Sinopharm 2 mũi cách nhau bao lâu

Theo Bộ Y tế cho biết đến nay, nước ta đã tiêm chủng hơn 17,36 triệu liều vắc-xin Covid-19, trong đó hơn 1,8 triệu người đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin. Hiện có 5 loại vaccine đang được cấp phép tiêm ngừa là: AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer, Moderna và Sinopharm. Nhà sản xuất các loại vắc-xin này đều khuyến cáo cần tiêm đủ 2 mũi vắc-xin Covid-19.

Tùy từng loại vaccine mà có thời gian tiêm giữa hai mũi khác nhau theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Thời gian khoảng cách giữa 2 mũi tiêm của các loại vắc-xin Covid-19 cụ thể như sau:

  • Vaccine AstraZeneca từ 8 – 12 tuần mới thực hiện tiêm mũi 2

  • Vaccine Sputnik VPfizer tiêm mũi 2 cách mũi 1 sau 3 tuần

  • Vaccine Vero Cell khoảng cách từ 3 – 4 tuần

  • Vaccine Moderna mũi 2 tiêm sau mũi 1 là 28 ngày

Tình hình hiện tại ở TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung rất khan hiếm vaccine phòng COVID-19, việc tiêm mũi thứ 2 cho những người dân đã tiêm mũi 1 đang gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều trường hợp đã bị quá hạn tiêm mũi thứ 2 một vài tuần so với khuyến cáo của các hãng sản xuất vaccine, không ít người lo ngại “liệu họ có phải tiêm lại từ đầu?”

Bác sĩ Đặng Thị Thanh Huyền, Phó trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia [Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương], cho biết những khuyến cáo về mốc thời gian tiêm chủng vaccine Covid-19 [khoảng cách thời gian giữa hai mũi tiêm] mà nhà sản xuất đưa ra là lý tưởng nhất và trong bối cảnh dồi dào và có sẵn nguồn vaccine.

Còn đối với tình trạng thiếu vaccine như hiện nay ở Việt Nam, việc tiêm chậm hơn so với khuyến cáo không ảnh hưởng đến tác dụng của vaccine. “Người dân không phải tiêm lại từ đầu các mũi vaccine”- bác sĩ Huyền khẳng định.

Tiêm Vaccine là lá chắn an toàn bảo vệ bạn và gia đình trước dịch bệnh Covid-19. Tại Việt Nam hiện nay có 6 loại vaccine phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng bao gồm: Vaccine Moderna [Mỹ], Astra Zecera [Anh], Pfizer [Mỹ – Đức], Sinopharm – Sinovax – Vero cell[Trung Quốc], Sputnik [Nga]

Tiêm cùng loại hay khác loại vắc xin cho hiệu quả tốt hơn?

Theo hướng dẫn tại Công văn 6030/BYT-DP 2021 của Bộ Y tế thì những người đã tiêm mũi 1 vắc xin nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng vắc xin đó. Tuy nhiên, trong trường hợp nguồn vắc xin hạn chế, có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi 2 vắc xin do Pfizer sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin do AstraZeneca sản xuất nếu người được tiêm chủng đồng ý. Không sử dụng vắc xin do Moderna sản xuất hoặc các vắc xin khác để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca.

Cụ thể:

– Mũi 1 AstraZeneca + Mũi 2 AstraZeneca hoặc Pfizer [nếu người tiêm đồng ý]

– Mũi 1 Sinopharm + Mũi 2 Sinopharm

– Mũi 1 Pfizer + Mũi 2 Pfizer

– Mũi 1 Moderna + Mũi 2 Moderna.

– Mũi 1 AstraZeneca + Mũi 2 không được phép sử dụng Moderna.

Khoảng cách 2 mũi tiêm là bao lâu?

Cả 06 loại vắc xin được cấp phép đều cần 2 mũi tiêm để tạo miễn dịch cho cơ thể. Theo Quyết định 3588/QĐ-BYT, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm như sau:

– Vaccine AstraZeneca: Mũi 1 cách mũi 2: 8-12 tuần.

– Vaccine Gam-COVID-Vac [Tên gọi khác là SPUTNIK V]: Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần.

– Vaccine Comirnaty – Pfizer: Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần

– Vaccine SARSCoV-2 Vaccine [Tên gọi khác là Vero Cell]: Mũi 1 cách mũi 2: 3-4 tuần.

– Vaccine Moderna: Mũi 1 cách mũi 2: 4 tuần

Đây là khoảng cách mũi tiêm thứ 2 cho tác dụng vắc xin đạt hiệu quả nhất.

Phụ nữ mang thai có nên tiêm ?

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người mang thai từ 13 tuần trở lên có thể cân nhắc tiêm vaccine Covid-19, tiêm ở cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa. Các loại vaccine hiện có ở Việt Nam đều có thể tiêm cho thai phụ và người đang cho con bú, trừ vaccine Sputnik V chống chỉ định với nhóm này.

Những lưu ý quan trọng sau khi tiêm vắc xin

Tại Quyết định 3588/QĐ-BYT Bộ Y tế đưa ra những lưu ý quan trọng đối với người sau khi tiêm vắc xin, cụ thể:

– Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng phòng COVID-19.

– Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng.

– Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ.

– Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

– Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có:

+ Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

+ Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.


Hiện nay, 4 loại vaccine đang được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam là Pfizer-BioNtech, Moderna, AstraZeneca, và Sinopharm. Khoảng cách giữa hai mũi tiêm sẽ phụ thuộc vào loại vaccine được tiêm.


Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh [CDC] Hoa Kỳ, thời gian giữa 2 mũi vaccine Pfizer-BioNtech là 3 tuần [21 ngày] và vaccine Moderna là 4 tuần [28 ngày]. Tuy nhiên, khoảng thời gian này có thể kéo dài tới 6 tuần [42 ngày] nếu cần thiết [1].


Đối với vaccine AstraZeneca, một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Lancet hồi tháng 3 năm 2021 báo cáo thời gian giữa mũi 1 và mũi 2 của vaccine này là 4 đến 12 tuần. Trong đó, những người được tiêm mũi thứ 2 vaccine này sau mũi thứ nhất 12 tuần trở lên thì hiệu lực bảo vệ của vaccine là 81,3%, hiệu lực này giảm xuống còn 55,1% nếu khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là dưới 6 tuần [2].


Đối với vaccine Sinopharm [hay vaccine Vero Cell], Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo khoảng thời gian giữa mũi 1 và mũi 2 của vaccine này là 3 - 4 tuần. Nếu mũi thứ 2 của bạn bị trì hoãn sau 4 tuần thì bạn nên được tiêm càng sớm càng tốt [3].


Với cả 4 loại vaccine trên, khoảng thời giãn giữa hai mũi tiêm không nên ngắn hơn so với khuyến cáo các nghiên cứu.


Mong những thông tin trên sẽ giúp các bạn giải đáp được phần nào thắc mắc của mình. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và sớm được tiêm chủng đầy đủ. Chúc Việt Nam sớm chiến thắng đại dịch

Vậy sự thật thế nào? Hãy cùng PGS.TS. Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương giải đáp thắc mắc xung quanh về vấn đề này.

PGS.TS. Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Phóng viên: Xin PGS. cho biết, hiện nay chúng ta có bao nhiêu loại vaccine phòng COVID-19 được khuyến cáo dùng tại Việt Nam? Khoảng cách giữa các mũi tiêm là thế nào, thưa PGS.?

PGS.TS. Dương Thị Hồng: Vaccine phòng COVID-19 là một trong những biện pháp hữu hiệu giảm thiểu bệnh tật do COVID-19 gây ra, đặc biệt là các trường hợp bệnh nặng và tử vong. 

Hiện nay, Bộ Y tế đã cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp cho 6 loại vaccine tại Việt Nam gồm:

Vaccine COVID-19 do hãng Astra Zeneca [Anh] sản xuất.

Vaccine Comirnaty do hãng Pfizer/BioNTech [Mĩ/Đức] sản xuất.

Vaccine Moderna mRNA-1273 do hãng Moderna [Mỹ] sản xuất.

Vaccine COVID-19 [Vero Cell], Inactived do hãng Sinopharm [Trung Quốc] sản xuất.

Vaccine Janssen Ad26.CoV2 do hãng Johnson & Johnson [Mỹ] sản xuất.

Vaccine Spunik V do Viện Nghiên cứu Gamaleya [Nga] sản xuất.

Ngoại trừ vaccine của hãng Johnson & Johnson, các vaccine phòng COVID-19 còn lại đều tiêm 2 liều. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm của các loại vaccine phòng COVID-19 hiện nay là khác nhau. Cụ thể, Bộ Y tế khuyến cáo thời gian tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca mũi 1 cách mũi 2 từ 8-12 tuần; vaccine Pfizer, Sputnik V khoảng cách là 3 - 4 tuần; vaccine Moderna là 4 tuần; vaccine của Sinopharm3 - 4 tuần.

Nhằm đảm bảo tiêm chủng an toàn, tăng diện bao phủ và đạt hiệu quả sử dụng tối đa vaccine từ các nguồn khác nhau, hướng tới mục tiêu trên 70% dân số được tiêm phòng trong chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 6030/BYT-DP ngày 27/7/2021 về hướng dẫn tiêm 2 liều vaccine phòng COVID-19. 

Trong đó nêu rõ: Tất cả những người đã tiêm mũi 1 với loại vaccine nào thì tiêm mũi 2 bằng vaccine đó. Trong trường hợp nguồn vaccine Astra Zeneca hạn chế, chỉ có thể tiêm mũi 2  do Pfizer sản xuất" data-rel="follow">vaccine do Pfizer sản xuất cho người tiêm chủng mũi 1 vaccine Astra Zeneca [nếu người được tiêm chủng đồng ý], khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 8-12 tuần.

Những người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine do Sinopharm, Pfizer, Moderna sản xuất thì mũi thứ 2 chỉ tiêm vaccine cùng loại. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Phóng viên: Nhiều người lo ngại rằng việc tiêm mũi thứ hai chậm có thể khiến cho tác dụng của vaccine giảm đi. Vậy đâu là sự thật?

PGS.TS. Dương Thị Hồng: Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, cần tiêm vaccine liều 2 theo lịch khuyến cáo. Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch giúp cơ thể sinh ra kháng thể để phòng bệnh COVID-19.

 Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, Bộ Y tế đã rất nỗ lực để huy động nguồn cung vaccine cho người dân trên cả nước. Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, gặp phải thách thức lớn do nguồn cung vaccine còn hạn chế, ưu tiên sử dụng vaccine cho một số địa phương có diễn biến dịch COVID-19 phức tạp, nên việc thời gian tiêm mũi tiêm thứ hai ở một số nơi có thể chậm hơn.

Nếu thời gian tiêm mũi 2 chậm hơn so với lịch dự kiến thì không phải tiêm lại từ đầu.

Những người đã tiêm 1 mũi vaccine sau khi tiêm khoảng 14 ngày cơ thế đã có kháng thể giúp bảo vệ phòng bệnh COVID-19" data-rel="follow">phòng bệnh COVID-19 ở mức độ nhất định trước nguy cơ lây nhiễm, đặc biệt là giảm thiểu nguy cơ bị bệnh nặng. 

Người dân cần lưu ý, nếu trong trường hợp thời gian tiêm chậm hơn so với lịch dự kiến thì không phải tiêm lại từ đầu. Bộ Y tế sẽ nỗ lực để có nguồn vaccine trong thời gian sớm nhất; các cơ sở tiêm chủng sẽ nhắc người dân tới tiêm chủng mũi 2 sớm nhất ngay sau khi được cấp vaccine. Các địạ phương đã có danh sách người dân chưa được tiêm mũi 2 để có kế hoạch tiêm chủng sớm nhất, đảm bảo miễn dịch đầy đủ bảo vệ phòng bệnh COVID-19.

Tôi xin lưu ý là dù đã tiêm 1 mũi hay 2 mũi vaccine, tất cả mọi người đều phải tiếp tục tuân thủ thông điệp 5K và các biện pháp phòng chống dịch của Bộ Y tế cũng như của chính quyền địa phương khuyến cáo để bảo vệ cho chính bạn và những người xung quanh.

Phóng viên: Nếu không tiêm mũi thứ hai có làm ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine không, thưa PGS?

PGS.TS. Dương Thị Hồng: Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, đối với vaccine tiêm nhiều liều, cần tuân thủ tiêm đủ mũi để đạt được hiệu quả phòng bệnh cao nhất. Với các vaccine phòng COVID-19 có lịch tiêm 2 mũi, nếu không tiêm mũi thứ hai, sau một thời gian, nồng độ miễn dịch sẽ giảm và lâu hơn nữa sẽ không bảo vệ người tiêm 1 mũi vaccine phòng bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh COVID-19 nói riêng. 

Các nhà sản xuất đã nghiên cứu các mũi tiêm nhắc lại là rất cần thiết để đảm bảo miễn dịch bền vững. Vì vậy mọi người cần phải tiêm chủng đầy đủ các mũi vaccine và tuân thủ các mũi tiêm nhắc theo khuyến cáo của ngành y tế để giúp phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Sau tiêm vaccine, vẫn phải tiếp tục tuân thủ thông điệp 5K và các biện pháp phòng chống dịch của Bộ Y tế.

Phóng viên: PGS. có lời khuyên gì cho những người còn do dự "tiêm hay không tiêm vaccine phòng COVID-19"?

PGS.TS Dương Thị Hồng: Vaccine phòng COVID-19 chính là biện pháp quan trọng phòng ngừa các biến chứng nặng, tử vong của bệnh COVID-19 và nguy cơ lây nhiễm virus cho bản thân và người xung quanh, tiến tới mong muốn bảo vệ cộng đồng. Thực tế tại nhiều quốc gia tiêm chủng đạt tỷ lệ cao, có được miễn dịch cộng đồng đã minh chứng điều này, cuộc sống đã dần trở lại bình thường.

Cần tiêm vaccine COVID-19 sớm nhất khi được thông báo tiêm chủng. Không có vaccine nào là tuyệt đối an toàn và cũng không có vaccine nào có hiệu quả bảo vệ bạn 100%. Đừng trì hoãn tiêm chủng, nhất là tâm lý chờ đợi vaccine được cho là tốt hơn, bạn đã bỏ lỡ cơ hội được tiêm chủng vaccine phòng bệnh COVID-19. Do đó, chúng tôi đề nghị người dân không vì bất cứ e ngại nào mà trì hoãn hoặc do dự khi tiêm vaccine phòng COVID-19 trong bối cảnh nguy cơ dịch bệnh còn diễn biến phức tạp như hiện nay.

Phóng viên: Xin trân trọng cám ơn PGS!

Nguồn: //suckhoedoisong.vn/vaccine-covid-19-tiem-mui-2-cham-co-lam-anh-huong-den-hieu-qua-cua-mien-dich-169210823103111692.htm

Video liên quan

Chủ Đề