Rối loạn cưỡng chế là gì năm 2024

Người mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường có suy nghĩ ám ảnh và thực hiện các hành vi cưỡng chế để giảm căng thẳng.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Hoàng Tiến Trọng Nghĩa, Trưởng khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Quân y 175.

Định nghĩa

- OCD [Obsessive Compulsive Disorder] là một tình trạng sức khỏe tâm thần khiến người bệnh có những suy nghĩ, ám ảnh, sợ hãi phi lý.

- Người bị OCD thường xuyên gặp phải các suy nghĩ mang tính ám ảnh, hành vi cưỡng chế.

- Nỗi ám ảnh này là những suy nghĩ, hình ảnh hoặc thôi thúc liên quan đến một vấn đề cụ thể liên tục xuất hiện trong tâm trí, gây cảm giác lo lắng, ghê tởm, sợ hãi hoặc khó chịu. Song, không thể kiểm soát.

- Cưỡng chế là hành vi, hành động lặp đi lặp lại nhằm giảm bớt cảm giác khó chịu đó dù biết rằng chúng không thực sự cần thiết hoặc có ý nghĩa.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây ra rối loạn ám ảnh cưỡng chế [OCD] vẫn đang là một lĩnh vực nghiên cứu phức tạp và chưa có câu trả lời cuối cùng. Tuy nhiên, các nhà khoa học và chuyên gia tâm lý đã đưa ra một số yếu tố có thể thúc đẩy các triệu chứng của bệnh OCD:

- Yếu tố di truyền:

Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh thì con cái sinh ra có nguy cơ phát triển OCD cao hơn.

- Yếu tố hóa học não bộ:

+ Sự thay đổi trong hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine có thể liên quan đến OCD.

+ Tình trạng thiếu hụt serotonin có thể ảnh hưởng đến quá trình truyền tải thông tin trong não, góp phần tạo điều kiện xuất hiện triệu chứng ám ảnh và cưỡng chế.

- Yếu tố tâm lý:

+ Một số sự kiện tâm lý có thể gây ra căng thẳng và ảnh hưởng đến tâm trạng, tạo điều kiện cho sự phát triển của OCD.

+ Những trải nghiệm tiêu cực như bị bắt nạt, lạm dụng, mất mát lớn hoặc áp lực cuộc sống có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng này.

- Yếu tố tâm trạng và tâm sinh lý:

Một số người có dấu hiệu rối loạn tâm trạng như lo âu, trầm cảm hoặc các rối loạn tâm thần khác có thể có nguy cơ mắc OCD cao hơn.

Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng chủ yếu của rối loạn ám ảnh cưỡng chế là xuất hiện các ám ảnh và hành vi cưỡng chế không phải do sử dụng chất kích thích hoặc bệnh lý khác.

- Các ám ảnh thường gặp:

+ Có các suy nghĩ không mong muốn.

+ Xuất hiện nỗi sợ bản thân sẽ làm điều gì đó đáng xấu hổ hoặc làm hại người khác.

+ Luôn muốn mọi thứ theo đúng một trật tự riêng.

+ Ghê sợ quá mức các chất thải cơ thể, chất bẩn hoặc vi khuẩn.

+ Lo lắng về các chất gây ô nhiễm và việc bị nhiễm bệnh đến mức phi lý.

- Các hành vi cưỡng chế:

+ Thức dậy vài lần vào ban đêm để chắc chắn rằng các thiết bị đã được tắt, cửa đã khóa và cửa sổ đã đóng.

+ Sắp xếp đồ đạc theo một thứ tự hoặc một hướng nhất định thì mới hết cảm giác lo âu, khó chịu.

+ Luôn rửa tay liên tục, quá mức, nhiều lần.

+ Tự động đếm số bậc cầu thang, số ô cửa sổ...

+ Cầu nguyện hoặc lặp lại các từ, các con số trong yên lặng nhiều lần.

+ Phải chạm vào một vật đúng một số lần.

+ Đi qua đi lại cửa vài lần trước khi ra ngoài.

Chẩn đoán

Chẩn đoán rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là một quá trình cần được thực hiện bởi các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần:

- Đánh giá tâm lý.

- Sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán.

- Khám sức khỏe thể chất.

- Loại trừ các rối loạn khác để đảm bảo tính chính xác.

Ảnh hưởng

- Chiếm phần lớn thời gian trong ngày.

- Gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

- Làm suy giảm hiệu suất làm việc, học tập và giao tiếp xã hội.

Kiểm soát, điều trị

- Thuốc:

Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc tâm thần để giúp kiểm soát sự ám ảnh và các hành vi cưỡng chế.

- Liệu pháp nhận thức hành vi:

+ Giúp tìm ra thói quen trong tiềm thức gây bệnh.

+ Sau đó, liệu pháp này hướng dẫn và tập cho người bệnh cách để suy nghĩ và hành động theo một hướng khác trong tình huống tương tự.

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế [tiếng Anh:obsessive-compulsive personality disorder - OCPD] là một trạng thái không bình thường của nhân cách, có đặc tính là sự quan tâm quá mức tới những chi tiết, quy tắc, sắp xếp trật tự và hoàn hảo. Mặt khác lại rất sợ phạm sai lầm, hay nghiền ngẫm và thích lý luận suông, hệ quả là không dám làm và hay lưỡng lự. Về cảm xúc thường đè nén, trở ngại trong giao tiếp, thiếu khôi hài, cởi mở. Khi thương lượng với người khác thường cứng nhắc. Đây là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn nhân cách.

Tiêu chuẩn chẩn đoán[sửa | sửa mã nguồn]

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế được phân loại trong DSM [Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn tâm thần của Mỹ] nhưng trong ICD thì không. Bệnh thường khởi phát vào thời điểm đầu trưởng thành trong nhiều hoàn cảnh khác nhau và có ít nhất 4 trong các biểu hiện dưới đây:

  1. Quan tâm quá đáng tới các chi tiết, quy tắc, sơ đồ kế hoạch tới mức xao lãng cả mục tiêu và hoạt động chính.
  2. Cầu toàn tới mức làm chậm hoặc không hoàn thành được công việc [những mục tiêu đặt ra quá chi tiết tới mức không thể hoàn thành nổi].
  3. Thu hút vào công việc đến mức hy sinh thú vui và bạn bè [trừ trường hợp phải hy sinh vì gánh nặng kinh tế]
  4. Quá quan tâm, tỉ mỉ và cứng nhắc đối với các vấn đề đạo đức, giá trị [trừ trường hợp bản thân là người hoạt động văn hóa, tôn giáo]
  5. Không thể vứt bỏ các đồ vật đã dùng qua hoặc không còn sử dụng được nữa, thậm chí chúng vô giá trị cả về giá trị tình cảm.
  6. Khó cùng làm việc hoặc hoàn thành công việc chung với người khác nếu người này không tuân thủ các cách làm của bệnh nhân.
  7. Hà tiện cả tiền của mình lẫn của người khác: đối với họ tiền là để phòng thân cho những bất trắc trong tương lai.
  8. Cứng nhắc và ương bướng.

Dịch tễ học[sửa | sửa mã nguồn]

Ước tính khoảng 1% dân số chung và từ 3-10% trong khám tâm thần. Tỷ lệ nam mắc cao hơn nữ.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
  • Ám ảnh tích trữ

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

^ Thành phố Hồ Chí Minh.org.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=234&Itemid=1 Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế [Personnalité compulsive-obsessionnelle] Lưu trữ 2017-02-20 tại Wayback Machine BS Trần Duy Tâm, BS chuyên khoa 1, phó phòng Kế hoạch tổng hợp - BVTT TP.HCM

Chủ Đề