Samsung electronics là cái gì

Công ty SamSung Việt Nam – doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn SamSung Hàn Quốc.

Bạn đang xem: Giới thiệu về công ty samsung việt nam

Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm thuộc lĩnh vực điện tử. Tại Việt Nam, công ty hiện có quy lớn nhất cả nước với doanh thu hàng tỷ đô một năm. Vậy cùng tìm hiểu về Công ty SamSung Việt Nam là gì để biết được quá trình phát triển của doanh nghiệp nha!


Giới thiệu về Công ty SamSung Việt Nam

SamSung Electronics Việt Nam [ảnh: internet]

▶▶THAM KHẢO – Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc Samsung: Không biết 4 điều đừng mơ trúng tuyển

Các sản phẩm tiêu biểu của SamSung Electronics Việt Nam

Điện thoại thông minh: SamSung Galaxy, SamSung Galaxy Note series, SamSung Galaxy Tab series Máy tính SamSung: PC, Laptop Sản phẩm TV thông minh: Smart TV, Full HD & HD TV, Crystal UHD, 4K TVs, 8K TVs, Phụ kiện TV Thiết bị nghe nhìn: Loa tháp, phụ kiện loa thanh, loa thanh với loa trầm Đồ gia dụng: tủ lạnh, máy giặt, thiết bị làm sạch không khí, máy hút bụi, dụng cụ nhà bếp

Lịch sử phát triển của SamSung Việt Nam

Tập đoàn SamSung Hàn Quốc xây dựng một nhà máy sản xuất điện thoại di động ở Việt Nam năm 2008. Đây chính là một cột mốc quan trọng, đặt nền tảng phát triển các trụ sở khác của tập đoàn tại các quốc gia khác. Nhà máy SamSung tại Việt Nam sản xuất các sản phẩm điện tử, điện lạnh theo quy trình, tiêu chuẩn của công ty đề ra.

Nhân viên SamSung Việt Nam [ảnh: internet]

Tháng 4/2009: Dự án SamSung Electronics Việt Nam [SEV] được cấp chứng nhận đầu tư và đi vào hoạt động với số vốn đầu tư 2,5 tỷ USD, đặt tại khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh Năm 2010: Giới thiệu dòng điện thoại thông minh Galaxy sử dụng hệ điều hành Android, ra mắt dòng TV 3D đầu tiên tại Việt Nam Năm 2012: Ra mắt dòng Smart TV đầu tiên tại Việt Nam. Dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh và LED TV Năm 2014: Dự án SamSung Vietnam Electronics Thái Nguyên [SEVT] nhận giấy phép đầu tư đi vào hoạt động tại khu công nghiệp Yên Bình, Thái Nguyên, với tổng số vốn đầu tư 5 tỷ USD Năm 2016: Dự án SEHC [SamSung CE Complex] của SamSung Việt Nam có tổng số vốn đầu tư 2 tỷ USD đặt tại khu công nghệ cao Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động. Năm 2017: SamSung Việt Nam chính thức khai trương Trung tâm Trải nghiệm Giải pháp Doanh nghiệp Samsung [Executive Briefing Center – EBC] và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển [SamSung Ho Chi Minh Research & Development Center – SHRD]

Hiện tổng số nhân lực làm việc cho các nhà máy tại Thái Nguyên và Bắc Ninh đã tăng lên hơn 110.000 người. Ngoài ra, tập đoàn còn có 1 Trung tâm nghiên cứu và phát triển đặt tại Hà Nội với hơn 1.400 nhân viên.

Xem thêm: Đố Vui Nè : Câu Hỏi: Cái Gì Adam Có 2 Mà Eva Chỉ Có 1, Cái Gì Adam Có 2 Mà Eva Chỉ Có 1

▶▶Có thể bạn quan tâm – Thế Giới Di Động: Hành Trình phát triển từ cửa hàng nhỏ trở thành “đế chế” bán lẻ tỷ đô của Việt Nam

Tại sao Công ty SamSung là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam?

Hiện nay, tại Việt Nam SamSung được xem là doanh nghiệp lớn nhất với mức doanh thu vượt mặt tất cả những đối thủ khác. Năm 2017, doanh thu của công ty này ở Việt Nam đạt 58 tỷ USD, vượt mặt cả Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam PVN. Riêng SamSung đã chiếm 1/4 tổng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2017.

Tình hình kinh doanh của SamSung [ảnh: internet]

Việt Nam hiện là cứ địa sản xuất lớn nhất của SamSung ở nước ngoài. Đồng thời tập đoàn SamSung cũng trở thành nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam với tổng số vốn công bố 17,3 tỷ USD. Hàng tỉ thiết bị được đưa ra thị trường toàn cầu từ 6 nhà máy tại Việt Nam năm 2019 mang lại doanh thu xuất khẩu 59 tỉ USD, tương đương 22% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Trong quý 2/2019, tổng doanh thu của 4 công ty SamSung tại Việt Nam gồm SamSung Bắc Ninh [SEV], SamSung Thái Nguyên [SEVT], SamSung Điện tử HCMC [SEHC] và SamSung Display Việt Nam [SDV] đạt khoảng 362 nghìn tỷ đồng, và là quý giảm thứ 3 liên tiếp.

Tạm kết

Qua bài viết trên, millionarthur.mobi đã chia sẻ đến bạn đọc tổng quan về Công ty SamSung Việt Nam. Mong rằng, những thông tin của chúng tôi là điều các bạn đang muốn tìm kiếm để hiểu rõ về doanh nghiệp tỷ đô này. Đừng bỏ lỡ những bài viết hấp dẫn khác của chúng tôi nhé, sẽ còn rất nhiều những thông tin hấp dẫn gửi đến bạn đọc đó nha!

Samsung được biết đến là một gã khổng lồ trong giới công nghệ nhưng mấy ai biết rằng Samsung bắt đầu khởi nghiệp với ngành nghề không hề liên quan đến công nghệ. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu lịch sử và hành trình phát triển thần kì của thương hiệu nổi tiếng này nhé!

Giới thiệu về tập đoàn Samsung

Samsung là tập đoàn tài phiệt đa ngành lâu đời và hùng mạnh bậc nhất tại Hàn Quốc [còn gọi là Chaebol]. Tập đoàn này sở hữu rất nhiều công ty con ở nhiều lĩnh vực, cùng với chuỗi hệ thống bán hàng và các văn phòng đại diện trên khắp thế giới.

Tập đoàn tài phiệt đa ngành Samsung. [Nguồn: Internet]

Samsung đã và đang có tầm ảnh hưởng rất lớn trong việc phát triển kinh tế, chính trị, truyền thông, văn hóa, đời sống xã hội ở Hàn Quốc, là động lực, hạt nhân chính thúc đẩy đằng sau sự thành công của “Kỳ tích sông Hàn”.

Samsung Headquarter. [Nguồn: Internet]

Tại Việt Nam, Samsung bắt đầu khai thác thị trường nước ta từ 1995 với nhà máy lắp ráp thô đầu tiên đặt tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2008, nhà máy sản xuất và lắp ráp điện thoại di động đầu tiên được mở tại Bắc Ninh đã đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển của Samsung tại Việt Nam.

Tính đến thời điểm hiện tại, với sự ra đời của Trung tâm nghiên cứu và phát triển [R&D] tại Hà Nội vào tháng 3/2020 đã chính thức đưa Việt Nam trở thành công xưởng sản xuất di động lớn nhất của Samsung ở nước ngoài. Song song đó, Samsung cũng trở thành nhà đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam với con số lên tới 17,3 tỷ USD.

Ý nghĩa của tên gọi Samsung

Theo nhà sáng lập Samsung, ý nghĩa của tên gọi này trong tiếng Hàn Quốc Hanja có nghĩa là “Ba ngôi sao”. Từ “ba” tượng trưng cho một cái gì đó to lớn, rất nhiều và mạnh mẽ trong khi “ngôi sao” có nghĩa là vĩnh cửu, vĩnh hằng như những ngôi sao trên bầu trời.

Ngay từ trong cách đặt tên thương hiệu Samsung cho thấy rõ tham vọng to lớn của hãng muốn trở thành một tập đoàn khổng lồ hùng mạnh hàng đầu trên thế giới.

Các mặt hàng & sản phẩm chính của tập đoàn Samsung

Các mốc thời gian quan trọng của Samsung

Giai đoạn 1938 – 1970

Vào năm 1938, Lee Byung-Chul xuất thân từ một gia tộc giàu có đã sáng lập ra Samsung Shanghoe, một công ty nhỏ chỉ vỏn vẹn 40 nhân viên chuyên kinh doanh các mặt hàng thực phẩm như gạo, cá khô, mì sợi. Đây được xem là cột mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của thương hiệu Samsung.

Cha đẻ của Samsung-Lee Byung Chul. [Nguồn: Internet]
Công ty Samsung đầu tiên. [Nguồn: Internet]

Trong những năm tiếp theo, Samsung ngày càng mở rộng quy mô và đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh sang bảo hiểm, chứng khoán, bán lẻ. Cùng với sự ủng hộ tuyệt đối bởi hệ thống chính trị Hàn Quốc lúc bấy giờ, Samsung được chính phủ bảo hộ cạnh tranh và hỗ trợ tài chính ở mức tối đa.

Nhà máy sản xuất len sợi lớn nhất thời đó của Samsung. [Nguồn: Internet]

Đến năm 1960, Samsung bắt đầu tham gia vào ngành công nghiệp điện tử với sự hỗ trợ đắc lực về kinh nghiệm cũng như chuyên môn từ Mỹ và Nhật Bản. Tập đoàn đã cho ra đời các công ty con trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng như Samsung Electronic Devices, Samsung Eletro-Mechanics,… Thiết bị đầu tiên của công ty là TV đen trắng.

Chiếc TV đen trắng đầu tiên của Samsung. [Nguồn: Internet]

Giai đoạn 1970 – 1990

Samsung bắt đầu tham gia vào lĩnh vực công nghiệp phần cứng viễn thông từ năm 1990. Tập đoàn đã nhập các công ty con chuyên về lĩnh vực công nghệ điện tử thành Công ty Điện Tử Samsung hay còn gọi là Samsung Electronics. Từ đó về sau, đây trở thành mũi nhọn quan trọng bậc nhất chiếm đến 2/3 doanh thu của cả tập đoàn và Samsung được biết đến là hãng sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới.

Samsung đầu tư xây dựng công ty Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên. [Nguồn: Internet]

Ngay khi được thành lập, Công ty Điện tử Samsung đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển. Hãng cho xây dựng nhiều nhà máy lắp ráp và trụ sở đặt ở nhiều thành phố và quốc gia như Bồ Đào Nha, New York, Tokyo, Anh, Austin.

Giai đoạn 1990 đến nay

Samsung bắt đầu có những bước tiến vươn lên mạnh mẽ trở thành tập đoàn đa quốc gia vào những năm đầu thập niên 90. Năm 1992, Samsung đứng đầu thị trường sản xuất vi mạch nhớ trên thế giới. 3 năm sau, Samsung bắt tay vào sản xuất màn hình tinh thể lỏng và chỉ cần vỏn vẹn 10 năm để trở thành nhà sản xuất màn hình tinh thể lỏng lớn nhất trên thế giới.

TV kỹ thuật số đầu tiên của Samsung. [Nguồn: Internet]

Năm 2000, Samsung mở phòng thí nghiệm lập trình máy tính tại Warszawa, Ba Lan. Công ty này bắt đầu với bước đi đầu tiên là mã hóa tín hiệu truyền hình, sau đó là ti vi kĩ thuật số và smartphone. Sau 11 năm phát triển, cơ sở Samsung tại đây là trung tâm nghiên cứu, phát triển quan trọng bậc nhất ở châu Âu.

Trung tâm nghiên cứu của Samsung tại Warsaw. [Nguồn: Internet]
TV HD của Samsung. [Nguồn: Internet]

Quý I năm 2012, Samsung Electronics đã vượt qua Nokia để vươn lên dẫn đầu trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới. Kể từ đó, mỗi khi Samsung tổ chức sự kiện ra mắt các sản phẩm công nghệ của hãng đều trở thành tâm điểm thu hút mọi sự chú ý. Điển hình dòng Samsung Galaxy S và Galxy Note là những flagship của hãng.

Samsung Galaxy S qua các năm. [Nguồn: Internet]

Vào ngày 12 tháng 2 năm 2020, Samsung đã trình làng bộ ba siêu phẩm S20, S20 Plus và S20 Ultra lần đầu tiên được trang bị công nghệ màn hình tần số quét cao 120 Hz; riêng S20 Ultra là “quái vật” mạnh mẽ nhất với trang bị tối tân, phải nhắc đến là cụm camera “hầm hố” có khả năng zoom 100X.

Samsung Galaxy S20 Ultra. [Nguồn: Internet]

Mời bạn tham khảo Video đánh giá chi tiết Samsung Galaxy S20 Ultra

Gần đây nhất tại sự kiện Unpacked ngày 15 tháng 8 năm 2020, Samsung lại tiếp tục chiêu đãi giới công nghệ bằng 2 siêu phẩm Galaxy Note 20 và Galaxy Note 20 Ultra với thiết kế sang trọng, bóng bẩy và nhiều cải tiến của chiếc bút S Pen làm nên thương hiệu của dòng Note.

Samsung Galaxy Note 20 Ultra. [Nguồn: Internet]

Mời bạn tham khảo Video đánh giá chi tiết Samsung Galaxy Note 20 Ultra

Người đứng đầu của Samsung qua các thời kỳ

  • Lee Byung-chul [1938 – 1966]
  • Lee Maeng-hee [1966 – 1968], con trai đầu lòng của Lee Byung-chul
  • Lee Byung-chul [1968 – 1987]
  • Lee Kun-hee [1987 – 2008], con trai thứ ba của Lee Byung-chul
  • Lee Soo-bin [2008 – 2010]
  • Lee Kun-hee [2010 – 2020]

    Lee Kun Hee qua đời ở tuổi 78. [Nguồn: Internet]

Hoạt động nổi bật của tập đoàn Samsung

Với khoảng 100 công ty con, Samsung hoạt động đa dạng với nhiều ngành nghề trên hầu hết các lĩnh vực đời sống từ xây dựng, điện tử tiêu dùng đến dịch vụ tài chính, đóng tàu và y tế. Trong số đó, nổi bật là các công ty con đáng chú ý như:

Samsung Electronics

Samsung Electronics là một công ty IT và điện tử mũi nhọn của tập đoàn Samsung. Các sản phẩm chiến lược của hãng bao gồm máy tính cá nhân, tivi, điện thoại,màn hình, thiết bị điện tử tiêu dùng [điều hòa, tủ lạnh], chất bán dẫn và thiết bị mạng viễn thông. Samsung Electronics cũng là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới trong quý 1 của năm 2012.

Biểu tượng của Công ty Samsung Electronics. [Nguồn: Internet]

Samsung Heavy Industries

Samsung Heavy Industries là một công ty đóng tàu có trụ sở đóng tại Seoul, Hàn Quốc với các sản phẩm chính gồm tàu chở hàng, tàu tuần dương, phà, thiết bị dùng để xử lý vật liệu thép và cầu. Công ty đạt tổng doanh thu 13.358,6 tỷ won trong năm 2011 và là công ty đóng tàu lớn thứ 2 trên thế giới [sau Hyundai Heavy Industries].

Samsung Heavy Industries. [Nguồn: Internet]

Samsung Engineering

Samsung Engineering là công ty xây dựng quy mô toàn cầu có được thành lập khá sớm vào năm 1969. Hoạt động chủ yếu của Samsung Engineering là xây dựng các nhà máy lọc dầu, hóa dầu; các nhà máy luyện kim; nhà máy điện; hệ thống xử lý nước; và cơ sở hạ tầng quan trọng khác. Đến năm 2013, công ty Samsung Engineering được bầu chọn là công ty xây dựng lớn thứ 12 trên toàn cầu.

Samsung Life Insurance

Samsung Life Insurance là công ty bảo hiểm hoạt động xuyên quốc gia có trụ sở chính được đặt tại Seoul và trực thuộc Tập đoàn Samsung. Đây là công ty bảo hiểm có quy mô lớn nhất tại Hàn Quốc và là một trong 500 công ty trên toàn cầu được Fortune Global vinh danh.

Tòa nhà Samsung Life Insurance. [Nguồn: Internet]

Samsung Everland

Samsung Everland quản lý trực tiếp Everland, là công viên chủ đề lâu đời và quy mô nhất xứ Hàn. Everland còn được quốc tế ghi nhận là một trong 10 công viên ấn tượng và thu hút nhất trên thế giới.

Everland-Công viên chủ đề lâu đời bậc nhất Hàn Quốc. [Nguồn: Internet]

Samsung Fine Chemicals

Samsung Fine Chemicals là công ty hóa chất của tập đoàn Samsung. Samsung Fine Chemicals được Tập đoàn LOTTE mua vào cuối năm 2015, việc bàn giao hoàn thành vào đầu năm 2016. Samsung Fine Chemicals hiện nay sẽ được gọi là LOTTE Fine Chemicals.

LOTTE Fine Chemical đã mua lại Samsung Fine Chemical. [Nguồn: Internet]

Samsung Fire & Marine Insurance

Samsung Fire & Marine Insurance là công ty bảo hiểm tổng hợp đa quốc gia được thành lập vào năm 1952. Công ty hiện cung cấp các dịch vụ bảo hiểm đa dạng như bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm ô tô, bảo hiểm thương vong, bảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm hàng hải, lương hưu cá nhân và cho vay. Đến năm 2011 đã hoạt động trên 10 quốc gia và có hơn 6,5 triệu khách hàng.

Samsung Fire & Marine Insurrance. [Nguồn: Internet]

Samsung Machine Tools thành lập vào năm 1988 với hàng trăm nhân viên và mạng lưới hoạt động trên 48 nước và là nhà sản xuất hàng đầu Hàn Quốc về: máy tiện CNC, máy phay CNC, robot, laser, hệ thống tự động trong nhà máy. Với các chuyên gia hàng đầu trong ngành, Samsung Machine Tools mang đến các sản phẩm công nghệ cao với chất lượng và giá thành cạnh tranh.

Một sản phẩm của Samsung Machine Tools. [Nguồn: Internet]

Samsung Medical Center

Samsung Medical Center được thành lập năm 1994 với phương châm “góp phần nâng cao sức khỏe quốc gia bằng dịch vụ y tế tốt nhất, tập trung nghiên cứu y tế và đào tạo nhân viên y tế xuất sắc”. SMC gồm một bệnh viện và một trung tâm ung thư với khoảng hớn 7.400 nhân viên.

Trung tâm y tế Samsung. [Nguồn: Internet]

Samsung SDI

SDI là chi nhánh sản xuất pin của Samsung cung cấp pin cho nhiều hãng điện thoại lớn trên thế giới như Samsung, Apple,… SDI cũng là nhà cung cấp pin cho khoảng 65% smartphone Galaxy Note 7 – chiếc Note bị Samsung thu hồi sau khi giới thiệu vì những báo cáo liên quan đến các vụ cháy nổ.

Sản phẩm Pin của SDI. [Nguồn: Internet]

Samsung Securities

Samsung Securities là công ty chứng khoán thuộc Samsung chuyên cung cấp dịch vụ quản lý tài sản được cá nhân hóa. Công ty cung cấp dịch vụ môi giới, ủy thác đầu tư, bảo lãnh phát hành và các dịch vụ khác. Samsung Securities cũng cung cấp các dịch vụ giao dịch qua mạng, quỹ tương hỗ, phát hành chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản, dịch vụ giao dịch trái phiếu đô thị.

Samtron

Samtron là công ty con của Samsung cho đến năm 1999 khi nó trở nên độc lập. Sau đó, hãng tiếp tục sản xuất màn hình máy tính và màn hình plasma cho đến năm 2003, Samtron trở thành Samsung khi Samtron là một thương hiệu.

Samsung Securities. [Nguồn: Internet]

Khách sạn và khu nghỉ mát Shilla

Khách sạn và khu nghỉ dưỡng Shilla được đưa vào hoạt động năm 1979 theo ý định của ông Lee Byung Chul, chủ tịch tập đoàn. Điểm nhấn của chuỗi khách sạn này là sự kết hợp giữa những nét truyền thống và hiện đại. Đến đầu năm2013, Shilla được tạp chí Travel & Leisure bầu chọn là một trong 500 khách sạn hàng đầu thế giới.

Khách sạn Shilla tại Quảng Nam. [Nguồn: Internet]

S-1 Corporation

S-1 Corporation là công ty cung cấp dịch vụ an ninh và an toàn của Samsung được thành lập vào năm 1977. Mục tiêu hàng đầu của S-1 Corporation là nâng cao tính bảo mật để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ bảo mật sáng tạo và tin cậy. Các sản phẩm mà hãng tập trung phát triển gồm công nghệ phát hiện thâm nhập, cảm biến, giám sát video thông minh, kiểm soát truy cập, sinh trắc học,…

Các khách hàng quan trọng của Samsung

Royal Dutch Shell

Theo các số liệu báo cáo, Samsung Heavy Industries sẽ là nhà cung cấp chiến lược và độc quyền các cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên hóa lỏng ngoài khơi với giá trị ước tính khoảng 50 tỷ USD cho Shell trong 15 năm tới.

Shell đã công bố với thế giới kế hoạch xây dựng nền tảng khí đốt tự nhiên hóa lỏng nổi [FLNG] đầu tiên. Vào năm 2012, tại nhà máy đóng tàu của Samsung Heavy Industries ở Hàn Quốc, con tàu bắt đầu được khởi công và khi hoàn thành và đầy tải, sẽ nặng 600.000 tấn. Đây là con tàu lớn nhất thế giới thời điểm đó và gấp 6 lần tàu sân bay tàu sân bay lớn nhất của Mỹ.

Khu tàu khai thác khí tự nhiên hoá lỏng nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới. [Nguồn: Internet]

Chính phủ các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất

Các tập đoàn công ty Hàn Quốc bao gồm Samsung, Tập đoàn điện lực Hàn Quốc và Hyundai đã đạt được thỏa thuận trị giá lên đến 40 tỷ USD cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân quy mô và hiện đại nhất ở các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất.

Nhà máy điện hạt nhân được Samsung đồng xây dựng. [Nguồn: Internet]

Chính phủ Otario

Chính quyền Ontario thuộc Canada đã quyết định ký kết một dự án năng lượng tái tạo lớn tầm cỡ thế giới trị giá 6,6 tỷ USD cho 2.500 MW năng lượng gió và mặt trời. Theo các điều khoản trong thỏa thuận, Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc và tập đoàn Samsung sẽ cùng quản lý việc phát triển các trang trại gió [công suất đạt 2.000 MW] và công suất mặt trời đạt mức 500 MW .

Logo Samsung qua các thời kì

Logo đầu tiên của Samsung. [Nguồn: Internet]
Logo thương hiệu Samsung giai đoạn 1969 – 1979. [Nguồn: Internet]
Logo thương hiệu Samsung giai đoạn 1979 – 1993. [Nguồn: Internet]
Logo thương hiệu Samsung giai đoạn 1993 – 2005. [Nguồn: Internet]
Logo Samsung từ 2005 đến nay. [Nguồn: Internet]

Công ty Samsung Electronics – Niềm tự hào của xứ sở kim chi

Nhắc đến Samsung, người dùng thường nghĩ ngay đến các thiết bị điện tử tiêu dùng của hãng như: TV, tủ lạnh, điều hòa, điện thoại thông minh,… với chất lượng tốt và chế độ bảo hành chu đáo. Samsung Electronics đã thực sự thành công khi chiếm lĩnh thị trường điện tử tiêu dùng và công ty con trọng yếu của tập đoàn Samsung.

Các thiết bị gia dụng Samsung. [Nguồn: Internet]

Công ty Điện tử Samsung Electronics là một trong những công ty con “hạt nhân” của tập đoàn Samsung, là mũi nhọn quan trọng nhất có đóng góp to lớn vào tổng doanh số của cả tập đoàn. Và đây cũng là nhân tố chính mang thương hiệu Samsung nằm trong top những thương hiệu đắt giá nhất trên thế giới.

Samsung nằm ở vị trí thứ 6. [Nguồn: Internet]

Samsung Electronics hiện đang có chi nhánh với nhiều văn phòng đại diện, chuỗi phân phối sản phẩm tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ với số lượng nhân công lên đến hơn 500.000 lao động.

Khu công nghệ cao Samsung ở quận 9. [Nguồn: Internet]

Samsung Electronics là nhà sản xuất linh kiện điện tử hàng đầu thế giới với các thiết bị như: màn hình, pin, chất bán dẫn, chip, bộ nhớ, Ram và ổ đĩa cứng cho các đối tác lớn trên toàn cầu như Apple, LG, Sony, HTC, Huawei, Xiaomi và Nokia. Những Flagship của Apple, LG, HTC được ra mắt trên thị trường đều ít nhiều trang bị những linh kiện sản xuất bởi Samsung.

Màn hình của iPhone X là do Samsung sản xuất. [Nguồn: Internet]

Thời điểm năm 2002, Samsung Electronics là công ty sản xuất tấm nền LCD lớn nhất thế giới. Đến năm 2006 trở thành nhà sản xuất ti vi số một thế giới và năm 2011 soán ngôi đầu của Nokia trở thành hãng điện thoại lớn nhất toàn cầu.

Samsung Galaxy là tên gọi các thiết bị điện thoại thông minh của Samsung và là sản phẩm đóng góp nhiều nhất vào doạnh thu của hãng. Đặc biệt, hai dòng smartphone tiên phong trên thị trường là Galaxy S và Galaxy Note là niềm tự hào của Samsung .

Galaxy Note 20 Ultra vs Galaxy S20 Ultra. [Nguồn: Internet]

Video tham khảo về lịch sử dòng Galaxy S qua các thời kì

Video lịch sử các đời Samsung Galaxy Note

Samsung Việt Nam

Đặt chân vào Việt Nam từ năm 1996, Samsung đã có những khoản đầu tư khổng lồ lên đến hàng tỷ USD và hiện đang là nhà đầu tư FDI lớn nhất Việt Nam [17,3 tỷ USD năm 2020]. Samsung cho xây dựng nhiều trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất linh kiện,lắp ráp thiết bị điện tử, nổi bật là SEV [Samsung Electronics Việt Nam Bắc Ninh] kinh phí đầu tư 2,5 tỷ USD và SEVT [Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên] 5 tỷ USD.

Trung tâm nghiên cứu và phát triển Samsung tại Hà Nội. [Nguồn: Internet]

Với 5 cơ sở sản xuất chính, Samsung Việt Nam đã giải quyết nhu cầu việc làm cho trên 130.000 lao động và đào tạo, bồi dưỡng những lao động có tay nghề cao. Việt Nam hiện đang là phân xưởng sản xuất lớn nhất của Samsung ở nước ngoài và doanh số xuất khẩu chiếm tỷ trọng trung bình 20-25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam.

Bên trong nhà máy lắp ráp của Samsung. [Nguồn: Internet]

Ngoài mục tiêu phát triển kinh tế, Samsung Việt Nam còn là một doanh nghiệp vì cộng đồng. Nhiều hoạt động xã hội và từ thiện đã được Samsung thực hiện như chương trình hiến máu tình nguyện Chung dòng máu Việt; xây dựng trường học Samsung Hope School trị giá hơn 20 tỷ VNĐ cho 300 học sinh ở Bắc Giang; xây dựng trung tâm khám sức khỏe cho nhân viên tại SEVT và tổ chức nhiều hoạt động thể thao cho nhân viên.

Trung tâm chăm sóc sức khỏe cho nhân viên hiện đại như bệnh viên quốc tế. [Nguồn: Internet]

Tổng kết

Trải qua 82 năm hình thành và phát triển, Samsung đã và đang tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Hàn Quốc và dần trở thành một nét tượng trưng cho xứ sở kim chi. Samsung cũng có nhiều phát minh mang tính tương lai khiến cả thế giới phải kinh ngạc. Hy vọng trong thời gian tới, Samsung càng có nhiều sản phẩm tốt phục vụ cho cuộc sống hiện đãi của chúng ta.

Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để cập nhật những thông tin hữu ích về công nghệ bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề