Sea games 29 được tổ chức ở nước nào năm 2024

Bóng đá nam SEA Games 29 mở đầu vòng bảng bằng cuộc so tài giữa ĐT U22 Myamar và ĐT U22 Singapore (bảng A) vào lúc 15h ngày 14/8 (giờ Hà Nội). Sau đó, vào lúc 19h45, đội chủ nhà Malaysia sẽ gặp ĐT U22 Brunei.

Chiều mai (15/8), các đội bảng B, trong đó có ĐT U22 Việt Nam bắt đầu cuộc chinh phục Huy chương Vàng (HCV).

Bóng đá luôn là môn thu hút người xem nhất mỗi kỳ SEA Games và bất kỳ người hâm mộ nước nào cũng mong đội bóng của mình giành được HCV. Nói như HLV ĐT U22 Malaysia Ong Kim Swee, “giành HCV bóng đá là bạn đã giành được chiến thắng tổng thể ở SEA Games”.

Trong số 11 đội bóng kỳ đại hội này, người ta không mấy khó khăn trong việc “nhận dạng” nhóm có khả năng cạnh tranh HCV, gồm các đội: Thái Lan (đương kim vô địch), Malaysia (chủ nhà) và Indonesia. Đây là 3 đội bóng thay nhau đoạt HCV bóng đá SEA Games trong suốt 40 năm qua (từ 1977 tới nay; trong đó Malaysia 5 lần, Indonesia 2 lần, Thái Lan 13 lần).

Nhóm tiếp theo là các đội: Việt Nam, Singapore, Philippines, Myanmar và nhóm cuối cùng gồm các đội Lào, Campuchia, Brunei và Timor Leste. Những đội bóng này chưa từng giành được HCV lần nào trong quãng thời gian trên.

Ở góc nhìn này, Thái Lan được đánh giá cao nhất vì lâu nay, đội bóng này “hầu như không có đối thủ” ở khu vực. Kế đến là chủ nhà Malaysia. Trong 5 lần giành HCV thì 2 lần bóng đá Malaysia được thi đấu trên sân nhà (1977, 1989). Rất có thể đây là lần thứ 3 của họ. Những đội có thể cạnh tranh tiếp theo là Indonesia và Việt Nam.

Sea games 29 được tổ chức ở nước nào năm 2024

Với ĐT U22 Việt Nam, lần dự SEA Games này có vài điều đáng chú ý, nhất là khả năng tranh chấp HCV. Mặc dù nhiệm vụ giành HCV không được giao chính thức mà chỉ là “vào đến trận chung kết” nhưng dường như ai cũng ngầm hiểu là các học trò của HLV Hữu Thắng phải giành được vị trí cao nhất.

Việc chuẩn bị cho SEA Games của ĐT U22 Việt Nam gặp khá nhiều thuận lợi nhất là dịp thi đấu vòng loại U23 châu Á 2018 và đội đã giành được vé vào vòng chung kết (cùng với Thái Lan, Malaysia).

Điều thú vị nhất là lứa cầu thủ của đội tuyển chào đời vào năm diễn ra SEA Games 18, năm 1995, nay đang được đặt nhiều kỳ vọng. Ở kỳ SEA Games tổ chức tại Thái Lan 22 năm về trước ấy, HLV Hữu Thắng, khi đó là 1 trung vệ, đã cùng với đồng đội vào chơi trận chung kết bóng đá đầu tiên tại sân chơi khu vực với ĐT Thái Lan. Năm ấy, thế hệ vàng của bóng đá Việt Nam chỉ giành được HCB và nỗi chờ mong HCV kéo dài đến tận bây giờ…

Cầu thủ thuộc thế hệ vàng 22 năm trước giờ đây dẫn dắt lứa cầu thủ tài năng của bóng đá trẻ Việt Nam với những cái tên như Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Toàn, Quang Hải, Đức Chinh… đã sẵn sàng chinh phục mục tiêu rõ ràng nhất: HCV bóng đá SEA Games.

ĐT U22 Việt Nam đá trận ra quân vào 16h ngày 15/8, gặp ĐT U22 Timor Leste. Đây là đội bóng mà các học trò của HLV Hữu Thắng đã giành chiến thắng 4-0 trong "trận thủy chiến' ở SVĐ Thống Nhất, TPHCM vào chiều tối ngày 19/7 trong khuôn khổ vòng loại U23 châu Á.

Thành tích gần nhất mà các cầu thủ Việt Nam giành được tại SEA Games là tấm HCĐ tại Singapore năm 2015.

Sea games 29 được tổ chức ở nước nào năm 2024

Với ĐT nữ Việt Nam, sau khi kết thúc chuyến tập huấn tại Nhật Bản, các cầu thủ trở về nước ngày 12/8. Chiều 13/8, toàn đội đã từ Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam (Mỹ Đình, Hà Nội) tới sân bay Nội Bài, đáp chuyến bay tới Malaysia dự SEA Games 29.

Theo lịch thi đấu môn bóng đá nữ, ĐT Việt Nam sẽ có trận mở màn gặp đối thủ Philippines lúc 16 giờ ngày 17/8 tới.

Các đối thủ tiếp theo của đội tuyển nữ Việt Nam lần lượt là Myanmar (20/8), Thái Lan (22/8) và chủ nhà Malaysia (ngày 24/8).

Do bóng đá nữ SEA Games 29 chỉ có 5 đội tham dự nên các đội thi đấu vòng tròn 1 lượt tính điểm. Đội nào có số điểm cao nhất sau 4 trận sẽ giành HCV.

Đương kim vô địch bóng đá SEA Games nữ là ĐT Thái Lan. Đây cũng là đối thủ nhiều duyên nợ với các cầu thủ nữ Việt Nam.

Ngày 22/5/1958, các nước Đông Nam Á tham dự Đại hội Thể thao châu Á lần thứ III ở Tokyo, Nhật Bản, Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Thái Lan khi đó là Laung Sukhumnaipradit đã đề xuất và được các nước Đông Nam Á nhất trí thành lập một tổ chức thể thao của Đông Nam Á với tên gọi ban đầu là Liên đoàn Thể thao Bán đảo Đông Nam Á (The South East Asian Peninsular Games Federation hay SEAP Games Federation). Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á sẽ tổ chức một đại hội thể thao khu vực 2 năm một lần vào năm lẻ nhằm mục đích:

1. Tăng cường tình hữu nghị, tình đoàn kết và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trong khu vực ASEAN.

2. Nâng cao không ngừng thành tích, kỹ thuật, chiến thuật các môn thể thao cho vận động viên để có cơ sở tham gia Đại hội Thể thao châu Á và Olympic.

Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Lào, Việt Nam và Campuchia (Singapore thêm vào sau đó khi tách ra khỏi Malaysia để trở thành quốc gia độc lập vào ngày 09/5/1965) là các nước sáng lập. Ủy ban Liên đoàn SEAP Games được thành lập vào tháng 6/1959 tại Bangkok, Thái Lan. Các nước sáng lập đã thông qua điều lệ của Liên đoàn và bầu ra Ban chấp hành. Ông Parahát Saruxatiara, Chủ tịch Uỷ ban Olympic Thái Lan, được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á đầu tiên.

Sea games 29 được tổ chức ở nước nào năm 2024

Hình ảnh những kỳ SEA Games đầu tiên

SEAP Games đầu tiên được tổ chức tại Bangkok từ ngày 12 đến 17/12/1959 với hơn 527 vận động viên và quan chức thể thao đến từ Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Singapore, Việt Nam và Lào tham dự trong 12 môn thể thao.

Tại SEAP Games lần thứ 8 tổ chức vào năm 1975, Liên đoàn SEAP đã xem xét kết nạp thêm Indonesia và Philippines. Hai nước này chính thức được kết nạp năm 1977, cùng năm đó Liên đoàn SEAP đổi tên thành Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (South East Asian Games Federation - SEA Games Federation), và sự kiện thể thao này cũng đổi tên theo thành Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games). Brunei được kết nạp vào SEA Games thứ 10 tại Jakarta, Indonesia, và Timor Leste được kết nạp tại SEA Games thứ 22 tại Hà Nội, Việt Nam.

Sea games 29 được tổ chức ở nước nào năm 2024

Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 3 tại Kuala Lumpur, Malaysia

Tính đến thời điểm này, Thái Lan và Malaysia là hai quốc gia có số lần tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á nhiều nhất với 6 lần. Singapore, Indonesia và Philippines xếp thứ hai với 4 lần tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á. Myanmar xếp thứ ba với 3 lần tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á. Những quốc gia có 1 lần tổ chức bao gồm: Việt Nam, Brunei, Lào và Campuchia.