Sa mạc hóa là hiện tượng vật lý hay hóa học

Đăng ngày: 10:26 01-10-2010

CÁC DẠNG BÀI TẬP BÀI 12: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
Dạng: Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học

 Phương pháp
  
Bài tập vận dụng
Hướng dẫn

 Phương pháp

  Bài tập vận dụng
Ví dụ
Các quá trình dưới đây là hiện tượng hóa học hay hiện tượng vật lý? Giải thích.
     [1] 
Khi nấu cơm, hạt gạo thành cơm.
     
[2] Khi nấu cơm, nước bay hơi.    
     
[3] Sắt để ngoài không khí lâu ngày bị gỉ sét. 
     
[4] Đốt gas để thu nhiệt.     
     
[5] Hiện tượng tầng ozon bị thủng.
Giải:
[1] Hiện tượng vật lý vì hạt gạo [tinh bột] thành cơm [tinh bột], chất giữ nguyên, chỉ là hạt gạo nở ra thôi.
[2] Hiện tượng vật lý vì nước vẫn giữ nguyên, chỉ có thay đổi từ thể lỏng sang thể khí.
[3] Hiện tượng hóa học vì xuất hiện chất mới là gỉ sét.
[4] Hiện tượng hóa học vì xuất hiện chất mới, sản phẩm của đốt gas có thể kể ra khí cacbonic và hơi nước.
[5] Hiện tượng hóa học vì quá trình phân hủy ozon thành chất mới là khí oxi.
  
Bài tập vận dụng
Bài 1
Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học, hiện tượng vật lý. Giải thích.
1/  Vào mùa hè băng 2 cực trái đất tan dần.
2/ Thổi hơi thở vào nước vôi trong thì nước vôi trong bị vẩn đục.
3/ Đốt cháy đường mía thành chất màu đen và mùi khét.
4/ Thanh sắt hơ nóng, dát mỏng thành dao, rựa.
5/ Lưu huỳnh cháy tạo thành khí sunfurơ.
6/ Lên men glucozơ thu được rượu etylic và khí cacbonic.
7/Đốt cháy khí hiđro trong khí oxi thu được nước.
8/ Nước lỏng hoá rắn ở nhiêt độ thấp.
9/ Nung nóng thuốc tím KMnO4 thu được chất rắn màu đen.
10/ Muối ăn hòa tan vào nước được dd muối ăn.
11/ Hòa tan đất đèn thu được khí axetilen.
12/ Mực tan vào nước.
13/ Hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng dần lên.
15/ Thức ăn để lâu thường bị chua.
16/ Tấm tôn gò thành chiếc thùng.
17/ Cốc thủy tinh vỡ thành mãnh nhỏ.
18/ Nung đá vôi thành vôi sống.
19/ Nến chảy lỏng thấm vào bấc.
20/ Khi mưa giông thường có sấm sét.
21/ Hiện tượng ma trơi là hiện tượng photpho bốc cháy trong không khí tạo thành ngọn lửa màu vàng.
22/ Sa mạc hóa là hiện tượng từ đất đai màu mỡ thành đất khô cằn.
23/ Vỏ xe được làm từ cao su.
24/ Vào mùa thu, nhiều loại lá xanh chuyển sang màu vàng và rụng xuống.
25/ Khi nấu cơm quá lửa, tinh bột thành cacbon.
Bài 2
a] Khi quan sát hiện tượng xảy ra, người ta dựa vào đâu để biết đó là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học?
b] Trong các hiện tượng sau đây, chỉ ra đâu là hiện tượng vật lý và đâu là hiện tượng hóa học:
[1] Ủ cơm nếp với men rượu trong quá trình lên men rượu.
[2] Chưng cất rượu sau quá trình lên men rượu.
[3] Hòa tan đường vào nước.
[4] Cô cạn dung dịch đường cho đậm đặc.
[5] Khi dung dịch đường đã mất hết nước, tiếp tục cô cạn và thấy xuất hiện khói trắng [hơi nước] và chất rắn màu đen [than].
Bài 3
Khi trời lạnh, chúng ta thấy mỡ đóng thành ván. Khi đun nóng, các ván mỡ này tan chảy. Nếu đun quá lửa, thì một phần mỡ hóa hơi và một phần bị cháy đen. Hãy chỉ ra đâu là hiện tượng vật lý, đâu là hiện tượng hóa học của các quá trình trên.
Hướng dẫn
Bài 2
a] Dựa vào dấu hiệu xuất hiện chất mới. 
- Nếu chất không biến đổi thành chất mới mà chỉ biến đổi về hình dạng, kích thước hay trạng thái thì gọi là hiện tượng vật lý.
- Nếu chất bị biến đổi thành chất mới thì gọi là hiện tượng hóa học.
b] [1] Hiện tượng hóa học vì từ tinh tịnh bột thành dung dịch rượu.
[2] Hiện tượng vật lý vì chất vẫn giữ nguyên. Đây là quá trình chuyển đổi các trạng thái của tách rượu từ thể lỏng sang thề hơi rồi ngưng tụ thành rượu ở thể lỏng.
[3] Hiện tượng vật lý vì chất vẫn giữ nguyên.
[4] Hiện tượng vật lý vì chất vẫn giữ nguyên.
[5] Hiện tượng hóa học vì xuất hiện chất mới [than].
Bài 3
[1]  Mỡ đóng ván khi trời lạnh: hiện tượng vật lý.
[2]  Mỡ tan chảy khi đun nóng: hiện tượng vật lý.
[3]  Đun quá lửa: mỡ bị cháy: hiện tượng hóa học.

Sấm sét là một hiện tượng thiên nhiên phổ biến có ở khắp nơi trên trái đất. Nó là một luồng điện cực mạnh và sẵn sàng phá hủy mọi thứ mà nó phóng xuống, vậy sấm sét là hiện tượng vật lý hay hóa học. Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây.

Sấm sét là hiện tượng vật lý hay hóa học?

Sấm sét là gì?

Sấm sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu, đôi khi còn xuất hiện trong các trận phun trào núi lửa hay bão bụi [cát]. Khi phóng điện trong khí quyển tia sét có thể di chuyển với tốc độ 36.000km/h.

Hiện tượng sấm sét là gì?

Xem thêm: các hiện tượng vật lý

Sấm hay sấm sét là âm thanh gây ra bởi tia sét và là một hiện tượng thiên nhiên. Tùy thuộc vào khoảng cách và bản chất của những tia chớp, âm thanh sấm nghe được có thể dạng thanh ngắn hoặc dàng âm trầm lớn kéo dài hoặc ngắn. Tiếng sấm thường đi sau ánh sáng của tia chớp lóe lên.

Khi tia chớp lóe lên, theo sau 1 khoảng thời gian là tiếng sấm nổ, là hiện tượng mô tả rõ ràng rằng tốc độ âm thanh chậm hơn so với tốc độ ánh sáng. Vì sự khác biệt này, người ta có thể tính toán được tia chớp cách bao xa bằng đo thời gian giữa việc nhìn thấy tia chớp lóe lên và âm thanh sấm nghe được.

Hiện tượng vật lý của sấm sét

Sự hiểu biết của khoa học về quá trình hình thành sét vẫn còn khá chắp vá ở nhiều điểm, nhưng nhìn chung, chúng ta đã có thể giải thích một cách tổng quát những gì đã xảy ra trong một đám mây dông.

Hiện tượng vật lý của sấm sét

Xem thêm:

Xem thêm: Phổ quang liên tục là gì

Chúng ta biết mây hình thành từ một dòng hơi nước bốc lên từ dưới mặt đất. Nó chứa các hạt nước nhỏ bay lên theo luồng khí nóng, gặp nhiệt độ lạnh sẽ ngưng tụ lại, đôi khi đóng thành các tinh thể băng nhỏ.

Khi các tinh thể băng đã tụ lại với nhau, chúng sẽ hình thành lên các hạt graupel giống như tuyết hoặc băng mềm có đường kính khoảng 2-5 mm. Các hạt băng mềm này nặng hơn nên sẽ không di chuyển hoặc rơi dần xuống đáy đám mây.

Song song với quá trình đó, các tinh thể băng tiếp tục bị luồng khí đẩy lên phía trên đỉnh đám mây. Chúng cọ xát vào các hạt băng mềm dẫn đến trao đổi điện tích. Kết quả là, các tinh thể băng và hơi nước siêu lạnh đi lên trên sẽ tích điện dương, còn các hạt băng mềm ở dưới sẽ tích điện âm.

Điều này dần dần tạo ra sự chênh lệch điện tích giữa phần trên và phần dưới của đám mây. Phần trên cùng của đám mây trở nên tích điện dương, trong khi phần giữa và phần đáy trở nên tích điện âm.

Cuối cùng, khi sự hấp dẫn giữa một đám mây tích điện âm và mặt đất tích điện dương đủ lớn, đám mây sẽ phóng ra một dòng electron chạy với vận tốc 435.000 km/h xuống dưới đất. Đó chính là sét.

Hiện tượng hóa học của sấm sét

Những tia sét thường có màu xanh tím cũng là hệ quả của việc ion hóa các phân tử trong không khí. Đặc biệt, sự phát xạ từ các nguyên tử nitơ bị kích thích và nguyên tử hydro [từ hơi nước trong không khí] thường khiến sét có những màu lạnh này.

Nitơ cũng tham gia vào quá trình hóa học tiếp theo của sét. Ở nhiệt độ cao mà sét tạo ra, nitơ và oxy trong không khí sẽ có đủ năng lượng để kết hợp lại với nhau, tạo thành oxit nitơ. Tiếp theo, các oxit nitơ này có thể hòa tan trong nước mưa và tạo thành nitrat. Nitrat thì rất tốt cho sự phát triển của thực vật, vì vậy, cây cối thường mọc tốt hơn sau khi trời mưa hơn là tưới nước.

Sấm sét có nitorat rất tốt cho thực vật

Những tia sét thường có màu xanh tím cũng là hệ quả của việc ion hóa các phân tử trong không khí. Đặc biệt, sự phát xạ từ các nguyên tử nitơ bị kích thích và nguyên tử hydro [từ hơi nước trong không khí] thường khiến sét có những màu lạnh này.

Nitơ cũng tham gia vào quá trình hóa học tiếp theo của sét. Ở nhiệt độ cao mà sét tạo ra, nitơ và oxy trong không khí sẽ có đủ năng lượng để kết hợp lại với nhau, tạo thành oxit nitơ. Kế đó, các oxit nitơ này có thể hòa tan trong nước mưa và tạo thành nitrat. Nitrat thì rất tốt cho sự phát triển của thực vật, vì vậy, cây cối thường mọc tốt hơn sau khi trời mưa hơn là tưới nước.

Qua bài viết trên ta có thể thấy trong sấm sét có cả hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Còn biết bao hiện tượng tự nhiên đang chờ con người khám phá. Mỗi lần nhìn thấy sấm sét hãy nghĩ về tính chất vật lý và hóa học của nó nhé!

Video liên quan

Chủ Đề