Sách Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11

Sách giải là trang web cung cấp miễn phí các loại sách học tập, sách tham khảo, sách giải bài tập, sách hướng dẫn, sách học tốt, sách điện tử, ebook, giải trí, truyện, thơ, văn, hình ảnh, môn học, ngữ văn, toán học, vật lí, sinh học, hoá học, địa lý, lịch sử, công dân, ngoại ngữ, anh văn, tin học, âm nhạc, công nghệ, mĩ thuật, thể dục thể thao, đề thi đáp án, trắc nghiệm, y khoa và thư viện đề tài, đồ án tốt nghiệp, ...


Terms and conditions | Privacy

Chúng tôi trên mạng xã hội

Sách - Bài tập Trắc nghiệm Lịch sử 11

Shopee Mall Assurance

Ưu đãi miễn phí trả hàng trong 7 ngày để đảm bảo bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi mua hàng ở Shopee Mall. Bạn sẽ được hoàn lại 100% số tiền của đơn hàng nếu thỏa quy định về trả hàng/hoàn tiền của Shopee bằng cách gửi yêu cầu đến Shopee trong 7 ngày kể từ ngày nhận được hàng.

Cam kết 100% hàng chính hãng cho tất cả các sản phẩm từ Shopee Mall. Bạn sẽ được hoàn lại gấp đôi số tiền bạn đã thanh toán cho sản phẩm thuộc Shopee Mall và được chứng minh là không chính hãng.

Miễn phí vận chuyển lên tới 40,000đ khi mua từ Shopee Mall với tổng thanh toán từ một Shop là 150,000đ

Nhập khẩu/ trong nước

0

Gửi từ

Nội dung gồm có: Phần 1: Các bài tập Nội dung biên soạn bám sát cấu trúc từng chương, bài học của sgk. Mỗi bài học gồm hệ thông các câu hỏi, bài tập dạng trắc nghiệm khách quan, được phân hoá theo bốn mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao Lịch sử thế giới cận đại Chương I. Các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La tinh [ thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ] Chương II. Chiến tranh thế giới thứ nhất [ 1914 - 1918 ] Chương III. Những thành tựu văn hoá thời cận đại Lịch sử thế giới hiện đại [ từ năm 1917 đến năm 1945 ] Chương I. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô [ 1921 - 1941 ] Chương II. Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới [ 1918 - 1939 ] Chương III. Các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới [ 1918 - 1939 ] Chương IV. Chiến tranh thế giới thứ hai [ 1939 - 1945 ] Lịch sử Việt Nam [ 1858 - 1918 ] Chương I. Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX Chương II. Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất [ 1918 ] Phần 2: Đáp án Tác giả: Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Bích, Nguyễn Xuân Trường Số trang: 140 Xuất bản: 2017

Xem tất cả

hoangthaovan2003

2019-08-10 17:43

Mua ngay

Để học tốt Lịch Sử lớp 11, loạt bài 1000 Bài tập trắc nghiệm Sử 11 và Câu hỏi trắc nghiệm Sử 11 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung từng bài học trong sách giáo khoa Lịch Sử 11.

Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 1 có đáp án năm 2021

Câu  1: Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế của Nhật Bản nằm trong tay lực lượng chính trị nào?

A.   Tướng quân Sôgun 

B.    Thiên hoàng 

C.    Võ sĩ Samurai 

D.   Tư sản công thương

Đáp án:

Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến. Mặc dù nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có địa vị tối cao, song quyền hành thực tế nằm trong tay Sôgun [Tướng quân] ở phủ chúa- Mạc phủ

Đáp án cần chọn là: A

Câu  2: Đến giữa hế kỉ XIX, Nhật Bản là một quốc gia

A.   Phong kiến quân phiệt        

B.    Công nghiệp phát triển

C.    Phong kiến trì trệ, bảo thủ

D.   Tư bản chủ nghĩa

Đáp án:

Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến trì trệ, bảo thủ. Mặc dù nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có địa vị tối cao, song quyền hành thực tế nằm trong tay Sôgun [Tướng quân] ở phủ chúa - Mạc phủ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu  3: Đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản đến giữa thế kỉ XIX là

A.   Mâu thuẫn giữa tầng lớp Đaimyô với tầng lớp Samurai phát triển 

B.    Đời sống nhân dân cực khổ, phong trào đảo Mạc diễn ra 

C.    Mâu thuẫn giữa Thiên hoàng với chế độ Mạc phủ phát triển 

D.   Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì

Đáp án:

Về mặt xã hội, chính quyền Sôgun vẫn duy trì chế độ đẳng cấp. Tầng lớp Đaimyô là những quý tộc phong kiến lớn, quản lí các vùng lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong lãnh đia của họ.

Tầng lớp Samurai [võ sĩ] thuộc quý tộc hạng trung và nhỏ không cố ruộng đất, chỉ phục vụ cho Đaimyô bằng việc huấn luyên và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Trong thời gian dài không có chiến tranh, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham giạ hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công… dần dần tư sản hóa, đấu tranh chống chế độ phong kiến.

Đáp án cần chọn là: D

Câu  4: Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, tầng lớp nào trong xã hội Nhật Bản đã dần tư sản hóa?

A.   Đaimyô [quý tộc phong kiến lớn]

B.    Samurai [võ sĩ]

C.    Địa chủ vừa và nhỏ 

D.   Quý tộc

Đáp án:

Tầng lớp Samurai [võ sĩ] thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ, không có ruộng đất, chỉ phục vụ các Đaimyo bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Do một thời gian dài không có chiến tranh, địa vị của Samurai bị suy giảm, lương bổng thất thường, đời sống khó khăn, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công,… dần dần tư sản hóa trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến lỗi thời.

Đáp án cần chọn là: B

Câu  5: Quốc gia đầu tiên nào dùng áp lực quân sự buộc Nhật Bản phải mở cửa?

A.   Anh 

B.    Pháp 

C.    Mĩ 

D.   Đức

Đáp án:

Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ đã dùng áp lực quân sự buộc Nhật Bản phải mở cửa. Năm 1854, Mạc phủ buộc phải kí với Mĩ hiệp ước bất bình đẳng. Theo đó, Nhật Bản phải mở 2 cửa biển là Si-mô-đa và Ha-kô-đa- tê cho người Mĩ ra vào buôn bán

Đáp án cần chọn là: C

Câu  6: Ngoài Mĩ, còn những nước đế quốc nào bắt Nhật kí hiệp ước bất bình đẳng?

A.   Anh, Pháp, Nga, Hà Lan.   

B.    Anh, Pháp, Đức, Áo.

C.    Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc.                   

D.   Anh, Pháp, Nga, Đức.

Đáp án:

Năm 1854, Mạc phủ buộc phải kí với Mĩ hiệp ước, theo đó, Nhật Bản mở 2 cửa biển Si-mô-đa và Ha-kô-đa-tê cho người Mĩ vào buôn bán. Các nức Anh, Pháp, Nga, Đức thấy vậy cũng đua nhau ép Nhật Bản kí những hiệp ước bất bình đẳng với những điều kiện nặng nề

Đáp án cần chọn là: D

Câu  7: Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã sử dụng chính sách hay biện pháp gì để ép Nhật Bản phải “ mở cửa”?

A.   Đàm phán ngoại giao         

B.    Áp lực quân sự

C.    Tấn công xâm lược

D.   Phá hoại kinh tế

Đáp án:

Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc Phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.

Đáp án cần chọn là: B

Câu  8: Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm nào bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản?

A.   Nông nghiệp lạc hậu.

B.    Thương mại hàng hóa.

C.    Công nghiêp phát triển.

D.   Sản xuất quy mô lớn.

Đáp án:

Từ đầu thế kỉ XIX, kinh tế Nhật Bản vẫn là nền kinh tế nông nghiệp dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Tình trạng mất mùa, đói kém xảy ta liên tiếp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu  9: Ý nào không phản ánh đúng nét mới của nền kinh tế Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

A.   Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều

B.    Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh

C.    Tư bản nước ngoài đầu tư nhiều ở Nhật Bản

D.   Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển

Đáp án:

Giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế Nhật Bản có những nét mới như: nền kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu  10: Ý nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

A.   Nền nông nghiệp dựa vẫn trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu

B.    Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều

C.    Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng

D.   Sản xuất công nghiệp theo dây chuyền chuyên môn hóa

Đáp án:

- Nông nghiệp: vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề. Tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.

- Công nghiệp: ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

- Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

Đáp án cần chọn là: D

Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 2 có đáp án năm 2021

Câu 1: Đến giữa TK XIX, Ấn Độ bị biến thành thuộc địa của đế quốc nào?

A. Nga.

B. Anh.

C. Nhật.

D. Mĩ.

Đáp án:

Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn, đông dân. Từ đầu thế kỉ XVII, lợi dụng sự suy yếu của Ấn Độ, các nước tư bản phương Tây, chủ yếu là Anh, Pháp đua tranh xâm lược Ấn Độ. Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Xã hội Ấn Độ suy yếu từ đầu thế kỉ XVII là do cuộc tranh giành quyền lực giữa

A. Các chúa phong kiến

B. Địa chủ và tư sản

C. Tư sản và phong kiến

D. Phong kiến và nông dân

Đáp án:

Từ đầu thế kỉ XVII chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu do sự tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến. Lợi dụng cơ hội này, các nước phương Tây chủ yếu Anh - Pháp đua nhau xâm lược.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Cuối năm 1885, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập với tên gọi là

A. Đảng Quốc dân đại hội [Đảng Quốc đại]

B. Đảng Dân chủ

C. Quốc dân đảng

D. Đảng Cộng hòa

Đáp án:

Do sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản đã ra đời và phát triển ở Ấn Độ, nhưng lại bị thực dân Anh kìm hãm. Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân đại hội [gọi tắt là Đảng Quốc đại] - chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Đảng Quốc đại ra đời cuối năm 1885 ở Ấn Độ, là chính đảng của

A. tư sản trí thức Ấn Độ.

B. tầng lớp đại tư sản Ấn Độ.

C. giai cấp tư sản Ấn Độ.

D. giai cấp công nhân Ấn Độ.

Đáp án:

Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân đại hội, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập, đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Phương pháp đấu tranh chủ yếu của Đảng Quốc đại trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. Tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng bạo lực cách mạng

B. Ôn hòa, đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách

C. Bạo động, lật đổ chính quyền thực dân Anh ở Ấn Độ

D. Hợp tác với chính phủ thực dân để đàn áp quần chúng

Đáp án:

Trong 20 năm đầu [1885-1905], Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp ôn hòa để đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách và phản đối phương pháp đấu tranh bằng bạo lực. Giai cấp tư sản Ấn Độ chỉ yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ được tham gia các hội đồng tự trị, giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về giáo dục, xã hội.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Trong đấu tranh, Đảng Quốc đại đã đưa ra yêu cầu gì đối với chính phủ thực dân Anh?

A. Được tham gia bộ máy chính quyền, tự do phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội.

B. Được điều hành các hội đồng trị sự, tham gia phát triển công nghệ, tiến hành một số cải cách giáo dục, xã hội

C. Được nắm chính quyền, phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội.

D. Được tham gia các hội đồng trị sự, được giúp đỡ để phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội.

Đáp án:

Trong 20 năm đầu [1885 - 1905], Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp ôn hòa để đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách và phản đối phương pháp đấu tranh bằng bạo lực.Giai cấp tư sản Ấn Độ chỉ yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ được tham gia các hội đồng tự trị, giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về giáo dục, xã hội.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Sau một thời gian hoạt động, Đảng quốc đại có sự phân hóa thành các nhóm phái nào?

A. Phái ôn hòa và phái bạo lực

B. Phái ôn hòa và phái dân chủ

C. Phái ôn hòa và phái cực đoan

D. Phái dân chủ và phái cấp tiến

Đáp án:

Thất vọng trước thái độ thỏa hiệp của Đảng Quốc đại và chính sách hai mặt của chính quyền Anh, trong nội bộ Đảng hình thành một phái dân chủ cấp tiến do Ti-lắc đứng đầu, thường được gọi là phái “cực đoan”. Phái này phản đối thái độ thỏa hiệp của phái “ôn hòa” và đòi hỏi phải có thái độ kiên quyết chống Anh

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Đảng Quốc đại bị chia rẽ thành hai phái vì

A. Thái độ thỏa hiệp của các đảng viên và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh

B. Thái độ thỏa hiệp của các đảng viên và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh

C. Thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh

D. Thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh

Đáp án:

Do thái độ thỏa hiệp của những người cầm đầu và chính sách 2 mặt của chính quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc đại bị phân hóa thành 2 phái: ôn hòa và phái cực đoan [kiên quyết chống Anh do Ti-lắc đứng đầu].

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Sự kiện nào dẫn tới bùng nổ cao trào cách mạng 1905 - 1908 ở Ấn Độ?

A. Phái “cực đoan” trong Đảng Quốc đại tuyên bố thành lập.

B. Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Bengan.

C. Ngày Ti lắc bị thực dân Anh bắt giam.

D. Ngày Ti - lắc bị khai trừ khỏi Đảng Quốc đại.

Đáp án:

Nhằm hạn chế phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh đã ban hành đạo luật chia đôi xứ Bengan [7-1905]: miền Đông của các tín đồ theo đạo Hội và miền Tây của những người theo đạo Hindu. Điều này đã làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống thực dân Anh trong những năm 1905-1908

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Tháng 7 - 1905, chính quyền thực dân Anh đã ban hành đạo luật nào đối với Ấn Độ?

A. Chia đôi xứ Bengan

B. Về chế độ thuế khóa

C. Thống nhất xứ Bengan

D. Giáo dục

Đáp án:

Tháng 7-1905, chính quyền Anh thi hành chính sách “chia để trị” - ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan: miền Đông theo đạo Hồi và miền Tây theo đạo Ấn. Điều đó làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, đặc biệt ở Bom-bay và Can-cút-ta.

Đáp án cần chọn là: A

Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 3 có đáp án năm 2021

Câu 1: Tính chất xã hội Trung Quốc đã có sự biến đổi như thế nào sau khi triều đình Mãn Thanh kí với các nước đế quốc Điều ước Tân Sửu [1901]?

A. Quân chủ lập hiến

B. Thuộc địa, nửa phong kiến

C. Nửa thuộc địa, nửa phong kiến

D. Phong kiến độc lập

Đáp án:

Năm 1901, triều đình Mãn Thanh đã kí với các nước đế quốc Điều ước Tân Sửu, theo đó Trung Quốc phải trả một khoản tiền bồi thường chiến tranh và buộc phải để cho các nước đế quốc được quyền đóng quân ở Bắc Kinh. Với Điều ước Tân Sửu, Trung Quốc đã thực sự trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

Đáp án cần chọn là: C

Chú ý

Trước đó, điều ước Nam Kinh đóng vai trò là mốc mở đầu quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

Câu 2: Nội dung chính của Điều ước Tân Sửu [1901] là

A. Trả lại cho nhà Thanh một số vùng đất và các nước đế quốc được phép chiếm đóng Bắc Kinh

B. Nhà Thanh phải trả tiền bồi thường chiến tranh và buộc phải để cho các nước chiếm đóng Bắc Kinh.

C. Nhà Thanh phải trả tiền bồi thường chiến tranh và cắt đất cho các nước đế quốc thiết lập các vùng tô giới.

D. Nhà Thanh phải trả tiền bồi thường chiến tranh và mở cửa tự do cho người nước ngoài vào Trung Quốc buôn bán.

Đáp án:

Phong trào Nghĩa Hòa đoàn thất bại, triều đình Mãn Thanh một lần nữa đầu hàng đế quốc, kí Điều ước Tân Sửu [1901]. Theo đó, Trung Quốc phải trả một khoản tiền lớn để bồi thường chiến tranh và buộc phải để cho các nước đế quốc được quyền đóng quân ở Bắc Kinh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Đâu là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc?

A. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc

B. Khởi nghĩa Hoàng Sào

C. Khởi nghĩa Hoàng Cân

D. Khởi nghĩa Lục Lâm, Xích Mi

Đáp án:

Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc là cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc dưới sự lãnh đạo của Hồng Tú Toàn. Cuộc khởi nghĩa kéo dài suốt 14 năm [1851-1864]

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Quốc diễn ra trong bao nhiêu năm?

A. 12 năm

B. 13 năm

C. 14 năm

D. 15 năm

Đáp án:

Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc kéo dài suốt 14 năm [từ 1851 đến 1864].

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc [1898] phát triển chủ yếu trong lực lượng nào?

A. Đông đảo nhân dân

B. Tầng lớp công nhân vừa mới ra đời

C. Giai cấp địa chủ phong kiến

D. Tầng lớp quan lại, sĩ phu có tư tưởng tiên tiến

Đáp án:

Cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất [1898] do hai nhà nho yêu nước Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo với sự đồng tình ủng hộ của vua Quang Tự. Phong trào phát triển chủ yếu trong các tầng lớp quan lại, sĩ phu có ý thức tiếp thu tư tưởng tiên tiến mà không dựa vào nhân dân. Đây chính là hạn chế và là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của cuộc vận động

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Mục tiêu đấu tranh của phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX là

A. Chống triều đình phong kiến Mãn Thanh

B. Chống sự xâm lược của các nước đế quốc

C. Chống lại Từ Hi Thái Hậu vì ra lệnh bắt vua Quang Tự

D. Chống lại các thế lực phong kiến cát cứ ở Trung Quốc

Đáp án:

Gần như đồng thời với phong trào Duy tân, một cuộc khởi nghĩa vũ trang nông dân chống đế quốc đã diễn ra ở Bắc Trung Quốc đó là Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Địa bàn bùng nổ phong trào Nghĩa Hòa đoàn ở Trung Quốc?

A. Sơn Tây.

B. Sơn Đông.

C. Trực Lệ.

D. Bắc Kinh

Đáp án:

Phong trào Nghĩa Hòa đoàn bùng nổ ở Sơn Đông.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Sự kiện nào đã châm ngòi cho sự bùng nổ của cuộc cách mạng Tân Hợi [1911]?

A. Khởi nghĩa vũ trang ở Vũ Xương [10-10-1911]

B. Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức [2-1912]

C. Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh [29-12-1911]

D. Sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt của triều đình Mãn Thanh [9-5-1911]

Đáp án:

Ngày 9-5-1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” nhưng thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc. Sự kiện này đã gây nên một làn sóng căm phẫn công khai trong quần chúng nhân dân và trong tầng lớp tư sản, châm ngòi cho một cuộc cách mạng – Cách mạng Tân Hợi [1911]

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Học thuyết Tam dân ở Trung Quốc do ai khởi xướng?

A. Khang Hữu Vi

B. Mao Trạch Đông

C. Tưởng Giới Thạch

D. Tôn Trung Sơn

Đáp án:

Tôn Trung Sơn là người khởi xướng học thuyết Tam dân ở Trung Quốc. Cương lĩnh của Trung Quốc đồng minh hội đã nêu rõ: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Đâu là chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc được thành lập năm 1905?

A. Quốc dân Đảng Trung Quốc

B. Trung Quốc đồng minh hội

C. Đảng xã hội dân chủ

D. Đảng quốc dân đại hội

Đáp án:

Sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã dẫn đến sự ra đời và phát triển của giai cấp tư sản Trung Quốc, nhưng bị tư bản nước ngoài và triều đình phong kiến Mãn Thanh chèn ép. Tháng 8- 1905, trước sự phát triển của các phong trào đấu tranh chống đế quốc và chống phong kiến, Trung Quốc Đồng minh hội đã được thành lập. Đây là chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc do Tôn Trung Sơn đứng đầu

Đáp án cần chọn là: B

Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 4 có đáp án năm 2021

A. QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN VÀO CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

Câu  1: Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á vẫn còn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị?

A.   Philippin

B.    Ma-lai-xi-a

C.    Xiêm

D.   In-đô-nê-xi-a

Đáp án:

Với chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của Rama V, đến cuối thế kỉ XIX, Xiêm là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á vẫn còn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị

Đáp án cần chọn là: C

Câu  2: Nước nào ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?

A.   Mã lai.           

B.    Xiêm.

C.    Brunây.

D.   Xingapo

Đáp án:

Từ giữa thế kỉ XIX, các nước thực dân phương Tây mở rộng và từng bước hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á [trừ Xiêm].

Đáp án cần chọn là: B

Câu  3: Đến giữa thế kỉ XIX, nước thực dân nào đã hoàn thành việc xâm lược và thiết lập sự thống trị ở In-đô-nê-xi-a?

A.   Anh 

B.    Hà Lan 

C.    Bồ Đào Nha 

D.   Tây Ban Nha

Đáp án:

Từ rất sớm các nước thực dân đã có mặt ở In-đô-nê-xi-a. Đến giữa thế kỉ XIX, Hà Lan đã từng bước gạt bỏ ảnh hưởng của Bồ Đào Nha, Anh để hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập sự thống trị trên đất nước này

Đáp án cần chọn là: B

Câu  4: Năm 1885, nước thực dân nào đã hoàn thành việc xâm lược và thiết lập sự thống trị ở Miến Điện?

A.   Anh

B.    Hà Lan         

C.    Pháp

D.   Tây Ban Nha

Đáp án:

Ở Miến Điện [nay là Mi-an-ma], từ năm 1824 đến năm 1885, thực dân Anh đã tiến hành 3 cuộc chiến tranh xâm lược. Năm 1885, Anh thôn tính Miến Điện rồi xáp nhập nước này vào thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu  5: Sau cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha [1898], Philipin đã trở thành thuộc địa của đế quốc nào?

A.   Mĩ 

B.    Tây Ban Nha 

C.    Anh 

D.   Pháp

Đáp án:

Từ giữa thế kỉ XVI, Philippin đã bị thực dân Tây Ban Nha thống trị. Sau cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha [1898], Mĩ đã gạt bỏ được ảnh hưởng của Tây Ban Nha, hoàn thành quá trình xâm lược, biến Philippin thành thuộc địa của mình ở khu vực Đông Nam Á

Đáp án cần chọn là: A

Câu  6: Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của nước thực dân nào?

A.   Thực dân Anh 

B.    Thực dân Pháp 

C.    Thực dân Hà Lan 

D.   Thực dân Tây Ban Nha

Đáp án:

Từ nửa sau thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ba nước Đông Dương [Việt Nam, Lào, Campuchia]. Đến cuối thế kỉ XIX, quá trình này đã được hoàn thành. Liên bang Đông Dương thuộc Pháp được thành lập

Đáp án cần chọn là: B

Câu  7: Những nước nào ở Đông Nam Á bị thực dân Pháp xâm lược?

A.   Việt Nam, Lào ,Cam-pu-chia.       

B.    Việt Nam, Lào, Miến Điện.

C.    Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan.          

D.   Việt Nam, Phi-lip-pin, Lào.

Đáp án:

Ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia là đối tượng xâm lược của thực dân Pháp. Đến cuối thế kỉ XIX, Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và bắt đầu thi hành chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa.

Đáp án cần chọn là: A

Câu  8: Quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đã bị sáp nhập vào lãnh thổ Ấn Độ thuộc Anh?

A.   Ma-lai-xi-a 

B.    Xin-ga-po 

C.    Miến Điện 

D.   Campuchia

Đáp án:

Năm 1885, thực dân Anh đã hoàn thành quá trình thôn tính Miến Điện và sáp nhập nước này thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh

Đáp án cần chọn là: C

Câu  9: Thách thức lớn nhất đặt ra cho các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỉ XIX là

A.   Đứng trước nguy cơ bị các nước phương Tây xâm lược 

B.    Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu 

C.    Mâu thuẫn trong nước gay gắt làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống triều đình phong kiến 

D.   Tiềm lực quân sự, quốc phòng yếu kém đòi hỏi nguồn vốn lớn để hiện đại hóa

Đáp án:

Từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Nhu cầu tìm kiếm thị trường, nguyên liệu, nhân công giá rẻ đã thúc đẩy các nước đế quốc nhanh chóng tiến hành xâm lược khu vực Đông Nam Á. Nguy cơ bị xâm lược, mất đi nền độc lập là thách thức lớn nhất đặt ra cho các nước Đông Nam Á tại thời điểm đó.

Đáp án cần chọn là: A

Câu  10: Nhiệm vụ lịch sử gì đặt ra đối với các dân tộc Đông Nam Á trước cuộc xâm lược của thực dân phương Tây?

A.   Chính sách ngoại giao khôn khéo, mở rộng quan hệ thương mại với các nước.

B.    Dựa trên cơ sở nhà nước phong kiến, tổ chức nhân dân kháng chiến chống xâm lược.

C.    Tiếp tục duy trì chế độ chính trị cũ, hợp tác với các nước thực dân.

D.   Cải cách kinh tế, chính trị - xã hội. Đoàn kết dân tộc, đứng lên đấu tranh bảo vệ độc lập.

Đáp án:

Từ giữa thế kỉ XIX, khi các nước tư bản Âu, Mĩ phát triển nên đua nhau xâm chiếm thuộc địa. Trong khi đó, các nước Đông Nam Á đang lâm vào khủng hoảng kinh tế - chính trị, nhân dân mâu thuẫn với bộ phận cầm quyền ⇒ Các nước Đông Nam Á trở thành miếng mồi ngon béo bở cho các nước tư bản phương Tây.

⇒ Yêu cầu đặt ra lúc này cho các dân tộc Đông Nam Á trước cuộc xâm lược của các nước phương Tây là cần cải cách kinh tế, chính trị - xã hội và đoàn kết dân tộc, đấu tranh bảo vệ độc lập.

Đáp án cần chọn là: D

B. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA NHÂN DÂN CAMPUCHIA

Câu  1: Trước khi bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp, Campuchia là vùng ảnh hưởng của nước nào?

A.   Xiêm 

B.    Việt Nam 

C.    Anh 

D.   Bồ Đào Nha

Đáp án:

Trước khi bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp, mặc dù vẫn giữ được nền độc lập nhưng trên thực tế Campuchia là vùng ảnh hưởng của Xiêm

Đáp án cần chọn là: A

Câu  2: Năm 1863 ở Campuchia đã diễn ra sự kiện nổi bật gì?

A.   Thực dân Pháp buộc Campuchia phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng 

B.    Chính phủ Campuchia kí hiệp ước thừa nhận trở thành thuộc địa của Pháp 

C.    Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha bùng nổ mạnh mẽ, lan rộng khắp cả nước 

D.   Cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa phát triển mạnh mẽ ở vùng biên giới giáp Việt Nam

Đáp án:

Năm 1863, Pháp gây áp lực buộc vua Campuchia là Nô-rô-đôm phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng ở quốc gia này

Đáp án cần chọn là: A

Câu  3: Sự kiện nổi bật nào diễn ra ở Campuchia năm 1863?

A.   Thực dân Pháp buộc Campuchia phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng.

B.    Chính phủ Campuchia kí hiệp ước thừa nhận trở thành thuộc địa của Pháp.

C.    Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha bùng nổ mạnh mẽ, lan rộng khắp cả nước.

D.   Cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa phát triển mạnh mẽ ở vùng biên giới giáp Việt Nam.

Đáp án:

Năm 1863, Pháp gây áp lực buộc vua Cam-pu-chia là Nô-rô-đôm phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu  4: Sự kiện nào đánh dấu Campuchia chính thức bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp?

A.   Pháp sáp nhập Campuchia vào Liên bang Đông Dương 

B.    Pháp gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm ra khỏi Campuchia 

C.    Pháp gây áp lực buộc vua Nô-rô-đôm chấp nhận quyền bảo hộ 

D.   Vua Nô-rô-đôm kí với Pháp Hiệp ước năm 1884

Đáp án:

Sau khi gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm đối với triều đình Phnôm Pênh, Pháp buộc vua Nô-rô-đôm kí Hiệp ước 1884, chính thức biến Campuchia thành thuộc địa của Pháp

Đáp án cần chọn là: D

Câu  5: Mở đầu cho phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Campuchia là

A.   Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha

B.    Khởi nghĩa của A-cha Xoa

C.    Khởi nghĩa của Pu-côm-bô

D.   Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc

Đáp án:

Mở đầu cho phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Campuchia là cuộc khởi nghĩa lớn của Hoàng thân Si-vô-tha, kéo dài hơn 30 năm [1861 - 1892].

Đáp án cần chọn là: A

Câu  6: Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Campuchia chống thực dân Pháp trong những năm 1863 – 1866 do ai lãnh đạo?

A.   Pucômbô

B.    Acha Xoa

C.    Commađam

D.   Sivôtha

Đáp án:

Trong những năm 1863 – 1866, cuộc khởi nghĩa do Acha Xoa lãnh đạo đã diễn ra ở các tỉnh giáp với biên giới Việt Nam, gây cho Pháp nhiều tổn thất lớn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu  7: Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha chống thực dân Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX nổ ra mạnh nhất ở đâu?

A.   Xiêm Riệp và U-đông        

B.    U-đông và Phnôm Pênh

C.    Khăm Muộn và Xiêm Riệp

D.   Phnôm Pênh và Khăm Muộn

Đáp án:

Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha chống thực dân Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX nổ ra mạnh nhất ở cố đô U-đông và Phnôm Pênh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu  8: Lực lượng nghĩa quân nào ở Việt Nam đã liên kết với nghĩa quân của Pu-côm-bô ở Campuchia trong những năm 1866 - 1867?

A.   Trương Định, Trương Quyền

B.    Trương Định, Võ Duy Dương

C.    Trương Quyền, Võ Duy Dương

D.   Trương Định, Nguyễn Hữu Huân

Đáp án:

Năm 1866, Pu-côm-bô đã phát động khởi nghĩa chống Pháp và lập căn cứ ở Tây Ninh. Trương Quyền và Võ Duy Dương đã liên kết với nghĩa quân đánh Pháp. Cuộc khởi nghĩa là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược

Đáp án cần chọn là: C

Câu  9: Người liên lạc với Pu-côm-bô [Cam-pu-chia] để tổ chức kháng chiến là

A.   Trương Định

B.    Trương Quyền

C.    Phan Tôn     

D.   Nguyễn Hữu Huân

Đáp án:

Ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì, con trai Trương Định là Trương Quyền đưa một bộ phận nghĩa binh lên Tây Ninh lập căn cứ mới. Ông còn liên lạc với Pu-côm-bô để tổ chức chống Pháp.

Đáp án cần chọn là: B

Câu  10: Nhận xét nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các phong trào đấu tranh chống Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX?

A.   Đều thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh kiên cường của nhân dân Campuchia 

B.    Cho thấy sự khủng hoảng về đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc ở Campuchia 

C.    Làm chậm bước tiến xâm lược của thực dân Pháp ở Campuchia 

D.   Cuộc đấu tranh ở Campuchia muốn thắng lợi phải có sự liên minh với Việt Nam

Đáp án:

Phong trào đấu tranh chống Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX đã thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh kiên cường của nhân dân Campuchia; gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất, qua đó làm chậm bước tiến xâm lược của chúng. Sự thất bại của các phong trào đấu tranh cũng đồng thời cho thấy sự sự khủng hoảng về đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc ở Campuchia. Còn vấn đề liên minh với Việt Nam không phải là yếu tố đảm bảo cho thắng lợi của phong trào đấu tranh ở Campuchia. Vì trên thực tế, thời kì này có rất nhiều cuộc khởi nghĩa có sự liên minh chiến đấu giữa Campuchia và Việt Nam nhưng đều thất bại

Đáp án cần chọn là: D

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề