Sáng kiến kinh nghiệm phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 25 trang )

Phần 1: Mở đầu
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động tạo hình”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hoạt động tạo hình
3.Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Mai
SN: 17/8/1984
Trình độ chuyên môn: ĐH
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường Mầm non Duy Tân
4. Đồng tác giả (Không có)
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường mầm non Duy Tân
6. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Duy Tân
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Về cơ sở vật chất: có đồ dùng phù hợp, phong phú về các nguyên vật liệu
- Giáo viên: nhiệt tình, ham học hỏi
- Với trẻ: Có nề nếp, thường xuyên được tiếp xúc với môi trường tự nhiên
8. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 2 năm 2014.
TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1
HỌ TÊN TÁC GIẢ
( KÍ TÊN)
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN
VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Hoạt động tạo hình hay còn gọi là những hoạt động nhằm tạo ra cái đẹp cho cuộc
sống và nghệ thuật. Hoạt động tạo hình ở trong trường mầm non gồm có vẽ, nặn,
cắt dán, xé dán…nhằm phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí nhớ, trí tưởng tượng
sáng tạo cung cấp cho trẻ những kỹ năng tạo hình đơn giản, giúp trẻ thể hiện xúc
cảm, tình cảm của mình về cái đẹp của thế giới xung quanh qua các hình thức tạo
hình, đồng thời qua đó bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ của trẻ, hình thành ở trẻ khả
năng cảm thụ thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ.


Đối với việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em, hoạt động tạo
hình có một vị trí rất quan trọng. Đây là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất
đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh
động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung
động mạnh mẽ và gây cho chúng những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực.
Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động
đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về thể lực, đạo đức, lao động đặc biệt là
khả năng cảm thụ thẩm mĩ và bồi dưỡng những cảm xúc thẩm mĩ và hình thành
các phẩm chất kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết
tích cực, sáng tạo. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non có năm
lĩnh vực phát triển- với đề tài “ Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5-6
tuổi thông qua hoạt động tạo hình” nhằm tìm ra những biện pháp, phương pháp tốt
nhất để giúp trẻ hoạt động tích cực trong hoạt động tạo hình nhằm kích thích phát
triển ở trẻ khiếu thẩm mĩ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát
triển thẩm mĩ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi.
Phần 2: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
2
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Cơ sở lý luận.
Hoạt động tạo hình góp phần góp phần quan trọng trong gáo dục thẩm mĩ cho trẻ
mầm non đặc bệt là đối với trẻ 5-6 tuổi. Thông qua hoạt động tạo hình phát triển ở
trẻ khả năng cảm thụ thẩm mĩ và bồi dưỡng những cảm xúc thẩm mĩ. Những vẻ
đẹp đa dạng của hình dáng, sự phong phú về màu sắc của đồ vật, thiên nhiên và sự
lặp đi lặp lại của các yếu tố tạo hình như sự cân đối đa dạng về cấu trúc hình dạng
về tính truyền cảm của đường nét …đã thu hút hứng thú và gây cho trẻ những xúc
cảm, tình cảm thẩm mĩ ở trẻ được nảy sinh và trở lên sâu sắc cùng với sự phát
triển của cảm giác và sự phong phú của các biểu tượng, trẻ tri giác thế giới xung
quanh ngày càng có ý thức hơn. Dần dần trẻ có khả năng cảm thụ, nhận thức đánh
giá được vẻ đẹp hay không đẹp của các đồ vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc
sống và tác phẩm nghệ thuật ở mức sơ đẳng được biểu hiện qua tháu độ: thích hay


không thích, yêu hay ghét, phân biệt đẹp hay xấu. Việc làm quen, tiếp xúc với các
tác phẩm nghệ thuật tạo hình còn giúp trẻ cảm thụ được vẻ đẹp của thiên nhiên,
cuộc sống thể hiện qua ngôn ngư tạo hình là đường nét, hình dáng, màu sắc và bố
cục … càng làm cho trẻ hứng thú mong muốn được tạo ra sản phẩm.
Khi miêu tả đồ vật hiện tượng trẻ không chỉ miêu tả lại hình dáng một cách thụ
động mà bằng cảm xúc tích cực của trẻ, nảy sinh yếu tố sáng tạo. Như vậy hoạt
động tạo hình chỉ có tính chất sáng tạo khi sự cảm thụ thẩm mĩ được phát triển và
trẻ đã nắm được những kỹ năng, kỹ sảo cần thiết. Tạo hình là phương tiện diễn tả
ý nghĩ và tình cảm.
1.2 Cơ sở khoa học:
Con người sinh ra không phải ai cũng đã có sẵn trong mình những năng khiếu
thẫm mĩ, cũng không phải ai cũng có sẵn những tài năng bên mình, mà phải đòi
hỏi thông qua giáo dục và hoạt động thì từ đó những tài năng và khả năng đó mới
được bộc lộ và phát triển. Trẻ mầm non ham thích được hoạt động tạo hình nhất là
việc sử dụng các nguyên vật liệu theo ý của trẻ để tạo ra 1 sản phẩm mà trẻ thích,
3
chính từ các sản phẩm trẻ tạo ra, trẻ đặt tên gọi và tưởng tượng ra những gì trẻ
thích, từ đó làm nảy sinh tình cảm yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp đây là yếu tố cần
thiết góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.
Đối với trẻ 5-6 tuổi, ở giai đoạn này vốn kinh nghiệm của trẻ đã phong phú hơn,
các biểu tượng được hình thành khá đầy đủ, về hình dáng, cấu trúc và đặc điểm
riêng biệt. Tư duy của trẻ phát triển mạnh, tư duy trực quan cụ thể, tư duy trực
quan hình tượng và tư duy trực quan trừu tượng đang được hình thành và phát
triển, trẻ 5-6 tuổi đã bước đầu biết sắp xếp các hình tượng trong mối quan hệ giữa
chúng. Trẻ thích các màu tươi, màu đậm, nhưng ít phụ thuộc vào màu sắc tự nhiên
trẻ sử dụng màu theo ý thích và cảm xúc. Trẻ có khả năng phân biệt và sử dụng
được nhiều màu. Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu nghệ thuật thường được
nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ. Vì vậy việc giáo dục thẩm mĩ cần được bồi dưỡng
ngay từ tuổi mẫu giáo để ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai. Nội
dung hoạt động tạo hình trong trường mầm non là một phương tiện phát triển thẩm


mĩ cho trẻ rất hữu hiệu. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các chức
năng tâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộc trẻ
phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng tạo, ham muốn tạo
ra cái đẹp. Đây là yếu tố cần thiết góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân
cách.
2- Phạm vi và đối tượng áp dụng
-Đề tài áp dụng đối với trẻ 5-6 tuổi
Áp dụng đối với lĩnh vực phát triển thẩm mĩ thông qua hoạt động tạo hình trong
trường mầm non.
3- Mục đích của đề tài:
Nghiên cứu vấn đề này là để tìm ra những biện pháp cách áp dụng vào tổ chức các
hoạt động tạo hình, giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình làm phong
phú vốn hiểu biết, kinh nghiệm phát triển năng khiếu thẩm mĩ, sự sáng tạo, hình
4
thành ở trẻ khả năng cảm nhận cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp góp phần vào
việc định hình và hoàn thiện nhân cách cho trẻ.
4 Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp nghiên cứu lí luận
-Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
5 Thực trạng vấn đề
5.1Khó khăn:
* Về cơ sở vật chất:
- Phòng học diện tích hẹp, cấu trúc không hợp lý nên việc tổ chức giờ hoạt động
tạo hình còn gặp rất nhiều trở ngại như không có diện tích trưng bày sản phẩm.
-Môi trường cho trẻ hoạt động còn nghèo nàn.
- Tài liệu tham khảo còn hạn chế.
* Về phía giáo viên: Quá trình tổ chức còn nặng về kết quả sản phẩm, cô chưa
chú ý dạy kỹ năng tạo hình cho trẻ, còn áp đặt và chưa chú trọng vào việc phát
huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ.
* Về phía phụ hynh:


- Các bậc phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc tạo điều kiện cho con phát
triển năng kiếu thẩm mĩ.
* Về phía trẻ
Số trẻ: 25
Nội dung
Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%)
Kỹ năng 6 24 8 32 8 32 3 12
Bố cục 5 20 9 36 7 28 4 16
Màu sắc 6 24 10 40 7 28 2 8
Trình bày nội
dung, ý tưởng
5 20 12 48 6 24 2 8
Sự hứng thú 13 44 10 40 2 8 2 8
Qua quá trình giảng dạy và thực hiện khảo sát ban đầu, tôi tiến hành đánh giá trẻ
trên các nội dung: Kỹ năng ( Vẽ, cắt dán, xé dán, nặn…), khả năng bố cục, phối
hợp màu sắc, trình bày nội dung ý tưởng sản phẩm
5
Đầu năm: Tháng 9 năm 2013
Từ kết quả trên cho thấy các kỹ năng của trẻ con nhiều hạn chế, sản phẩm của trẻ
con nghèo nàn, đơn điệu, chưa có sự sáng tạo, trẻ chưa nêu được ý tưởng cũng
như tên sản phẩm của mình. Hơn nữa trẻ có năng khiếu, trẻ lại còn quá vụng về
trong cách thể hiện. Sự tập trung chú ý của trẻ trong quá trình sáng tạo chưa cao
còn phụ thuộc nhiều vào sản phẩm mẫu.
5.2-Thuận lợi:
-100% giáo viên tổ 5 tuổi có trình độ CĐ, ĐH giúp đỡ lẫn nhau tạo điều kiện cho
việc học hỏi kinh nghiệm.
-Về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ để phục vụ cho việc dạy và học. Cảnh quan
nhà trường thoáng mát, có cây che bóng mát, cây cảnh góp phần rất lớn cho trẻ
quan sát, từ đó cung cấp cho trẻ những biểu tượng thể hiện sự hiểu biết của mình
về thế giới xung quanh.


-Trẻ phần lớn là con em nông thôn nên có đều kiện tiếp xúc trải nghiệm nhiều với
môi trường thực tế.
Qua khảo sát ban đầu như trên, tôi thấy kết quả trên trẻ chưa cao là điều tôi cần
phải suy nghĩ làm thế nào để dạy trẻ đạt hiệu quả cao và tạo cho trẻ học một cách
thoải mái, tự tin, không gò bó, trẻ luôn hứng thú trong giờ học. Tôi tiến hành thực
nghiệm:
6. Các biện pháp thực hiện
6.1 Tổ chức môi trường giáo dục trong hoạt động tạo hình:
Như chúng ta đã biết môi trường giáo dục gồm có môi trường vật chất và môi
trường tâm lý. Việc tổ chức môi trường giáo dục trong hoạt động tạo hình nhằm
phát huy khả năng sáng tạohướng tới cái đẹp của trẻ tôi đã tổ chức như sau:
* Tạo môi trường vật chất:
Đối với trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt
động vui chơi" Học mà chơi, chơi mà học". Không gian của trẻ mang sắc màu của
tuổi thơ. Lứa tuổi mầm non là những năm tháng đầu tiên trẻ định hình nhân cách
6
và trí tuệ. Vậy, cần môi trường vật chất như thế nào để phát huy được tích cực
sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình trong điều kiện cơ sở vật chất nhà trường
còn hạn hẹp, lớp học chưa đúng quy cách, đồ dùng đồ chơi của trẻ còn hạn chế, thì
việc người giáo viên muốn xây dựng môi trường vật chất trong hoạt động tạo hình
phù hợp với trẻ đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay đòi hỏi sự cố gắng, sự tìm tòi
sáng tạo rất lớn của người giáo viên.
Để khắc phục những khó khăn trên tôi đã sử dùng các cách sau:
- Thiết kế trang trí góc tạo hình phù hợp, tạo không gian mới, trang trí góc tạo
hình bắt mắt theo chủ đề, nhưng không xa rời mục tiêu giáo dục để trẻ hứng thú
tham gia.
(H1: Góc trưng bày sản phẩm vẽ của trẻ)
Lựa chọn đồ chơi phù hợp, không gây nguy hiểm đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo
dục, luôn luôn đảm bảo vệ sinh lớp học, đồ dùng, đồ chơi.
+ Bố trí góc tạo hình ở gần cửa sổ nhằm tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, không


bố trí gần góc chơi mang tính chất ồn ào như góc phân vai hay góc xây dựng.
7
+ Chuẩn bị đồ dùng dụng cụ trong góc tạo hình phong phú về chủng loại, đa dạng
về cách sử dụng đây là một trong những yếu tố góp phần phát huy khả năng sáng
tạo và tính tích cực của trẻ
VD: Các loại giấy màu, dây trang trí, giây ruybang, đất nặn, bút sáp, bút chì màu,
kim sa…
- Nguyên vật liệu thiên nhiên:lá cây, vỏ sò, hến; hột hạt
- Nguyên vật liệu tái sử dụng: tranh ảnh cũ, bìa cattong, len vụn, vải vụn…
Các nguyên liệu đồ dùng trong góc tạo hình được trang trí xắp xếp mang tính gợi
mở, phù hợp với chủ đề, kích thích trẻ tích cực hoạt động theo khả năng, hứng thú,
sở thích của trẻ
VD: Để trẻ dễ lựa chọn đồ dùng khi vào góc tạo hình tôi đã phân loại theo chất
liệu từng loại sau đó cho vào mỗi chiếc hộp, hay để trong rổ có dán kí hiệu minh
họa
Hay với mỗi chủ đề thì chọn nguyên liệu đặc trưng như: Trong chủ đề “ Giao
thông” đồ nguyên liệu là các vỏ hộp cattong, chai nhựa, ít hột hạt Giáo viên
không nên chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu và để cố định trong một thời gian
dài mà nên thay đổi sau mỗi chủ đề hoặc mỗi tuần nên bổ xung các nguyên vật
liệu mới để tạo sự mới lạ, hấp dẫn, thu hút trẻ nhằm khơi gợi ở trẻ những ý tưởng
mới.
-Đồ dùng, nguyên vật liệu nên để ở nơi trẻ dễ lấy, dễ quan sát.
-Trong điều kiện cơ sở vất chất của nhà trường con hạn chế không có điều kiện
cho trẻ được tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật vì vậy tôi đã tạo điều kiện cho
trẻ bằng cách sưu tầm trên mạng internet sau đó trình chiếu cho trẻ xem, yêu cầu
trẻ nhận xét…. Bàng cách đó có thể khắc phục được hận chế về điều kiện vất chất.
* Tạo môi trường tâm lý
Môi trường tâm lý hay con gọi là môi trường tinh thần - đây là một thành tố quan
trọng trong việc tổ chức môi trường giáo dục nhằm góp phần thúc đẩy sự phát
triển khả năng sáng tạo của trẻ, để tạo được môi trường tinh thần cho trẻ mầm non


8
nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng, cô giáo cần có những cử chỉ nhẹ nhàng, những
lời gợi mở, khuyến khích trẻ như vậy sẽ làm cho trẻ tự tin tích cực hoạt động. giáo
viên chỉ đưa ra những chỉ dẫn khi thật cần thiết bởi khi tham gia vào hoạt động
tạo hình trẻ hay đưa ra những câu hỏi về cách làm, cách sử dụng đồ dùng, nguyên
vật liệu
VD: Trẻ hỏi: cô ơi! Cuộn len này để làm gì? Cô ơi tô con trâu màu gì?
Thông thường giáo viên sẽ chỉ đưa ra lời chỉ dẫn, hướng dẫn trẻ để giúp trẻ nhanh
chóng hoàn thiện bài tạo hình của trẻ, nhưng để phát huy khả năng tư duy tích cực
của trẻ giáo viên nên dưa ra những gợi mở như: Con tthấy con trâu thường có
màu gì? Con thích tô con trâu màu gì?
Như vậy sẽ khơi gợi được cảm xúc thẩm mĩ và hứng thú cho trẻ.
-Luôn tạo nên bầu không khí vui tươi hào hứng, không đưa ra những lời nhận xét
đánh giá có tính chất phê phán mà đưa ra những gợi ý, gợi mở để trẻ tự đánh giá,
tìm tòi suy nghĩ diều chỉnh hoặc tìm ra những phương thức hoạt động mới phù
hợp hơn với hoạt động tạo hình.
VD: Khi tổ chức cho trẻ nhận xét sản phẩm thường giáo viên hay hỏi trẻ: Con
thích sản phẩm của bạn nào? Vì sao con thích?
Có những trẻ khi được hỏi như vậy trẻ hay trả lời: Vì sản phẩm của bạn đẹp?
Nhưng khi được hỏi lại: Vì sao con lại thấy sản phẩm của ban đẹp? lúc này có rất
ít trẻ trả lời được. Vậy người giáo viên lúc này phải khơi gợi cảm xúc thẩm mĩ cho
trẻ bằng cách đưa các câu hỏi gợi mở như: Con thây màu sắc trên sản phẩm của
bạn như thế nào? Bạn ấy xắp xếp các chi tiết trong tranh như thế nào?
Hay: Bông hoa này cánh hoa cô tô màu đỏ, nhụy hoa màu vàng, bạn nào có thể có
cách khác làm bông hoa thêm đẹp và rực rỡ hơn không?
Luôn khích lệ hưởng ứng những ý tưởng sáng tạo của trẻ tạo cơ hội cho trẻ sử
dụng chính những sản phẩm của mình cho các hoạt động: VD: Tổ chức cho trẻ
làm quà 8/3 tặng bà tặng mẹ, làm đồ chơi trang trí lớp theo chủ đề…
9
Việc tổ chức tốt được môi trường giáo dục trong hoạt động tạo hình sẽ thúc đẩy


khả năng sáng tạo của trẻ giúp trẻ pháp huy đực tính tích cực, chủ động, giúp trẻ
hướng tới cái đẹp, biết tạo ra cái đẹp trong hoạt đông đáp ứng mục tiêu giáo dục
hiện nay.
6.2- Xây dựng kế hoạch hoạt động tạo hình cho trẻ theo từng chủ đề
Ở mỗi lứa tuổi đều có một mức độ khả năng tạo hình khác nhau, vì thế để đánh giá
được khả năng của trẻ thì chúng ta phải nhìn vào khả năng của trẻ từng độ tuổi
làm được gì. Với trẻ 5-6 tuổi vốn kinh nghiệm của trẻ đã phong phú hơn so với
các độ tuổi mẫu giáo khác, các biểu tượng hình thành khá đầy đủ, tư duy phát triển
mạnh, có khả năng phân biệt và sử dụng được nhiều màu sắc khác nhau do vậy khi
xây dựng kế hoạch hoạt động tạo hình cho trẻ cần bám sát vào đặc điểm phát triển
khả năng tạo hình của trẻ để xác định chính xác mục tiêu kế hoạch chủ đề đảm
bảo tính vừa sức đối với trẻ
VD : Đối với chủ đề « Thế giưới thực vật- Tết và mùa xuân » ngoài việc lên kế
hoạch giáo dục, để đi sâu vào lĩnh vực phát triển thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt
động tạo hình, bám sát vào mục tiêu, mạng nội dung, mạng hoạt động tôi liệt kê
từng đề tài sẽ cho trẻ thực hiện trong chủ đề sau đó sẽ đưa ra yêu cầu và các giải
pháp, sự chuẩn bị để thực hiện đề tài đó. Như vây xẽ hạn chế tối đa những nhược
điểm của cả cô và trẻ khi thực hiện đề tài đó.
Khi thực hiện đề tài : Vườn cây ăn quả
*Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết phối hợp các kỹ năng vẽ, cắt, xé, dán, tô màu, biết tạo bố cục bức tranh
phù hợp
- Phát triển vận động tinh: cắt, xé dán, vẽ, tô màu, rèn đôi tay khéo léo khi khảm
quả, làm tranh cát, phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm
- Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình
10
- Giáo dục trẻ biết phối hợp đoàn kết với các bạn cùng nhóm chú ý vào bài của
mình
*Chuẩn bị
- Ngoài giờ: cô cho trẻ làm quen với cách cắt, xé, dán, khảm, làm tranh cát vườn


cây ăn quả
- Trong giờ: cô chuẩn bị đất nặn, giấy màu, kéo, hồ dán, cát màu, giấy A3 cứng
- Tranh cắt, xé dán, tranh cát, tranh khảm vườn cây ăn quả
*Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: triển lãm tranh thiếu nhi
- Cho trẻ hát bài “ vườn cây của ba” các con thấy vườn cây của ba trong bài hát
có những quả gì? Cây ba trồng như thế nào? Cây cao nên các con không được tự ý
trèo cây hái trái khi chưa được người lớn cho phép nhé. Các con ạ có phòng triển
lãm tranh dành cho thiếu nhi đang triển lãm tranh của các em nhỏ các con có
muốn thăm quan phòng triển lãm không? Vậy cô và các con cùng đi thăm phòng
triển lãm tranh nhé!
- Cho trẻ thăm quan phòng triển lãm tranh thiếu nhi. Cho trẻ quan sát các bức
tranh trong phòng triển lãm
- Các con ạ! Phòng triển lãm có rất nhiều bức tranh do các bạn nhỏ làm đấy và ban
tổ chức của phòng triển lãm vừa thông báo mở cuộc thi sáng tác tranh dành cho
các bạn nhỏ với đề tài “ khéo tay tạo vườn cây ăn quả” Vậy các con có muốn tham
gia cuộc thi này không?
*Hoạt động 2: Bé chọn vật liệu
- Các con ạ thể lệ cuộc thi này là bằng những vật liệu mà ban tổ chức đã chuẩn bị
sẵn các con sẽ lựa chọn một vật liệu mình thích để làm bức tranh theo nhóm của
mình. Trước khi lựa chọn các con chú ý quan sát xem ban tổ chức dùng những vật
liệu gì để tạo vườn cây ăn quả nhé!
11
- Các con thấy bức tranh này thế nào? Khảm bằng gì? ( đất sét). Cây như thế nào?
Quả thế nào?
- Còn bức tranh này được sử dụng vật liệu gì? (cát) Khi thực hiện phải làm thế
nào?
- Hai bức tranh này như thế nào? ( sử dụng giấy màu) Vậy có gì khác nhau giữa 2
bức tranh này? ( một bức cắt dán, một bức xé dán). Mình xé như thế nào? Cắt như
thế nào? - Khi dán phết hồ như thế nào?


-Còn bức tranh này ai có nhận xét gì? (vẽ)
- Khi thực hiện các con nhớ tạo khoảng cách các cây cho phù hợp, cây cao, cây
thấp sắp xếp phù hợp cho bức tranh của mình đẹp hơn nhé!
Để lớp mình có giải thưởng trong cuộc thi này các con hãy kết thành 5 nhóm,
những bạn trong nhóm phải có cùng ý thích để chọn vật liệu cho bức tranh của
nhóm mình nhé!
+Hoạt động 3: Bé thi tài khéo tay.
- Cho trẻ tự do lựa chọn vật liệu về nhóm thực hiện
- Nhóm khảm cây quả bằng đất sét
- Nhóm làm tranh cát
- Nhóm cắt dán vườn cây ăn quả
- Nhóm xé dán vườn cây ăn quả
- Nhóm vẽ vườn cây ăn quả
- Khi trẻ thực hiện cô mở nhạc bài vườn cây của ba
- Cô bao quát hướng dẫn trẻ thực hiện
- Cô hỏi trẻ nói ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình.
*Hoạt động 4: Tranh nào đẹp hơn
- Cho trẻ treo tranh lên giá
- Cho trẻ nhận xét bài của bạn (1-2 trẻ)
- Cô bổ xung ý kiến của trẻ động viên tuyên dương trẻ
+Hoạt động 5: Hát đối đáp
12
- Cho trẻ hát bài “quả” nhóm trai hỏi, nhóm gái trả lời
+Kết thúc tiết học
+Bên cạnh đặc điểm tâm sinh lý thì cần phải dựa vào mục tiêu đặt ra trong giờ
hoạt động cũng rất quan trọng. Không nên quá ôm đồm quá nhiều mục tiêu trong
1 giờ hoạt động quá mà cần đưa ra những mục tiêu phù hợp và từ đó dựa vào
những mục tiêu đó để đánh giá cái gì trẻ đã đạt được và chưa đạt được và phải
đảm bảo được tính hệ thống khi lên khế hoạch.
6.3- Luôn phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ : Phương pháp này


làm phát triển tính độc lập và tự tin của trẻ. Tính độc lập đề cập đến khả năng suy
nghĩ, khám phá mà mà không cần tuân theo bất kì sự chỉ dẫn nào. Vì vậy mà trẻ
độc lập, có chứng kiến riêng và sẽ hoàn thành công việc sau khi đã trải qua một
quá trình liên tục của những cố gắng và sai lầm.
Trong giờ học nói chung và giờ học tạo hình nói riêng hãy để trẻ tự thể hiện, cô
luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo. Trẻ cần được động viên để thể
hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự vật, trẻ
muốn được lựa chọn.
+Cái trẻ muốn làm (nội dung)
+Làm thế nào để đạt được (quá trình)
+ Cái hoàn thành sẽ như thế nào (kết quả, sản phẩm)
Mong muốn của trẻ cần được tự thể hiện với những phương tiện tạo hình khác
nhau. Sự thể hiện mang tính cá nhân, bởi vì trẻ luôn tiếp cận theo đặc tính riêng
của mình. Chẳng hạn sau chuyến đi thăm quan “Trường Tiểu học” một nhóm trẻ
được khuyến khích hoạt động tạo hình, một trẻ vẽ trường Tiểu học, 5 trẻ khác lắp
ghép, trẻ thì xé dán trường Tiểu học. Mỗi trẻ tự lựa chọn bằng cách được phản ánh
bằng xé dán, vẽ, lắp ghép và các hình thức khác nhau để thực hiện cái có ý nghĩa
đối với cá nhân trẻ.Tăng cường các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng
13
những kinh nghiệmđã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động viên trẻ suy
nghĩ, thăm dò, tìm cách giải quyết vấn đề của trẻ. Hãy để tự trẻ miêu tả những gì
trẻ biết và có thể làm.
Ví dụ: “Hãy cho cô biết vì sao”, “Nếu như vậy thì sao”, “Vì sao cháu lại biết”,
“Cháu có suy nghĩ gì”, “Còn gì để”, “ Hay có cách nào khác để”,…
Với những cử chỉ, hành động, lời nói tạo ra cho trẻ thấy là trẻ được đánh giá tốt
(khá) qua việc làm của trẻ. Ví dụ: “Ôi cô rất thích tô màu ngôi trường này”, “Bức
tranh này trông đẹp quá!” Không lạm dụng các sản phẩm mẫu và làm mẫu, càng ít
làm mẫu và càng ít sử dụng vật mẫu sẽ càng kích thích trẻ tư duy và tìm kiếm cách
thể hiện
Thực tế cho thấy các sản phẩm mẫu sẽ làm tê liệt các cảm xúc đã có trước của trẻ,


làm giảm tính tích cực hoạt động trí tuệ của trẻ, vì các hoạt động cần thiết để tạo
hình đã được làm mẫu đầy đủ, trẻ luôn ghi nhớ, bắt trước. Nếu có trường hợp yêu
cầu làm mẫu, phải gợi ý chứ đừng nên làm ngay. Bắt đầu xé từ đâu, xé hình gì, xé
như thế nào,… Tạo tình huống để trẻ làm giúp. Ví dụ: “Để đất mềm ra chúng ta
làm như thế nào?”. Trong khi làm mẫu tôi luôn coi trọng quan điểm của trẻ, làm
cho trẻ phát triển khả năng so sánh, phân tích, suy nghĩ về nhiệm vụ. Động viên
kích thích trẻ tự tìm, tự sáng tạo trong khi thể hiện.
6.4 Tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm khám phá đối tượng :Đối với hoạt
động tạo hình đây là một hoạt động mang tính thực tế rất cao đòi hỏi trẻ phải có
vốn kinh nghiệm phong phú, do vậy tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc khám phá
các đối tượng sẽ làm trẻ có thêm vốn hiểu biết, khinh nghiệm thực tế, từ đó khi
tham gia vào hoạt động tạo hình bằng những kinh nghiệm sự trải nghiệm đã có trẻ
sẽ có sự sáng tạo, tạo ra những sản phẩm đẹp theo ý muốn của trẻ, như vậy trẻ sẽ
không bị lúng túng, thụ động khi tham gia vào hoạt động tạo hình.
VD : Khi cho trẻ dạo chơi tham quan vườn hoa, cô có thể hỏi trẻ để trẻ tri giác,
nhận xét về bông hoa : về đặc điểm, màu sắc… Như vậy khi cho trẻ thực hiện đề
tài « Vẽ vườn hoa » bằng những kinh nghiệm đã có của buổi đi dạo thăm vườn
14
hoa trước đó trẻ sẽ dễ dàng tưởng tượng và trình bày sản phẩm của mình một cáh
sáng tạo hơn, đẹp và hợp lý hơn.
6.5 Phối kết hợp với phụ huynh
- Để có sự giáo dục đồng bộ giữa gia đình và nhà trường thì việc phối kết hợp với
phụ huynh là rất quan trọng và cần thiết, hơn nưa đối với lĩnh vực phát triển thẩm
mĩ nói chung và việc phát triển thẩm mĩ qua hoạt động tạo hình nói riêng với phụ
huynh phần lớn họ chưa chú trọng và quan tâm đúng mực. Vì vậy ngay từ đầu
năm học qua buổi họp phụ huynh tôi đã làm công tác tuyên truyền thông báo với
phụ huynh về chương trình học của trẻ, các lĩnh vực phát triển, bên cạnh đó tôi đã
xây dựng một số tiết mẫu để giúp phụ huynh hiểu sâu sắc hơn về hoạt động tạo
hình, thông hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển khả năng thẩm mĩ, biết nhìn
nhận cái đẹp và đánh giá cái đẹp, từ đó phát triển tư duy, trí tưởng tượng cho trẻ


tạo tiền đề hoàn thiện nhân cách sau này. Bên cạnh đó trước khi tiến hành các đề
tài tạo hình tôi thường xuyên trao đổi, thông báo với phụ huynh về các đề tài để
phụ huynh có thể trò chuyện với trẻ ở tại gia đình về các đề tài đó, từ đó giúp trẻ
hiểu trước, hiểu sâu hơn, có cảm xúc về đề tài từ đó trẻ sẽ hứng thú hoạt động khi
cô đưa đề tài đó ra.
Phối kết hợp với phụ huynh cùng chuẩn bị các nguyên vật liệu cho trẻ. Động viên
trẻ kịp thời khi có sự cô gắng.
6.6. Đi sâu vào bồi dưỡng các đối tượng yếu kém và có năng khiếu trong hoạt
động tạo hình
Ngoài việc giảng dạy trong giờ học, tôi còn thường xuyên chia đối tượng giỏi,
khá, trung bình,yếu để tập luyện mọi lúc, mọi nơi.
Ví dụ:
- Những trẻ yếu tôi thường hướng dẫn trẻ một cách kỹ hơn, cụ thể hơn.
- Đối với trẻ nhút nhát, tôi thường phối hợp với gia đình, động viên khuyến khích
trẻ về nhà trước đối tượng tạo hình.
15
Với việc giao nhiệm vụ cho trẻ về nhà tìm hiểu trước vấn đề tạo hình sẽ tạo cho
trẻ hứng thú và thói quen hàng ngày chia sẻ với bố mẹ những điều học ở trên lớp.
Trước và sau mỗi hoạt động tạo hình thì tôi yêu cầu trẻ về nhà tìm hiểu trước
bằng cách hỏi bố mẹ, xem ti vi… Lặp lại nhiều lần như vậy sẽ tạo thành thói quen
tốt cho trẻ và là sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường, với chính bản thân trẻ Vì
thế tôi luôn thường xuyên trao đổi với phụ huynh để tình hiểu được tính cách của
trẻ.
- Những trẻ khá, giỏi tôi luôn gợi ý đưa ra yêu cầu cao hơn để phát huy năng kiếu
tạo hình của trẻ.
Mặt khác ngoài việc theo dõi đánh giá trẻ cuối ngày trên kế hoạch giáo dục, tôi
còn theo dõi đánh giá trẻ trên sổ tay với mục đích theo dõi dánh giá sự tiến bộ của
trẻ qua mỗi hoạt động, từ đó nắm được điểm mạnh, điểm yếu để có kế hoạch bồi
dưỡng thêm cho trẻ.
6.7 Rèn kĩ năng tạo hình cho trẻ phát triển sự hứng thú của trẻ.


Như chúng ta đã biết hoạt động tạo hình ở trong trường mầm non gồm có các hoạt
động : Vẽ, nặn, cát dán, xé dán….Vậy để hướng tới mục đích là phát triển thẩm
mỹ cho trẻ thông qua hoạt động này thi chúng ta phải bồi dưỡng rèn cho trẻ các kỹ
năng tạo hình cơ bản để trẻ có thể tự tin thể hiện sản phẩm không những chuẩn về
kỹ năng, bố cục, đường nét màu sắc hợp lý mà còn hướng trẻ tới sự sáng tạo- tạo
ra cái đẹp.
+ Kỹ năng vẽ
+ Kỹ năng cắt dán
+ Kỹ năng xé dán
+ Kỹ năng nặn
-Ngoài ra còn có thể tổ chức sử dụng các học liệu, phế liệu làm đồ chơi
VD : Trong chủ đề gia đình, vào hoạt động của buổi chiều cô có thể tổ chức cho
trẻ làm anbum về gia đình bằng cách cắt các hình ảnh trên họa báo sưu tầm được.
Hay : Làm các con vật từ lá cây
16
(H2 : Trẻ tham gia hoạt động làm con vật từ lá cây)
Với cách tổ chức như vậy sẽ gây được rất nhiều sự hứng thú của trẻ, bằng những
kinh nghiệm đã có trẻ có thể sáng tạo ra những sản phẩm đẹp theo ý thích mà
không bị gò bó.
Khi trẻ làm được những sản phẩm đẹp cô khuyến khích động viên trẻ, cho trẻ
trưng bày sản phẩm của mình vào góc tạo hình, khi trẻ thấy được sản phẩm của
mình được trưng bày như vậy trẻ sẽ có mong muốn tạo ra sản phẩm đẹp hơn vào
những lần hoạt động sau. Như vây sẽ kích thích sự hứng thú, niềm đam mê của
trẻ, trẻ có thể cẩm nhận được cái đẹp từ đó luôn cố gắng tạo ra sản phẩm đẹp
7. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau khi áp dụng một số biện pháp trên, đến nay tôi thu được một số kết quả như
sau :
Đối với trẻ : Kết quả so sánh đối chứng
Đầu năm học 2012-2013 (T9)
17


Số trẻ: 25
Nội dung
Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%)
Kỹ năng 6 24 8 32 8 32 3 12
Bố cục 5 20 9 36 7 28 4 16
Màu sắc 6 24 10 40 7 28 2 8
Trình bày nội
dung, ý tưởng
5 20 12 48 6 24 2 8
Sự hứng thú 13 44 10 40 2 8 2 8
Năm học 2013-2014 ( Từ t9/2013-T2/2014)
Số trẻ : 25
Nội dung
Tốt
Tỷ lệ
%
Khá
Tỷ lệ
%
TB
Tỷ
lệ
%
Yếu
Tỷ
lệ
%
Kỹ năng 15 60 8 32 2 8 0 0
Bố cục 13 52 9 36 2 8 1 4
Màu sắc 16 64 7 28 2 8 0 0


Trình bày nội dung ý
tưởng
19 76 6 24 0 0 0
Sự hứng thú 20 80 3 12 0 0 0
Như vậy nhìn vào kết quả so sánh đối chứng thì đây là một kết quả đáng khích lệ
đối với bản thân tôi. Qua các sản phẩm của trẻ đã có sự tinh tế hơn, bố cục, đường
nét màu sắc hài hòa, cân đối hơn. Trẻ tích cực, chủ động sáng tạo và hứng thú mỗi
khi tham gia vào hoạt động tạo hình, biết diễn đạt cảm xúc trước cái đẹp và thể
hiện cảm xúc thẩm mỹ của bản thân. Trẻ không còn nhút nhát mà tự tin thể hiện
với với nguyên vật liệu tạo hình, không còn sợ sai và phụ thuộc nhiều vào sản
phẩm mẫu.
18
( H3 :Trẻ tham gia trưng bày sản phẩm « Nặn cái cốc »
19
(H4) Tranh vẽ của trẻ về đề tài « bé vẽ tranh bảo vệ môi trường biển »
(H5)Sản phẩm cô và trẻ làm « gà con » từ len
20
+ Về phía phụ huynh : Hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển thẩm mỹ cho
trẻ nhất là qua hoạt đông tạo hình từ đó đã có sự phối kết hợp nhiệt tình trong việc
giáo dục và định hướng cho trẻ, tích cực chuẩn bị đồ dùng nguyên vật liệu cho trẻ.
8. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua quá trình giảng dạy và thực hiện đề tài, tôi đã rút ra một số bài học kinh
nghiệm sau :
-Giáo viên phải kiên trì, tỉ mỉ, xây dựng môi trường vật chất và môi trường tâm lý
phù hợp với đặc điểm thực tế của lớp, của trẻ để tạo cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ
- Rèn luyện kỹ năng cho trẻ, cần tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức
tạp.
- Sưu tầm, làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ hoạt động từ một số nguyên liệu sẵn có
trong thiên nhiên để dạy trẻ.
-Luôn tạo điều kiện để trẻ có sự trải nghiệp thực tế, khơi gợi sự tìm tòi khám phá


sáng tạo ở trẻ.
- Phối kết hợp với phụ huynh và nhà trường để có sự giáo dục đồng bộ.
- Học tập nghiên cứu tài liệu, học qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua
các buổi hội giảng do nhà trường tổ chức để giúp thực hiện.
21
Phần 3 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1- Kết luận :
Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động ở trường Mầm non lĩnh vực nào cũng quan
trọng, đó là yếu tố giúp trẻ phát triển nhân cách một cách hài hoà và toàn diện giúp
trẻ bước vào đời. Vì vậy chúng ta phải hết sức quan tâm để nâng cao chất lượng
giáo dục ở bậc học, tạo một môi trường lành mạnh, một tâm thế tốt cho trẻ có
những hứng thú khi đến trường và thực sự mang tính chất là một trường học thân
thiện. Với những biện pháp đưa ra nhằm phát triển ở trẻ lĩnh vực phát triển thẩm
mĩ thông qua hoạt động tạo hình phần nào đó đã có sự tác động đến sự phát triển ở
trẻ nâng cao chất lượng giáo dục ở lĩnh vực phát triển thẩm mỹ này.Những sản
phẩm trẻ tạo ra rất đơn giản, ngộ nghĩnh sinh động. Trẻ biết đánh giá khái quát
cao, trẻ phản ánh ấn tượng của bản thân về cái đẹp thông qua các sản phẩm tạo
hình. Trẻ rất thích sử dụng mầu sặc sỡ mang tính chất phản ánh biểu tượng. Mỗi
sản phẩm của trẻ mang một nội dung, một tên gọi khác nhau. Trẻ tham gia vào
hoạt đông tạo hình đã giúp trẻ hình thành các đức tính tốt như: yêu cái đẹp và
mong muốn tạo ra cái đẹp.
2.Khuyến nghị
Để nâng cao việc sử dụng một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ thông qua
hoạt động tạo hình tôi xin mạnh dạn dưa ra một số khuyến nghị như sau:
- Các sở, Phòng GD-ĐT, trường mầm non cần tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt:
Thời gian, kinh phí, để giáo viên không ngừng nâng cao trình độ. Đây là một giải
pháp rất quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục.
- Cẩn trang bị thêm phương tiện dạy học, đồ dùng, tranh ảnh, để phục vụ hoạt
động của trẻ.
- Nhà trường tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động tổng hợp mang tính nghệ


thuật: ngày hội, lễ, hoạt động sân khấu.
- Đối với giáo viên: Luôn tìm tòi sáng tạo, khắc phục những hận chế về điều kiện
cơ sở vật chất để tạo môi trường giáo dục trong hoạt động tạo hình.
22
Do đề tài được áp dụng trong phạm vi nhỏ hẹp ở nhóm lớp, vì thế biện pháp tôi
đưa ra không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp của các cấp lãnh
đạo, ban giám hiệu nhà trường và bạn bè đồng nghiệp góp ý, xây dựng để bổ sung
thêm giúp tôi có được biện pháp tốt hơn để áp dụng trong quá trình giảng dạy.
Xin chân thành cảm ơn!
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình phương pháp hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non- NXBGD
2 Tạp chí giáo dục mầm non
3 Tâm lý, giáo dục học đại cương
4 Sách hướng dẫn thực hiện chương trình trẻ 5-6 tuổi
24
PHỤC LỤC
Nội dung Trang
PHẦN 1 : Mở đầu
Thông tin chung về sáng kiến……………………………… …
Tóm tắt nội dung sáng kiến……………………………………….
PHẦN 2 : Mô tả sáng kiến
1 Lý do chọn đề tài
1.1Cơ sở lý luận…………………………………………………….
1.2Cơ sở khoa học………………………………………………….
2 Phạm vi và đối tượng áp dụng…………………………… …
3 Mục đích của đề tài………………………………………… …
4 Phương pháp nghiên cứu…………………………………….……
5 Thực trạng vấn đề…………………………………………………
6 Các biện pháp thực hiện…………………………………… ……


7 Kết quả đạt được………………………………………….………
9 Bài học kinh nghiệm…………………………………… ………
PHẦN 3 : Kết luận và khuyến nghị…………………… ……
Tài liệu tham khảo………………………………………
Phụ lục………………………………………………….…………
01
02
03
04
04
05
05
05
6- 17
18-20
21
22-23
24
25
25

SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động tạo hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.17 KB, 16 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THẨM MỸ CHO TRẺ 3
TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH”
I - Đặt vấn đề:
Phát triển thẩm mỹ là 1 trong 5 lĩnh vực giáo dục toàn diện cho trẻ Mầm non. Với
mỗi trẻ em nói chung, trẻ mầm non nói riêng đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới
xung quanh, thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn. Trẻ thường tỏ
ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật có nhiều
màu sắc, hay 1 bông hoa đẹp, bức tranh sinh động, đồ chơi ngộ nghĩnh… Với đặc
điểm như vậy nên năng khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ.
Vì vậy việc giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo để ươm
trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai.
Nội dung hoạt động tạo hình trong trường mầm non là 1 phương tiện phát triển thẩm
mỹ cho trẻ rất hữu hiệu. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các chức
năng tâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộc trẻ
phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng, ham muốn tạo ra cái
đẹp. Đây là yếu tố cần thiết góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách.
* Cơ sở lí luận:
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 3 tuổi, đây là giai đoạn đầu tuổi mẫu giáo,
vận động của trẻ còn ở mức độ thấp ( kỹ năng cầm bút, thao tác cắt, xé dán…còn
vụng). Một mặt do trẻ mới rời gia đình đến lớp với cô với bạn, lúc này môi trường
sống, sinh hoạt của trẻ rộng hơn, mọi sự vật hiện tượng xung quanh trẻ còn rất mới
lạ, trẻ chưa có khái niệm về cái gì cụ thể. Mặt khác vốn ngôn ngữ của trẻ còn quá ít.
Trẻ chưa thể diễn đạt nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc. Vì vậy hoạt
động tạo hình chính là một thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của
mình với mọi người xung quanh. Để tạo ra một sản phẩm đẹp trước hết trẻ phải hiểu
về cái đó, có tình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó, thì trẻ mới hoàn thành sản
phẩm đó được. Chính từ các hoạt động đó sẽ làm phát triển tình cảm thẩm mỹ của
trẻ.
* Cơ sở thực tiễn:


Tuổi mầm non trẻ ham thích được hoạt động tạo hình nhất là việc sử dụng bút màu
tạo thành sản phẩm theo ý của trẻ, bút lông sử dụng màu nước dùng giấy để xé, vò…
theo ý của trẻ đẻ tạo ra 1 sản phẩm mà trẻ thích, dùng đất để nặn thành các đồ vật,
con vật mà trẻ yêu thích…chính từ các sản phẩm trẻ tạo ra, trẻ đặt tên gọi ,và tưởng
tượng ra những gì trẻ thích, từ đó làm nảy sinh tình cảm yêu cái đẹp, hướng tới cái
đẹp đây là yếu tố cần thiết góp phần phát triển toàn diện cho trẻ . Đó là lý do tôi chọn
đề tài “ Một ssố biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình”
II- Thực trạng những vấn đề tồn tại trong quá trình thực hiện tổ chức dạy trẻ
hoạt động tạo hình ở trẻ 3 tuổi.
* Những điểm yếu và tồn tại
1.Về phía giáo viên:
Quá trình tổ chức còn nặng về kết quả sản phẩm, cô chưa chú ý dạy kỹ năng tạo hình
cho trẻ.
Khi triển khai thực hiện chương trình thí điểm giáo dục Mầm non mới giáo viên còn
nặng nhiều về vấn đề xây dựng kế hoạch, phát triển nhận thức và ngôn ngữ, phát
triển thẩm mỹ thường thiên về cảm thụ nghệ thuật âm nhạc, chưa chú ý phát triển
nghệ thuật tạo hình ở trẻ.
Chưa có khả năng tạo cảm hứng cho trẻ khi học tạo hình.
Chưa biết tận dụng môi trường xung quanh để tạo cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ.
2.Về phía trẻ:
3/4 số trẻ trong lớp chưa qua nhà trẻ nên kỹ năng cầm bút, tô vẽ chưa có. Trẻ còn
nhút nhát không tích cực hoạt động.
Ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, trẻ phát âm chưa rõ, chưa diễn tả được ý hiểu của
mình đối với người khác.
3. Về cơ sở vật chất điều kiện:
Phòng học diện tích hẹp, cấu trúc không hợp lý nên việc tổ chức giờ hoạt động tạo
hình còn gặp rất nhiều trở ngại như không có diện tích trưng bày sản phẩm.
Môi trường cho trẻ hoạt động còn nghèo nàn.
Từ những khó khăn trên tôi cũng có được những thuận lợi sau:
Là lớp điểm về đổi mới hình thức tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ 3 tuổi.


Được sự động viên quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu.
Phát huy từ những thuận lợi sẵn có, khắc phục một số khó khăn còn tồn tại, tôi đi sâu
vào nghiên cứu “ Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi học tốt môn tạo hình”.
III- Các giải pháp thực hiện:
1, Cung cấp hiểu biết về cái đẹp , tạo cho trẻ có cảm xúc về cái đẹp –Thông qua
việc tạo môi trường trong lớp học và ngoài lớp học.
Trang trí tạo môi trường nghệ thuật để gây cảm xúc, gây ấn tượng cho trẻ về
nghệ thuật tạo hình.
Tạo môi trường đẹp trong lớp là để khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên tác động vào trẻ
là toàn bộ sự bài trí, cách sắp xếp trang trí lớp học của bé. Bé quan sát xung quanh
xem lớp mình có khác nhà bé không? Có đẹp hơn nhà bé không? Chính môi trường
lớp học sẽ tạo ấn tượng khó phai trong bé. Đây là tác động cần thiết để hình thành
cảm xúc nghệ thuật cho trẻ. Vì vậy tôi đã tìm hiểu yêu cầu của chủ điểm, căn cứ vào
cấu trúc phòng học của lớp mình và đặc điểm tâm lí của trẻ ở độ 3 tuổi mà tạo môi
trường nghệ thuật xung quanh trẻ.
Với môi trường trong lớp: Các mảng chính trong lớp như mảng chủ điểm, các tiêu đề
của các góc. Để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ngộ
nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và có tên thật gần gũi với trẻ.
VD: Mảng chủ điểm thường ở vị trí chính để trẻ dễ nhìn dễ thấy. Nội dung của mảng
chủ đề thường tổng hợp các hình ảnh về chủ điểm: Như chủ điểm trường Mầm non:
Có hình ảnh ngôi trường, đu quay, cầu trượt…có cô giáo cùng bé đi dạo…
+ Các góc hoạt động như góc gia đình tôi đặc biệt là “ Tổ ấm 3A1” trong đó có hình
ảnh Mẹ và bé mặc tạp dề nấu cơm, có đồ dùng dụng cụ chế biến. Hay góc xây dựng
tôi lấy tên: Kiến trúc sư tí hon, công trình mơ ước…có hình ảnh các bé hoặc các con
vật đang chuyển các vật liệu xây dựng, đang làm các bác thợ xây dựng từ các hình
ảnh ngộ nghĩnh ở phía trên mảng tường. Còn phía mảng tường tôi thường làm bằng
nhựa trong hoặc thảm gai trong đó có các sản phẩm do chính tay trẻ làm để gài vào
làm tranh trang trí cho góc đó.
Để phát huy tối đa tác dụng của môi trường hoạt động sau khi chuyển chủ điểm ta
cần thay đổi nội dung chủ điểm mới. Tôi đã cùng trẻ thảo luận và đặt tên cho chủ


điểm mới và tên của góc chơi của mình. Nội dung của các góc tôi giới thiệu cho trẻ
về các sản phẩm bằng các ngôn ngữ nghệ thuật để tích luỹ cho trẻ có vốn hiểu biết về
nghệ thuật và say mê nghệ thuật. Từ đó kích thích lòng ham muốn thích tham gia tạo
sản phẩm nghệ thuật để có sản phẩm trang trí lớp học của mình.
VD: ở mảng hoạt động tạo hình :
Tôi giới thiệu đây là ngôi nhà nghệ thuật của chúng mình. Chúng mình hãy cùng
chọn một cái tên thật hay để đặt cho nó nhé. Nào ai có ý kiến cô gợi ý các tên như
sau: Hoạ sĩ nhí, bé khéo tay, bé làm hoạ sĩ, hoạ sĩ tí hon…Cho trẻ thảo luận và lựa
chọn nếu trẻ nào nghĩ được tên khác hay hơn cô có thể chọn làm tên góc hoạt động.
Bây giờ ngôi nhà này đã có tên rồi: cô giới thiệu với chúng mình đây là hình ảnh hai
bạn gấu đang tập vẽ tranh, bạn thỏ đang nặn…tranh này do cô tự làm lấy chúng mình
thấy có gì đẹp không? Còn đây là bức tranh vẽ về ngôi nhà mơ ước của bạn Tuấn
năm trước học ở đây, còn đây là tranh dán hình ngôi nhà của bạn Thuỳ Linh, còn đây
là con Gà, con Vịt, quả Cam…Bây giờ cô muốn mỗi bạn hãy làm thật nhiều những
sản phẩm để trang trí cho ngôi nhà của chúng mình đẹp hơn nhé. Cô muốn trong lớp
mình ai cũng có sản phẩm được trang trí lên từng ngôi nhà nhỏ của chúng mình để
cô thay các tranh vẽ của các bạn cũ, chúng mình có đồng ý không?
Từ lời gợi mở như vậy đã kích thích trẻ tạo ra sản phẩm mới.
Để gây hứng thú cho trẻ trong góc tạo hình thì tuỳ theo từng chủ điểm tiến hành mà
tôi có thể chuẩn bị mảng cung cấp kiến thức, các nguyên vật liệu phù hợp và phong
phú về chủng loại.
VD: Giấy màu, tranh ảnh cũ, báo tạp chí sáp màu, màu nước, đất nặn, vải vụn, len
sợi, rơm rạ, lá cây, cỏ hạt dưa, vỏ trứng…
ở đây nguyên vật liệu thì giáo viên luôn để ở trạng thái mở giúp trẻ dễ lấy để sử dụng
khi vào hoạt động. Bên cạnh đó giáo viên chuẩn bị một bức tranh hay 1 sản phẩm tạo
hình mà tôi đã cung cấp hoặc sắp cung cấp trên hoạt động chung để làm mảng cung
cấp kiến thức cho trẻ thu hút sự chú ý của trẻ trong các giờ đón và trả trẻ, giờ hoạt
động góc, kết hợp với lời gợi ý trẻ vào góc chơi. Từ đó giúp trẻ được củng cố và làm
quen kiến thức đó giúp trẻ tăng thêm vốn kiến thức, kỹ năng hơn trong giờ hoạt động
chung.


VD: Với chủ đề: “ Thế giới động vật” ở góc tạo hình tôi nặn một số con vật( gà, thỏ,
mèo, trâu, voi…) bày ở giá hoặc tranh một số con vật bằng các thể loại như vẽ, xé
dán, tô màu…để cung cấp kiến thức cho trẻ. Khi trẻ vào góc chơi hoặc giờ đón trả
trẻ tôi thu hút gợi ý trẻ quan sát những sản phẩm đó:
V/D : + Đây là con gì? Cô nặn như thế nào?
+ Đây là bức tranh gì? Tranh làm bằng gì?
Khi thực hiện các đề tài “ Nặn con vật, vẽ con gà…” trẻ đã có vốn kiến thức hiểu
biết qua các sản phẩm thì trẻ sẽ tự tin hơn và thực hiện tốt hơn.
Hoặc VD: Với chủ đề: “ Thế giới thực vật” đề tài “ Các loài hoa” tôi chuẩn bị một
số tranh vẽ, xé, chấm màu về các loại hoa làm tranh cung cấp kiến thức cùng với các
nguyên vật liệu phù hợp với tranh tôi cung cấp cho trẻ…
Khi trẻ vào góc chơi tôi gây hứng thú tạo tình huống cho trẻ bằng cách:
- Đố trẻ cô có bức tranh gì?
- Các bông hoa được làm như thế nào?
Sau đó cho trẻ kể về bức tranh đó cuối cùng cô khái quát về một số đặc điểm chung
cơ bản của một số loại hoa đó và chất liệu cô đã sử dụng để làm.
Với những nhóm trẻ chưa thể hiện được cô có thể hướng dẫn trẻ 1 cách tỉ mỉ hơn về
cách ( Vẽ, xé, chấm màu…) hoặc cô kết hợp làm chung với trẻ về bức tranh đó kết
hợp với lời động viên khuyến khích giúp trẻ có tâm thế hơn.
Như vậy với đề tài về “ hoa” khi giáo viên tiến hành cho trẻ thực hiện theo nhiều
hình thức khác nhau sẽ tạo cho trẻ cảm giác thoả mái, không gò bó, chán nản giúp trẻ
sẽ tích cực hoạt động sâu hơn trong góc chơi từ đó đối tượng cô định cung cấp hoặc
củng cố cho trẻ sẽ dần dần được hình thành trong tâm trí của trẻ. Từ đó sẽ giúp trẻ
phát triển khả năng, kỹ năng về tạo hình. Không những chỉ có góc tạo hình mới phát
huy khả năng tạo hình của trẻ mà ở các góc chơi khác giáo viên cũng có thể rèn
luyện kỹ năng về tạo hình cho trẻ. Cụ thể:
+ Góc học tập:
Trong góc học tập luôn có nội dung cung cấp cho trẻ cung cấp về toán và môi trường
xung quanh thông qua các môn học đó giáo viên thiết kế lựa chọn các trò chơi, nội
dung để củng cố cung cấp cho trẻ. Từ đó giáo viên có thể lồng ghép rèn luyện kỹ


năng tạo hình cho trẻ.
VD: Với nội dung toán: “ Tô màu theo yêu cầu của cô” thì giáo viên kết hợp rèn
luyện cho trẻ kỹ năng cầm bút và kỹ năng tô màu.
VD: Với nội dung môi trường xung quanh: Cô cho trẻ được cắt dán tranh ảnh, đồ
dùng, con vật theo chủ đề tiến hành, cô kết hợp rèn luyện kỹ năng cầm kéo, cắt và
phết hồ cho trẻ.
+ Góc sách: Là một góc yên tĩnh nhất, khi vào góc sách trẻ được xem các loại sách,
tô vẽ, làm tranh chuyện, kể chuyện sáng tạo cùng cô kể về các đồ dùng có liên quan
tới chủ đề đang thực hiện thì giáo viên củng có thể nhẹ nhàng đưa kiến thức, kỹ năng
hoạt động tạo hình rèn thêm cho trẻ.
VD: Cô hướng dẫn trẻ tô tranh truyện, hướng dẫn cách tô màu cho bức tranh thêm
đẹp.
Như vậy ở trong mỗi góc chơi, nhóm chơi chỉ có một nhóm trẻ hoặc một cá nhân
tham gia hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên muốn rèn trẻ cá biệt yếu
kém hoặc củng cố kỹ năng cho trẻ. Từ đó giúp trẻ phát triển hơn về khả năng tạo
hình.
Do phòng học trật tôi đã tận dụng không gian bên ngoài như hiên của phòng học làm
nơi trưng bày sản phẩm của trẻ. Tôi bố trí mỗi trẻ có một ô để gài sản phẩm được
nhận xét đánh giá của trẻ được trẻ tự tay cầm ra ô của mình cài vào. ở đây trẻ được
quan sát toàn bộ sản phẩm của mình và của bạn. Trẻ có thể tự so sánh bài của ai đẹp
hơn, ai xấu hơn, nếu bài của bé xấu thì bé phải cố lên lần sau phải làm cho đẹp hơn
để bằng bạn hoặc làm đẹp hơn để có bài trang trí trong các góc. Từ kết quả đó sẽ
kích thích lòng ham muốn say mê học tạo hình của trẻ.
Ngoài ra tôi còn trang trí xen kẽ trồng cây xanh, sắp xếp đồ dùng đồ chơi cho hợp lí
để tạo môi trường thực sự phù hợp với tâm lý của trẻ để trẻ hứng thú tham gia hoạt
động tạo hình.
Đồng thời thông qua hoạt động ngoài trời trẻ được chơi với lá cây nên tôi tận dụng
luôn các lá cây đó giúp trẻ sáng tạo thể hiện các sản phẩm tạo hình để làm giàu vốn
kinh nghiệm cho trẻ và kết hợp rèn luyện các kỹ năng về tạo hình cho trẻ.
Tóm lại việc tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ là một việc làm rất quan trọng góp phần


nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ.
2, Rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ.
Thực tế đã chứng minh : Trẻ 3 tuổi tri giác sự vật hiện tượng bằng tư duy trực quan
hành động nên rất cần sự hỗ trợ của cô nên dẫn tới kỹ năng tạo hình của trẻ còn yếu
như: Kỹ năng cầm bút còn ngượng, nét vẽ tô còn vụng, sử dụng đường nét vụng về.
Trẻ chưa vẽ được nét gấp khúc mà chỉ mới sử dụng nét thẳng, nét xiên để vẽ và tô
màu. Chính vì vậy mà cô phải đưa ra các biện pháp rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ.
Từ việc tạo môi trường thẩm mỹ xung quanh lớp để gây ấn tượng, kích thích lòng
ham muốn ở trẻ tạo ra sản phẩm để được trưng bày trang trí trong lớp. Để phát huy
tính tích cực hoạt động ở trẻ, một trong những phương pháp của quá trình đổi mới là
lấy trẻ làm trung tâm, trẻ phải được hoạt động và sản phẩm của trẻ phải đa dạng,
phong phú, sáng tạo.
Để giúp trẻ làm được sản phẩm vấn đề đặt ra là cần dạy trẻ 1 số kỹ năng cơ bản tạo
hình. Vì vậy tôi đã tiến hành dạy trẻ 1 số kỹ năng tạo hình cơ bản sau:
+ Kỹ năng cầm bút tạo ra các đường nét nghệ thuật:
Đây là thao tác tương đối khó khăn đối với trẻ 3 tuổi vì vậy khi dạy trẻ tôi tiến hành
dạy trẻ các thao tác từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, các hoạt động đó được
liên tục thực hiện tạo thành kỹ năng .
VD: Đầu tiên tôi cho trẻ cầm bút di màu theo ý thích của trẻ. Sau đó di màu các hình
ảnh to rõ nét, ít chi tiết. Khi trẻ đã cầm bút khá thành thạo tôi cho trẻ tập vẽ nét cơ
bản như: Nét vẽ cuộn len, vẽ mưa rơi ( nét xiên, vẽ nét thẳng, vẽ nét ngang…)
Khi trẻ đã cầm bút thành thạo tôi hướng dẫn cho trẻ tập vẽ các bức tranh sáng tạo
theo ý thích của trẻ. ở giai đoạn này chưa đòi hỏi trẻ phải tạo được bức tranh hoàn
chỉnh mà chỉ yêu cầu trẻ tưởng tượng và đặt tên cho bức tranh của mình là được.
+ Cho trẻ làm quen với bút lông, màu nước:
Sau khi trẻ cầm bút chì vẽ khá thành thạo, tôi thực hiện mức độ cao hơn là cho trẻ
làm quen với bút lông, màu nước. ở trẻ 3 tuổi việc sử dụng màu nước là rất khó,
xong thực tế tiếp xúc với trẻ tôi thấy việc cho trẻ sử dụng màu nước trẻ rất hứng thú.
Khi làm tôi tổ chức như sau:
- Bước 1: Chọn và sử dụng màu không có keo, chỉ dùng màu bột pha nước ( đặc tính


của màu này là màu sắc đẹp nhưng dễ rửa, không mất vệ sinh). Để gây hứng thú cho
trẻ hoạt động tôi cho trẻ in bàn tay, bàn chân ( ở chủ điểm bản thân). Từ những bàn
tay, bàn chân nhỏ nhắn của bé được in bằng các màu khác nhau đem trang trí lên
tường làm bé rất thích thú, luôn luôn đòi cô cho tập làm hoạ sĩ.
- Bước 2: Tôi cho trẻ dùng bút lông vẩy màu hoặc phết màu. yêu cầu kỹ năng trẻ
làm: cầm bút chấm vào màu, gạt nhẹ vào mép hộp để màu không vung vãi lung tung.
Sau đó để cách mặt tờ giấy đến bút 1 khoảng cách từ 25 – 30 cm vẩy nhẹ theo ý của
trẻ, có thể đan xen các màu bằng các bút khác nhau. ở kỹ năng này cô dạy trẻ có thói
quen dùng bút nào màu ấy để tạo bức tranh có màu sắc đẹp.
+ Dạy trẻ kỹ năng nặn, xé, dán:
Đối với trẻ 3 tuổi vận động tinh của trẻ phát triển ở mức độ thấp. Vì vậy cần rèn
luyện cho trẻ 1 số kỹ năng cơ bản sử dụng đất để tạo ra sản phẩm.
VD: dạy trẻ làm các động tác xoay tròn, ấn bẹt, năn dọc.
Khi xé dàn tôi cho trẻ tập xé từ đơn giản đến phức tạp đó là: xé thẳng, xé vụn , xé lân
tay hình tròn…
Dạy trẻ kỹ năng phết hồ, đây là kỹ năng khó đối với trẻ 3 tuổi. Vì vậy khi trẻ dán cô
dạy trẻ kỹ năng đặt hình sắp xếp bố cục trước sau đó lật nên phết hồ ở phía sau của
giấy. Làm như vậy trẻ dễ thao tác và định hình được sản phẩm của mình định làm ra
nó.
Kỹ năng tạo hình ở trẻ được thuần thục thì mỗi giáo viên cần phải thường xuyên rèn
luyện cho trẻ các kỹ năng trên,
Tóm lại từ các việc làm tỉ mỉ thường xuyên như vậy nên kỹ năng tạo hình của trẻ lớp
tôi tăng lên rõ rệt.
3, Sử dụng các học liệu, phế liệu dạy trẻ làm đồ chơi:
Như chúng ta đã biết sản phẩm của hoạt động tạo hình là 1 dạng sản phẩm đặc biệt.
Trong sản phẩm nó chứa đựng tâm hồn, cảm hứng của người tạo ra nó, nó còn là
ngôn ngữ riêng để biểu đạt tình cảm của người sáng tạo ra.
Tôi thấy rằng phương tiện giúp trẻ đạt được mục đích đó là sự sáng tạo nghệ thuật ở
trẻ. Tôi đã tận dụng các học liệu có sẵn để dạy trẻ làm đồ chơi.
VD: Dạy trẻ làm đồ chơi bằng các loại lá cây.


Trong giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ nhặt các loại lá ở sân trường, cô chuẩn bị 1
ít lá xanh các loại để vào giờ hoạt động tạo hình hoặc hoạt động góc hướng cho trẻ
làm.
VD: Chủ đề bản thân cho trẻ làm nhà tạo mẫu làm ra các trang phục ngộ nghĩnh
bằng lá cây ( chủ yếu là lá vàng và lá khô). Dạy trẻ tự xé hoặc sắp xếp những chiếc lá
thành bộ sưu tập thời trang giành cho trẻ.
Chủ đề phương tiện giao thông: dạy trẻ làm những chiéc tàu, thuyền buồm…
Chủ đề thế giới động vật:
Cái bồng bèo tây làm con gà, cái đuôi là lá bèo, chân gà là 2 cái tăm cắm vào hay
cái bồng dài làm con chó. Lá chuối làm con mèo. Lá dừa làm chong chóng, con châu
chấu, bẹ bắp ngô lá chuối khô làm búp bê…
Hay tận dụng giấy gói quà sinh nhật và những hạt sỏi hoặc cắt xốp ra cho trẻ gói kẹo
( sản phẩm này trẻ vừa làm đồ chơi ở góc bán hàng, vừa làm đồ dùng học toán: so
sánh kẹo to kẹo nhỏ, so sánh số lượng nhiều – ít, phân biệt kẹo màu xanh – màu đỏ –
màu vàng …).
Tận dụng giấy báo cũ, giấy in phô tô…cho trẻ vo giấy, mỗi trẻ một ít xếp chồng lên
nhau có sự giúp đỡ của cô( dùng hồ gắn kết giấy vo lại để tạo thành hòn non bộ trang
trí ở góc tạo hình rất đẹp).
Tận dụng giấy thừa, các tờ lịch cũ cô giúp trẻ đóng thành các quyển sách, sau đó cho
trẻ sưu tầm tranh ảnh cắt hoặc xé dán vào, mỗi trẻ cảm nhận cái đẹp riêng về quyển
sách mình được cô giúp đỡ làm, từ đó có cảm hứng sáng tạo ra những câu chuyện kể
cho cô và các bạn nghe. Cách làm này có tác dụng rất tích cực trong quán trình hình
thành tình cảm thẩm mỹ và phát triển ngôn ngữ độc thoại của trẻ 3 tuổi.
Trong lớp tôi tạo ra mảng có tiêu đề: “ Bộ sưu tập của bé” ở đây mỗi trẻ có 1 ký hiệu
riêng( Như ca cốc) mỗi ký hiệu đó có đính nhựa trong để gài sản phẩm. Đến mỗi chủ
điểm tôi gợi ý và phát động thi đua giữa các bé. Sưu tầm và cắt các hình ảnh về chủ
điểm cô sẽ lấy ra cùng cả lớp kiểm tra xem ai sưu tầm được nhiều hình ảnh đẹp nhất.
Biện pháp này đã giúp trẻ ý thức qua sát sự vật xung quanh để sưu tầm hình ảnh đẹp,
phù hợp với chủ điểm xong cô và trẻ có các tư liệu đó làm sản phẩm tiếp theo như
lựa chọn ảnh làm anbun về chủ điểm hình thức này trẻ rất thích.


Ngoài ra tôi thấy hiện nay các vỏ hộp bánh, hộp đựng mỹ phẩm thường có màu sắc
rất đẹp lại cứng nên tôi đã tận dụng bằng cách cắt nan giấy để dạy trẻ tập đan nong 1.
ở đây thông thường vỏ hộp có 1 mặt màu và 1 mặt trắng vì vậy khi cho trẻ thực hành
tôi hướng dẫn trẻ chú ý 1 nan úp xuống còn 1 nan để mặt trắng lên. Đây là hoạt động
rèn tính kiên trì, tỉ mỉ của trẻ rất tốt. Khi quan sát hoạt động tôi thấy có trẻ say mê để
đan cho được 1 sản phẩm để khoe với cô.
Hay vỏ hạt dưa, giấy màu vụn, vỏ trấu, cọng rơm cho trẻ cùng trang trí hình ảnh
cùng cô làm chủ điểm.
Nói tóm lại để giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình thì giáo viên phải
làm tốt công tác chuẩn bị, chuẩn bị từ tranh ảnh vật mẫu đến các nguyên vật liệu phù
hợp và đủ với số lượng cho tất cả mọi trẻ đều được tham gia hoạt động. Có như vậy
thì giờ hoạt động chung của cô mới đảm bảo, từ đó sẽ thu được kết quả cao hơn.
4, Phối kết hợp với phụ huynh:
Để nâng cao hoạt động tạo hình cho trẻ và để có sự giáo dục đồng bộ giữa gia đình
và nhà trường là 1 việc làm hết sức cần thiết bởi tôi nhận thấy rằng tất cả mọi khó
khăn trong học tập không thể thiếu được vai trò giải quyết khó khăn của phụ huynh.
Vì vậy ngay từ đầu năm học để phụ huynh hiểu thêm về hoạt động tạo hình tôi đã tổ
chức 1 số tiết học mẫu để giúp phụ huynh có nhận thức sâu sắc hơn về hoạt động tạo
hình đồng thời tôi thường xuyên gặp gỡ trao đổi với các bậc phụ huynh về tầm quan
trọng của hoạt động tạo hình trong trường mầm non nói chung và đổi mới trẻ 3 tuổi
nói riêng. Hoạt động tạo hình không chỉ giúp trẻ khả năng thẩm mỹ, biết nhìn nhận
cái đẹp và đánh giá cái đẹp mà còn giúp trẻ rèn luyện đôi bàn tay khéo léo, vững
chắc, linh hoạt hơn tạo tiền đề cho các độ tuổi khác nhau.
Bên cạnh đó trước khi tiến hành các đề tài tạo hình tôi thường xuyên trao đổi, thông
báo với phụ huynh về các đề tài để phụ huynh có thể trò chuyện với trẻ ở tại gia đình
về các đề tài đó, từ đó giúp trẻ hiểu trước, hiểu sâu hơn , có cảm xúc về đề tài từ đó
trẻ sẽ hứng thú hoạt động khi cô đưa đề tài đó ra.
VD: Với đề tài: “Vẽ hoa mùa xuân” theo chủ đề thế giới thực vật tôi hướng dẫn phụ
huynh về nhà cho trẻ quan sát và trò chuyện bằng các câu hỏi:
- Đây là hoa gì?


- Nó có màu gì? Cánh hoa như thế nào? …hoa dùng để làm gì ? …. Như vậy với
biện pháp trên đã giúp phụ huynh nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môn
học, từ đó tôi động viên khuyến khích mua thêm đồ dùng, giấy bút, vở bé tập tô màu,
tìm các hình ảnh sinh động trong sách báo, tạp chí để phụ huynh có thể dạy trẻ. Nặn,
tô màu, xé dán, chấm màu trang trí trên các tranh ảnh tạo cho trẻ có kỹ năng hơn.
Nhắc nhở phụ huynh trẻ nên động viên khuyến khích trẻ kịp thời khi trẻ có sự cố
gắng.
Tóm lại có thể nói rằng để nâng cao chất lượng giờ học thì đòi hỏi người giáo viên
phải có những biện pháp hữu hiệu nhất để giúp trẻ học tốt hơn.
IV- Kết quả:
Từ khi áp dụng các biện pháp trên đến nay tôi đã thu được một số kết quả đáng kể
như sau:
Nội
dung
Trước khi áp
dụng biện pháp
Sau khi áp dụng biện pháp
1. Về
học
sinh
- 25% trẻ hứng
thú
- 40% trẻ tạo ra
được sản phẩm.
- 90% trẻ hứng thú tham gia
HĐTH
- 80-85% trẻ tạo được sản phẩm
theo yêu cầu của cô.
- 15-25% trẻ có
kỹ năng khi tham


gia vào hoạt
động tạo hình
-10% trẻ nói
được tên sản
phẩm của mình
- 75-85% trẻ có kỹ năng khi tham
gia hoạt động tạo hình.
- 70% trẻ đặt tên được sản phẩm
của mình
* Đối với giáo viên:
- Tạo được môi trường phong phú phù hợp với nội dung của từng chủ điểm
- Có kỹ năng tổ chức các hoạt động tạo hình một cách tự tin, linh hoạt
- Lớp học được trang trí bằng các sản phẩm của trẻ, cô giáo đỡ vất vả khi mỗi lần
thay chủ điểm
-Qua các đợt kiểm tra được nhà trường đánh giá xếp loại tốt.
V- Bài học kinh nghiệm:
Từ việc áp dụng các biện pháp trên vào giảng dạy đạt kết quả tôi rút ra một số bài
học kinh nghiệm sau:
1/ Giáo viên phải kiên trì, tỉ mỉ, tạo môi trường lớp phong phú phù hợp với đặc điểm
thực tế của lớp, của trẻ để tạo cảm xúc yêu vẻ đẹp của thiên nhiên quanh trẻ.
2/ Tạo cho trẻ có ấn tượng đẹp về lớp, giới thiệu cho mọi trẻ hiểu rõ và cùng tham
gia vào môi trường hoạt động tạo hình.
3, Rèn luyện kỹ năng cho trẻ, cần tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
4, Sưu tầm, làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ hoạt động từ một số nguyên liệu sẵn có
trong thiên nhiên để dạy trẻ.
5, Phối kết hợp với phụ huynh và nhà trường để có sự giáo dục đồng bộ.
VI – Kết luận chung:
Hoạt động tạo hình trong trường Mầm non là phương tiện phát triển thẩm mỹ cho
trẻ, để trẻ có lòng đam mê với nghệ thuật, hướng tới cái đẹp trong cuộc sống. Đòi hỏi
mỗi giáo viên chúng ta nói chung, cô giáo dạy 3 tuổi nói riêng cần chú ý


Tạo cho trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, có cảm xúc với cái đẹp trong
cuộc sống, bồi dưỡng 1 số kỹ năng cơ bản cần thiết như: cầm bút, sử dụng các
nguyên liệu như màu nước, giấy, hồ dán…Để tạo ra sản phẩm trẻ yêu thích. Đây là
tiền đề đầu tiên, là yếu tố cần thiết để giúp trẻ tự tin học tốt các hoạt động ở độ tuổi
tiếp theo.
Chính vì vậy để làm tốt việc này, đòi hỏi cô giáo cần có tâm huyết yêu trẻ và sự phối
hợp đồng bộ của nhà trường và gia đình. Có làm được như vậy mới giúp trẻ có được
môi trường tốt phát triển toàn diện đưa trẻ hướng tới “ Chân – Thiện – Mỹ”.
Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình học tập và công tác của
bản thân tôi. Tôi xin mạnh dạn trình bày với các bạn đồng nghiệp mong được sự
đóng góp của các đồng chí trong Ban giám hiệu và các bạn. Để từ đó bản thân tôi rút
ra được các kinh nghiệm sâu sắc hơn khi tổ chức cho trẻ trong hoạt động tạo hình đạt
kết quả tốt.

ĐỀ TÀI “ Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình”

Tham khảo bài viết 'đề tài “ một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình”', tài liệu phổ thông, mầm non - mẫu giáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Download

Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. §Ò tµi: “MétsèbiÖnph¸pph¸ttriÓnthÈmmüchotrÎ3tuæith«ngquaho¹t ®éngt¹oh×nh” PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1. Đặt vấn đề: Phát triển thẩm mỹ là 1 trong 5 lĩnh vực giáo dục toàn diện cho trẻ Mầm non. Với mỗi trẻ em nói chung, trẻ mầm non nói riêng đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn. Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật có nhiều màu sắc, hay 1 bông hoa đẹp, bức tranh sinh động, đồ chơi ngộ nghĩnh… Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ. Vì vậy việc giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo để ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai. Nội dung hoạt động tạo hình trong trường mầm non là 1 phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ rất hữu hiệu. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện t ượng xung quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng tạo, ham muốn tạo ra cái đẹp. Đây là yếu tố cần thiết góp ph ần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách. 2. Cơ sở lí luận: Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 3 tuổi, đây là giai đoạn đầu tu ổi mẫu giáo, vận động của trẻ còn ở mức độ thấp ( kỹ năng cầm bút, thao tác cắt, xé dán…còn vụng). Một mặt do trẻ mới rời gia đình đến lớp với cô v ới bạn, lúc này môi trường sống, sinh hoạt của trẻ rộng hơn, mọi sự vật hi ện tượng xung quanh trẻ còn rất mới lạ, trẻ chưa có khái niệm về cái gì cụ thể. Mặt khác vốn ngôn ngữ của trẻ còn quá ít. Trẻ chưa thể di ễn đ ạt nguy ện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc. Vì vậy hoạt động tạo hình chính là một thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói c ủa mình v ới m ọi người xung quanh. Để tạo ra một sản phẩm đẹp trước hết trẻ phải hiểu về NguyÔnThÞHuÕ 1 TrêngMÇmnon§¹iThµnh
  2. §Ò tµi: “MétsèbiÖnph¸pph¸ttriÓnthÈmmüchotrÎ3tuæith«ngquaho¹t ®éngt¹oh×nh” cái đó, có tình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó, thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm đó được. Chính từ các hoạt động đó sẽ làm phát triển tình c ảm th ẩm mỹ của trẻ. 3. Cơ sở thực tiễn: Tuổi mầm non trẻ ham thích được hoạt động tạo hình nhất là việc sử dụng bút màu tạo thành sản phẩm theo ý của trẻ, bút lông sử dụng màu nước dùng giấy để xé, vò… theo ý của trẻ đẻ tạo ra 1 sản phẩm mà trẻ thích, dùng đ ất để nặn thành các đồ vật, con vật mà trẻ yêu thích…chính từ các sản phẩm trẻ tạo ra, trẻ đặt tên gọi ,và tưởng tượng ra những gì trẻ thích, từ đó làm n ảy sinh tình cảm yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp đây là yếu tố cần thiết góp phần phát triển toàn diện cho trẻ . Đó là lý do tôi chọn đ ề tài “ Một ssố bi ện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. Tôi đi nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu “Một số biện pháp phát tri ển thẩm mỹ cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động tạo hình”. Từ đó tôi đưa ra những kế hoạch, những biện pháp, những nội dung đ ể giáo dục thẩm mỹ cho phù hợp với trẻ 3 tuổi. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU. 1. Đối tượng nghiên cứu: “Tìm hiểu một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động tạo hình”. 2. Khách thể: Trẻ Mẫu giáo bé 3-4 tuổi trường Mầm non Đại Thành- Hiệp Hòa- Bắc Giang. IV. NHIỆN VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. - Tìm hiểu cơ sở lý luận và vai trò của đề tài. - Tìm hiểu thực trạng vấn đề nghiên cứu. - Xây dựng một số hình thức đổi mới vào hoạt động phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động tạo hình V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. NguyÔnThÞHuÕ 2 TrêngMÇmnon§¹iThµnh
  3. §Ò tµi: “MétsèbiÖnph¸pph¸ttriÓnthÈmmüchotrÎ3tuæith«ngquaho¹t ®éngt¹oh×nh” 1. Phương pháp củng cố về cái đẹp, tạo cho trẻ có cảm xúc về cái đẹp thông qua việc tạo môi trường trong lớp học và ngoài lớp học. 2. phương pháp rèn luyện tài năng thẩm mỹ của trẻ 3. Phương pháp sử dụng tài liệu, phế liệu làm đồ chơi 4. Phương pháp phối hợp với phụ huynh PHẦN II NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, KẾT QUẢ, ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI I. NỘI DUNG-PHƯƠNG PHÁP. * Thực trạng vấn đề nghiên cứu. Trường Mầm non Đại Thành những năm trở lại đây đã thực hiện tốt chuyên đề phát triển thẩm mỹ cho trẻ đặc biệt là thông qua hoạt động tạo hình. Trường đã cung cấp đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, tài liệu phục vụ cho việc phát triển thẩm mỹ cho trẻ nhất là thông qua hoạt động tạo hình. Đội ngũ giáo viên đã cố chuyên môn nghiệp vụ chăm sóc giáo dục trẻ t ương đối tốt. Phụ huynh và địa phương đã thống nhất mua sắm đồ dùng đồ chơi trong lớp cũng như ngoài trời để phục vụ cho trẻ. Tuy nhiên việc vận dụng “một số biện pháp phát tri ển th ẩm m ỹ cho tr ẻ 3 tu ổi thông qua hoạt động tạo hình” ở trường tôi còn một số bất cập sau: - Quá trình tổ chức còn nặng về kết quả sản phẩm, cô chưa chú ý dạy kỹ năng tạo hình cho trẻ. - Khi triển khai thực hiện chương trình thí điểm giáo dục Mầm non mới giáo viên còn nặng nhiều về vấn đề xây dựng kế hoạch, phát triển nhận thức và ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ thường thiên về cảm thụ nghệ thuật âm nhạc, chưa chú ý phát triển nghệ thuật tạo hình ở trẻ. - Chưa có khả năng tạo cảm hứng cho trẻ khi học tạo hình. NguyÔnThÞHuÕ 3 TrêngMÇmnon§¹iThµnh
  4. §Ò tµi: “MétsèbiÖnph¸pph¸ttriÓnthÈmmüchotrÎ3tuæith«ngquaho¹t ®éngt¹oh×nh” - Chưa biết tận dụng môi trường xung quanh để tạo cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ. - Trẻ còn nhút nhát không tích cực hoạt động. - Ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, trẻ phát âm chưa rõ, chưa diễn tả được ý hiểu của mình đối với người khác. Từ thực trạng trên tôi nhận thấy cần phải đưa “một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động tạo hình” để giúp cho trẻ có nhiều hứng thú và cảm xúc thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình. 1. Thuận lợi. Qua điều tra thực trạng lớp Mẫu giáo bé 3-4 tuổi do lớp tôi phụ trách ở trương Mầm non Đại Thành đã có những thuận lợi sau: - Bộ Giáo dục Mầm non đã cho ra nhiều tài liệu có nội dung về phát triển thẩm mỹ cho trẻ nhất là thông qua hoạt động tạo hình. + B¶n th©n t«i lu«n ®îc sù quan t©m cña Ban gi¸m hiÖu nhµ tr êng, sù l·nh ®¹o thêng xuyªn cña cÊp trªn, sù gãp ý cëi më cña b¹n bÌ ®ång nghiÖp. + B¶n th©n t«i lµ mét gi¸o viªn lu«n tÝch cùc häc hái båi d ìng vÒ chuyªn m«n nghiÖp vô, ®Æc biÖt lµ ho¹t ®éng ph¸t triÓn thÈm mü th«ng qua ho¹t ®éng t¹o h×nh. T«i ®· th¨m vµ lµm theo mét sè líp ®iÓm trong huyÖn tÝch cùc so¹n gi¸o ¸n, ®äc tµi liÖu cã liªn quan ®Õn ho¹t ®éng ph¸t triÓn thÈm mü. + B¶n th©n tham gia ®Çy ®ñ c¸c chuyªn ®Ò ®æi míi ngµnh häc MÇm non nªn cã nhiÒu kinh nghiÖm. + !00% trÎ líp t«i ®· sinh ho¹t b¸n tró t¹i líp, tõ ®ã cã ®iÒu kiÖn gÇn gòi giao tiÕp víi trÎ nhiÒu h¬n ®Ó kÞp thêi ph¸t hiÖn nh÷ng trÎ cã vÊn ®Ò vÒ t©m sinh lý ®Ó tõ ®ã cã biÖn ph¸p kh¾c phôc. + B¶n th©n t«i ®· ®îc häc tËp vµ d¹y thùc hµnh Chuyªn ®Ò phát triển thẩm mỹ cho trẻ nhất là thông qua hoạt động tạo hình. NguyÔnThÞHuÕ 4 TrêngMÇmnon§¹iThµnh
  5. §Ò tµi: “MétsèbiÖnph¸pph¸ttriÓnthÈmmüchotrÎ3tuæith«ngquaho¹t ®éngt¹oh×nh” 2. Khó khăn. Phòng học diện tích hẹp, cấu trúc không hợp lý nên việc tổ chức giờ hoạt động tạo hình còn gặp rất nhiều trở ngại như không có diện tích tr ưng bày sản phẩm. Môi trường cho trẻ hoạt động còn nghèo nàn. Từ những khó khăn trên tôi cũng có được những thuận lợi sau: Là lớp điểm về đổi mới hình thức tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ 3 tuổi. Được sự động viên quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu. Phát huy từ những thuận lợi sẵn có, khắc phục một số khó khăn còn tồn tại, tôi đi sâu vào nghiên cứu “ Một số biện pháp giúp trẻ 3 tu ổi h ọc t ốt môn tạo hình”. II. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. 1. Cung cấp hiểu biết về cái đẹp , tạo cho trẻ có cảm xúc về cái đẹp Thông qua việc tạo môi trường trong lớp học và ngoài lớp học. Trang trí tạo môi trường nghệ thuật để gây cảm xúc, gây ấn tượng cho trẻ về nghệ thuật tạo hình. Tạo môi trường đẹp trong lớp là để khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên tác động vào trẻ là toàn bộ sự bài trí, cách sắp xếp trang trí l ớp h ọc c ủa bé. Bé quan sát xung quanh xem lớp mình có khác nhà bé không? Có đ ẹp hơn nhà bé không?...Chính môi trường lớp học sẽ tạo ấn tượng khó phai trong bé. Đây là tác động cần thiết để hình thành cảm xúc nghệ thuật cho trẻ. Vì vậy tôi đã tìm hiểu yêu cầu của chủ điểm, căn cứ vào cấu trúc phòng học của lớp mình và đặc điểm tâm lí của trẻ ở độ 3 tuổi mà tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ. Với môi trường trong lớp: Các mảng chính trong lớp như mảng chủ điểm, các tiêu đề của các góc. Để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường sưu tầm, thiết kế NguyÔnThÞHuÕ 5 TrêngMÇmnon§¹iThµnh
  6. §Ò tµi: “MétsèbiÖnph¸pph¸ttriÓnthÈmmüchotrÎ3tuæith«ngquaho¹t ®éngt¹oh×nh” các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố c ục hợp lí và có tên thật gần gũi với trẻ. VD: Mảng chủ điểm thường ở vị trí chính để trẻ dễ nhìn dễ thấy. Nội dung của mảng chủ đề thường tổng hợp các hình ảnh về chủ điểm: Như chủ điểm trường Mầm non: Có hình ảnh ngôi trường, đu quay, cầu trượt…có cô giáo cùng bé đi dạo… + Các góc hoạt động như góc gia đình tôi đặc biệt là “ T ổ ấm 3A1” trong đó có hình ảnh Mẹ và bé mặc tạp dề nấu cơm, có đồ dùng dụng cụ chế biến. Hay góc xây dựng tôi lấy tên: Kiến trúc sư tí hon, công trình mơ ước…có hình ảnh các bé hoặc các con vật đang chuyển các vật liệu xây dựng, đang làm các bác thợ xây dựng từ các hình ảnh ngộ nghĩnh ở phía trên mảng tường. Còn phía mảng tường tôi thường làm bằng nhựa trong hoặc thảm gai trong đó có các sản phẩm do chính tay trẻ làm để gài vào làm tranh trang trí cho góc đó. Để phát huy tối đa tác dụng của môi trường hoạt động sau khi chuyển chủ điểm ta cần thay đổi nội dung chủ điểm mới. Tôi đã cùng trẻ thảo luận và đặt tên cho chủ điểm mới và tên của góc chơi của mình. Nội dung của các góc tôi giới thiệu cho trẻ về các sản phẩm bằng các ngôn ngữ nghệ thuật để tích luỹ cho trẻ có vốn hiểu biết về nghệ thuật và say mê nghệ thuật. Từ đó kích thích lòng ham muốn thích tham gia tạo sản phẩm nghệ thuật để có sản phẩm trang trí lớp học của mình. VD: ở mảng hoạt động tạo hình : Tôi giới thiệu đây là ngôi nhà nghệ thuật của chúng mình. Chúng mình hãy cùng chọn một cái tên thật hay để đặt cho nó nhé. Nào ai có ý kiến cô gợi ý các tên như sau: Hoạ sĩ nhí, bé khéo tay, bé làm hoạ sĩ, hoạ sĩ tí hon…Cho tr ẻ thảo luận và lựa chọn nếu trẻ nào nghĩ được tên khác hay hơn cô có thể chọn làm tên góc hoạt động. Bây giờ ngôi nhà này đã có tên rồi: cô giới thiệu với chúng mình đây là hình ảnh hai bạn gấu đang tập vẽ tranh, bạn thỏ đang nặn…tranh này do cô tự làm NguyÔnThÞHuÕ 6 TrêngMÇmnon§¹iThµnh
  7. §Ò tµi: “MétsèbiÖnph¸pph¸ttriÓnthÈmmüchotrÎ3tuæith«ngquaho¹t ®éngt¹oh×nh” lấy chúng mình thấy có gì đẹp không? Còn đây là bức tranh vẽ về ngôi nhà mơ ước của bạn Tuấn năm trước học ở đây, còn đây là tranh dán hình ngôi nhà của bạn Thuỳ Linh, còn đây là con Gà, con Vịt, quả Cam…Bây giờ cô muốn mỗi bạn hãy làm thật nhiều những sản phẩm để trang trí cho ngôi nhà của chúng mình đẹp hơn nhé. Cô muốn trong lớp mình ai cũng có sản phẩm được trang trí lên từng ngôi nhà nhỏ của chúng mình để cô thay các tranh vẽ c ủa các bạn cũ, chúng mình có đồng ý không? Từ lời gợi mở như vậy đã kích thích trẻ tạo ra sản phẩm mới. Để gây hứng thú cho trẻ trong góc tạo hình thì tuỳ theo từng chủ điểm tiến hành mà tôi có thể chuẩn bị mảng cung cấp kiến thức, các nguyên vật liệu phù hợp và phong phú về chủng loại. VD: Giấy màu, tranh ảnh cũ, báo tạp chí sáp màu, màu nước, đất nặn, vải vụn, len sợi, rơm rạ, lá cây, cỏ hạt dưa, vỏ trứng… ë đây nguyên vật liệu thì giáo viên luôn để ở trạng thái mở giúp trẻ dễ lấy để sử dụng khi vào hoạt động. Bên cạnh đó giáo viên chuẩn bị một bức tranh hay 1 sản phẩm tạo hình mà tôi đã cung cấp hoặc sắp cung cấp trên hoạt động chung để làm mảng cung cấp kiến thức cho trẻ thu hút sự chú ý của trẻ trong các giờ đón và trả trẻ, giờ hoạt động góc, kết hợp với lời gợi ý trẻ vào góc chơi. Từ đó giúp trẻ được củng cố và làm quen kiến thức đó giúp trẻ tăng thêm vốn kiến thức, kỹ năng hơn trong giờ hoạt động chung. VD: Với chủ đề: “ Thế giới động vật” ở góc tạo hình tôi nặn một số con vật( gà, thỏ, mèo, trâu, voi…) bày ở giá hoặc tranh một số con vật bằng các thể loại như vẽ, xé dán, tô màu…để cung cấp kiến thức cho trẻ. Khi trẻ vào góc chơi hoặc giờ đón trả trẻ tôi thu hút gợi ý trẻ quan sát những sản phẩm đó: V/D : + Đây là con gì? Cô nặn như thế nào? + Đây là bức tranh gì? Tranh làm bằng gì? NguyÔnThÞHuÕ 7 TrêngMÇmnon§¹iThµnh
  8. §Ò tµi: “MétsèbiÖnph¸pph¸ttriÓnthÈmmüchotrÎ3tuæith«ngquaho¹t ®éngt¹oh×nh” Khi thực hiện các đề tài “ Nặn con vật, vẽ con gà…” trẻ đã có v ốn ki ến thức hiểu biết qua các sản phẩm thì trẻ sẽ tự tin hơn và thực hiện tốt hơn. Hoặc VD: Với chủ đề: “ Thế giới thực vật” đề tài “ Các loài hoa” tôi chuẩn bị một số tranh vẽ, xé, chấm màu về các loại hoa làm tranh cung c ấp kiến thức cùng với các nguyên vật liệu phù hợp với tranh tôi cung cấp cho trẻ… Khi trẻ vào góc chơi tôi gây hứng thú tạo tình huống cho trẻ bằng cách: - Đố trẻ cô có bức tranh gì? - Các bông hoa được làm như thế nào? Sau đó cho trẻ kể về bức tranh đó cuối cùng cô khái quát về một số đ ặc điểm chung cơ bản của một số loại hoa đó và chất liệu cô đã sử dụng để làm. Với những nhóm trẻ chưa thể hiện được cô có thể hướng dẫn trẻ 1 cách tỉ mỉ hơn về cách ( Vẽ, xé, chấm màu…) hoặc cô kết hợp làm chung với trẻ về bức tranh đó kết hợp với lời động viên khuyến khích giúp trẻ có tâm thế hơn. Như vậy với đề tài về “ hoa” khi giáo viên tiến hành cho trẻ thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau sẽ tạo cho trẻ cảm giác thoả mái, không gò bó, chán nản giúp trẻ sẽ tích cực hoạt động sâu hơn trong góc chơi từ đó đối tượng cô định cung cấp hoặc củng cố cho trẻ sẽ dần dần được hình thành trong tâm trí của trẻ. Từ đó sẽ giúp trẻ phát triển khả năng, kỹ năng về tạo hình. Không những chỉ có góc tạo hình mới phát huy khả năng tạo hình của trẻ mà ở các góc chơi khác giáo viên cũng có thể rèn luyện kỹ năng về tạo hình cho trẻ. Cụ thể: + Góc học tập: Trong góc học tập luôn có nội dung cung c ấp cho tr ẻ cung cấp về toán và môi trường xung quanh thông qua các môn học đó giáo viên thiết kế lựa chọn các trò chơi, nội dung để củng cố cung cấp cho tr ẻ. T ừ đó giáo viên có thể lồng ghép rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ. VD: Với nội dung toán: “ Tô màu theo yêu cầu của cô” thì giáo viên kết hợp rèn luyện cho trẻ kỹ năng cầm bút và kỹ năng tô màu. NguyÔnThÞHuÕ 8 TrêngMÇmnon§¹iThµnh
  9. §Ò tµi: “MétsèbiÖnph¸pph¸ttriÓnthÈmmüchotrÎ3tuæith«ngquaho¹t ®éngt¹oh×nh” VD: Với nội dung môi trường xung quanh: Cô cho trẻ được cắt dán tranh ảnh, đồ dùng, con vật theo chủ đề tiến hành, cô kết hợp rèn luyện kỹ năng cầm kéo, cắt và phết hồ cho trẻ. + Góc sách: Là một góc yên tĩnh nhất, khi vào góc sách trẻ được xem các lo ại sách, tô vẽ, làm tranh chuyện, kể chuyện sáng tạo cùng cô kể về các đồ dùng có liên quan tới chủ đề đang thực hiện thì giáo viên c ủng có th ể nh ẹ nhàng đưa kiến thức, kỹ năng hoạt động tạo hình rèn thêm cho trẻ. VD: Cô hướng dẫn trẻ tô tranh truyện, hướng dẫn cách tô màu cho bức tranh thêm đẹp. Như vậy ở trong mỗi góc chơi, nhóm chơi chỉ có một nhóm trẻ hoặc một cá nhân tham gia hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên muốn rèn trẻ cá biệt yếu kém hoặc củng cố kỹ năng cho trẻ. Từ đó giúp tr ẻ phát tri ển hơn về khả năng tạo hình. Do phòng học trật tôi đã tận dụng không gian bên ngoài như hiên c ủa phòng học làm nơi trưng bày sản phẩm của trẻ. Tôi bố trí mỗi trẻ có một ô để gài sản phẩm được nhận xét đánh giá của trẻ được trẻ tự tay c ầm ra ô c ủa mình cài vào. ở đây trẻ được quan sát toàn bộ sản phẩm của mình và của bạn. Trẻ có thể tự so sánh bài của ai đẹp hơn, ai xấu hơn, nếu bài của bé xấu thì bé phải cố lên lần sau phải làm cho đẹp hơn để bằng bạn hoặc làm đẹp hơn để có bài trang trí trong các góc. Từ kết quả đó sẽ kích thích lòng ham mu ốn say mê học tạo hình của trẻ. Ngoài ra tôi còn trang trí xen kẽ trồng cây xanh, sắp xếp đ ồ dùng đồ chơi cho hợp lí để tạo môi trường thực sự phù hợp với tâm lý của trẻ để trẻ hứng thú tham gia hoạt động tạo hình. Đồng thời thông qua hoạt động ngoài trời trẻ được chơi với lá cây nên tôi tận dụng luôn các lá cây đó giúp trẻ sáng tạo thể hiện các sản phẩm tạo hình để làm giàu vốn kinh nghiệm cho trẻ và kết hợp rèn luyện các kỹ năng về tạo hình cho trẻ. NguyÔnThÞHuÕ 9 TrêngMÇmnon§¹iThµnh
  10. §Ò tµi: “MétsèbiÖnph¸pph¸ttriÓnthÈmmüchotrÎ3tuæith«ngquaho¹t ®éngt¹oh×nh” Tóm lại việc tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ là một việc làm rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ. 2. Rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ. Thực tế đã chứng minh : Trẻ 3 tuổi tri giác sự vật hiện tượng bằng tư duy trực quan hành động nên rất cần sự hỗ trợ của cô nên dẫn tới kỹ năng tạo hình của trẻ còn yếu như: Kỹ năng cầm bút còn ngượng, nét vẽ tô còn vụng, sử dụng đường nét vụng về. Trẻ chưa vẽ được nét gấp khúc mà chỉ mới sử dụng nét thẳng, nét xiên để vẽ và tô màu. Chính vì vậy mà cô phải đưa ra các biện pháp rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ. Từ việc tạo môi trường thẩm mỹ xung quanh lớp để gây ấn tượng, kích thích lòng ham muốn ở trẻ tạo ra sản phẩm để được trưng bày trang trí trong lớp. Để phát huy tính tích cực hoạt động ở trẻ, một trong những phương pháp của quá trình đổi mới là lấy trẻ làm trung tâm, trẻ phải được hoạt động và sản phẩm của trẻ phải đa dạng, phong phú, sáng tạo. Để giúp trẻ làm được sản phẩm vấn đề đặt ra là cần dạy trẻ 1 số kỹ năng cơ bản tạo hình. Vì vậy tôi đã tiến hành dạy trẻ 1 số kỹ năng tạo hình cơ bản sau: + Kỹ năng cầm bút tạo ra các đường nét nghệ thuật: Đây là thao tác tương đối khó khăn đối với trẻ 3 tuổi vì vậy khi dạy trẻ tôi tiến hành dạy trẻ các thao tác từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, các hoạt động đó được liên tục thực hiện tạo thành kỹ năng . VD: Đầu tiên tôi cho trẻ cầm bút di màu theo ý thích của trẻ. Sau đó di màu các hình ảnh to rõ nét, ít chi tiết. Khi trẻ đã cầm bút khá thành thạo tôi cho trẻ tập vẽ nét cơ bản như: Nét vẽ cuộn len, vẽ mưa rơi ( nét xiên, v ẽ nét th ẳng, vẽ nét ngang…) Khi trẻ đã cầm bút thành thạo tôi hướng dẫn cho trẻ tập vẽ các bức tranh sáng tạo theo ý thích của trẻ. ở giai đoạn này chưa đòi hỏi trẻ phải tạo đ ược NguyÔnThÞHuÕ 10 TrêngMÇmnon§¹iThµnh
  11. §Ò tµi: “MétsèbiÖnph¸pph¸ttriÓnthÈmmüchotrÎ3tuæith«ngquaho¹t ®éngt¹oh×nh” bức tranh hoàn chỉnh mà chỉ yêu cầu trẻ tưởng tượng và đặt tên cho bức tranh của mình là được. + Cho trẻ làm quen với bút lông, màu nước: Sau khi trẻ cầm bút chì vẽ khá thành thạo, tôi thực hiện mức độ cao hơn là cho trẻ làm quen với bút lông, màu nước. ở trẻ 3 tuổi việc sử dụng màu nước là rất khó, xong thực tế tiếp xúc với trẻ tôi thấy việc cho trẻ sử dụng màu nước trẻ rất hứng thú. Khi làm tôi tổ chức như sau: Bước 1: Chọn và sử dụng màu không có keo, chỉ dùng màu bột pha nước ( đặc tính của màu này là màu sắc đẹp nhưng dễ rửa, không mất vệ sinh). Để gây hứng thú cho trẻ hoạt động tôi cho trẻ in bàn tay, bàn chân ( ở ch ủ đi ểm bản thân). Từ những bàn tay, bàn chân nhỏ nhắn của bé được in bằng các màu khác nhau đem trang trí lên tường làm bé rất thích thú, luôn luôn đòi cô cho tập làm hoạ sĩ. Bước 2: Tôi cho trẻ dùng bút lông vẩy màu hoặc phết màu. yêu c ầu k ỹ năng trẻ làm: cầm bút chấm vào màu, gạt nhẹ vào mép hộp để màu không vung vãi lung tung. Sau đó để cách mặt tờ giấy đến bút 1 khoảng cách từ 25 – 30 cm vẩy nhẹ theo ý của trẻ, có thể đan xen các màu bằng các bút khác nhau. ở kỹ năng này cô dạy trẻ có thói quen dùng bút nào màu ấy đ ể tạo b ức tranh có màu sắc đẹp. + Dạy trẻ kỹ năng nặn, xé, dán: Đối với trẻ 3 tuổi vận động tinh của trẻ phát triển ở mức độ thấp. Vì vậy cần rèn luyện cho trẻ 1 số kỹ năng cơ bản sử dụng đất để tạo ra sản phẩm. VD: dạy trẻ làm các động tác xoay tròn, ấn bẹt, năn dọc. Khi xé dàn tôi cho trẻ tập xé từ đơn giản đến phức tạp đó là: xé thẳng, xé vụn , xé lân tay hình tròn… Dạy trẻ kỹ năng phết hồ, đây là kỹ năng khó đối với trẻ 3 tuổi. Vì vậy khi trẻ dán cô dạy trẻ kỹ năng đặt hình sắp xếp bố cục trước sau đó lật nên phết NguyÔnThÞHuÕ 11 TrêngMÇmnon§¹iThµnh
  12. §Ò tµi: “MétsèbiÖnph¸pph¸ttriÓnthÈmmüchotrÎ3tuæith«ngquaho¹t ®éngt¹oh×nh” hồ ở phía sau của giấy. Làm như vậy trẻ dễ thao tác và định hình được sản phẩm của mình định làm ra nó. Kỹ năng tạo hình ở trẻ được thuần thục thì mỗi giáo viên cần phải thường xuyên rèn luyện cho trẻ các kỹ năng trên, Tóm lại từ các việc làm tỉ mỉ thường xuyên như vậy nên kỹ năng tạo hình của trẻ lớp tôi tăng lên rõ rệt. 3. Sử dụng các học liệu, phế liệu dạy trẻ làm đồ chơi: Như chúng ta đã biết sản phẩm của hoạt động tạo hình là 1 dạng sản phẩm đặc biệt. Trong sản phẩm nó chứa đựng tâm hồn, cảm hứng của người tạo ra nó, nó còn là ngôn ngữ riêng để biểu đạt tình c ảm của người sáng tạo ra. Tôi thấy rằng phương tiện giúp trẻ đạt được mục đích đó là sự sáng tạo nghệ thuật ở trẻ. Tôi đã tận dụng các học liệu có sẵn để dạy trẻ làm đồ chơi. VD: Dạy trẻ làm đồ chơi bằng các loại lá cây. Trong giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ nhặt các loại lá ở sân trường, cô chuẩn bị 1 ít lá xanh các loại để vào giờ hoạt động tạo hình ho ặc hoạt động góc hướng cho trẻ làm. VD: Chủ đề bản thân cho trẻ làm nhà tạo mẫu làm ra các trang ph ục ngộ nghĩnh bằng lá cây ( chủ yếu là lá vàng và lá khô). Dạy trẻ tự xé hoặc sắp xếp những chiếc lá thành bộ sưu tập thời trang giành cho trẻ. Chủ đề phương tiện giao thông: dạy trẻ làm những chiéc tàu, thuyền buồm… Chủ đề thế giới động vật: Cái bồng bèo tây làm con gà, cái đuôi là lá bèo, chân gà là 2 cái tăm cắm vào hay cái bồng dài làm con chó. Lá chuối làm con mèo. Lá dừa làm chong chóng, con châu chấu, bẹ bắp ngô lá chuối khô làm búp bê… Hay tận dụng giấy gói quà sinh nhật và những hạt sỏi hoặc cắt xốp ra cho trẻ gói kẹo ( sản phẩm này trẻ vừa làm đồ chơi ở góc bán hàng, vừa làm đ ồ NguyÔnThÞHuÕ 12 TrêngMÇmnon§¹iThµnh
  13. §Ò tµi: “MétsèbiÖnph¸pph¸ttriÓnthÈmmüchotrÎ3tuæith«ngquaho¹t ®éngt¹oh×nh” dùng học toán: so sánh kẹo to kẹo nhỏ, so sánh số lượng nhiều – ít, phân biệt kẹo màu xanh – màu đỏ – màu vàng …). Tận dụng giấy báo cũ, giấy in phô tô…cho trẻ vo giấy, mỗi trẻ một ít xếp chồng lên nhau có sự giúp đỡ của cô( dùng hồ gắn kết giấy vo l ại đ ể tạo thành hòn non bộ trang trí ở góc tạo hình rất đẹp). Tận dụng giấy thừa, các tờ lịch cũ cô giúp trẻ đóng thành các quyển sách, sau đó cho trẻ sưu tầm tranh ảnh cắt hoặc xé dán vào, mỗi tr ẻ c ảm nh ận cái đẹp riêng về quyển sách mình được cô giúp đỡ làm, từ đó có c ảm h ứng sáng tạo ra những câu chuyện kể cho cô và các bạn nghe. Cách làm này có tác dụng rất tích cực trong quán trình hình thành tình cảm thẩm mỹ và phát triển ngôn ngữ độc thoại của trẻ 3 tuổi. Trong lớp tôi tạo ra mảng có tiêu đề: “ Bộ sưu tập của bé” ở đây mỗi trẻ có 1 ký hiệu riêng( Như ca cốc) mỗi ký hiệu đó có đính nhựa trong để gài sản phẩm. Đến mỗi chủ điểm tôi gợi ý và phát động thi đua giữa các bé. Sưu tầm và cắt các hình ảnh về chủ điểm cô sẽ lấy ra cùng cả lớp kiểm tra xem ai sưu tầm được nhiều hình ảnh đẹp nhất. Biện pháp này đã giúp trẻ ý thức qua sát sự vật xung quanh để sưu tầm hình ảnh đẹp, phù hợp với chủ đi ểm xong cô và trẻ có các tư liệu đó làm sản phẩm tiếp theo như lựa chọn ảnh làm anbun về chủ điểm hình thức này trẻ rất thích. Ngoài ra tôi thấy hiện nay các vỏ hộp bánh, hộp đựng mỹ phẩm thường có màu sắc rất đẹp lại cứng nên tôi đã tận dụng bằng cách cắt nan giấy để dạy trẻ tập đan nong 1. ở đây thông thường vỏ hộp có 1 mặt màu và 1 mặt trắng vì vậy khi cho trẻ thực hành tôi hướng dẫn trẻ chú ý 1 nan úp xu ống còn 1 nan để mặt trắng lên. Đây là hoạt động rèn tính kiên trì, tỉ mỉ của tr ẻ rất tốt. Khi quan sát hoạt động tôi thấy có trẻ say mê để đan cho được 1 sản phẩm đ ể khoe với cô. Hay vỏ hạt dưa, giấy màu vụn, vỏ trấu, cọng rơm cho trẻ cùng trang trí hình ảnh cùng cô làm chủ điểm. NguyÔnThÞHuÕ 13 TrêngMÇmnon§¹iThµnh
  14. §Ò tµi: “MétsèbiÖnph¸pph¸ttriÓnthÈmmüchotrÎ3tuæith«ngquaho¹t ®éngt¹oh×nh” Nói tóm lại để giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình thì giáo viên phải làm tốt công tác chuẩn bị, chuẩn bị từ tranh ảnh vật mẫu đ ến các nguyên vật liệu phù hợp và đủ với số lượng cho tất cả mọi trẻ đều được tham gia hoạt động. Có như vậy thì giờ hoạt động chung của cô mới đ ảm bảo, từ đó sẽ thu được kết quả cao hơn. 4. Phối kết hợp với phụ huynh: Để nâng cao hoạt động tạo hình cho trẻ và để có sự giáo dục đồng bộ giữa gia đình và nhà trường là 1 việc làm hết sức cần thi ết b ởi tôi nh ận th ấy rằng tất cả mọi khó khăn trong học tập không thể thiếu được vai trò gi ải quyết khó khăn của phụ huynh. Vì vậy ngay từ đầu năm học đ ể ph ụ huynh hiểu thêm về hoạt động tạo hình tôi đã tổ chức 1 số tiết học mẫu để giúp phụ huynh có nhận thức sâu sắc hơn về hoạt động tạo hình đồng thời tôi thường xuyên gặp gỡ trao đổi với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của ho ạt động tạo hình trong trường mầm non nói chung và đổi mới trẻ 3 tuổi nói riêng. Hoạt động tạo hình không chỉ giúp trẻ khả năng thẩm mỹ, biết nhìn nhận cái đẹp và đánh giá cái đẹp mà còn giúp trẻ rèn luyện đôi bàn tay khéo léo, v ững chắc, linh hoạt hơn tạo tiền đề cho các độ tuổi khác nhau. Bên cạnh đó trước khi tiến hành các đề tài tạo hình tôi thường xuyên trao đổi, thông báo với phụ huynh về các đề tài để phụ huynh có thể trò chuyện với trẻ ở tại gia đình về các đề tài đó, từ đó giúp trẻ hiểu trước, hiểu sâu hơn , có cảm xúc về đề tài từ đó trẻ sẽ hứng thú hoạt động khi cô đưa đề tài đó ra. VD: Với đề tài: “Vẽ hoa mùa xuân” theo chủ đề thế giới thực vật tôi hướng dẫn phụ huynh về nhà cho trẻ quan sát và trò chuyện bằng các câu hỏi: - Đây là hoa gì? - Nó có màu gì? Cánh hoa như thế nào? …hoa dùng để làm gì ? ….Như vậy với biện pháp trên đã giúp phụ huynh nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môn học, từ đó tôi động viên khuyến khích mua thêm đồ dùng, giấy bút, NguyÔnThÞHuÕ 14 TrêngMÇmnon§¹iThµnh
  15. §Ò tµi: “MétsèbiÖnph¸pph¸ttriÓnthÈmmüchotrÎ3tuæith«ngquaho¹t ®éngt¹oh×nh” vở bé tập tô màu, tìm các hình ảnh sinh động trong sách báo, tạp chí đ ể ph ụ huynh có thể dạy trẻ. Nặn, tô màu, xé dán, chấm màu trang trí trên các tranh ảnh tạo cho trẻ có kỹ năng hơn. Nhắc nhở phụ huynh trẻ nên động viên khuyến khích trẻ kịp thời khi trẻ có sự cố gắng. Tóm lại có thể nói rằng để nâng cao chất lượng giờ học thì đòi hỏi người giáo viên phải có những biện pháp hữu hiệu nhất để giúp trẻ học tốt hơn. III. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI: Từ khi áp dụng các biện pháp trên đến nay tôi đã thu được một số kết qu ả đáng kể như sau: Trước khi áp dụng biện Nội dung Sau khi áp dụng biện pháp pháp 1. Về học - 25% trẻ hứng thú - 90% trẻ hứng thú tham gia HĐTH - 40% trẻ tạo ra được - 80-85% trẻ tạo được sản phẩm theo sinh sản phẩm. yêu cầu của cô. - 15-25% trẻ có kỹ - 75-85% trẻ có kỹ năng khi tham gia hoạt động tạo hình. năng khi tham gia vào hoạt động tạo hình -10% trẻ nói được tên - 70% trẻ đặt tên được sản phẩm của sản phẩm của mình mình * Đối với giáo viên: - Tạo được môi trường phong phú phù hợp với nội dung của từng chủ điểm - Có kỹ năng tổ chức các hoạt động tạo hình một cách tự tin, linh hoạt - Lớp học được trang trí bằng các sản phẩm của trẻ, cô giáo đ ỡ v ất vả khi mỗi lần thay chủ điểm -Qua các đợt kiểm tra được nhà trường đánh giá xếp loại tốt. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Từ việc áp dụng các biện pháp trên vào giảng dạy đạt kết quả tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: NguyÔnThÞHuÕ 15 TrêngMÇmnon§¹iThµnh
  16. §Ò tµi: “MétsèbiÖnph¸pph¸ttriÓnthÈmmüchotrÎ3tuæith«ngquaho¹t ®éngt¹oh×nh” 1, Giáo viên phải kiên trì, tỉ mỉ, tạo môi trường lớp phong phú phù hợp v ới đặc điểm thực tế của lớp, của trẻ để tạo cảm xúc yêu vẻ đẹp của thiên nhiên quanh trẻ. 2, Tạo cho trẻ có ấn tượng đẹp về lớp, giới thiệu cho mọi tr ẻ hi ểu rõ và cùng tham gia vào môi trường hoạt động tạo hình. 3, Rèn luyện kỹ năng cho trẻ, cần tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn gi ản đến phức tạp. 4, Sưu tầm, làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ hoạt động từ một số nguyên li ệu sẵn có trong thiên nhiên để dạy trẻ. 5, Phối kết hợp với phụ huynh và nhà trường để có sự giáo dục đồng bộ. V. KẾT LUẬN CHUNG: Hoạt động tạo hình trong trường Mầm non là phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ, để trẻ có lòng đam mê với nghệ thuật, hướng tới cái đẹp trong cuộc sống. Đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta nói chung, cô giáo dạy 3 tu ổi nói riêng cần chú ý. Tạo cho trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, có cảm xúc với cái đẹp trong cuộc sống, bồi dưỡng 1 số kỹ năng cơ bản cần thiết như: cầm bút, sử dụng các nguyên liệu như màu nước, giấy, hồ dán…Để tạo ra sản phẩm trẻ yêu thích. Đây là tiền đề đầu tiên, là yếu tố cần thiết để giúp trẻ tự tin học tốt các hoạt động ở độ tuổi tiếp theo. Chính vì vậy để làm tốt việc này, đòi hỏi cô giáo cần có tâm huyết yêu trẻ và sự phối hợp đồng bộ của nhà trường và gia đình. Có làm được như v ậy mới giúp trẻ có được môi trường tốt phát triển toàn diện đưa trẻ hướng tới “ Chân – Thiện – Mỹ”. Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình học tập và công tác của bản thân tôi. Tôi xin mạnh dạn trình bày với các bạn đ ồng nghi ệp mong được sự đóng góp của các đồng chí trong Ban giám hiệu và các bạn. Để NguyÔnThÞHuÕ 16 TrêngMÇmnon§¹iThµnh
  17. §Ò tµi: “MétsèbiÖnph¸pph¸ttriÓnthÈmmüchotrÎ3tuæith«ngquaho¹t ®éngt¹oh×nh” từ đó bản thân tôi rút ra được các kinh nghiệm sâu sắc hơn khi tổ chức cho trẻ trong hoạt động tạo hình đạt kết quả tốt. Đại Thành, ngày 08 tháng 10 năm 2012 Người viết Nguyễn Thị Huế Hội đồng khoa học nhà trường (Đánh giá, nhận xét) ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ NguyÔnThÞHuÕ 17 TrêngMÇmnon§¹iThµnh
  18. §Ò tµi: “MétsèbiÖnph¸pph¸ttriÓnthÈmmüchotrÎ3tuæith«ngquaho¹t ®éngt¹oh×nh” ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ NguyÔnThÞHuÕ 18 TrêngMÇmnon§¹iThµnh

TẠO HÌNH TRONG TRƯỜNG MẦM NON.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, mà nó cũng có những đặc điểm riêng biệt về cấu tạo sinh lý, do đó trẻ em cũng cần có những biện pháp chăm sóc thích hợp. Có người đã cho rằng: Trẻ em là một trang giấy trắng và ai muốn vẻ gì vào đó thì vẻ. Đó chính là một quan điểm thật sai lầm, vì thực tế khoa học đã chứng minh trẻ em cũng có những nhận thức riêng bên trong của mình, nhưng đòi hỏi trẻ phải tích cực tham gia vào hoạt động thì từ đó tâm lý của trẻ mới phát triển và bộc lộ ra bên ngoài.

Trẻ mẫu giáo “chơi mà học, học mà chơi”. Trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh. Trong khi chơi, trẻ thực sự học để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học. Biết được tầm quan trọng đó, là một người giáo viên chúng ta cần phải coi trọng việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng những hoạt động thiết thực, nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Trí tuệ- Đạo đức- Thẩm mĩ- Thể lực. Từ đó, giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, ngôn ngữ, tư duy, phát triển các kỹ năng thực hành, giao tiếp, ứng xữ.

Đối với việc giáo dục phát trển nhân cách toàn diện cho trẻ em, hoạt động tạo hình có một vị trí rất quan trọng. Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực. Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết tích cực, sáng tạo. Hiểu được tầm quan trọng đó, tôi luôn tìm tòi những bện pháp, phương pháp tốt nhất để giúp trẻ hoạt động tích cực trong lĩnh vực này.

Sau khi khảo sát và thăm dò thì tôi nhận thấy những mặt khó khăm và thuận lợi như sau:

1. Khó khăn: – CSVC vẫn còn thiếu thốn.

– Tài liệu tham khảo còn hạn chế.

– Đa số trẻ vẫn chưa tích cực và chủ động trong học tập. Một số cháu không học qua MGB nên các kĩ năng vẻ- dán- nặn vẫn còn yếu.

– Các bậc phụ huynh còn quá chú trọng đến việc làm ăn kinh tế ít quan tâm đến việc học tập của con nên khả năng tiếp cận nghệ thuật của trẻ chưa tốt.

– Môi trường giáo dục trong gia đình chưa tốt cũng ảnh hưởng đến tâm hồn của trẻ khi cảm thụ trước cái đẹp.

2. Thuận lợi:

– Được sự quan tâm, hướng dẫn chỉ đạo của UBND xã, các cấp lãnh đạo, của ban giám hiệu nhà trường.

– Giáo viên được quán triệt, tiếp thu, bồi dưỡng nội dung kế hoạch chuyên đề một cách đầy đủ, sử dụng nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương và đã thể hiện đồng bộ về chương trình đổi mới cho từng độ tuổi.

– Sự quan tâm giúp đỡ của một số phụ huynh.

Là một giáo viên mới về trường chưa được lâu, chưa học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong thực tế, nên vẫn không tránh khỏi những khó khăn trong công tác giảng dạy. Vì thế, bên cạnh học hỏi các kinh nghiệm của chị em trong trường tôi còn tìm tòi các kinh nghiệm qua sách báo, internets và học hỏi những kinh nghiệm của các trường bạn để tự trau dồi thêm những kiến thức cho mình. Từ đó, có những biện pháp giúp trẻ học tốt môn phương pháp tạo hình hơn.

II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

Con người sinh ra không phải ai cũng đã có sẵn trong mình những năng khiếu thẫm mĩ, cũng không ai cũng có những tài năng bên mình, mà phải đòi hỏi thông qua giáo dục và hoạt động thì từ đó những tài năng và khả năng đó mới được bộc lộ và phát triển. Nhất là đối với trẻ nhỏ, việc học của trẻ không phải đơn thuần là đưa trẻ vào một khuôn phép chặt chẽ, mà học của trẻ ở đây thông qua chơi, “trẻ chơi mà học, học mà chơi”. Vì thế, đứng trước những thuận lợi và không ít những khó khăn đó là một giáo viên trẻ tôi cố gắng tìm tòi để lựa chọn những biện pháp, hình thức tổ chức thích hợp giúp tất cả trẻ đều hứng thú và tích cực tham gia hoạt động tạo hình.

Như chúng ta đã biết, ngay từ nhỏ trẻ đã có phản xạ với cái đẹp bằng những biểu hiện như: hướng mắt về ánh sáng, thích ngắm những vật có màu sắc loè loẹt nổi bật, trẻ bắt đầu có ý thích ngắm nhìn các bức tranh, những hình thù ngộ nghĩnh và đa dạng, tuy nhiên chúng chưa thể nhận biết, phát hiện ra cái đẹp của những tác phẩm ấy. Điều đó có thể nói rằng, trẻ luôn có những xúc cảm rất đặc biệt với những sự vật hình tượng xung quanh, nó mang lại cảm xúc và ấn tượng mạnh đối với trẻ thôi thúc trẻ muốn khám phá và muốn sáng tạo ra cái đẹp. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, sự kiên trì và khả năng chú ý của chúng chưa được tốt nên cũng dễ dẫn đến sự nhàm chán và không hào hứng với công việc được giao trong một thời gian ngắn, và chính người lớn chúng ta cũng không thể nào ép buộc trẻ hoàn thành nhiệm vụ được, xuất phát từ những đặc điểm đó để hướng dẫn trẻ đi vào một hoạt động tạo hình, tôi không yêu cầu trẻ thực hiện ngay. Vì như thế sẽ làm cho một giờ hoạt động khô khan và không đạt ở trẻ sự hứng thú tích cực, mà đặc biệt với sự áp dụng chương trình giáo dục mầm non mới nó đòi hỏi một giờ hoạt động phải nhẹ nhàng và chủ động trên trẻ nhiều hơn trong đó người giáo viên chỉ là người định hướng cho trẻ.

Cùng với trẻ xem tranh minh hoạ trong các tác phẩm dành cho thiếu nhi. Hướng dẫn trẻ trả lời câu hỏi của cô về nội dung tranh. Cho trẻ làm quen với các đồ chơi dân gian, các đồ chơi đặc trưng cho văn hoá địa phương phù hợp với nhận thức của trẻ. Cho trẻ làm quen với các phương thức diễn đạt trong các tác phẩm nghệ thuật khác nhau ( màu sắc, âm thanh, hình dáng, chuyển động,điệu bộ) để từ đó phân biệt các loại hình nghệ thuật thông qua hình tượng nghệ thuật. Bên cạnh đó tôi cũng đã tiến hành tạo môi trường nghệ thuật trong lớp học sạch sẽ và đẹp mắt, trong phòng có nhiều đồ chơi đẹp có màu sắc sặc sỡ được bố trí gọn gàng, phù hợp và đẹp mắt. Ngoài ra, chỉ cho trẻ thấy được vẻ đẹp của các phòng được trang trí rất đẹp bởi các mảng tranh được vẻ trên tường hay là các mảng màu sơn trên tường và những vật dụng trang trí. Đây cũng là một trong những biện pháp quan trọng bởi vì xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là trực quan sinh động thì thu hút và hấp dẫn trẻ, thúc đẩy trẻ hoạt động tích cực tốt hơn, để đạt được điều đó tôi cho trẻ xem nhiều tranh, nhiều tác phẩm tạo hình có giá trị như tranh vẽ, hay xem băng đĩa có các cảnh quan đẹp rõ nét. Đồng thời hướng dẫn trẻ quan sát để nhận thấy cái đẹp đơn giản nhất trong những tác phẩm đó.

Bên cạnh đó, tôi còn cho trẻ hoạt động tạo hình mọi lúc, mọi nơi như giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ nhặt lá rơi rồi tạo nên những con vật dễ thương mà trẻ thích, qua đó giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường. Những sản phẩm do trẻ làm tôi cho trẻ giữ lại để từ đó trẻ hiểu được từ những lá cây rụng ngoài thiên nhiên cũng có thể tạo nên những con vật ngộ nghĩnh và dễ thương, đồng thời thông qua tác phẩm của con mình mang về nhà từ đó phụ huynh biết được năng khiếu của trẻ để qua đó tôi có thể phối hợp với phụ huynh để bồi dưỡng những trẻ có năng khiếu về tạo hình.

Trong những buổi sinh hoạt chiều hay là ở hoạt động góc, tôi đã cho các cháu cùng quan sát những bức tranh, sản phẩm đẹp của các bạn trong lớp và ở lớp bạn, thông qua đó, tôi khuyến khích trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển khả năng cảm thụ thẩm mỹ, phát triển hứng thú của trẻ đối với hoạt động tạo hình, khiến trẻ hưởng ứng ngay mỗi khi cô cho trẻ vẻ, nặn, cắt dán giấy. Được quan sát nhiều, trí tưởng tượng của trẻ tăng, trẻ có điều kiện tích luỹ, làm phong phú vốn hiểu biết của trẻ về nghệ thuật, đó chính là nền tảng để phát triển tính sáng tạo của trẻ.

Bên cạnh chuẩn bị cho trẻ những tiền đề làm phong phú vốn hiểu biết, thì khả năng lôi cuốn trẻ đi vào hoạt động cũng rất quan trọng. Để lôi cuốn được trẻ tham gia vào hoạt động thì người giáo viên cần phải tìm tòi những sáng kiến mới, những thủ thuật sư phạm và từ đó dùng ngôn ngữ của mình để truyền đạt tới trẻ một cách sinh động và lôi cuốn. Điều đó muốn nói đến khả năng ứng xữ của người giáo viên cũng như ngôn ngữ và phong cách đứng lớp thật tự tinh, dí dõm, vui vẻ, ngộ nghĩnh gây sự chú ý của trẻ vào hoạt động. Đặc biệt, người giáo viên cũng phải có khả năng tạo hình và tạo ra những tác phẩm đẹp, vì trẻ học đa số dựa trên sự bắt chước là chủ yếu, vì thế đòi hỏi người giáo viên cũng phải đưa ra những hình mẫu đẹp mắt và mang tính nghệ thuật cao. Trong một tiết hoạt động tạo hình tôi cũng có thể tích hợp lồng ghép các bài hát hay những bài thơ, câu đố hoặc trò chuyện cùng trẻ để làm cho giờ hoạt động diễn ra một cách nhẹ nhàng hơn.

VD: Học bài “ Xé dán trang trí thiệp chúc mừng” tôi tạo một tình huống nhân ngày lễ của các chú bộ đội thì cô cháu chúng mình hãy cùng trang trí những tấm thiệp chúc mừng đẹp nhất gửi đến các chú.

Với tình yêu của các cháu nhỏ dành cho các chú bộ đội, với ước mơ “ mai sau con lớn lên con sẽ làm chú bộ đội” ( ước mơ thật bé thơ đó) thì cách dẫn dắt vào hoạt động đó sẽ làm cho trẻ hào hứng hơn và sẽ làm tấm thiệp một cách say sưa và cố gắng hơn. Qua thực tế đã cho thấy, khi sử dụng một hình tượng hay một tình huống, một câu chuyện nhỏ để giới thiệu trẻ đi vào hoạt động trọng tâm thì trẻ có hứng thú với hoạt động và kết quả là sản phẩm từ trẻ làm ra có hiệu quả nghệ thuật cao hơn. Tuy nhiên, để đạt được kết quả đó tôi phải chọn cách đưa ra tình huống phải phù hợp với nội dung tiết dạy, phù hợp với chủ điểm cũng như các tình huống trên trẻ trong tiết dạy hôm đó, và đặc biệt tránh việc đưa ra tình huống lấn chiếm quá nhiều thời gian hoạt động chính.

VD: Bài “Cắt dán áo quần” cô kể cho các cháu nghe câu chuyện trận lũ lụt ở Miền Trung vừa qua đã quét sạch nhà cửa, ruộng vườn của các bác, nhiều bạn nhỏ đã không có cơm ăn và áo mặc các con ạ. Nhìn mọi người thật đáng thương đúng không? Vậy chúng ta phải làm gì để giúp đỡ mọi người và các bạn nhỏ nào? À đúng rồi, chúng ta hãy cùng cô cắt và may nên những chiếc áo và chiếc quần để gửi đến cho các bạn nhỏ ở vùng lũ lụt nhé! Và thế là trẻ nào cũng cố gắng cắt dán những chiếc áo và những chiếc quần thật đẹp.

Việc tạo hứng thú cho trẻ cũng được thể hiện qua việc chuẩn bị đồ dùng học liệu mang tính thẩm mỹ, khoa học, có tính giáo dục cao và đặc biệt là phù hợp với trẻ và nội dung hoạt động. Vì thế ở các giờ hoạt động tạo hình cũng như các hoạt động khác tôi rất chú trọng về việc chuẩn bị đồ dùng cho mình như: vật mẫu, tranh mẫu phải đẹp và có màu sắc nổi bật, bố cục rõ nét và đặt ở nơi trẻ dễ quan sát, đội hình trẻ ngồi phù hợp đảm bảo cho tất cả trẻ đều được quan sát.

VD : Bài “Nặn con thỏ” đối với dạng bài này tôi phải chuẩn bị vật mẫu của mình to hơn trẻ nhiều đồng thời cũng chuẩn bị một số vật mẫu nhỏ để cho trẻ quan sát kĩ hơn, chuẩn bị 1 bàn xoay để trẻ có thể quan sát tất cả các hướng của chú thỏ và tôi cho trẻ ngồi đội hình vòng cung. Thông qua việc đàm thoại về màu sắc và cách chọn màu, cũng như cách chia tỉ lệ đất giúp trẻ thực hiện tốt hơn bài làm của mình. Thông qua đó tôi cũng lồng hép nội dung giáo dục nhằm phát triển tình cảm đạo đức cũng như tình cảm xã hội ở trẻ.

Từ những cảm xúc tạo hình, trẻ bắt đầu cảm nhận, phân bệt hình dạng và thể hiện hình dáng của các vật mẫu, phát triển các thao tác tạo hình, đồng thời là khả năng tri giác bằng mát. Trẻ được bồi dưỡng khả năng điều khiển bằng mắt các thao tác của mình càng tốt bao nhiêu thì càng có khả năng truyền đạt các hình dáng của các vật mẫu chính xác bấy nhiêu.

VD : Khi hướng dẫn cho trẻ quan sát gà mái và gà con cùng đang đi kiếm ăn trong vườn cô hỏi trẻ “Bạn nào cho cô biết con gà nào là gà con? Từ đó tôi giúp cho trẻ xác định có cơ sở chung để tạo hình những con vật cùng nhóm, để biết cách thể hiện các con vật đó ở các tình huống khác nhau.

Hoạt động tạo hình còn có thể được thực hiện trên các tiết học của các lĩnh vực hoạt động khác, ở các tiết học này có thể giải quyết bổ sung một số nhiệm vụ của hoạt động tạo hình, bởi vậy trong các hoạt động của những tiết học đó xen vào một số yếu tố của hoạt động mang tính tạo hình. Trong các buổi đón trẻ, hay những giờ rãnh rỗi tôi cung cấp cho trẻ các thông tin về các đối tượng miêu tả, trao đổi, cùng hoạt động với trẻ để nắm bắt hiểu biết.

VD: Trong tiết làm quen với tác phẩm văn học “ Ba cô gái” hoạt độngcuối cùng cô cho trẻ tô màu 3 cô gái và nói lên cảm nhận của bản thân trẻ về 3 cô gái.

Trong một buổi dạo chơi xung quanh trường cô cho trẻ ngắm những chậu hoa và hỏi trẻ “ con thích chậu hoa nào nhất nào? Con nhìn xem bông hoa này có màu gì? Trông những cánh hoa của nó ra sao? Khi mặt trời nhô lên thì cánh hoa trông khác biệt như thế nào?… ” để chuẩn bị biểu tượng cho bài “ vẽ chậu hoa ” ngày mai thì chính việc làm này sẽ giúp trẻ thể hiện lại được những nét độc đáo riêng của mình thông qua việc quan sát tận mắt, mà không tạo ra một cách máy móc và dựa trên ý tưởng sẵn có của người khác.

Ngoài việc giúp trẻ lĩnh hội những kiến thức thực tế để làm giàu vốn kinh nghiệm cho bản thân, thì bên cạnh đó tôi cũng luôn chú trọng nhiệm vụ, nội dung và phương pháp hướng dẫn giúp trẻ thực hiện các thao tác tạo hình một cách tốt nhất đối với từng thể loại và từng nội dung hoạt động phù hợp với khả năng trên từng trẻ.

* Đối với tiết mẫu: Đây là một hình thức hoạt độn rất quan trọng không thiếu được, bởi lẽ nó có vai trò là nền tảng, là môi trường bồi dưỡng ở trẻ óc quan sát, khả năng phân tích, nhận biết các đặc điểm đa dạng về hình thái, khả năng cảm thụ tính thẩm mỹ và nét độc đáo của các sự vật, hiện tượng xung quanh. Vì vậy việc làm của cô phải chính xác, hình mẫu phải đảm bảo cần cho trẻ tìm hiểu và phân tích các đặc điểm cơ bản của hình mẫu, vừa làm vừa giải thích rõ ràng, kết hợp giữa lời nói và động tác tuy nhiên tránh việc làm mẫu quá lâu sẽ làm mất hứng thú tạo hình của trẻ.

* Hoạt động tạo hình theo đề tài cho sẵn: Đây là hình thức tạo hình mang tính tự do ít phụ thuộc vào mẫu. Ở hình thức này cô trao đổi với trẻ về nội dung đề tài, giúp trẻ phát triển trí nhớ hình tượng. Dạy trẻ biết lựa chọn đối tượng thể hiện phù hợp với đề tài đã cho, và tạo sản phẩm theo ấn tượng của trẻ; củng cố những kiến thức kĩ năng đã học. Dạy trẻ những phương thức tạo hình riêng biệt để tạo ra một đề tài có kết cấu chặt chẽ mạch lạc. thông qua đó nó sẽ phát trển về năng lực thể hiện màu sắc đường nét. Hình thức này thể hiện ở ý tưởng của trẻ là chủ yếu vì thế tôi chỉ là người gợi ý và định hướng cho trẻ, khuyến khích trẻ nói lên ý tưởng của mình là chính.

* Hoạt động tự chọn: Dưới hình thức hoạt động này, trẻ được chủ động tích cực, tự lựa chọn và thể hiện nội dung miêu tả ( đề tài cụ thể ) mà mình thích theo dự định tạo hình của cá nhân. Đối với trẻ nhỏ đôi lúc sự định hình chưa được rõ ràng mơ hồ và dễ mất đi nhanh chóng. Hiểu được những hạn chế đó trên trẻ, tôi luôn có những phương pháp để định hướng các đề tài tự chọn trong phạm vi những kinh nghiệm, những xúc cảm, tình cảm mà trẻ đã được trãi nghiệm. Từ đó phát huy những khả năng thế mạnh ở trẻ một cách tự nhiên.

Bên cạnh những định hướng, những phương pháp giúp trẻ học tốt môn tạo hình, thì có một điều không thể thiếu được, đó chính là sự khích lệ động viên kịp thời của cô giáo đối với những sản phẩm mà trẻ làm ra, hay đối với những trẻ chưa làm tốt hay chưa hoàn thành xong sản phẩm của mình thì một lời khích lệ sẽ làm cho trẻ cố gắng hơn nữa trong giờ hoạt động lần sau. Việc nhận xét sản phẩm của giáo viên đối với sản phẩm của trẻ cũng rất quan trọng, nó giúp cho trẻ rút được những kinh nghiệm để làm tốt hơn vào lần sau, cũng như bước đầu hình thành khả năng nhận xét đánh giá tác phẩm nghệ thuật trên bản thân trẻ. Biết rõ điều đó trong các giờ tạo hình tôi luôn biết cách động viên khích lệ trẻ đúng lúc và cũng khéo léo nêu ra những hạn chế còn trên trẻ để không làm trẻ tự thấy thoả mãn ở khả năng bản thân của mình để tiếp tục cố gắng hơn nữa. Bên cạnh đó, trong các giờ hoạt động tôi luôn đặt những câu hỏi như “ Con thấy thích sản phẩm nào nhất? Vì sao con lại thích sản phẩm đó nhất? Để làm nên sản phẩm này thì con phải làm như thế nào?” để hình thành ở trẻ những tiền đề đánh giá, nhận xét sản phẩm. Tuy nhiên, việc đánh giá sản phẩm của trẻ cũng cần phải chính xác, phù hợp với cách nhìn, cách nghĩ cũng như cách cảm nhận của trẻ đối với tác phẩm nghệ thuật của mình. Khi đánh giá sản phẩm tạo hình của trẻ tôi luôn căn cứ vào các điểm sau:

+ Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi: Ở mỗi lứa tuổi đều có một mức độ khả năng tạo hình khác nhau, vì thế để đánh giá được khả năng của trẻ thì chúng ta phải nhìn vào khả năng của trẻ từng độ tuổi làm được gì.

+ Bên cạnh đặc điểm tâm sinh lý thì cần phải dựa vào mục tiêu đặt ra trong giờ hoạt động cũng rất quan trọng. Không nên quá ôm đồm quá nhiều mục tiêu trong 1 giờ hoạt động quá mà cần đưa ra những mục tiêu phù hợp và từ đó dựa vào những mục tiêu đó để đánh giá cái gì trẻ đã đạt được và chưa đạt được.

+ Dựa vào nội dung của hoạt động tạo hình để đánh giá năng lực của trẻ, cũng như sự tiến bộ dần của quá trình từ đầu năm học cho đến cuối năm để thấy được sự chuyển biến rõ rệt ở khả năng tạo hình trên trẻ.

Khi nhận xét việc khen chê cũng phải khéo léo, lời lẽ nhận xét sản phẩm phải gây cho trẻ niềm vui sướng vì những gì chúng đã tạo nên, phải nhấn mạnh những thành công sáng tạo, những ý định tạo tình thú vị của trẻ, phải chỉ cho trẻ thấy sự gống nhau giữa sự vật với hình ảnh được miêu tả và giúp cho trẻ thể hiện tình cảm, thái độ trước kết quả hoạt động. Bằng lời nói của mình tôi rèn luyện cho trẻ khả năng nhận xét kết quả hoạt động của trẻ, nhận ra những thiếu sót và có hướng sửa chữa những thiếu sót ấy.

Cùng với những hoạt động chung hằng ngày hay hoạt động mọi lúc mọi nơi, thì ngoài ra trong trường cũng tổ chức các hoạtt động phong trào vui chơi, đón lễ hội, thông qua đó trẻ được quan sát cách trang trí, vẽ đẹp của các ngày lễ hội, hay cuộc thi vẽ tranh trong trường để từ đó tôi tìm hiểu được năng khiếu của mỗi trẻ từ đó có hướng bồi dưỡng kịp thời. Ngoài ra, hằng ngày tôi cũng có 1 cuốn sỗ nhật ký hằng ngày để theo dõi trẻ từ đó phát hiện ra năng khiếu ở mỗi trẻ để bồi dưỡng thêm.

VD: Cháu Xuân Hưng có khả năng vẽ và tô màu, tuy nhiên cháu vẽ và tô cẩn thận cho nên sản phẩm của cháu hoàn thành chậm. Từ đó tôi có hướng giúp cháu nâng dần mức độ tiến hành nhanh hơn bằng những mẹo nhỏ như khi tô màu nếu trên bức tranh có nhiều chỗ cần tô mãng màu đó thì sẽ tô cho hết màu đó xong đổi lấy màu kác và tiếp tục tô như thế.

Bên cạnh sự tác động hỗ trợ của nhà trường, cô giáo, thì một thành phần không thể thiếu đó chính là các bậc phụ huynh. Muốn cho con em phát triển một cách hài hoà và toàn diện thì sự kết hợp hài hoà giữa nhà trường và gia đình cũng rất quan trọng, nó giúp cho trẻ ngày càng được tiến bộ hơn và phát triển năng lực hơn khi được rèn luyện thường xuyên và đồng bộ. Ở các buổi họp phụ huynh cũng như những lần đón- trả trẻ tôi cũng đã trao đỗi với phụ huynh về tình hình học tập cũng như khả năng của trẻ và tầm quan trọng của bộ môn tạo hình đối với trẻ cho phụ huynh thấy rõ, để từ đó có hướng phối hợp cùng nhà trường giúp trẻ học tốt hơn bằng cách mua sắm các sách tô màu, vẽ, bút màu, đất nặn… để luyện tập thêm cho trẻ trong thời gian ở nhà.

VD: Nhân ngày mồng 8/3 các con có muốn gửi đến mẹ và bà những bó hoa tươi thắm không nào? Bây giờ cô cùng các con hãy cắt dán những bông hoa thật đẹp đểmang về tặng cho bà và mẹ của mình nhé. ( Cô cho trẻ mang sản phẩm của mình tặng mẹ khi ra về)

Với thực tế đa số phụ huynh là những người buôn bán, tầm hiểu biết của họ vẫn còn ở mức độ đơn giản và chưa chú trọng đến việc học của con trẻ, đối với họ trẻ mầm non chỉ biết hát và đọc thơ thế là đủ, thì việc lôi cuốn sự tham gia phối hợp của phụ huynh mang một hiẹu quả cao rất khó. Vì thế, để cho họ thấyđược nănglực thật sự của đứa trẻ thì trong lớp tôi cũng tạo ra những mãng để trưng bày sản phẩm của trẻ cũng như triển lãm những bức tranh đẹp, thu hút sự chú ý của các bậc phụ huynh, từ đó có thể tiếp cận trao đổi thông tin một cách thân thiện, và thường xuyên thăm hỏi cách thức phụ huynh hướng dẫn cho trẻ ở nhà để nắm được những khó khăn họ mắc phải để cùng nhau gỡ những vướng mắc đó, còn về phần cô sẽ hiểu sâu thêm một số đặc điểm của trẻ hơn để có hướng khắc phục.

III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

Với những biện pháp như trên tôi đã vận dụng vào tình hình thực tế một cách hợp lí và kết quả mang lại cho trẻ trong giờ hoạt động tạo hình đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ:

– Gần cuối năm học trẻ lớp tôi có những chuyển biến rõ nét, hầu hết các tiết tạo hình 100% trẻ đều hoàn thành sản phẩm.

– Tôi đã chọn ra những cháu có năng khiếu để bồi dưỡng thêm và kết hợp với phụ huynh có hướng bồi dưỡng năng khiếu của trẻ.

– Một số cháu tuy chưa học qua MGB nhưng cũng đã theo kịp các bạn trong lớp và thậm chí có khả năng tạo hình tốt hơn một số bạn đi trước.

– Góc tạo hình đã có nhiều tranh của nhiều cháu và các sản phẩm bằng đất nặn làm cho phụ huynh phấn khởi và yên tâm hơn. Vì thế mà phụ huynh đã có những cách nhìn nhận tốt hơn về năng lực của con em mình. Từ đó, có những đóng góp tích cực đối với các hoạt động của lớp, sưu tầm đồ dùng, đồ chơi giúp đỡ và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để giúp trẻ ngày càng tiến bộ hơn.

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Qua việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động tạo hình với một số biện pháp và kết quả đạt được, bản thân tôi rút ra được bài học kinh nghiệm sau:

– Cần cho trẻ hoạt động trong môi trường nghệ thuật phong phú.

– Giáo viên phải có khả năng tìm tòi, sáng tạo ra những cái mới để tạo ra những sản phẩm đẹp mắt mang tính thẩm mĩ cao và phù hợp với nhận thức của trẻ, qua đó thu hút sự chú ý của trẻ và tạo nguồn cảm hứng cho trẻ làm theo.

– Cho trẻ tiếp xúc với các sản phẩm công mỹ nghệ, các bức tượng, phù điêu. Tìm kiếm các loại tranh phong cảnh, tranh đồ hoạ và tranh dân gian cho trẻ quan sát, từ đó làm giàu vốn biểu tượng của trẻ hơn.

– Giáo viên phải biết sử dụng đồ dùng trực quan linh hoạt, đúng lúc tránh lạm dụng, ôm đồm.

– Biết tích hợp lồng ghép nhẹ nhàng chuyên đề vào các hoạt động mọi lúc mọi nơi.

– Giáo viên phải biết phối hợp chặt chẽ với phụ huynh.

– Luôn tìm tòi học hỏi qua sách báo, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua chị em đồng nghiệp.

– Luôn tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên đề thông qua dự giờ đồng nghiệp và việc tiếp thu chuyên đề do nhà trường tổ chức.

– Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động tổng hợp mang tính nghệ thuật: ngày hội, lễ, hoạt động sân khấu. Ngoài ra, tổ chức các cuộc dạo chơi trong thiên nhiên, tạo điều kiện phát triển ở trẻ óc thẩm mỹ, sáng tạo.

– Sử dụng các đò dùng hằng ngày có các yếu tố trang trí, có chất lượng thẩm mĩ cao: màu sắc tươi sáng, hình dáng sinh động, bắt mắt và gây hứng thú cho trẻ.

Trẻ em để lĩnh hội một tri thức đầy đủ và toàn diện thì đòi hỏi ở trẻ có một trạng thái tâm lý thoải mái và an toàn. Vì vậy, là một cô giáo Mầm non chúng ta cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở và tôn trọng trẻ, từ đó trẻ thấy mình thực sự được an toàn và nó tích cực tham gia vào hoạt động và lĩnh hội tri thức một cách trọn vẹn.

Nhờ đó mà trẻ rèn luyện kỹ năng tạo hình và phát huy được tính sáng tạo, chủ động tích cực theo cách riêng của mình. Lúc này chúng ta mới thực sự đưa hoạt động tạo hình của trẻ đạt đến mức độ hoạt động Nghệ Thuật. Đó là: “ Nghệ thuật của trẻ thơ” hoạt động lấy trẻ làm trung tâm.

Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động ở trường Mầm non lĩnh vực nào cũng quan trọng, đó là yếu tố giúp trẻ phát triển nhân cách một cách hài hoà và toàn diện giúp trẻ bước vào đời. Vì vậy chúng ta phải hết sức quan tâm để nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc học, tạo một môi trường lành mạnh, một tâm thế tốt cho trẻ có những hứng thú khi đến trường và thực sự mang tính chất là một trường học thân thiện.

Trên đây là những biện pháp giúp trẻ học tốt bộ môn tạo hình mà bản thân tôi tự đúc rút ra. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi sự thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo để sáng kiến của tôi được hoàn thành tốt hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

sáng kiếnkinhnghiệm bảo vệ môi trường mầmnon

sang kien kinh nghiem mam nonhay

sang kien kinh nghiem mam nonnam 2013

sang kien kinh nghiemam nhacmam non

sang kien kinh nghiem mam nonnam 2011

sang kien kinh nghiem mam non24-36 thang

sang kien kinh nghiem mam non2012

sang kien kinh nghiem mam nonlop 3 tuoi

Gửi bởi Hà Vũ in SKKN mầm non