Sống như những đóa hoa là gì

Hãy sống như những loài hoa, để rồi khi từ biệt cuộc đời vẫn còn tỏa ngát hương cho đời, mặc dù cuộc sống bình dị, nhưng mà đoàn kết, tựa vào nhau mà sinh sống.

Sống như những loài hoa rất đơn giản, chỉ cần đoàn kết thương yêu nhau, biết dựa vào nhau, đặt lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân, đặt trách nhiệm bản thân trước những việc làm tập thể.

Sẽ không có gì là khó, nếu chúng ta biết sống cho ngày mai, sống cho tương lai nhân loại, đừng vì chủ nghĩa cá nhân mà quên đi tương lai nhân loại. Để hương thơm ngàn đời mãi còn tỏa ngát hương. Bạn ! Hãy sống như những đóa hoa.

Sống như những đóa hoa, đẹp rạng ngời trước nắng, ling linh trước gió và tỏa hương ngào ngat. Để rồi kết thành những trái ngon, quả ngọt cho đời.

  • Những status đầy lạc quan về tương lai tươi sáng

Hãy sống như những đóa hoa, từ một mầm non nhỏ bé nhờ nhựa cây mà lớn dần, lớn dần rồi bung nụ, nở hoa khoe sắc tỏa hương làm đẹp cho đời.

Và tôi sống như đóa hoa này, tỏa ngát hương thơm cho đời. Sống với nỗi khát khao rằng, được hiến dâng cho cuộc đời”

Sống ở đời hãy cống hiến, hãy sẻ chia hết mình, để cuộc đời mình luôn tươi đẹp như cuộc đời một bông hoa.

Một con người sinh ra, chỉ cần sống có cống hiến như một bông hóa nhỏ cũng đáng được người đời tạ ơn và ghi nhớ.

Con người chỉ sống thôi không đủ, mà nó phải có ánh nắng mặt trời, tự do như những bông hoa nhỏ, thảo sức tắm nắng, tung bay trong gió...

Hãy cho phép mình sống như một đóa hoa nhé! Không vì ai mà nở, cũng chẳng vì ai mà tàn. Luôn tự do, tự tại mang lại vẻ đẹp và hương thơm cho đời.

Tôi sẽ sống như một đóa hoa. Nhưng không là hoa của những buồn lo mà là hoa của những nụ cười. Bởi vậy, cuộc sống của tôi yêu đời biết bao.

Cuộc đời tựa như những đóa hoa. Chúng ta tiếp nhận ánh nắng tinh khôi nhất của trời đất cùng với mưa sương ấm áp, để rồi bung nở giữa nhân gian, khiến ai cũng phải ngưỡng mộ và trân trọng.

Lời kết: Đã sống trên đời thì nhất định phải sống rực rỡ như những đóa hoa. Người khác có thể không nhận ra vẻ đẹp của bạn, nhưng bạn chắc chắn phải nhận ra vẻ đẹp của chính mình.

Thiên tài văn học Mark Twain từng nói: “Hai mươi năm sau lúc này, bạn sẽ thấy thất vọng vì những điều mình không làm hơn vì những điều mình đã làm. Vậy nên hãy tháo nút dây. Hãy cho thuyền rời khỏi bến cảng an toàn. Hãy căng buồm đón gió. Tìm tòi. Ước mơ. Khám phá.”. Cuộc sống luôn vận động không ngừng nghỉ, hãy để dòng chảy của thời gian nuôi dưỡng ước mơ và giúp bạn hiện thực hóa lý tưởng sống của bản thân.

Vậy lý tưởng sống là gì? Không ai có thể định nghĩa chính xác về lý tưởng sống, nhưng có thể hiểu một cách chung nhất: lý tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà con người hướng đến, mong mỏi có được trong cuộc đời. Những người trẻ hiện nay có lý tưởng sống cho riêng mình không? Chắc hẳn bạn đã từng không ít lần tự hỏi mình đang sống vì lý do gì.

Phần lớn thanh niên trẻ Việt Nam đã biết xác định mục tiêu, lý tưởng sống cho bản thân và khao khát cống hiến cho đất nước. Nói đến những người trẻ, không thể không nhắc đến Ánh Viên. Cô gái sinh năm 1996 được cộng đồng quốc tế tôn vinh là “kình ngư thép”. Năm 2015 Ánh Viên đã đưa Việt Nam lên một tầm cao mới trên đường đua xanh, với thành tích đáng nể của mình là người Việt Nam đầu tiên giành huy chương ở giải bơi lội thế giới, 8 lần phá kỷ lục SEA Games 28. Đằng sau những thành tích đáng nể ấy là một cô gái thường xuyên phải xa gia đình, nỗ lực tập luyện và hướng đến lý tưởng sống là cống hiến sức trẻ cho nền thể thao nước nhà.

Ánh Viên, cô gái vàng của làng thể thao Việt Nam.

Cũng không thể không nhắc đến Nguyễn Hà Đông, chàng trai trẻ không ngừng nỗ lực theo đuổi đam mê nghề lập trình, cha đẻ của trò chơi nổi tiếng Flappy Bird trở thành người Việt Nam duy nhất được ghi danh trong sách kỷ lục Guinness năm 2016. Còn rất nhiều cái tên tiêu biểu khác như: Đỗ Nhật Nam, Đinh Thị Hương Thảo, Nguyễn Thế Hoàn, Nguyễn Thanh Trung Nam, Quách Hoàng Nhi,…và hàng triệu thanh niên Việt Nam đang ngày ngày học tập và lao động, lực lượng chiếm 30% dân số này vẫn đang theo đuổi lý tưởng sống, cống hiến cho đời, cho đất nước.

Đỗ Nhật Nam, cậu bé nhỏ tuổi với nhiều hoài bão to lớn.

Trở lại quá khứ hào hùng và bi thương, lý tưởng sống của thanh niên thời chiến là anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng cho độc lập tự do của Tổ quốc, khao khát về một ngày mai được sống trong hòa bình và hạnh phúc. Thuở ấy, những chàng trai những cô gái như Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc… đang sống trong quãng thời gian đẹp nhất của tuổi trẻ, vẫn còn mơ mộng về cuộc đời, nhưng họ mang trong mình một lý tưởng sống cao cả, ý chí quật cường và lòng yêu nước nồng nàn. Nhiều người trong số họ đã dũng cảm nộp đơn xung phong ra chiến trường, gạt đi nỗi sợ hãi để chiến đấu với một niềm tin bất diệt như Trung úy Trần Văn Phương từng quả cảm:“Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo. Hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng hải quân anh hùng”. Và rồi, họ đã mãi mãi không trở về để những người mẹ, người cha, người vợ phải “khóc thầm lặng lẽ”.

Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay là khẳng định vị trí của bản thân, cống hiến sức trẻ và trí tuệ cho đất nước, cho sự hưng thịnh và phồn vinh của dân tộc Việt Nam. Thật đáng tự hào khi thế hệ thanh niên ngày nay vẫn kế thừa được tinh thần yêu nước của cha ông để lại, những chàng trai sẵn sàng tạm gác công việc dang dở, tạm rời xa gia đình và người thương để phục vụ và bảo vệ cho Tổ quốc thân yêu. Riêng trong lễ giao quân đợt 1 năm 2016 thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có tổng cộng hơn 4.000 thanh niên viết đơn tình nguyện nhập ngũ.

Tuy nhiên, vẫn còn đó không ít những bạn trẻ thờ ơ, sống vô cảm, hời hợt, chối bỏ trách nhiệm đối với gia đình và xã hội. Đây như hồi chuông cảnh tỉnh về lối sống ích kỷ, cái tôi quá lớn của không ít những bạn trẻ hiện nay. Không chỉ chuộng đời sống vật chất, thực dụng mà một bộ phận không hề nhỏ các bạn trẻ Việt Nam đang vô cảm với vận mệnh của quốc gia, dân tộc, sa lầy vào những cảm bẫy tệ nạn, thói quen hưởng thụ và ít có chí tiến thủ. Thậm chí, có những người con thiếu hiểu biết, nông nổi giết bố mẹ, chồng giết vợ cũng chỉ vì tiền, để vật chất lấn át lý trí, những mâu thuẫn tưởng chừng như rất nhỏ và đôi khi chỉ vì thích thể hiện bản thân.

Ảnh: Nguyễn Hoàng

Xã hội không ngừng vận động, Việt Nam đang trên đà hội nhập và phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội để sánh vai với cường quốc năm châu. Thế hệ thanh niên Việt Nam ngày nay đã và đang thừa hưởng những giá trị truyền thống quý báu, có những bước đi đột phá và hướng tới những giá trị tốt đẹp. Những người trẻ mang trong mình lòng tự hào dân tộc, biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh, suy nghĩ tích cực và đấu tranh với những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội. Những người trẻ, hơn hết là mầm non tương lai của đất nước, nắm trong tay vận mệnh của dân tộc, hãy xác định cho mình một lý tưởng sống, không ngừng trau dồi vốn sống, học tập và rèn luyện phẩm chất đạo đức, có được lập trường chính trị vững vàng. Những người trẻ hãy sống như những đóa hoa, thơm ngát và lan tỏa những lý tưởng sống mãnh liệt!

Thay cho lời kết, tác giả xin trích một đoạn thư của 3 chiến sĩ thuộc Tiểu đội 1 [Trung đội Ký Con, Trung đoàn Bình Giã, Quân giải phóng miền Nam], là những chiến sỹ Việt Nam đã hy sinh anh dũng trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Bức thư như một lời ca vang mãi, một lý tưởng sống vĩ đại của tuổi trẻ thời chiến:

“Chúng tôi mong được ghi nhận rằng chúng tôi đã từng sống, chiến đấu và đã chết trong một mùa Xuân giữa đất trời như trăm ngàn cái chết của người Việt Nam chân chính cho Tổ quốc và dân tộc sống còn… Xin cho chúng tôi gởi đến những người đang sống, sống đúng ý nghĩa của nó lời biết ơn sâu sắc vì các bạn đang làm cho cái chết của chúng tôi giữ được đầy đủ ý nghĩa.

Các bạn đang lao động quên mình cũng như chúng tôi đã chiến đấu quên mình cho đất nước ta ngày nay tươi đẹp, cho dân ta ngày càng ấm no, hạnh phúc, cho xã hội ta ngày càng dân chủ công bằng.”

Các bé bệnh nhi trên đường đua Hoa mặt trời - Ảnh: QUANG ĐỊNH

"Không là hoa của những buồn lo, tôi là hoa của những nụ cười...". Bài hát như thể được viết cho Mỹ Anh và rất nhiều bệnh nhi ung thư khác - những "chiến binh hoa mặt trời" vẫn đang chiến đấu và nở nụ cười rất hồn nhiên.

“Kế hoạch của em là dùng số tiền xin được để mua tặng mẹ một lọ nước hoa anh ạ! Mẹ thích nó lâu nay rồi, cái này em biết.

TRẦN THU QUYẾN [14 tuổi]

Nụ cười chiến binh

Câu chuyện của Mỹ Anh cũng là câu chuyện của rất nhiều bệnh nhi ung thư khác: 6 năm điều trị bệnh, cô bé 10 tuổi mang căn bệnh ung thư não đã trải qua hàng loạt đợt hóa trị, xạ trị, phẫu thuật não và đã từng không thể đi lại được khi căn bệnh di căn vào xương và em bị gãy chân.

Nhưng sáng hôm nay, như chưa từng có những ngày đau đớn ấy, Mỹ Anh đã đến ngày hội với gần 5.000 người và rất nhiều anh chị tình nguyện viên. Cô bé chạy nhảy lăng xăng khắp nơi. Nụ cười hồn nhiên của cô bé khiến cho mọi người nhẹ lòng hẳn. 

Bởi chỉ vài phút trước đó, đoạn phim tự quay của bé Anh Thư [8 tuổi] - cô bé đoạt đồng giải nhì cuộc thi "Khoảnh khắc đáng yêu", đã mất trước khi lễ trao giải diễn ra đã làm nhiều người rơi nước mắt. 

Mỹ Anh kể năm nay là lần thứ tư cô bé dự ngày hội này và "năm nào cũng được các cô chú thực hiện điều ước". Lần này điều ước của Mỹ Anh nghe rất buồn cười. "Con xin một cái máy bào đá cầm tay. Con và các bạn trong bệnh viện ai cũng thích uống xirô dâu đá bào. Con mua vào bán đá bào cho các bạn. Bán rẻ thôi ạ. Mỗi ly 2.000-3.000 đồng gì thôi" - Mỹ Anh lém lỉnh kể về kế hoạch của em.

Ngày hội hôm nay rất nhiều người đã đến đồng hành cùng các chiến binh nhí như Mỹ Anh. Đội trưởng đội tuyển quốc gia Việt Nam - nữ cầu thủ Huỳnh Như và các đồng đội Chương Thị Kiều, Trần Thị Bích Thùy, Trần Thị Phương Thảo cùng với huấn luyện viên Nguyễn Thị Kim Hồng đã đến từ sáng sớm để cùng góp mặt tại vạch xuất phát đường đua Hoa mặt trời - hoạt động mở màn ngày hội.

"Sau SEA Games 30, tôi và các đồng đội mới về nơi đóng quân tại TP.HCM và nhận lời tham gia chương trình. Dù nhận được lời mời khá gấp từ ban tổ chức nhưng vì thấy đây là một chương trình rất ý nghĩa nên tôi muốn đồng hành cùng các em bệnh nhi" - cầu thủ Huỳnh Như chia sẻ.

"Con muốn được sống"

"Bây giờ con mong muốn điều gì nhất?" - "Sống. Con muốn được sống" - cô bé Huỳnh Thị Bình Nguyên [học sinh lớp 10, Đà Lạt] trả lời không một giây lưỡng lự. 

Những gương mặt trẻ thơ, nụ cười trong veo trong ngày hội Hoa hướng dương - Ảnh: TTO

Nguyên vốn là một cô bé khỏe mạnh và là một vận động viên cầu lông đã đạt rất nhiều huy chương ở nhiều giải đấu. Mắc căn bệnh ung thư phần mềm và bắt đầu điều trị từ năm 2017, cô bé "tạm thời không còn chơi cầu lông được nữa". Nhưng sau những đợt điều trị, Nguyên vẫn đến trường, "vẫn theo kịp các bạn" để thực hiện ước mơ của mình. 

Hôm nay Nguyên là một trong hơn 100 bệnh nhi đang đi học nhận học bổng "Ước mơ của Thúy" trên sân khấu ngày hội. So với các em nhỏ, Nguyên không còn ở cái tuổi cười nói hồn nhiên như các em, không thích nói nhiều nhưng khao khát của em thì rất mãnh liệt. "Em muốn trở thành thợ make up" - Nguyên bảo.

Nhận học bổng cùng với Nguyên còn có bạn nhỏ Trần Thu Quyến [14 tuổi, quê Hậu Giang]. Bắt đầu từ cuối năm 2017, căn bệnh u thất buộc em và mẹ của mình đều đặn ghé Bệnh viện Ung bướu [TP.HCM] mỗi tháng một lần. Nếu thời gian của các bạn đồng trang lứa là dành hết cho việc học và chơi thì với Quyến lại có phần khác đi. Một nửa thời gian em dành cho việc học, nửa còn lại em dành cho "hotel" Ung bướu TP.HCM.

Đợi đến lượt mình lên nhận học bổng "Ước mơ của Thúy" tại ngày hội, Quyến chia sẻ sẽ xin mẹ một ít từ số tiền mà chương trình trao tặng để thực hiện kế hoạch của mình.

Ngày hội hoa hướng dương 2019 đã tiếp nhận hơn 1,5 tỉ đồng. Trong đó nhãn hàng OTiV - Công ty CP dược phẩm ECO ủng hộ 500 triệu đồng, Công ty CP thực phẩm dinh dưỡng NutiFood 450 triệu đồng [hoạt động chạy bộ và giải thưởng], Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín [Sacombank] 450 triệu đồng, VPĐD UNIONPAY INTERNATIONAL CO., LTD tại Hà Nội 50 triệu đồng, VPĐD JCB INTERNATIONAL [Thailand] COMPANY LIMITED tại TP.HCM 50 triệu đồng, VPĐD MASTERCARD ASIA PACIFIC PTE LTD 50 triệu đồng, phụ huynh Trường Quốc tế Anh TP.HCM 40 triệu đồng, Cụm rạp chiếu phim Cine Star Sinh viên ủng hộ suất chiếu phim cho bệnh nhi trị giá 20 triệu đồng, nhãn hàng Revive - Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam ủng hộ sản phẩm nước uống trị giá 20 triệu đồng.

Ngoài ra, chương trình còn có sự đồng hành hỗ trợ của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, Bệnh viện Nhi Đồng 2, Bệnh viện Huyết học - truyền máu, Viện Huyết học truyền máu Trung ương, Bệnh viện K, Nhi Trung ương cùng các văn nghệ sĩ, diễn viên, người mẫu, tình nguyện viên và bạn đọc...

Hơn 180 trên tổng số 222 đóa hướng dương ở bức tường ước nguyện đã được bạn đọc đăng ký thực hiện cho bệnh nhi. Hoạt động hiến máu "Vì chiến binh hoa mặt trời" cả nước nhận được sự hỗ trợ tham gia của 278 người, thu được hơn 300 đơn vị máu.

Như vậy, tổng số tiền mà bạn đọc đóng góp trong 12 năm thực hiện chương trình "Ước mơ của Thúy" là hơn 45 tỉ đồng. Báo Tuổi Trẻ trân trọng cảm ơn sự đồng hành, sẻ chia của những tấm lòng vì bệnh nhi ung thư.

Suất học bổng chưa có người nhận

Ngày hội hoa hướng dương năm nay trao 60 suất học bổng cho bệnh nhi khu vực phía Bắc, nhưng gần đến ngày hội, ban tổ chức nhận được thông tin có một bé trong danh sách nhận học bổng qua đời; rồi đến sáng 15-12, khi ngày hội diễn ra được ít phút, lại có tin một bé nữa qua đời, không kịp đến dự Ngày hội hoa hướng dương.

Tin buồn liên tiếp đến làm chúng tôi ai cũng đau đớn. Nhưng người bệnh ung thư là thế, sự sống và cái chết đều rất bất ngờ. Nhưng những ngày hội như thế này là dịp để mang đến cho mọi người hi vọng.

Một bệnh nhi trong ngày hội Hoa hướng dương - Ảnh: TTO

Nguyễn Thị Mai, học lớp 6 Trường THCS Sơn Cẩm 1, Thái Nguyên, là trường hợp như vậy. Mai được phát hiện chứng ung thư nguyên bào men răng, được phẫu thuật và điều trị từ năm 2013. Sau 1 năm điều trị tích cực, giờ Mai gần như đã khỏe lại, mái tóc đã dày và đen, gần như không có dấu hiệu của bệnh ung thư, ngoại trừ cứ 3 tháng phải khám định kỳ một lần.

Sáng 14-12, từ Thái Nguyên, Mai được người thân đưa về Hà Nội dự Ngày hội hoa hướng dương. Nhiều lần về Hà Nội để chữa bệnh, nhưng đây là lần đầu tiên cô bé được đi Hà Nội chơi, vì thế bé rất háo hức.

Từ tối 14-12, hoa hướng dương đã nở vàng ở khắp các phố phường dẫn đến Viện Huyết học truyền máu trung ương, Hà Nội. Năm nay, các bạn sinh viên ĐH Kiến trúc Hà Nội đã ghép 500 hoa hướng dương lớn; để có số hoa này, từ đầu tháng 12 ngày nào cũng có 20-30 bạn trẻ đến làm hoa mới kịp tiến độ.

Bạn Nguyễn Công Tụng, thành viên nhóm, cho biết cả nhóm gần như thức trắng đêm 14 để ghép 500 hoa thành cánh đồng hướng dương cho ngày hội thật đẹp. Các đội tình nguyện Nụ cười, Niềm tin và hi vọng, Chắp cánh ước mơ đã hỗ trợ cho các em, từ xây dựng thư viện, quyên tặng tài chính, nâng đỡ tinh thần cho các bé.

Không thể kể hết những bàn tay và trái tim đã nhen lửa và làm nên những ngày hoa hướng dương tuyệt vời những ngày qua. Thí sinh Duyên dáng ngoại thương 2019 và cũng là bệnh nhân ung thư Nguyễn Trần Thủy Tiên đã hát một ca khúc gây xúc động trên sân khấu ngày hội.

Tiên nói cô hát chưa hay, nhưng Tiên có mặt để đồng hành cùng các bé bệnh nhi để đem đến một cảm hứng sống và hi vọng. Dưới sân khấu của Viện Huyết học truyền máu hôm nay có nhiều bệnh nhi mang cả chai dịch truyền đến xem biểu diễn. Hãy cùng làm điều gì thật tốt cho các em, xoa dịu nỗi đau đớn thể chất và tinh thần, đưa các em trở lại trường học. Và hãy làm việc đó thật nhanh kẻo không còn kịp nữa.

Như lời bài hát Thủy Tiên đã hát trên sân khấu ngày hội: "Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng...".

LAN ANH

"Đường đua hoa mặt trời" vì bệnh nhi ung thư

VŨ THỦY - CÔNG TRIỆU

Video liên quan

Chủ Đề