Sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế là gì

Trên thị trường quốc tế, việc đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ rất quan trọng, đặc biệt là quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế. Nếu muốn đăng ký thương hiệu quốc tế, cần phải tuân thủ pháp luật thương mại quốc tế. Vậy, Quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế hiện nay ra sao? Để nắm rõ hơn về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để hiểu rõ hơn nhé.

Lịch tư vấn pháp luật miễn phí

Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ và thương mại quốc tế

Sở hữu trí tuệ là hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của con người để phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Chúng luôn chứa đựng các thông tin có giá trị cao về kinh tế, văn hóa, xã hội, do đó, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền đối với các sản phẩm sáng tạo trí tuệ, sử dụng và chuyển giao các đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan và quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng. Nhìn chung, quyền sở hữu trí tuệ hướng tới bảo đảm quyền lợi cho các tác giả, nhà sản xuất các sản phẩm và dịch vụ trí tuệ thông qua việc đảm bảo họ sẽ có quyền đối với các kết quả từ hoạt động trí tuệ này trong một khoảng thời gian nhất định.

Có thể bạn quan tâm

Xử phạt không có tem nhãn trên hàng hóa như thế nào?

Thủ tục nhượng quyền thương mại trong nước như thế nào?

Hợp đồng hợp tác kinh doanh chia lợi nhuận cố định mới

Thương mại quốc tế thường được hiểu là hoạt động thương mại liên quan đến hai hay nhiều quốc gia khác nhau. Dựa vào chủ thể và tính chất của quan hệ thương mại thì thương mại quốc tế được chia thành 02 nhóm chính: thương mại quốc tế công và thương mại quốc tế tư. Tính “quốc tế” của hoạt động thương mại quốc tế tư được xác định tùy thuộc vào quan niệm của từng hệ thống pháp luật, điều ước quốc tế. Nhưng nhìn chung, cho đến nay, các tiêu chí sau đây thường dùng để xác định tính “quốc tế” của hoạt động thương mại quốc tế tư, quan hệ thương mại quốc tế tư:

Một bên hoặc các bên là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài: hoặc

– Một bên hoặc các bên là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài: hoặc

– Căn cứ để xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấp dứt quan hệ thương mại phát sinh ở nước ngoài; hoặc

– Tài sản là đối tượng của quan hệ thương mại đang ở nước ngoài.

Mối quan hệ giữa quyền sở hữu trí tuệ và thương mại quốc tế

Xuất phát từ đặc tính vô hình và khía cạnh thương mại, tài sản trí tuệ dễ dàng vượt qua biên giới quốc gia và là một thành tố gắn bó mật thiết với hoạt động thương mại quốc tế. Quyền sở hữu trí tuệ cũng có mối quan hệ chặt chẽ với thương mại quốc tế mặc dù quyền sở hữu trí tuệ có tính lãnh thổ. Quyền sở hữu trí tuệ có thể tham gia vào các giao dịch thương mại quốc tế dưới hai dạng:

  • gắn với hàng hóa xuất nhập khẩu được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ [bao gồm hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu theo các kênh phân phối chính thức được sự cho phép của chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ và hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu song song theo các kênh nhập khẩu/xuất khẩu song song”; 
  • là đối tượng trực tiếp trong các giao dịch thương mại quốc tế liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ như chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ, nhượng quyền thương mại và chuyển giao công nghệ. Mối quan hệ giữa quyền sở hữu trí tuệ và thương mại quốc tế rất rõ ràng trong một số lĩnh vực. Chẳng hạn, kiểu dáng công nghiệp có mối quan hệ không thể phủ nhận với lĩnh vực dệt may và chỉ dẫn địa lý có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động thương mại liên quan đến các sản phẩm nông nghiệp.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, tài sản trí tuệ đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết trong kinh doanh quốc tế tư và giao dịch thương mại quốc tế. Thực tế chỉ ra rằng thực hiện quyền sở hữu trí tuệ có thể thúc đẩy hoặc tạo ra những rào cản cho thương mại quốc tế. Thực tế thương mại quốc tế cho thấy: quyền sở hữu trí tuệ là công cụ được sử dụng để cản trở hoặc thúc đẩy thương mại quốc tế. Bảo hộ, khai thác và thực thi quyền sở hữu trí tuệ không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào quan hệ thương mại quốc tế mà còn ảnh hưởng đến các chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ; hoạt động thương mại, phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia cũng như thương mại toàn cầu.

Quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế ra sao?

Một số quy định cụ thể về quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế

Các quyền sở hữu trí tuệ có thể rất khác nhau và cách thức bảo hộ chúng cũng khác nhau. Vấn đề đặt ra là làm sao để các quy định phù hợp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được tất cả các nước áp dụng. Theo cách đó, nền tảng pháp luật quốc tế của việc bảo hộ phải là những nghĩa vụ được ghi trong các hiệp định quốc tế kí kết trong khuôn khổ tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới [WIPO] và WTO, đặc biệt là công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp [văn bằng, bản vẽ công nghiệp , v.v.] , công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật [quyền tác giả] , hiệp định TRIPs.

Quyền tác giả [copyrights]

Luật thương mại quốc tế quy định các quyền tác giả phải được bảo hộ như đã được quy định trong các văn bản của WIPO và WTO. Chẳng hạn, chương trình máy tính sẽ được bảo hộ như các tác phẩm văn học theo đúng công ước Berne. Tuy vậy, hiệp định TRIPs mở rộng phạm vi điều chỉnh của các quy định quốc tế về bản quyền tác giả đối với thuê lại, theo đó tác giả của các chương trình máy tính và các nhà thu âm còn có quyền không cho công chúng thuê các tác phẩm của họ. Độc quyền tương tự cũng được dành cho các tác phẩm điện ảnh. Việc kinh doanh, cho thuê đã khiến các tác phẩm điện ảnh bị sao chép rất nhiều, khiến người nắm giữ quyền tác giả không thu được hết lợi nhuận mà mình đáng được hưởng. Người phiên dịch hoặc người biểu diễn cũng có quyền không cho thu âm, sao chép và phổ biến rộng rãi các hoạt động của họ ít nhất là trong vòng 50 năm. Các nhà sản xuất băng đĩa cũng có quyền không cho sao chép lại các sản phẩm của họ trong vòng 50 năm.

Về nhãn hiệu hàng hoá và dịch vụ [trademarks]

Luật thương mại quốc tế định rõ các nhãn hiệu hàng hoá và dịch vụ cần được bảo hộ trong mức độ cần thiết các quyền tối thiểu, chủ sở hữu các nhãn hiệu dịch vụ phải được bảo hộ như chủ sở hữu các nhãn hiệu hàng hoá. Các nhãn hiệu nổi tiếng ở các nước phải còn được bảo hộ theo các quy chế bổ sung.

Về chỉ dẫn địa lí [Geographical indications]

Tên một khu vực địa lí, một địa điểm đôi khi được sử dụng để nhận dạng sản phẩm. “Chỉ dẫn địa lí ” này không những chỉ ra nơi sản phẩm được sản xuất mà đặc biệt còn chỉ ra các đặc tính của sản phẩm có được từ nguồn gốc của nơi sản xuất ra nó. Các tên “Champagne”, “Scotch “, “Tequyla” và “Roquefort” là những ví dụ mà ai cũng biết. Những nhà sản xuất rượu vang và rượu mạnh đặc biệt coi trọng việc sử dụng địa danh để nhận dạng các sản phẩm này. Chỉ dẫn địa lí được một số điều khoản đặc biệt của hiệp định TRIPs điều chỉnh. Tuy vậy, đây cũng là vấn đề quan trọng đối với các loại hàng hoá khác.

Việc sử dụng tên khu vực địa lí, địa điểm khi sản phẩm được sản xuất ở nơi khác hoặc không có được những tính năng vốn có của sản phẩm sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh. Hiệp định TRIPs quy định nghĩa vụ các nước thành viên phải ngăn cấm việc sử dụng bừa bãi các địa danh gắn lên sản phẩm. Đối với rượu vang và rượu mạnh, các hiệp định quy định mức độ bảo hộ cao hơn, tức là ngay cả khi không có nguy cơ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, luật thương mại quốc tế cho phép một số ngoại lệ, đặc biệt khi địa danh đã được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu hàng hoá hoặc thương hiệu hoặc khi nó đã trở thành tên chung. Ví dụ : từ “Cheddar ” ngày nay được dùng để chỉ một loại phomat đặc biệt không nhất thiết phải được sản xuất ở vùng cheddar thuộc nước anh. Tuy nhiên, nước nào muốn nêu ngoại lệ vì những lí do này đều phải tiến hành đàm phán với những nước cũng muốn bảo hộ chỉ dẫn địa lí đó.

Về bản vẽ và kiểu dáng công nghiệp [Industrial designs]

Theo luật thương mại quốc tế, các bản vẽ và kiểu dáng công nghiệp phải được bảo hộ ít nhất trong vòng 10 năm. Chủ sở hữu các bản vẽ được bảo hộ phải có quyền ngăn cấm việc sản xuất, bán hoặc nhập khẩu các sản phẩm mang hoặc có chứa hình vẽ giống với hình vẽ đã được bảo hộ.

Bằng phát minh sáng chế [Patents]

Luật thương mại quốc tế quy định các sáng chế có thể được bảo hộ thông qua văn bằng sáng chế trong vòng ít nhất 20 năm. Cả sản phẩm lẫn phương thức sản xuất đều được bảo hộ trong hầu hết các lĩnh vực công nghệ. Chính phủ các nước có thể từ chối cấp văn bằng sáng chế nếu việc khai thác kinh doanh chúng bị cấm vì vi phạm trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội. Họ cũng có thể không cấp văn bằng cho các phương pháp chẩn đoán, điều trị và phẫu thuật, các loại thực vật và động vật [không phải là các chủng vi sinh vật] và các phương pháp sinh học sản xuất giống cây trồng và vật nuôi [không phải là các phương pháp vi sinh]. Tuy nhiên, các giống cây phải được bảo vệ bằng các bằng phát minh hoặc bằng một hệ thống đặc biệt [như hệ thống bảo vệ quyền của người được cấp phép được quy định trong các công ước của liên minh quốc tế bảo hộ giống cây trồng].

Luật thương mại quốc tế có các quyền tối thiểu dành cho người sở hữu văn bằng sáng chế. Tuy nhiên, ở đây cũng quy định một số ngoại lệ. Có thể xảy ra trường hợp người sở hữu văn bằng sáng chế lạm dụng các quyền của mình, như không cung ứng sản phẩm cho thị trường. Trong trường hợp đó chính phủ các nước có thể cấp “giấy phép bắt buộc” cho phép một đối thủ cạnh tranh được sản xuất sản phẩm này hoặc được phép sử dụng quy trình sản xuất đã được bảo hộ. Tuy nhiên, chính phủ các nước cũng đồng thời phải đáp ứng một số điều kiện nhằm mục đích bảo vệ lợi ích chính đáng của người giữ văn bằng sáng chế. Nếu là văn bằng sáng chế về quy trình sản xuất thì các sản phẩm được sản xuất trực tiếp từ quy trình này cũng được bảo hộ.

Cho tới gần đây , đối với việc bảo hộ các dược phẩm đã được cấp văn bằng sáng chế vẫn là vấn đề phức tạp nhất là chữa trị căn bệnh HIV/ AIDS. Vấn đề là ở chỗ làm thế nào để vừa không cản trở các nước nghèo tiếp cận các loại thuốc chữa bệnh, vừa duy trì được vai trò của văn bằng sáng chế là khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển trong ngành dược phẩm. Một số quy định mềm dẻo, như khả năng nhượng lại “giấy phép bắt buộc”, đã được đưa vào hiệp định TRIPs/WTO.

Về sơ đồ bố trí mạch tích hợp [Integrated circuits layout designs – topographies]

Việc bảo hộ sơ đồ bố trí mạch tích hợp được thực hiện trên cơ sở hiệp định Washington về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực mạch tích hợp. Tuy đã được thông qua vào năm 1989 nhưng hiệp định này vẫn chưa có hiệu lực. Hiệp định TRIPs/WTO bổ sung thêm một số điều khoản, chẳng hạn như mạch tích hợp phải được bảo hộ ít nhất là 10 năm.

Bảo hộ thông tin mật và bí quyết thương mại [Undisclosed information and trade secrets]

Bí quyết thương mại và các loại “thông tin mật” khác có giá trị thương mại phải được bảo vệ nhằm ngăn chặn việc lạm dụng lòng tin và các hành vi khác trái với nguyên tắc làm ăn trung thực. Tuy vậy, cũng cần phải đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm bảo vệ bí mật của các thông tin này. Nếu được cung cấp các kết quả thử nghiệm trong quá trình cấp phép dược phẩm hoặc sản phẩm hoá học phục vụ nông nghiệp thì chính phủ phải bảo vệ các kết quả này nhằm ngăn ngừa việc khai thác thương mại bất hợp pháp.\

Các hợp đồng li-xăng chống cạnh tranh trong thương mại [Curbing anti – competitive licensing contracts]

Chủ sở hữu bản quyền tác giả, văn bằng hoặc bất cứ quyền sở hữu trí tuệ nào khác đều có thể cho phép một người khác sản xuất hay sao chép nhãn hiệu hàng hoá hoặc dịch vụ, tác phẩm, sáng chế, bản vẽ hoặc các mẫu mã được bảo hộ. Luật thương mại quốc tế cho phép trong một số trường hợp, người chủ sở hữu có thể hạn chế kí kết các hợp đồng chuyển giao công nghệ, bản quyền tác giả dạng độc quyền, không có cạnh tranh hoặc cản trở việc chuyển giao công nghệ bằng cách đưa vào hợp đồng chuyển giao đối của quyền sở hữu trí tuệ [còn gọi là hợp đồng li – xăng] một số các điều kiện như vậy. Luật thương mại quốc tế cũng cho phép chính phủ các nước, trong một số điều kiện nhất định, có quyền áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa hành vi chống cạnh tranh và lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực nhượng bản quyền. Tuy vậy , chính phủ các nước phải sẵn sàng tham khảo nhau nhằm hạn chế áp dụng các hành vi này.

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của Luật sư X về “Quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế ra sao?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như dịch vụ thủ tục thành lập công ty môi giới việc làm …. có thể tham khảo và liên hệ tới Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.

Vui lòng liên hệ Hotline: 0833.102.102

Mời bạn xem thêm

  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do theo quy định Luật Quản lý thương mại
  • Hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài quy định thế nào?
  • Thực hiện xử lý tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Phương thức bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ?

Có được các luật lệ tốt về sở hữu trí tuệ là chưa đủ, các nước còn phải làm sao để luật lệ được tuân thủ chặt chẽ. Vấn đề này đã được luật thương mại quốc tế quy định, theo đó, chính phủ các nước phải bảo đảm thực thi pháp luật về bảo hộ được quyền sở hữu trí tuệ và các trường hợp vi phạm phải bị trừng trị thích đáng . Các thủ tục áp dụng phải hợp pháp , công bằng và không quá phức tạp và không phải tốn kém một cách không cần thiết . Các thủ tục này không được đề ra thời hạn quá dài hoặc gây chậm trễ một cách vô lí. Những người có liên quan phải được phép yêu cầu toà án xem xét lại quyết định hành chính cho dù đó đã là bản quyết định cuối cùng hoặc xét xử phúc thẩm một bản án của toà án cấp dưới. Hiệp định TRIPs / WTO có các quy định mô tả chi tiết các công cụ bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ , đặc biệt là các quan tới việc thu thập chứng cứ, các biện pháp tạm thời, các biện pháp tư pháp của toà án , các khoản bồi thường thiệt hại và các biện pháp xử phạt khác.

Sở hữu trí tuệ là gì?

Khái niệm Sở hữu trí tuệ Những thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo được thừa nhận tài sản trí tuệ. Theo đó, Sở hữu trí tuệ được hiểu sự sở hữu đối với những tài sản trí tuệ của tổ chức, cá nhân.

Luật sở hữu trí tuệ để làm gì?

Luật sở hữu trí tuệ được ban hành nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ pháp luật liên quan đến các sản phẩm trí tuệ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Dưới đây các phân tích liên quan đến khái niệm luật sở hữu trí tuệ cũng như đối tượng và các phương pháp điều chỉnh của Luật này.

Theo WTO tài sản trí tuệ được hiểu là gì?

Sở hữu trí tuệ, hay có khi còn gọi là tài sản trí tuệ, những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. Ðó có thể tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, v.v... Quyền sở hữu trí tuệ các quyền đối với những sản phẩm sáng tạo nói trên.

Quyền sở hữu trí tuệ thuộc về ai?

Quyền tác giả là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, thường gọi là bản quyền tác giả. Quyền tác giả thường được xác lập đối với những người sáng tạo ra tác phẩm gốc về văn học, kịch, âm nhạc, nghệ thuật.

Chủ Đề