So sánh ánh sáng của đoàn tàu và phố huyện

Hình ảnh đoàn tàu được tác giả miêu tả như thế nào? So sánh với âm thanh và ánh sáng của phố huyện lúc chiều tàn và đêm khuya khi tàu chưa đến?

Phân tích hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ hay nhất

  • Dàn ý hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ
    • Dàn ý chi tiết số 1
    • Dàn ý chi tiết số 2
    • Dàn ý số 3
  • Đoạn văn cảm nhận hình ảnh đoàn tàu
  • Hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ - Mẫu 1
  • Hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ - Mẫu 2
  • Hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ - Mẫu 3
  • Hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ - Mẫu 4
  • Hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ - Mẫu 5
  • Hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ - Mẫu 6

Dàn ý hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ

Dàn ý chi tiết số 1

1. Mở bài

- Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề nghị luận.

2. Thân bài

a] Khái quát chung

- Tóm tắt: Truyện kể về hai chị em Liên và An thay mẹ trông nom một gian hàng tạp hóa ở một phố huyện gần ga xép. Chiều chiều, chúng ngồi trước cửa hàng nhìn ra phố huyện. Những bóng người lù mù đi qua. Đêm, hai chị em đợi xem chuyến tàu Hà Nội đi qua mới đóng cửa hàng đi ngủ.

- Cốt truyện không có gì, không có những biến cố những xung đột lớn, chỉ là khung cảnh phố huyện diễn ra từ chiều đến tối vào đêm trước con mắt của hai đứa trẻ và tâm trạng của chúng.
Qua bức tranh phố huyện và tâm trạng của hai chị em Liên, nhà văn thể hiện niềm thương xót đối với những kiếp người nghèo khổ sống lam lũ, quẩn quanh trong xã hội cũ và niềm trân trọng khát khao đổi đời của họ.

b] Hình ảnh đoàn tàu

- Hiện tại tăm tối, tương lai mù mịt, những người dân phố huyện chỉ còn biết chờ đợi mơ hồ, vu vơ. Còn gì đáng thương hơn khi người ta ngồi trong bóng tối và mơ về hạnh phúc. Hạnh phúc với hai đứa trẻ, với người dân phố huyện là gì? Chẳng có gì to tát, chỉ là mong một chuyến tàu Hà Nội đi qua. Nên Liên và An tuy đã "buồn ngủ ríu cả mắt vẫn gượng để thức khuya chút nữa", không phải để bán thêm hàng như lời mẹ dặn mà vì cớ khác, vì muốn được nhìn chuyến tàu.

- Tín hiệu đầu tiên để hai đứa trẻ nhận ra đoàn tàu là ánh sáng đèn ghi. Cả hai tập trung thị giác để quan sát thật kĩ và cảm nhận thế giới của ánh sáng và âm thanh vang động.

- Ánh sáng từ xa: ngọn lửa xanh biếc như ma trơi đến gần một làn khói bừng sáng trắng, khi tàu đi tới các toa đèn sáng trưng ánh cả xuống đường, đồng và kền lấp lánh, khi tàu đi qua nhìn theo mãi những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt và cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng. Đó là những nguồn sáng được nắm bắt kĩ lưỡng khác hẳn với bao nguồn sáng nơi phố huyện. Nó rực rỡ, sáng lòa, sang trọng chứ không tù mù, lay lắt, buồn tẻ như ánh sáng chả các ngọn đèn nơi phố huyện.

- Âm thanh cũng khác biệt hoàn toàn so với thứ âm thanh cố hữu nơi phố huyện tĩnh lặng. Tiếng còi xe lửa kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi, tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi, tiếng hành khách ồn ào, tiếng còi tàu rít lên. Đây không phải thứ âm thanh heo hút, chậm buồn gợi cuộc sống tăm tối, tù đọng, tàn tạ. Âm thanh đoàn tàu vang động, mạnh mẽ, ồn ào và náo nhiệt. Một bữa tiệc âm thanh chóng vánh đã được dọn chớp nhoáng nơi phố huyện làm thỏa mãn niềm mong mỏi, đợi chờ của những con người nơi đây.

- Đoàn tàu đã mang đến một thời gian hoàn toàn khác hẳn với thời gian tĩnh lặng, tịch mịch và đầy bóng tối nơi phố huyện nghèo. Phép tương phản đã nhấn mạnh vào sự đối lập giữa hai thời gian đó: sang trọng và nghèo nàn, rực rỡ ánh sáng và tối tăm tù đọng, huyên náo vui vẻ và tịch mịch quẩn quanh. Một thời gian vội vã lướt qua như một giấc mơ.

- Tàu không đông, thưa vắng người và kém sáng hơn mọi khi chứng tỏ hai đứa trẻ quan sát rất kĩ và nhạy cảm với những thay đổi, dù là nhỏ nhất. Đoàn tàu vụt qua phố huyện rất nhanh, chỉ chớp nhoáng nhưng Liên và An vẫn cảm nhận được sự thiếu hụt ánh sáng và âm thanh so với mọi ngày. Chắc rằng phải gắn bó, phải thực sự ghi nhớ rất sâu mọi hình ảnh chi tiết thì hai đứa trẻ mới có thể nhận ra.

- Đoàn tàu chạy về từ Hà Nội, từ một tuổi thơ đã mất. Con tàu là tia hồi quang của những tháng ngày sung sướng đủ đầy hạnh phúc. Đó là chuyến tàu khát vọng, chuyến tàu mơ ước về một thế giới thật đáng sống: sức sống mạnh mẽ, sự giàu sang và rực rỡ ánh sáng, nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi, tù đọng nơi đây. Khát vọng ấy chúng gửi vào đoàn tàu từ Hà Nội chạy về. Khát vọng ấy khôn nguôi, luôn được thắp lên như minh chứng về những khát vọng sống không bao giờ bị dập tắt. Đó thể hiện cái nhìn đậm chất nhân văn của Thạch Lam. Khi tàu đi rồi, phố huyện chỉ còn bóng tối.

3. Kết bài

Dàn ý chi tiết số 2

I. Mở bài

- Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm

II. Thân bài

1] Khái quát chung

- Tóm tắt: Truyện kể về hai chị em Liên và An thay mẹ trông nom một gian hàng tạp hóa ở một phố huyện gần ga xép. Chiều chiều, chúng ngồi trước cửa hàng nhìn ra phố huyện. Những bóng người lù mù đi qua. Đêm, hai chị em đợi xem chuyến tàu Hà Nội đi qua mới đóng cửa hàng đi ngủ.

- Cốt truyện không có gì, không có những biến cố những xung đột lớn, chỉ là khung cảnh phố huyện diễn ra từ chiều đến tối vào đêm trước con mắt của hai đứa trẻ và tâm trạng của chúng.
Qua bức tranh phố huyện và tâm trạng của hai chị em Liên, nhà văn thể hiện niềm thương xót đối với những kiếp người nghèo khổ sống lam lũ, quẩn quanh trong xã hội cũ và niềm trân trọng khát khao đổi đời của họ.

2. Hình ảnh đoàn tàu đi theo trình tự mô tả của tác giả

- Trước khi đoàn tàu đến: Hình ảnh của đoàn tàu được báo trước với những yếu tố:

- Khi đoàn tàu đến:

-> Đoàn tàu vụt qua nhanh chóng nhưng cũng kịp mang đến cho nơi đây nguồn sáng lấp lánh, tỏa khắp phố huyện nghèo tăm tối.

- Khi tàu đi:

-> Đoàn tàu khuất bóng để lại sự tiếc nuối và hụt hẫng trong tâm trí hai chị em.

3. Ý nghĩa của chuyến tàu đêm.

4. Tổng kết phần phân tích hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ

*Giá trị nội dung

*Giá trị nghệ thuật

III. Kết bài

Dàn ý số 3

I. Mở bài:

II. Thân bài:

II.1. Lí do đợi tàu của người dân phố huyện

a. Đối với người dân phố huyện:

b. Đối với chị em bé Liên

II.2. Hình ảnh đoàn tàu qua phố huyện:

III. Kết bài:

Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

Soạn bài Hai đứa trẻ chi tiết

I. Tác giả

– Thạch Lam [1910 – 1942] tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh [sau đổi thành Nguyễn Tường Lân] sinh tại Hà Nội, trong một gia đình công chức gốc quan lại.

– Ông là em ruột của Nhất Linh và Hoàng Đạo, cả ba đều là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn.

– Khi còn nhỏ, Thạch Lan sống ở quê là phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Sau đó ông theo cha chuyển sang tỉnh Thái Bình.

– Ông học ở Hà Nội, sau khi thi đỗ tú tài phần thứ nhất thì ra làm báo viết văn.

– Thạch Lam thường viết “những truyện không có chuyện”, chủ yếu là khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày.

– Văn của ông trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu lắng.

– Một số tác phẩm:

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

Truyện được in trong tập “Nắng trong vườn” [1938] là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Thạch Lam.

2. Tóm tắt

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” xoay quanh số phận những con người nơi phố huyện nghèo qua lời kể của nhân vật Liên. Liên và An sống tại một phố huyện nghèo, được mẹ giao nhiệm vụ trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ. Trước đây gia đình Liên sống ở Hà Nội, nhưng bố bị mất việc nên phải chuyển về quê sống. Mẹ con chị Tí bán hàng nước , gánh phở của Bác Siêu, sập hát của bác Xẩm… đều là những kiếp người nhỏ bé, nghèo khổ nơi phố huyện nghèo. Liên cũng như bao người dân sống ở đây, ngày ngày họ đều trông ngóng để được ngắm chuyến tàu chạy qua phố huyện. Hình ảnh chuyến tàu ấy đi qua mang theo những âm thanh và ánh sáng gợi lên trong nhân vật Liên những ngày ở Hà Nội và những khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Xem thêm Tóm tắt truyện ngắn Hai đứa trẻ

3. Bố cục

Gồm 3 phần:

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Cảnh phố huyện khi chiều xuống

a. Bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện:

=> Khung cảnh thiên nhiên đượm buồn, đồng thời thấy được sự cảm nhận tinh tế

b. Cảnh chợ tàn và những kiếp người nơi phố huyện

– Cảnh chợ tàn:

– Con người:

=> Sự nghèo đói bao trùm lên khu phố huyện nghèo.

c. Tâm trạng của Liên

=> Một tâm hồn giàu lòng trắc ẩn, yêu thương con người.

2. Cảnh phố huyện khi về đêm

a. Sự đối lập giữa “bóng tối” và “ánh sáng”

– Phố huyện ngập chìm trong bóng tối:

=> Bóng tối xâm nhập, bám sát mọi sinh hoạt của những con người nơi phố huyện.

– Ánh sáng chỉ còn leo lét ở một vài nơi:Đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đền hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, đàn dây sáng xanh trong hiệu khách, ngọn đèn trong cửa hiệu của Liên…

=>Ánh sáng chỉ còn là khe sánh, quầng sáng, chấm lửa nhỏ, hột sáng…

=> Biểu tượng cho những kiếp người nhỏ bé sống leo lét, tàn lụi trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ.

b. Cuộc sống của những kiếp người nghèo khổ

– Những công việc hằng ngày lặp đi lặp lại:

– Những suy nghĩ cũng lặp đi lặp lại hằng ngày: Chị Tí “mong những người phu gạo, phu xe, mấy chú lính lệ vào hàng uống bát chè tươi và hút điếu thuốc lào”. Mơ ước: “Chừng ấy người trong bóng tối đang mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hàng ngày của họ”.

=> Dù cuộc sống quẩn quanh, bế tắc nhưng con người nơi vẫn không ngừng mơ ước về một tương lai đổi khác.

3. Cảnh đợi tàu của những người dân phố huyện

– Lí do đợi tàu của Liên và An:

– Hình ảnh đoàn tàu xuất hiện với dấu hiệu đầu tiên:

– Khi tàu đến:

– Khi tàu đi:

=> Hình ảnh đoàn tàu xuất hiện với âm thanh sôi động và ánh sáng rực rỡ. Qua đó, Thạch Lam muốn thể hiện ước mơ thoát khỏi cuộc sống hiện tại, khao khát hướng tới một cuộc sống tươi sáng hơn, ý nghĩa hơn của những người dân nghèo.

Tổng kết:

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề