Scavi huế tuyển dụng 2023

Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 52 DN dệt may, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 đạt 11.250 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho gần 24 nghìn lao động. Tuy nhiên, phần lớn DN sản xuất dưới hình thức gia công nên giá trị gia tăng chưa cao; phụ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu và thiếu nhân lực chất lượng cao…

Nhằm góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành Trung tâm Dệt may của miền Trung, nhiều doanh nghiệp may trong tỉnh đã tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất và tuyển dụng nhiều lao động. Đáng chú ý, Công ty Scavi Huế sau khi xây dựng xong nhà máy thứ 2 đã tuyển thêm 933 lao động, tiếp đến là Công ty Hanesbrand Việt Nam - chi nhánh Huế [gọi tắt HBI] tuyển 576 lao động. Các công ty dệt may khác như An Thiên Phát, MSV, Phú Hòa An tuyển dụng từ 200 lao động trở lên. Với mức lương bình quân hơn 3 triệu đồng mỗi tháng, cùng với sự quan tâm về các chế độ chính sách như đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… một lượng lớn lao động trẻ, nhất là lao động ở các vùng nông thôn đã không chọn con đường vào Nam tìm việc như dự tính.

Chị Mai Liên, công nhân Công ty HBI cho biết: “Trước đây, tôi định vào Nam tìm việc, nhưng nhờ gia đình giữ lại rồi xin việc tại Công ty HBI, hiện lương cơ bản của tôi mỗi tháng hơn 4 triệu đồng. Nếu chịu khó làm thêm sẽ được tính theo sản phẩm. Trong khi đó, nếu ở xa nhà tôi phải chịu những chi phí khác như tiền thuê nhà, chi tiêu đắt đỏ… tính ra cũng ngang nhau. Cái lợi hơn là tôi được ở gần gia đình”. Hiện nay, bắt đầu có sự cạnh tranh thị trường lao động trong tỉnh nên người lao động có cơ hội chọn lựa công việc phù hợp với điều kiện của mình. Tuy nhiên, không có tình trạng tranh chấp lao động; đình công không xảy ra.

Tiếp tục thực hiện Đề án “Giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 - 2015” do UBND tỉnh phê duyệt, các cấp, các ngành đã tham mưu thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Nhờ đó, công tác giải quyết việc làm của tỉnh năm 2015 vượt chỉ tiêu đề ra, góp phần vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, năm qua, Thừa Thiên Huế giải quyết việc làm cho trên 16.000 lao động, đạt trên 101% kế hoạch đề ra. Trong đó, Trung tâm Dịch vụ việc làm phối hợp với các địa phương tổ chức 32 phiên giao dịch tại sàn giao dịch và các địa phương Nam Đông, Phong Điền, Hương Trà, Quảng Điền, Trường đại học Kinh tế giải quyết mới cho 2.659 lao động; xuất khẩu được 159 lao động; thông qua phát triển của các doanh nghiệp tuyển dụng 9.830 lao động; các hoạt động cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm giải quyết được 1.692 lao động. Số còn lại làm việc thông qua tổ chức các lễ hội, hoạt động văn hóa và hoạt động kinh tế trong lĩnh vực phi kết cấu. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, sản xuất cầm chừng hoặc giải thể làm cho hơn 2.000 công nhân lao động mất việc.

Ngày 15/2, Sở LĐTBXH tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vào ngày 20/2, Sở tổ chức phiên giao dịch việc làm đầu năm 2022 với nhu cầu tuyển dụng lao động rất lớn.

Phiên giao dịch việc làm này được tổ chức nhằm tạo điều kiện cho người lao động, nhất là người lao động thất nghiệp hoặc chưa có việc làm ổn định, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, lao động trở về quê do ảnh hưởng của dịch Covid-19… tìm kiếm việc làm ổn định.

Người lao động Thừa Thiên Huế hồi hương từ vùng dịch Covid-19. Ảnh: V.T.

Có 41 doanh nghiệp tuyển dụng lao động đầu năm với tổng nhu cầu tuyển dụng là 9.260 người.

Trong đó, nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lượng lớn lao động làm việc tại Thừa Thiên Huế như: Scavi Quảng Vinh tuyển 2.000 lao động, Công ty Cổ phần Vinatex Quốc Tế chi nhánh Huế tuyển 1.340 lao động, Công ty TNHH Công nghệ Bảo hộ Kanglongda Việt Nam tuyển 1.269 lao động, Công ty Scavi Huế tuyển 570 lao động, Công ty Sơn Hà Huế tuyển 540 lao động, Công Ty TNHH Hanesbrand Việt Nam Huế tuyển 308 lao động…

Có 3 doanh nghiệp tuyển lao động đi làm việc tại Nhật Bản và Đài Loan, gồm Công ty SULECO, Công ty Hải Phong và Công ty Sao Kim, mỗi doanh nghiệp tuyển 100 kỹ sư, thực tập sinh, công nhân.

Sở LĐTBXH tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị UBND các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan hướng dẫn và tổ chức kết nối người lao động tham gia phiên giao dịch việc làm theo một trong hai hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến.

Phiên giao dịch việc làm trực tiếp được tổ chức từ 8h đến 17h ngày 20/2 tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế [12 Phan Chu Trinh, TP. Huế]. Phiên giao dịch việc làm trực tuyến được kết nối theo địa chỉ //vieclamhue.vn.

Nhiều doanh nghiệp may mặc lớn tại tỉnh Thừa Thiên Huế có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động, trong đó có doanh nghiệp sẽ tuyển khoảng 9.400 lao động. Đây là cơ hội rất lớn để lao động hồi hương do dịch Covid-19 ở tỉnh có việc làm, ổn định đời sống.

Ngày 3/8, ông Trần Văn Mỹ- Tổng Giám đốc Công ty Scavi Huế [Khu công nghiệp Phong Điền, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế] cho biết, Công ty vừa gửi thư ngỏ gửi lao động ngành may đã, đang và sẽ trở về tỉnh Thừa Thiên Huế do dịch Covid-19.

Theo đó, đồng hành cùng chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đón người dân ngoại tỉnh trở về quê nhà, Công ty Scavi Huế mong muốn được chung tay san sẻ những khó khăn của các lao động ngành may xa quê trở về quê hương lập nghiệp. Doanh nghiệp này sẽ tiếp nhận vào làm việc và áp dụng các chính sách hỗ trợ đối với lao động may có tay nghề đã sinh sống và làm việc tại các tỉnh thành trong cả nước trở về tỉnh Thừa Thiên Huế.

Công nhân làm việc tại Công ty Scavi Huế. Ảnh: CĐTTH.

Cụ thể, Công ty Scavi Huế hỗ trợ 100% chi phí xét nghiệm PCR cho công nhân trước khi vào làm tại Công ty; hỗ trợ nông 5.000.000 đồng/trường hợp đối với công nhân may có tay nghề và ký hợp đồng lao động chính thức nhằm giúp công nhân ổn định cuộc sống ban đầu.

Bên cạnh đó, Công ty Scavi Huế áp dụng chính sách đánh giá tay nghề linh hoạt và áp dụng mức lương cao tương đương với bậc tay nghề; áp dụng mức thưởng thêm 3.000.000 đồng/công nhân cộng vào khoản thưởng lương tháng 13/2021 nhằm hỗ trợ các công nhân đón Tết.

Theo ông Trần Văn Mỹ, các nhà máy của Công ty tại Khu công nghiệp Phong Điền có quy mô khoảng 8.000 vị trí việc làm. Hiện số lượng công nhân của Công ty khoảng 7.000 người, do đó đơn vị cần tuyển thêm khoảng 1.000 lao động để đáp ứng dây chuyền sản xuất. Ngoài ra, vào cuối năm 2021, Công ty sẽ chính thức khởi công xây dựng khu nhà máy may tiếp theo tại xã Quảng Vinh [huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế]. Dự kiến, nhà máy sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 4/2022, với tổng số lao động cần tuyển dụng là 8.400 người. Đây là cơ hội rất lớn để người lao động Thừa Thiên Huế, trong đó có những người trở về quê hương do ảnh hưởng của dịch Covid-19 có việc làm, bảo đảm thu nhập, ổn định đời sống.

Ông Nguyễn Duy Thông – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, hiện nay ngoài Công ty Scavi Huế, còn có nhiều doanh nghiệp may mặc lớn tại tỉnh có nhu cầu tuyển dụng lao động như: Công ty dệt may Thiên An Phát, Thiên An Phú, Công ty quốc tế Helo, HBI… Để kết nối cung cầu lao động, thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thừa Thiên Huế đã tuyên truyền sâu rộng, đa dạng và nhanh chóng các thông tin về thị trường việc làm, thông qua nhiều kênh khác nhau. Đồng thời, Trung tâm cũng thay đổi cách tư vấn, tư vấn chuyên sâu hơn để người lao động nắm bắt thông tin một cách chủ động, qua đó đưa ra lựa chọn thích hợp.

Theo thống kê của Sở LĐTBXH tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện có 95.365 lao động Thừa Thiên Huế làm việc ở ngoại tỉnh. Trong đó, tại 18 tỉnh, thành phía Nam là 56.021 người, riêng TP.HCM là 50.566 người. Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, người lao động Thừa Thiên Huế đang làm việc tại các tỉnh, thành thực hiện giãn cách xã hội, nhất là các tỉnh phía Nam, liên tục hồi hương. Tính đến hết ngày 2/8, trên địa bàn toàn tỉnh có 12.338 trường hợp đang cách ly tại các cơ sở y tế, khu cách ly tập trung và nơi lưu trú. Có những ngày, các khu cách ly đã tiếp nhận gần 2.000 người về từ các vùng dịch. Ngoài ra, tính từ 28/4 đến nay, đã có 34.980 từ các tỉnh/thành phố có dịch trở về không thuộc diện cách ly tập trung.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề