giá là hiệu quả như sau:

  • Ủ rác sinh học 

Ủ rác sinh học chính là một trong những biện pháp xử lý rác hữu hiệu và được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Cách này phù hợp với những hộ gia đình hay cá nhân mà lượng rác thải ra hàng ngày ít. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng nhằm tạo ra phân bón đối với nhà nông chăn nuôi.

Hiện nay, việc ủ rác sinh học còn là biện pháp sản xuất nông nghiệp sạch cũng như ngăn chặn sự ô nhiễm môi trường cực kỳ tốt.

  • Chôn lấp rác thải 

Chôn lấp rác thải là việc lưu chất thải ở bãi tập kết. Rồi sau đó, tiến hành phủ lớp đất mặt lên phía trên. Những chất thải sẽ nhanh chóng phân hủy, tạo nên những nguyên liệu tốt như hợp chất Nitơ, axit hữu cơ…

  • Tuyên truyền 

Cuối cùng, một trong những biện pháp xử lý rác hữu cơ không kém phần quan trọng đó chính là tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân. Nhấn mạnh về việc không xả rác bừa bãi, hướng dẫn việc phân loại rác sao cho đúng để tiện cho việc xử lý và tái chế nhất.

Cần hướng dẫn người dân phân loại rác sao cho hợp lý

Định nghĩa về rác tái chế

Rác tái chế được hiểu là những loại rác thải đã qua sử dụng, bị loại bỏ song vẫn còn công năng dùng. Nó thường được đưa vào trong các nhà máy để tạo thành những nguyên liệu hay sản phẩm mới.

Rác tái chế sẽ được thu gom, vệ sinh rồi tiến hành tái chế theo đúng quy trình chuẩn do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đề ra.

Một số loại rác tái chế điển hình là:

+ Những chai lọ, thùng chứa làm từ thủy tinh.

+ Những loại bao bì, nhựa.

+ Sách vở, báo, giấy không còn sử dụng được nữa.

+ Các phế liệu có nguồn gốc từ sắt, nhôm, inox…

+ Các loại hộp đựng nước, sữa, trái cây.

+ Các loại nồi, chảo, xoong

+ Các loại hộp, giấy…

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về: Rác vô cơ, rác hữu cơ là gì? Cách phân loại và xử lý thế nào? Mong rằng, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hay, bổ ích sau khi đọc xong bài viết này.

Mỗi ngày, hàng ngàn tấn rác được con người thải ra môi trường trong đó có rác vô cơ, rác hữu cơ và rác tái chế. Việc phân loại rác giúp thuận tiện hơn trong việc tìm cách xử lý chúng, rút ngắn thời gian phân huỷ cũng như tái chế đối với một số thứ nếu có thể. Ở các nước phát triển, việc phân loại rác là một chuyện rất quen thuộc nhưng dường như, tại Việt Nam, thói quen phân loại rác này vẫn chưa được hình thành.

CHẤT HỮU CƠ VÀ CHẤT VÔ CƠ

Chất hữu cơ là gì?

Các hợp chất hữu cơ [Organic Compound] là 1 lớp phủ lớn của các hợp chất hóa học mà thành phần phân tử của chúng có chứa carbon. Các hợp chất hữu cơ cũng có thể có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc do các phản ứng nhân tạo tạo ra.

Chất vô cơ là gì?

Chất vô cơ chính là tất cả những hợp chất hóa học không có mặt nguyên tử cacbon [V], ngoại trừ khí CO2, khí CO, acid H2CO3 và hidrocacbonat, muối cacbonat,… Các hợp chất vô cơ này được xem là kết quả của các quá trình thay đổi địa chất tổng hợp nên.

PHÂN BIỆT CÁC LOẠI RÁC

Rác hữu cơ là gì?

Rác hữu cơ [tiếng anh là organic rubbish]  là sản phẩm được tạo ra bởi nhiều hoạt động của con người. Như sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, xây dựng, sinh hoạt hàng ngày,… Nguồn chất thải hữu cơ bao gồm thành phần hữu cơ bị thải bỏ. Có rất nhiều các loại rác thải hữu cơ, chẳng hạn như:

  • Các loại phế thải nông nghiệp như: rơm, rạ, thân, cành hoặc lá cây không có giá trị sử dụng hoặc ít có giá trị.
  • Các loại rác thải là những nguyên liệu công nghiệp như: vỏ cà phê, bã mía, vỏ lạc,…
  • Phế liệu giấy, sợi từ nhà máy giấy, nhà máy sợi,…
  • Phế thải từ những làng nghề chế biến tinh bột.
  • Thực phẩm đã bị hỏng hoặc thức ăn thừa như: rau củ quả, trái cây, thịt, cá, trứng,…
  • Phế thải trong quá trình sinh hoạt và sản xuất may mặc: vải, sợi bông,…

Đối với những loại rác thải này, bạn nên cho vào túi và đem ra giao cho các công ty thu gom rác, nếu không có thì bạn cũng có thể dán nhãn dán “rác hữu cơ” vào túi rác để phân biệt. Những loại rác thải này sẽ được đem đi chế tạo thành phân bón hoặc chúng sẽ được vận chuyển đến các làng nghề để tái chế thành các loại sản phẩm mới.\

Rác tái chế là gì?

Rác vô cơ là gì?

Rác vô cơ là tên gọi chung của những loại rác không thể sử dụng cũng như tái chế lại được. Việc duy nhất chúng ta có thể làm với chúng chính là mang ra các khu chôn lấp rác thải để chôn lấp. Một số loại rác vô cơ phổ biến đó là: nilon, sành sứ, gỗ đá, gạch vỡ,…

Đặc biệt, loại rác này tồn tại trong một thời gian rất lâu rồi mới bị phân hủy. Có lẽ bạn đã từng nghe nói về thời gian phân huỷ của các vật dụng nilon là rất lâu, nhưng con số thực tế có lẽ còn khiến bạn giật mình hơn: chúng phải mất từ 400-600 năm bị chôn dưới lòng đất mới phân huỷ toàn bộ được.

Nhận thấy những ảnh hưởng tiêu cực của rác vô cơ đến môi trường, con người đang cố gắng sản xuất ra các sản phẩm để phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày như túi tự phân hủy, ly giấy, ống hút tre, túi giấy,… Đây là những nỗ lực để giảm thiểu tối đa lượng rác thải nhựa ra môi trường.

Để góp phần bảo vệ môi trường, bạn nên hạn chế sử dụng các vật dụng làm bằng nilon, nếu sử dụng, bạn nên cố gắng sử dụng lại chúng càng nhiều lần càng tốt.

Rác vô cơ là gì?

Rác tái chế là gì?

Rác tái chế chính là loại rác thải đã qua sử dụng, bị thải bỏ nhưng vẫn còn khả năng tái chế. Chúng được đem đi phân loại và đưa vào các nhà máy tái chế để chế tạo thành nguyên liệu hoặc các sản phẩm mới để bán ra thị trường nhằm phục vụ nhu cầu riêng của người tiêu dùng.

Các loại rác này đều có thể tái chế được khá dễ dàng ở dạng rắn như các kim loại đồng, nhôm, sắt thép, inox, nhựa… Chúng sẽ luôn được tận dụng, thu gom lại, vệ sinh, phân loại và tiến hành tái chế theo đúng quy trình của bộ tài nguyên và môi trường. Có thể chúng ta nhìn thấy các loại rác tái chế điển hình như sau:

  • Tất cả Báo, sách vở, tạp chí, bảng biển không còn khả năng sử dụng.
  • Các loại Hộp giấy, bìa carton, giấy in, giấy viết.
  • Các chai lọ, các thùng phuy, thùng chứa được làm từ nhựa, thủy tinh.
  • Các loại nhựa, Bao bì nhựa mềm.
  • Tất cả phế liệu sắt thép, nhôm, inox, bình phun.
  • Các loại Hộp đựng nước trái cây, đựng sữa.
  • Các loại Nồi, chảo, soong kim loại hỏng.

Rác tái chế là gì?

CÁC CÁCH XỬ LÝ RÁC HỮU CƠ

Chôn lấp

Chôn lấp là phương pháp xử lý rác hữu cơ khá thú vị. Phương pháp này có thể được hiểu đơn giản là lưu trữ chất thải cùng một bãi, sau đó phủ đất lên trên. Các chất thải sẽ bị phân hủy sinh học, tạo thành các sản phẩm như axit hữu cơ, các hợp chất nitơ và một số khí như CO2, CH4,… Phải lưu ý là chất thải rắn được chôn lấp phải là chất thải không gây nguy hại đến môi trường và có thời gian phân hủy nhanh.

Ủ rác

Đây là hình thức đơn giản và phổ biến nhất để xử lý rác hữu cơ. Cách làm này phù hợp với cả cá nhân lẫn hộ gia đình.

Cách làm như sau: Rác được ủ thành những đống hoặc luống sau đó, trải kín bằng bùn đất. Sản phầm được tạo ra sau đó người ta gọi là phân ủ hay phân hữu cơ vi sinh. Đây giống như quá trình phân hủy của các chất hữu cơ trong tự nhiên và nó tạo thành hỗn hợp các chất hữu cơ đơn giản và các chất vô cơ. Hỗn hợp này giống như chất mùn trong tự nhiên. Vì vậy ta có thể sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Nó rất an toàn và tốt cho môi trường.

Việc thu gom, tái chế rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ vi sinh đang là cách làm đúng đắn để tạo ra phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ cho ngành nông nghiệp sạch. Đồng thời giúp giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường.

TUYÊN TRUYỀN GIẢM XẢ THẢI RÁC

Như đã nói ở trên, hàng ngàn tấn rác bị thải ra môi trường hàng ngày bao gồm rác hữu cơ, rác vô cơ và cả rác tái chế. Với tình trạng ô nhiễm ngày một nghiêm trọng như hiện nay, việc tuyên truyền là cần thiết để giúp mọi người dân ý thức được trách nhiệm của mình với hành tinh này. Đặc biệt là thế hệ trẻ, phải được tiến hành toàn diện, trong một thời gian dài. Từ đó, phát huy tối đa tính tiếp cận của phương tiện truyền thông, báo chí, đài, vô tuyến.

Đồng thời, cùng đi đôi với việc nâng cao nhận thức là phải cung cấp cho người dân cách thức và phương tiện để phân loại rác một cách dễ dàng nhất [thùng rác, nơi đổ rác…].

Như vậy, với những thông tin giúp nhận biết và phân loại các loại rác ở trên, hy vọng rằng bạn đã có thể ghi nhớ và vận dụng chúng vào cuộc sống thực tế của mình. Góp một phần vào nhiệm vụ thiết yếu là bảo vệ môi trường.

Rác vô cơ là gì?

Rác vô cơ là rác không thể tái sử dụng và cũng không tái chế được nữa. Loại rác này thường được đem đi xử lý chôn lấp với các loại rác, phế liệu như nilon, xỉ than, sành sứ, gạch vỡ không thể tiếp tục sử dụng, gỗ đá,... Rác vô cơ rất khó phân hủy và thường tồn tại rất lâu.

Rác hữu cơ nghĩa là gì?

Rác hữu các loại rác dễ phân hủy như thức ăn thừa, rau củ quả, trái cây, bã trà, cà phê, cỏ, lá cây,… Những rác thải này sẽ được đem đi chế tạo thành phân bón. rất nhiều rác thải hữu cơ như: Phế thải nông nghiệp: Như rơm, rạ, thân, cành hoặc lá cây không giá trị sử dụng hoặc ít giá trị.

Rác hữu cơ để làm gì?

Rác hữu cơ và vô Đây loại rác dễ phân hủy và có thể tái chế để đưa vào sử dụng cho việc chăm bón cây cối và làm thức ăn cho động vật. Có thể kể đến các loại rác như thức ăn thừa, vỏ trái cây, hoa quả hỏng, lá cây,...

Rác vô cơ màu gì?

Thùng rác màu cam chứa rác vô cơ: chứa rác thải không thể tái chế được như: xương động vật, vỏ hến sò, than đá, sành sứ, quần áo cũ,…. thường được chôn lấp tại các bãi rác tập trung.

Chủ Đề