Review bộ phim pháp sư mù năm 2024

Pháp Sư Mù của Huỳnh Lập mặc dù chưa thực sự xuất sắc, nhưng có thể coi là bất ngờ của điện ảnh Việt trong tháng 11 sau nhiều nỗi thất vọng trong tháng 10.

Pháp Sư Mù, bộ phim tâm linh, kỳ ảo của bộ đôi đạo diễn Lý Minh Thắng - Huỳnh Lập, vốn không mang nhiều kỳ vọng so với 2 bộ phim kinh dị đình đám rất được mong chờ trước đó, vì thế mà phim làm tốt hơn mong đợi trong khâu giải trí và thỏa mãn người xem. Người viết chưa xem qua Ai Chết Giơ Tay [nền tảng của Pháp Sư Mù] nên sẽ không lạm bàn về web drama đình đám này của Huỳnh Lập mà xem xét Pháp Sư Mù như một bộ phim riêng biệt.

Pháp Sư Mù xoay quanh hành trình đi tìm ánh sáng cho đôi mắt của Tinh Lâm [Huỳnh Lập], một pháp sư mù chuyên hành hiệp bắt ma, trừ quỷ, tăng phần âm đức và giúp đời, giúp người. Pháp Sư Mù, ngay từ trailer đầu tiên đã không tạo được kỳ vọng gì trong khán giả bởi mặt hình ảnh, kỹ xảo, màu sắc của phim khá tệ [mặc dù đúng là tệ thật], câu chuyện chữa lành cho đôi mắt của Tinh Lâm cũng không làm khán giả hào hứng mấy và thông qua những tình huống cười gượng gạo của phim. Nói không ngoa, Pháp Sư Mù đã được nhiều khán giả liệt sẵn vào hàng ngũ phim Việt thảm họa, chỉ đợi có chính thức “xịt” và nghe chỉ trích từ người xem.

Nhưng đúng là có khi chờ phim dở mới thấy phim giải trí đến bất ngờ. Đương nhiên, nếu là người yêu điện ảnh, xem nhiều phim và mong đợi một tác phẩm xuất sắc hơn, Pháp Sư Mù có lẽ không phải là điều mà bạn tìm kiếm. Tuy vậy, Pháp Sư Mù được người viết đánh giá cao trong câu dẫn dắt cũng như làm tốt việc sáng tạo, mang đến cho người xem một bộ phim mới lạ, đầy đủ hỉ nộ ái ố mà không quá sáo mòn.

Lấy cảm hứng từ những trải nghiệm tâm linh mà bản thân đã từng trải qua, đạo diễn Lý Minh Thắng và Huỳnh Lập xây dựng một câu chuyện trưởng thành và già dặn mặc cho vẻ ngoài có vẻ vớ vẩn và trẻ con. Phim có 3 tuyến nhân vật là những người theo tâm linh, những người theo khoa học và những người mê tín dị đoan, đại diện cho 3 góc nhìn phổ biến của chúng ta về chuyện ma quỷ, thờ cúng trong cuộc sống. Không phán xét và luôn tỉnh táo, chính là cái mà Pháp Sư Mù truyền tải đến cho người xem trong việc nhìn nhận các vấn đề tâm linh mà chúng ta được nghe và được nhìn thấy ngoài xã hội. Và quan trọng hơn hết, tâm linh không phải là giải pháp và câu trả lời cho mọi vấn đề trong cuộc đời của con người, mà chính là việc sống có tình có nghĩa, làm điều thiện và không ganh ghét, đố kỵ, không làm điều ác là đã quá đủ để tích đức rồi.

Pháp Sư Mù khiến khán giả tò mò về tình tiết tiếp theo, cũng như tự hỏi các yếu tố tâm linh trong phim có gì mới lạ. Chuyện phim qua được kiểm duyệt cũng không có gì lạ khi bản thân nó tự phủ cho mình một lớp áo trông có vẻ nhí nhố và không nghiêm túc mấy khi các nhân vật đọc chú bằng thơ có vần hay đọc các bài vè của trẻ con, một lớp áo mua vui thường tình và không đòi hỏi người xem nhìn nhận nó quá nghiêm túc về mặt nội dung.

Nói như thế, không có nghĩa là Pháp Sư Mù không có điểm trừ. Mặt hình ảnh của phim không được đẹp, màu sắc không tao nhã [nói thẳng ra là quá xấu], khiến trải nghiệm của người xem phần nào bị giảm bớt. Thêm nữa là tạo hình và trang phục của các nhân vật khá… khó hiểu, Tàu Ta, hiện đại hay cổ trang đều chẳng rõ ràng. Thêm nữa là nhiều khoảnh khắc gây cười của phim vốn có phần gượng gạo như nhiều phim Việt Nam cố hữu. Tình tiết của phim cũng thiếu logic ở đôi chỗ và không hợp lý về mặt thời gian. Hành động của một số nhân vật nếu xâu chuỗi lại cũng không đủ thuyết phục khán giả. Phim đáng lẽ nên lược bỏ hoặc giảm tải bớt yếu tố tình cảm vì hơi thừa và làm bộ phim trở nên rời rạc. Các nhân vật trong phim dù đều có vai trò của mình, nhưng một số mối quan hệ [chẳng hạn như giữa Tinh Lâm và người bà] chưa được khai thác hợp lý.

Về mặt diễn xuất, tuy một số gương mặt phụ làm chưa tốt, không có gương mặt nào quá thảm họa, còn dàn diễn viên như Huỳnh Lập, Quang Trung, Đại Nghĩa… đều đã có kinh nghiệm và quen với ống kính nên đều đã thể hiện tròn trịa vai diễn của mình.

Nhìn chung, với cái nhìn thoáng và nhẹ nhàng thì Pháp Sư Mù không phải là một trải nghiệm điện ảnh quá tệ hại và thất vọng, nếu so với mặt bằng chung một số phim Việt gần đây mà khán giả có “may mắn” được thưởng thức. Tuy còn cần phải cố gắng và cải thiện một số khuyết điểm đã nêu, nhưng người viết vẫn hoan nghênh và dành một tràng vỗ tay cho Pháp Sư Mù.

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ DI ĐỘNG TRỰC TUYẾN

Lầu 6, Toà nhà Phú Mỹ Hưng, số 8 Hoàng Văn Thái, khu phố 1, P. Tân Phú, Q. 7, Thành phố Hồ Chí Minh

Lầu 6, Toà nhà Phú Mỹ Hưng, số 8 Hoàng Văn Thái, khu phố 1, P. Tân Phú, Q. 7, Thành phố Hồ Chí Minh©Copyright M_Service 2024

Sau thành công của web drama “Ai chết giơ tay”, Huỳnh Lập kết hợp cùng đạo diễn Lý Minh Thắng tiếp tục thực hiện dự án phim điện ảnh “Pháp sư mù”. Được xem là phần hậu truyện của “Ai chết giơ tay”, phim vẫn kế thừa các tuyến nhân vật chính đồng thời mở ra một chuyến phiêu lưu hoàn toàn mới cho người xem. Theo review phim “Pháp sư mù”, với sự kết hợp yếu tố tâm linh và hài hước, “Pháp sư mù” là bộ phim kinh dị đáng trông đợi hậu Halloween năm nay.

Poster phim

Bối cảnh phim “Pháp sư mù” diễn ra sau những sự kiện trong bản phim trước, lúc này, Tinh Lâm [Huỳnh Lập] bị mù tạm thời, Thụy Du [Thành Trung] do tai nạn nên vẫn hôn mê chưa tỉnh lại. Nhằm giúp Tinh Lâm sáng mắt trở lại, Nguyệt Minh [Khả Như] cùng Thiên Thanh [Hạnh Thảo] quyết định đưa anh đến nhờ người họ hàng là pháp sư Út Quái [Đại Nghĩa] để chữa trị. Trong thời gian lưu trú tại nhà Út Quái, Tinh Lâm liên tục gặp những sự kiện kì lạ, từ đây anh dần khám phá ra âm mưu thâm độc đang nhắm đến mình.

Bằng cách kết hợp khéo léo những câu chuyện tâm linh, trừ tà cùng các tình tiết hài hước, bộ đôi đạo diễn Lý Minh Thắng và Huỳnh Lập đã tạo nên một bộ phim hồi hộp, kịch tính nhưng cũng không kém phần giải trí. Dù là một phim có yếu tố kinh dị nhưng “Pháp sư mù” không có nhiều những pha hù dọa giật mình, thay vào đó, phim khiến người xem lo sợ bởi câu chuyện bí ẩn, bối cảnh và tạo hình ma mị đến lạnh người.

Phim là hành trình tìm lại ánh sáng cho đôi mắt của Tinh Lâm

Kịch bản phim tinh tế khi cài cắm những tình tiết rất ẩn ý để người xem dần xâu chuỗi các sự kiện đến điều bất ngờ ở cuối phim. Những cử chỉ đáng ngờ, ánh mắt liếc ngang, phân cảnh bị lưng chừng,… đều được sắp đặt có chủ đích rải rác từ nửa sau đến cuối phim để đến nút thắt đỉnh điểm, người xem mới nhận ra ý nghĩa thực sự của những chi tiết ấy.

Cách đạo diễn giải quyết cao trào làm khán giả hài lòng và thấy thỏa đáng. Đây có thể xem là nỗ lực rất lớn của cả ekip để tạo nên một đoạn kết vừa đảm bảo xử lý hết những nút thắt, đồng thời giải thích một cách hợp lý nhất yếu tố tâm linh để bộ phim không bị cắt khi kiểm duyệt.

Điều đáng tiếc nhất trong kịch bản phim chính là việc ôm đồm quá nhiều thông điệp khiến phim bị chia nhánh ra nhiều câu chuyện làm loãng mạch truyện chính. Đây cũng chính là lý do khiến phim có thời lượng lên đến 120 phút dù câu chuyện không quá phức tạp.

Kịch bản ôm đồm quá nhiều thông điệp khiến phim bị chia nhánh ra nhiều câu chuyện làm loãng mạch truyện chính .

Được đầu tư kinh phí 17 tỷ đồng, cao so với mặt bằng chung của phim điện ảnh Việt, tất nhiên, yếu tố kỹ xảo trong phim có lẽ là phần tiêu tốn nhiều công sức và kinh phí nhất. Tần suất các cảnh sử dụng kỹ xảo khá nhiều, góp phần lớn tạo nên những pha hành động hấp dẫn và tạo hình ma quỷ rất đáng sợ. Tuy nhiên, chất lượng trong việc xử lý hình ảnh chưa đồng đều. Nhiều phân cảnh đòi hỏi kỹ xảo, hiệu ứng được tạo ra ấn tượng mạnh cho người xem nhưng cũng có một số ít đoạn được xử lý sơ xài, cảnh vật rất thiếu thực tế.

Phần hình ảnh trong phim được thực hiện khá chỉn chu từ lựa chọn góc quay đẹp cho đến lồng ghép, chuyển cảnh liên tục tạo nên góc nhìn đa chiều, liền mạch cho người xem. Bối cảnh và màu sắc cũng được xử lý tốt, đặc biệt là những cảnh âm u, hồi hộp với ánh sáng đỏ tạo nên sự ma mị rất phù hợp với bầu không khí phim.

Pháp sư mù được đầu tư chỉn chu phần hình ảnh và kỷ xảo

Việc sử dụng lại phần nhiều dàn diễn viên từ “Ai chết giơ tay”, giúp các tuyến nhân vật tạo được sự liền mạch. Bộ ba vai chính đều diễn tự nhiên và nhập vai. Vai Tinh Lâm có tính cách chân thành, tốt bụng và thông minh có nhiều nét tương đồng với chính Huỳnh Lập ngoài đời. Xuyên suốt phim, nhân vật này trải qua nhiều cung bậc cảm xúc và chuyển biến tâm lý phức tạp đều được Huỳnh lập thể hiện tốt, tròn vai.

Quang Trung cũng không hề kém cạnh, dù nhân vật của anh không xuất hiện nhiều nhưng mỗi cảnh đều để lại ấn tượng. Thụy Du là nhân vật có khả năng cho các hồn ma mượn xác, chính vì vậy vai này đòi hỏi Quang Trung phải diễn xuất đa dạng để hóa thân thành nhiều tính cách con người khác nhau.

Diễn xuất ấn tượng của dàn diễn viên chính.

Tuyến nhân vật chính được xây dựng tốt bao nhiêu thì các diễn viên phụ lại nhạt hòa bấy nhiêu, phim có khá nhiều nhân vật phụ thừa và được mô tả lang man. Có thể kể đến như các thành viên của nhóm “Bộ ba số một”, ngoài nhân vật do Việt Hương đóng có vai trò đến cuối phim thì hai nhân vật còn lại do Phương Thanh và Lê Giang đóng đều được thêm vào một cách gượng ép. Vai phụ do NSND Ngọc Giàu đóng là một nhân vật chỉ nhằm mục đích kết nối một số tình tiết nhưng lại xuất hiện khá nhiều và dường như không liên quan gì đến tuyến truyện chính.

“Pháp sư mù” mang đậm nét đặc trưng của Huỳnh Lập khi thể hiện một câu chuyện kinh dị, hài hước nhưng vẫn phản ánh được vấn đề mang tính thời sự và truyền tải những thông điệp ý nghĩa, sâu sắc.

Phim mang phong cách của Huỳnh Lập khi truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa, sâu sắc.

Đánh giá “Pháp sư mù” là một bộ phim sáng tạo và có sự táo bạo trong quá trình thực hiện. Dù vẫn còn những “hạt sạn” nhỏ nhưng nhìn chung, phim vẫn làm tốt phần kể chuyện, dẫn dắt cảm xúc người xem đến cao trào.

Chủ Đề