Rubric đánh giá môn ngữ văn năm 2024

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng Rubric đánh giá để tăng hiệu quả các tiết nói-nghe Ngữ văn 6 tại trường THCS Việt Nam – Angiêri

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG THCS VIỆT NAM – ANGIÊRI  BIỆN PHÁP SỬ DỤNG RUBRIC ĐÁNH GIÁ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC TIẾT NÓI VÀ NGHE NGỮ VĂN 6 TẠI TRƯỜNG THCS VIỆT NAM – ANGIÊRI Giáo viên: Trần Thu Thảo Đơn vị công tác: Trường THCS Việt Nam – Angiêri Năm học 2022-2023 1
  2. PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam TRƯỜNG THCS VIỆT NAM – ANGIÊRI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIỆN PHÁP SỬ DỤNG RUBRIC ĐÁNH GIÁ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC TIẾT NÓI VÀ NGHE NGỮ VĂN 6 TẠI TRƯỜNG THCS VIỆT NAM – ANGIÊRI Họ và tên: Trần Thu Thảo Giới tính: Nữ Ngày tháng năm sinh: 19 tháng 02 năm 1990 Trình độ đào tạo: Đại học Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy bộ môn Ngữ văn Đơn vị công tác: Trường THCS Việt Nam – Angiêri I. Lý do chọn biện pháp - Bộ GD-ĐT đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với mục tiêu “giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời…”Để đạt được mục tiêu này chương trình đã đưa ra những quy định yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực cốt lõi và tập trung nâng cao 4 kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. Do đó nói và nghe là kĩ năng cần hướng tới trong quá trình dạy và học ngữ văn 6. - Để có thể đánh giá được đúng năng lực nói và nghe của người học cũng như giúp người học có thể tự học, tự đánh giá thì khâu kiểm tra đánh giá là không thể thiếu. Theo định hướng phát triển năng lực, mục tiêu của việc kiểm tra đánh giá là giúp giáo viên và nhà trường nắm được năng lực của học sinh, biết được học sinh đang ở đâu và tiến bộ như thế nào qua từng giai đoạn, sau đó mới nhằm đến việc cho điểm để xếp loại, khích lệ, khen thưởng. Và Rubric ra đời là công cụ hữu hiệu để thực hiện nhiệm vụ đó. - Đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm về sử dụng Rubric trong các giờ đọc hiểu và viết môn Ngữ văn. Tuy nhiên theo tìm hiểu của cá nhân tôi chưa có một đề tài, biện pháp nào chỉ rõ lợi ích của Rubric mang lại trong việc đánh giá các tiết nói và nghe đặc biệt đối với học sinh lớp 6. - Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid, học sinh online suốt 2 năm học nên các kỹ năng về “nghe” và “nói” của HS còn nhiều khiếm khuyết. HS chưa có năng lực biết lắng nghe để nhận thức, thấu hiểu mà ứng xử cho phù hợp. Bên cạnh đó, HS yếu về kỹ năng nói, thuyết trình và tranh luận. Cho nên, nhiều em trong lớp học ở trường còn thụ động, rụt rè; ra ngoài xã hội thì khép nép thu mình vì sợ nói, sợ sai. Dẫn đến việc học văn thiếu đi tính thực tiễn. ­ Bấy lâu nay việc dạy học văn ở nhà trường đang bị bất cân xứng, HS chủ yếu được rèn luyện nhiều ở mặt đọc và viết, còn kỹ năng nói rất hạn chế, đặc biệt là kỹ năng nghe thì 2
  3. dường như bị bỏ quên. Như vậy, xuất phát từ vị trí, vai trò của bộ môn Ngữ văn, đứng trước yêu cầu đổi mới, nâng cao khả năng nói và nghe cho học sinh tôi đã lựa chọn biện pháp “Sử dụng Rubric đánh giá để tăng hiệu quả các tiết nói-nghe Ngữ văn 6 tại trường THCS Việt Nam – Angiêri” *Đối tượng áp dụng biện pháp: Học sinh lớp 6 tại trường THCS Việt Nam – Angiêri II. Nội dung biện pháp 1. Giới thiệu về Rubric 1.1. Khái niệm về Rubric - Rubric là bảng mô tả chi tiết có tính hệ thống [theo chuẩn, tiêu chí và mức] những kết quả mà người học nên làm và cần phải làm để đạt được mục tiêu cuối cùng khi thực hiện một nhiệm vụ cụ thể; là hệ thống cho điểm mà giáo viên đặt ra để đánh giá các tiêu chí hay thành quả học tập của học sinh. 1.2. Vai trò của Rubric - Rubric được sử dụng như một công cụ đánh giá, tự đánh giá và cùng đánh giá tương đối hiệu quả đối với cả học sinh và giáo viên. Rubric giúp giáo viên định hướng được lượng kiến thức, kĩ năng, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh để xây dựng kế hoạch bài học và tổ chức cho học sinh học tập hiệu quả. - Nhờ mô tả chi tiết theo các mức độ cần đạt, học sinh theo dõi được sự tiến bộ của bản thân cũng như của các bạn học khác. Do vậy, Rubric còn làm cho việc đánh giá trở nên khoa học, minh bạch và thuyết phục hơn, việc chấm bài trở nên nhất quán hơn, tạo sự công bằng cho học sinh. - Ngoài ra, căn cứ vào các tiêu chí được mô tả, học sinh có thể cung cấp cho giáo viên những phản hồi kịp thời, chính xác về mức độ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng. Ngược lại, Rubric cũng là nguồn thông tin để giáo viên đánh giá học sinh một cách khách quan, kiểm soát chặt chẽ tiến bộ của học sinh để có biện pháp xử lý sát hợp. 2. Sử dụng Rubric đánh giá kĩ năng nói và nghe của học sinh 2.1. Giáo viên xây dựng rubric đánh giá kĩ năng nói và nghe của học sinh - Bước 1: Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt để phân loại nhóm tiêu chí [VD: nội dung bài nói; cách trình bày bài nói] - Bước 2: Căn cứ vào thang đánh giá của Blooom và mức đánh giá nhận biết, thông hiểu, vận dụng [theo mục tiêu bài học] để xây dựng các tiêu chí và quyết định số lượng, mức độ đánh giá cho từng tiêu chí. - Bước 3: Thảo luận, thống nhất các tiêu chí đánh giá với học sinh, với đồng nghiệp và tổ, nhóm chuyên môn. - Bước 4: Hoàn chỉnh Rubric và đưa vào sử dụng. 3
  4. Ví dụ 1: Tiết 43: Nói và nghe: Kể về một trải nghiệm của em PHIẾU ĐÁNH GIÁ KỂ VỀ MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA EM Mức độ đánh giá Tiêu chí Cần Tốt Khá cố gắng [2.0 điểm] [1.0 điểm] [0 điểm] NỘI DUNG Câu chuyện hay, BÀI NÓI phong phú, hấp dẫn, có bài học Sự việc được sắp xếp theo trình tự hợp lí CÁCH Sử dụng kết hợp TRÌNH BÀY các yếu tố phi BÀI NÓI ngôn ngữ Sử dụng ngôi thứ nhất; có mở đầu [lời chào, tự giới thiệu]; kết thúc [lời chào và cảm ơn] Giọng kể truyền cảm, hấp dẫn Tổng điểm: ……………. Ví dụ 2: Tiết 85: Nói và nghe: Kể lại một truyện truyền thuyết PHIẾU ĐÁNH GIÁ KỂ LẠI MỘT TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT Mức độ đánh giá Tiêu chí Cần Tốt Khá cố gắng [2.0 điểm] [1.0 điểm] [0 điểm] 4
  5. NỘI DUNG Giới thiệu được BÀI NÓI truyền thuyết Kể được chính xác thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện Các sự việc trong truyền thuyết kể theo trình tự hợp lí Kết hợp với tranh ảnh minh họa CÁCH Kết hợp với ngôn TRÌNH BÀY ngữ hình thể BÀI NÓI Sử dụng ngôi thứ ba khi nói; có mở đầu [lời chào, tự giới thiệu]; kết thúc [lời chào và cảm ơn] Tác phong tư thế tự nhiên, hoạt bát, biết sử dụng ngôn ngữ hình thể Giọng kể truyền cảm, điều chỉnh tốc độ, âm lượng nói vừa đủ 5
  6. Tổng điểm: ……………. 2.2. Hướng dẫn học sinh xây dựng rubric Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh tìm hiểu những yêu cầu về nội dung bài nói và hình thức trình bày bài nói tương ứng với mỗi tiết nói và nghe. [Đây là công việc đầu tiên và quan trọng vì phải tìm hiểu trước học sinh mới có thể xây dựng hoặc tranh luận, tương tác về nội dung các tiêu chí.] Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng và sắp xếp các tiêu chí đánh giá thông qua hình thức tổ chức trò chơi tiếp sức, tổ chức hoạt động nhóm… Bước 3: Thống nhất số lượng các tiêu chí; mức độ đánh giá ứng với mỗi tiêu chí. Bước 4: Học sinh tiến hành hoàn thiện bảng tiêu chí đánh giá, cả lớp cùng nhận xét, bổ sung và GV sẽ chốt bảng đánh giá. Ví dụ: Tiết 96: Nói và nghe: Kể lại truyện cổ tích bằng lời một nhân vật PHIẾU ĐÁNH GIÁ KỂ LẠI MỘT TRUYỆN CỔ TÍCH BẰNG LỜI MỘT NHÂN VẬT 6
  7. CÁC BƯỚC HS XÂY DỰNG RUBRIC HS XÂY DỰNG RUBRIC ĐÁNH GIÁ TIẾT 96 NÓI VÀ NGHE KỂ LẠI MỘT TRUYỆN CỔ TÍCH BẰNG LỜI MỘT NHÂN VẬT -Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà -Bước 1: HS tự tìm hiểu các yêu cầu đặt ra cho học sinh tìm hiểu những yêu cầu về nội với bài nói-nghe; yêu cầu của người nói; dung bài nói và hình thức trình bày bài nói yêu cầu của người nghe. tương ứng với mỗi tiết nói và nghe. [Đây là công việc đầu tiên và quan trọng vì phải tìm hiểu trước học sinh mới có thể xây dựng hoặc tranh luận, tương tác về nội dung các tiêu chí.] - Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh - Bước 2+bước 3: Giáo viên hướng dẫn xây dựng và sắp xếp các tiêu chí đánh giá học sinh xây dựng và sắp xếp các tiêu chí thông qua hình thức tổ chức trò chơi tiếp đánh giá thông qua hình thức tổ chức trò sức, tổ chức hoạt động nhóm… chơi tiếp sức. Cách thức tổ chức như sau: - Bước 3: Thống nhất số lượng các tiêu +GV xây dựng hệ thống sơ đồ cây với các chí; mức độ đánh giá ứng với mỗi tiêu chí. tiêu chí đánh giá phần thực hành nói gồm 2 phần: nội dung bài nói và cách trình bày bài nói. +GV trộn lẫn các tiêu chí, HS chọn các tiêu chí phù hợp để gắn vào sơ đồ tư duy. Cụ thể: CGV sẽ gọi bạn nào giơ tay nhanh tay nhanh nhất tham gia đầu tiên, sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình, con có quyền chỉ định 1 bạn bất kỳ trong lớp để tiếp tục làm nhiệm vụ trên. Cứ lần lượt như vậy cho đến khi hoàn thành xong các tiêu chí đánh giá. - Bước 4: Học sinh tiến hành hoàn thiện - Bước 4: HS tham gia trò chơi [GV chuẩn bảng tiêu chí đánh giá, cả lớp cùng nhận bị nhạc để tăng không khí vui tươi] ; HS xét, bổ sung và GV sẽ chốt bảng đánh giá. hoàn thành GV cho nhận xét và chốt lại các tiêu chí dùng đánh giá cho tiết học. 2.3. Giáo viên và học sinh sử dụng rubric đánh giá kĩ năng nói và nghe Trong quá trình xây dựng và đưa Rubric vào sử dụng đánh giá kĩ năng nói và nghe của HS tôi nhận thấy chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng linh hoạt Rubric đánh giá được xây dựng qua các bảng đánh giá, phiếu đánh giá…rõ các tiêu chí tùy theo mục tiêu của 7
  8. từng bài học để GV đánh giá học sinh; các nhóm đánh giá lẫn nhau; học sinh tự đánh giá học sinh. Đặc biệt với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin người dạy hoàn toàn có thể sử dụng các bảng đánh giá tương tác, thống kê luôn được kết quả đánh giá của người nghe qua sự hỗ trợ của các phần Quizzi hay đơn giản là sử dụng bảng tính trên google drive. III. Kết quả thực hiện Để đánh giá kết quả của biện pháp tôi đã tiến hành trên hai tiêu chí: tìm hiểu sự hứng thú của học sinh đối với việc giáo viên sử dụng Rubric trong dạy học tiết nói và nghe Ngữ văn 6 thông qua phiếu thăm dò ý kiến và kết quả điểm số thông qua bài kiểm tra của học sinh. Việc sử dụng rubric đánh giá kĩ năng nói và nghe của học sinh bước đầu đã tạo sự hứng thú trong học tập môn Ngữ văn cho học sinh lớp 6 tại trường THCS Việt Nam – Angieri. SẢN PHẨM HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG CÁC TIẾT NÓI VÀ NGHE Học sinh kể lại truyện truyền thuyết bằng cách vẽ truyện tranh Học sinh kể lại truyện truyền thuyết bằng vè [minh họa bằng video trên slide] Để đánh giá kết quả của biện pháp trong nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn 8
  9. 6 tôi đã tiến hành so sánh điểm kiểm tra của học sinh trước khi sử dụng Rubric đánh giá và sau Rubric đánh giá trong dạy học tiết nói và nghe. So với trước khi sử dụng Rubric đánh giá trong dạy học tiết nói và nghe, điểm thực hành nói và nghe của học sinh đã được nâng cao rõ rệt. IV. KẾT LUẬN -Rubric đánh giá được sử dụng trong các tiết nói và nghe như một công cụ đánh giá, tự đánh giá và cùng đánh giá hiệu quả. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh có khả năng chủ động lập kế hoạch học tập cho bản thân. - Thông qua các sản phẩm học tập sau mỗi tiết nói và nghe Ngữ văn 6 học sinh được hình thành động cơ học tập đúng đắn khi nhận ra những ưu điểm và hạn chế của bản thân khi so sánh sản phẩm học tập do bản thân tạo lập với các tiêu chí đánh giá. Học sinh cũng đã có hứng thú trong học tập, chủ động, tự giác và phát huy tính sáng tạo. Tiết nói và nghe trong chương trình Ngữ văn 6 sẽ không còn khô khan và nhàm chán bởi các ý tưởng và cách tổ chức hoạt động phong phú của cả người dạy và người học. Đồng thời tạo tính cạnh tranh trong học tập. - Biện pháp được áp dụng đối với giảng dạy tiết nói và nghe tại trường THCS Việt Nam –Angieri bước đầu đạt được kết quả nhất định. Từ kết quả trên cho thấy biện pháp có khả năng áp dụng với việc giảng dạy các tiết Đọc – hiểu văn bản; Viết của môn Ngữ văn ở các khối lớp; cũng như hoàn toàn có thể sử dụng hiệu quả với tất cả các môn học khác ở các trường THCS trên địa bàn quận. Ý KIẾN XÁC NHẬN CỦA Thanh Xuân, ngày 15 tháng 2 năm 2023 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Người viết 9
  10. Trần Thu Thảo 10

Chủ Đề