Sinh xong bao lâu thì được gội đầu

Sau sinh bao lâu thì có thể gội đầu?

Điều này được đánh giá dựa trên sự hồi phục của chính người mẹ. Với mẹ sinh thường, nếu sức khỏe của bạn đã phục hồi, bạn có thể gội sạch đầu sau 3-4 ngày sau khi sinh, tuy nhiên khi gội không nên cúi người xuống quá sớm.

Đối với mẹ sinh mổ, vết mổ sẽ bị kích ứng nếu bạn cúi xuống quá lâu trong thời gian gội. Nếu vết mổ của bạn đã khô, không gặp vấn đề gì, bạn có thể gội đầu 14 ngày sau khi sinh. Sau lần gội đầu đó, bạn không nên gội đầu quá thường xuyên mà chỉ nên gội đầu 1-2 lần mỗi tuần. Nếu có điều kiện ở nhà và có ghế để gội đầu, bạn cũng có thể gội đầu trước tùy theo tình hình.

Kiêng gội đầu quá lâu: lợi bất cập hại

Chúng ta đều biết rằng, phụ nữ sẽ đổ mồ hôi rất nhiều trong và sau khi sinh, đặc biệt là vào mùa hè. Tóc và da đầu là những bộ phận dễ nhiễm bụi, vi khuẩn nhất trên cơ thể. Kiêng gội đầu quá lâu sẽ biến da đầu của bạn thành mảnh đất màu mỡ để vi khuẩn và nấm sinh sôi. Các bà mẹ sau khi sinh thường có sức đề kháng kém, kiêng gội đầu quá lâu, gãi ngứa xước da, dễ gây nhiễm trùng.

Cần chú ý điều gì khi gội đầu trong thời gian ở cữ?

Giữ ấm

Đây là điều quan trọng nhất, bởi vì trong thời gian ở cữ, khí và huyết của hậu sinh đều yếu, thể trạng tương đối kém. Nếu chẳng may bị cảm lạnh thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi toàn diện của cơ thể, vì vậy bạn phải thực hiện tốt việc giữ ấm khi gội đầu. Nhiệt độ nước và nhiệt độ phòng phải thích hợp.

Nhiệt độ nước không nên quá cao hoặc quá thấp và cần được duy trì ở mức 37-45 °C. Nhiệt độ nước quá nóng sẽ gây kích ứng da đầu, nhiệt độ nước quá lạnh sẽ khiến các bà mẹ dễ bị cảm lạnh. Sau khi gội, dùng khăn lau khô tóc hoặc dùng máy sấy tóc càng sớm càng tốt.

Không nên cúi người quá lâu

Không nên gội đầu quá lâu, không nên cúi người quá lâu, không chỉ làm chèn ép vết thương mà còn dễ gây chóng mặt, thậm chí té ngã. Nếu cảm thấy sức khỏe còn yếu, sản phụ nên nhờ người thân giúp đỡ trong lần gội đầu đầu tiên để tránh bị trượt chân.

Ngoài ra, rụng tóc sau sinh là vấn đề mà bà mẹ nào cũng phải đối mặt. Mẹ sữa chú ý nên sử dụng lược gỗ hoặc lược sừng để giúp giảm rụng tóc, giảm kích ứng da đầu. Sau khi gội đầu, bạn nên uống một tách trà gừng để tránh bị cảm lạnh.

Dương Huyền [Theo Công lý & xã hội]

Nguồn: //conglyxahoi.net.vn/van-hoa/giai-tri/sau-sinh-bao-lau-co-the-goi-dau-khong-som-khong-muon-day-la-thoi-diem-tot-nhat-113003.html

Phụ nữ sau sinh bao lâu được gội đầu? Đây là thắc mắc mà nhiều sản phụ đã hỏi, nhưng thế hệ trước sẽ không khuyến khích họ gội đầu trong thời gian kiêng cữ vì sợ bị nhiễm lạnh, sau này mắc phải nhiều bệnh tật về sau.

Hai trường phái kiêng cữ theo dân gian và khoa học hiện đại vẫn tạo ra nhiều tranh cãi, thậm chí mâu thuẫn giữa thế hệ người cao tuổi và thế hệ trẻ. Các bà vẫn cho rằng gội đầu ngay sau sinh sẽ khiến sản phụ sau này bị đau đầu. Nhưng các mẹ mới sinh lại không chịu nổi điều này, đặc biệt mùa hè nóng nắng, không gội đầu là một cực hình khiến các họ cảm thấy hoảng sợ.

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, trước đây khi ở cữ, thế hệ các bà, các cụ không tắm gội là vì môi trường ở nhà tương đối kém, không có phòng kín gió, nhà tắm lại không ở trong nhà mà ở ngoài vườn nên việc gội đầu và tắm gội sẽ dễ bị cảm lạnh ảnh hưởng tới sức khỏe. Còn bây giờ điều kiện tốt hơn, nhà vệ sinh khép kín và sạch sẽ thì mẹ sau sinh có thể gội đầu trong thời gian ở cữ. Tuy nhiên, trong tuần đầu tiên bạn nên cân nhắc việc gội đầu tùy theo sức khỏe và gội đầu ở trong phòng kín bằng nước ấm với dầu gội thảo dược có gừng, sả…để có thể xua đi cảm giác lạnh trong cơ thể một cách hiệu quả.

Những lý do khiến phụ nữ sau sinh không được gội đầu theo quan điểm truyền thống

Dưới đây là câu trả lời “sau sinh bao lâu được gội đầu” theo cách nghĩ của người xưa:

1. Trước đây, điều kiện vật chất còn yếu kém, nhà tắm không được kín gió và sạch sẽ như bây giờ. Nước nóng cũng phải đun chứ không có bình nóng lạnh nên việc kiểm soát nhiệt độ khi tắm rất khó khăn. Nếu sản phụ bị lạnh, bị gió thổi vào đầu sẽ gây đau đầu và sinh ra nhiều bệnh tật trong tương lai.

2. Khi gội đầu sản phụ rất dễ bị cảm, và nếu chẳng may bị cảm trong thời gian ở cữ thì rất nghiêm trọng vì bạn cần có đủ sữa và sức khỏe để nuôi em bé. Hơn nữa nếu bạn ốm sẽ dễ lây truyền cho em bé.

3. Trước đây không có nước máy hay nước tinh khiết. Nước gội đầu là nước sông, nước giếng, trong nước có nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng, gây nguy cơ nhiễm khuẩn, biến chứng sau sinh.

Trên đây là tất cả những lý do khiến phụ nữ thời xưa không nên gội đầu trong thời gian ở cữ, nghĩa là sau 3 tháng họ mới được gội đầu để đảm bảo sức khỏe.

Vào mùa hè, phụ nữ sau sinh bao lâu được gội đầu?

Mùa hè thời tiết oi bức khó chịu, bạn đổ mồ hôi nhiều hơn khiến đầu cũng ngứa ngáy khó chịu hơn mùa đông. Theo các bác sĩ sản khoa, bạn hoàn toàn có thể gội đầu bằng nước ấm sau sinh 7-10 ngày, lúc này cơ thể bạn đã phục hồi.

Tùy cơ địa mà các mẹ có thể gội đầu sau sinh một hoặc hai tuần. Tuy nhiên, không nên gội đầu quá thường xuyên trong thời gian bạn đang ở cữ, thông thường nên gội đầu 1 đến 2 lần/ tuần. Khi gội đầu bạn cần lưu ý không sử dụng nước lạnh, không ngồi đối diện với quạt và máy lạnh và khu vực hút gió sau khi gội đầu.

Tuy nhiên, với những sản phụ sở hữu mái tóc bóng nhờn, bết dính thì việc chờ đợi đến 7 ngày thật không dễ dàng, thậm chí có thể coi đây là một cực hình. Bạn có thể sẽ ngứa điên đầu đến mức không thể ngủ được. Điều này sẽ khiến tâm trạng của bạn tồi tệ, căng thẳng và tự ti.

Trong hoàn cảnh này bạn hãy sử dụng dầu gội đầu khô cho mẹ sau sinh để làm sạch tóc và da đầu một cách nhanh chóng và thuận tiện ngay tại phòng ngủ mà không cần đến nước. Bạn có thể nhờ người thân hỗ trợ hoặc tự mình gội đầu bằng dầu gội khô trong tuần đầu tiên sau khi sinh, sản phẩm sẽ giúp khử mùi hôi cũng như mang lại cho bạn cảm giác sảng khoái, dễ chịu trong thời tiết mùa hè. Bạn có thể tham khảo dầu gội đầu khô thảo dược Yaocare Medic của chúng tôi. Thành phần thảo dược không những giúp làm sạch mà còn lưu lại hương thơm nhẹ nhàng trên tóc khiến bạn cảm thấy thư giãn hơn.

Một số lưu ý khi gội đầu trong thời gian kiêng cữ

Cho dù bạn có thể gội đầu trong thời gian ở cữ nhưng cũng không nên chủ quan vì sức khỏe của bạn lúc này rất yếu. Để đảm bảo sức khỏe và tránh các biến chứng hậu sản, bạn cần nhớ một số lưu ý dưới đây:

1. Sử dụng máy sưởi điện hoặc máy điều hòa không khí để kiểm soát nhiệt độ trong nhà, cảm nhận được hơi ấm trong nhà sẽ tốt hơn.

2. Điều chỉnh nhiệt độ của bình nước nóng hoặc pha nước cho phù hợp.

3. Tóc của phụ nữ sau sinh thường dầu và dễ rụng hơn, khi gội đầu không nên dùng dầu gội dễ gây kích ứng, bạn nên sử dụng dầu gội thảo dược dịu nhẹ. Để giảm rụng tóc, bạn có thể gội đầu bằng dầu gội khô thảo dược xen kẽ những lần gội đầu bằng nước theo cách thông thường.

4. Sau khi gội đầu không nên buộc tóc cao hoặc đi ngủ ngay để tránh hơi ẩm xâm nhập vào cơ thể gây đau đầu, mỏi cổ và cảm lạnh.

Sau khi đọc xong bài viết này, hẳn các bạn đã trả lời được câu hỏi “sau sinh bao lâu được gội đầu?” rồi phải không? Sớm nhất là 7 ngày sau sinh bạn có thể gội đầu bằng nước theo cách thông thường và có thể gội đầu bằng dầu gội khô 1 ngày sau sinh để giữ cho đầu tóc thoải mái.

Yaocare Medic – Hương Dược Trị Liệu

Bạn sắp sinh và được người lớn tuổi trong giai định dặn dò là cần kiêng tắm sau sinh trong ít nhất là 1 tháng. Đồng thời, trong thời gian này, bạn cũng cần phải hạn chế đụng tay vào nước, cần hơ lửa, nằm than để khi về già không bị đau nhức mình mẩy, không ốm vặt.

Bạn quá hoang mang với lời khuyên này và không biết việc tắm gội sau sinh kiêng sao cho đúng? Hãy tham khảo bài viết sau của Hello Bacsi.

Tục kiêng tắm sau sinh có từ bao giờ?

Theo quan niệm của các cụ ngày xưa, sau ca sinh nở, phụ nữ bị mất sức, mất máu nên phải nằm than, hơ lửa và kiêng gội đầu, kiêng tắm sau sinh ít nhất 1 tháng, thậm chí là 3 tháng 10 ngày. Nguyên do được cho là việc tắm gội sớm ngay sau sinh sẽ khiến tay chân phụ nữ nổi gân guốc, hay đau nhức mình mẩy và ốm vặt khi về già.

Xét theo điều kiện sinh sống thì chúng ta có thể hiểu tại sao lại có tập tục kiêng cữ sau sinh này. Thời xa xưa hoàn cảnh sống, điều kiện vật chất sinh hoạt không được đầy đủ và đảm bảo vệ sinh như hiện nay. Bên cạnh đó, việc tắm gội thường dùng nguồn nước tự nhiên như nước sông, suối, ao hồ… nên dễ bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, nhà tắm cũng không được kín đáo, không tránh gió lùa, nhất là về mùa đông giá rét. Phụ nữ mới sinh tắm trong điều kiện như vậy rất dễ bị nhiễm khuẩn dẫn đến viêm nhiễm, đau ốm nên cần kiêng cữ.

Sau sinh bao lâu thì được tắm gội?

Nếu bạn từng sinh con, điều đầu tiên bạn muốn làm khi đã đi lại được sau ca sinh hẳn nhiên là được tắm rửa sạch sẽ đúng không? Nếu bác sĩ không khuyến cáo bạn không nên tắm gội sau sinh thì bạn có thể tắm, gội nếu muốn.

Thực tế là tùy thuộc vào hình thức sinh mà bạn vừa trải qua như sinh thường, sinh mổ mà bạn có thể cần tắm bằng vòi sen, vệ sinh vùng kín sau sinh thay cho việc ngâm mình trong bồn nước ấm.

1. Đối với các mẹ sinh thường

Để đảm bảo vệ sinh thân thể, tránh tình trạng viêm nhiễm sau sinh cho cả mẹ và bé, các mẹ sinh thường không nên kiêng tắm sau sinh quá lâu. Sau ca sinh khoảng 1-2 ngày, mẹ có thể tắm gội nhanh bằng vòi sen với nước ấm. Việc tắm dưới vòi sen hay ngâm vùng kín trong nước ấm có thể giúp mẹ mới sinh thư giãn, giảm đau hiệu quả.

Nguyên do là trải qua ca sinh thường, âm đạo, phần đáy chậu, tầng sinh môn có thể bị tổn thương gây đau rát. Mẹ sau sinh nên chú ý vệ sinh khu vực vùng kín cẩn thận bằng nước ấm và dung dịch rửa phụ khoa, lau khô ngay sau đó. Mẹ nên vệ sinh vùng kín ít nhất 3 lần/ngày hoặc nhiều hơn nếu sản dịch ra nhiều và thay băng vệ sinh sau 2 – 3 giờ.

Nếu bị rạch tầng sinh môn, bạn cũng đừng quá lo lắng, chỉ khâu sẽ tự tiêu trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hay nhân viên y tế nơi bạn sinh con để chăm sóc tầng sinh môn đúng cách.

Khoảng 6 tuần sau ca sinh thường, bộ phận sinh dục của bạn sẽ trở lại bình thường và bạn có thể quan hệ tình dục nếu muốn. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách tránh thai để không mang thai ngoài ý muốn hay cấn thai quá sớm sau sinh.

Lưu ý: Hãy đi khám phụ khoa nếu sau sinh bạn cảm thấy đau nhiều hơn, dịch âm đạo ra nhiều, có mùi hôi, vùng kín sưng đau phù nề hay có bất kỳ vấn đề sức khỏe khác thường nào khác.

2. Mẹ sinh mổ cần lưu ý gì khi tắm sau sinh?

Sau ca sinh mổ, bạn có thể bị đau trong vài tuần, thậm chí là vài tháng. Tùy vào tình trạng vết mổ mà bạn có thể tắm khi cảm thấy khỏe. Hiện nay, vết rạch sinh mổ thường được băng bằng băng vô trùng nhằm giúp giữ cho vết thương không bị nhiễm khuẩn nên bạn có thể tắm mà không lo nước dính vào vết mổ gây viêm nhiễm.

Việc gội đầu không gây ảnh hưởng gì đến vết mổ nhưng bạn sẽ gặp khó khăn khi gội vì vết thương gây đau khi bạn cử động. Do đó, cách tốt nhất là hãy nhờ người thân hoặc dịch vụ gội đầu [nếu bệnh viện bạn sinh có dịch vụ này] gội và sấy khô tóc giúp.

Nếu chưa thể tắm được, bạn cần dùng khăn sạch và nước ấm lau sạch người 2 lần/ngày, vệ sinh vùng kín 2 – 3 lần/ngày bằng nước sạch và nước rửa phụ khoa để giữ vệ sinh thân thể. Tuyệt đối không bôi bất cứ thứ gì lên vết mổ nếu không phải do bác sĩ chỉ định.

Trường hợp bạn bị sốt, đau, sưng quanh vết mổ hay choáng váng…, hãy báo cho bác sĩ biết ngay lập tức.

Ngoài việc không nên kiêng tắm sau sinh, mẹ mới sinh cần chú ý điều gì?

Sau sinh, dù sinh thường hay sinh mổ thì bạn cũng có sản dịch [tương tự như kinh nguyệt] diễn ra trong khoảng 6 tuần. Do đó, ngoài việc không nên kiêng tắm sau sinh, bạn vệ sinh vùng kín cẩn thận.

  • Khi đi vệ sinh: Nếu việc đi tiểu vết rạch tầng sinh môn đau rát, bạn có thể xối nước nhẹ nhàng để giảm đau rát, tránh nước tiểu hay phân dính vào vết thương. Sau đó cần dùng nước rửa sạch, dùng giấy vệ sinh hay khăn mềm, khô sạch thấm khô.
  • Vệ sinh vùng kín: Sau khi xuất viện về nhà, bạn cần dùng nước ấm và nước rửa phụ khoa để vệ sinh vùng kín tối thiểu ngày 3 lần. Lau khô, thay mới băng vệ sinh thường xuyên để tránh hăm, viêm nhiễm, nấm ngứa.

Với các mẹ sinh mổ, bạn có thể cần phải cắt chỉ vết mổ. Trường hợp sinh mổ lần đầu , bạn có thể được cắt chỉ sau ca mổ khoảng 5 ngày. Với các mẹ sinh mổ lần 2, việc cắt chỉ thường được tiến hành sau 7 – 8 ngày. Lúc này, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để nhân viên y tế cắt chỉ giúp bạn.

Hy vọng với những chia sẻ trong bài, bạn đã biết việc kiêng tắm sau sinh có từ đâu, bản thân có nên thực hiện điều này hay không.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề