So sánh các bệnh về da trên heo

Bệnh viêm loét da do tụ cầu khuẩn trên heo thường xảy ra chủ yếu trên heo con nhỏ hơn 8 tuần tuổi. Sau khi tụ cầu xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra những tổn thương trên da heo nhiễm bệnh. Bệnh có thể dẫn đến tình trạng cơ thể heo mát nước, chậm lớn và co nguy cơ tử vong. Để giúp bà con chủ động trong phòng ngừa và điều trị khi phát hiện heo nhiễm bệnh, Việt Anh Viavet đã tổng hợp những thông tin hữu ích nhất dưới bài viết, mời bà con cùng đón đọc.

Nguyên nhân gây bệnh viêm loét da trên lợn

Bệnh viêm loét da trên lợn có nguyên nhân là do vi khuẩn Staphylococcus hyicus – tụ cầu khuẩn Gram [+], một chủng vi khuẩn khá bền vững bên ngoài môi trường. Bệnh viêm da do tụ cầu trên lợn thường xảy ra khá đột ngột, chủ yếu trên đối tượng heo con từ 5-60 ngày tuổi với tỷ lệ nhiễm bệnh từ 10-90% và tỷ lệ tử vong rơi vào khoảng 5-90%.

Bệnh thường xảy ra riêng lẻ trên 1 số heo con trong trại chăn nuôi. Tuy nhiên, ở một số chuồng trại có số lượng heo con của heo nái đẻ lứa đầu cao thì bệnh có nguy cơ sẽ xảy ra nghiêm trọng hơn với tỉ lệ heo sơ sinh và heo con cai sữa nhiễm bệnh tăng cao. Nguyên nhân của hiện tượng này được xác định sơ bộ là do số lượng vi khuẩn Staphylococcus hyicus trong âm đạo heo mẹ tăng cao trong những ngày trước khi sinh, do đó, heo con có thể nhiễm vi khuẩn gây bệnh ngay khi vừa mới sinh ra.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn bắt đầu tấn công và gây nên các tổn thương trên da của heo nhiễm bệnh như viêm da, nhiễm trùng, trường hợp nặng có thể dẫn đến các biến chứng hoặc tử vong. Đồng thời vi khuẩn gây bệnh còn tiết ra độc tố tấn công và gây tổn thương thận và gan của heo nhiễm bệnh.

Triệu chứng bệnh viêm loét da trên lợn do tụ cầu

Để nhanh chóng nhận biết bệnh viêm loét da trên lợn để đưa ra được hướng xử lý và điều trị kịp thời bà con cần nắm được các triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh khi diễn biến trên heo.

Bệnh thường diễn ra với tỷ lệ cao và diễn biến nặng trên heo từ 5 – 35 ngày tuổi. Sau khi nhiễm vi khuẩn gây bệnh, trên da và vùng má, mông và đầu gối của heo sẽ xuất hiện những nốt lốm đốm mảnh, nâu nhạt do heo hệnh cọ hay quỳ xuống nền. Trong vòng 3-5 ngày tiếp theo, những nốt lốm đốm nà bắt đầu lan rộng ra khắp vùng bụng, nách rồi chuyển sang trạng thái thâm tím, đôi khi chuyển thành màu đen. Bên cạnh đó, bề mặt da lợn bắt đầu xuất hiện tình trạng lở loét và được bao phủ bởi một lớp dịch rỉ nhớt, sau đông khô dính bết lông và xuất hiện những đám màu nâu trên da.

Ngoài các triệu chứng liên quan đến da, khi nhiễm vi khuẩn gây bệnh, thân nhiệt lợn bệnh gần như không tăng và cũng không xuất hiện triệu chứng ngứa gãi. Tuy nhiên bệnh viêm loét trên da lại khiến lợn bệnh đau đớn da nhăn nheo, gầy yếu, giảm cân và một tỷ lệ lợn nhiễm bệnh bị tử vong. Bệnh viêm loét trên da có thể khỏi nhưng sẽ để lại những sẹo lớn trên cơ thể lợn nhiễm bệnh.

Dự phòng bệnh viêm loét da do tụ cầu trên heo con

Để hạn chế tối đa ảnh hưởng của bệnh tới đàn heo, bà con chủ trại chăn nuôi nên chủ động thực hiện các biện pháp dự phòng bệnh để giảm tỷ lệ nhiễm bệnh trên đàn chăn nuôi. Một số biện pháp thường được áp dụng trong dự phòng bệnh viêm loét da do tụ cầu trên heo được sử dụng bà con nên áp dụng thực hiện đầy đủ trong quy trình chăn nuôi như:

  • Định kỳ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Đảm bảo chuồng nuôi luôn khô ráo, độ ẩm không quá 70%, đặc biệt nhiệt độ không quá nóng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Đảm bảo mật độ chăn nuôi, không nuôi quá đông trong cùng 1 chuồng để hạn chế tình trạng heo cắn nhau hoặc stress
  • Phun sát trùng định kỳ bằng các dung dịch sát khuẩn Fordecid, Via Iodine, Via Bencovet ở cả khu vực bên ngoài và bên trong chuồng nuôi
  • Thường xuyên kiểm tra và tiến hành sửa chữa chuồng trại, hạn chế tối đa tình trạng những chỗ gồ ghề gây trầy xước cho heo.
  • Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc cùng vào cùng ra đối với heo thịt và heo sau cai sữa.

Hướng dẫn chăm sóc và điều trị heo bị viêm loét dạ

Trong trường hợp phát hiện heo bị viêm loét da do tụ cầu vàng, chủ chăn nuôi cần nhanh chóng xử lý theo hướng dẫn sau:

  • Tiến hành vệ sinh, sát trùng vết thương bằng dung dịch dung dịch sát khuẩn nhẹ như: Via Iodine bằng cách pha loãng 1/2 bôi trực tiếp lên vết thương.
  • Trong trường hợp vết thương bị rỉ dịch nhờn cần sử dụng thêm mỡ kém oxyd để bôi trực tiếp lên các vết loét để hút dịch làm khô và giúp bề mặt vùng da tổn thương nhanh lành lại hơn.
  • Nếu bệnh được phát hiện sớm, nên sử dụng thêm các thuốc kháng sinh để việc điều trị đạt được hiệu quả cao hơn. Một số kháng sinh bà con có thể tham khảo sử dụng trong trường hợp này như Amoxicillin [Viamoxyl], Ceftiofur [Ceftiketo, Az Cefty 100 LA…] , Cephalexin, Gentamycin [Gentamax], Lincomycin [Lincomax]…
  • Tăng cường và nâng cao sức đề kháng cho heo nhằm thúc đẩy quá trình tái tạo và phục hồi da bằng các sản phẩm như: AZ.KTMD [Beta Glucan C], AZ GLUCO KC BAMIN, Vitamino, vitamin A.D.E B.Complex …

Bằng kinh nghiệm cùng đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong ngành, thuốc thú y Việt Anh Viavet đã tổng hợp đầy đủ các thông tin hữu ích liên quan đến bệnh viêm loét da do tụ cầu trên heo con cùng các kiến thức thực tiễn liên quan đến dự phòng và điều trị bệnh. Hy vọng bà con đã có được những thông tin cần thiết cho quy trình chăn nuôi và dự phòng bệnh trên trang trại của mình.

Việt Anh Viavet là một trong những máy sản xuất thuốc thú y đầu tiên tại Việt Nam đạt theo tiêu chuẩn GMP-WHO [GMP-GLP-GSP], nằm trên diện tích 20000 m² tại khu công nghiệp Liên Phương, xã Liên Phương, huyện Thường Tín, Hà Nội, Việt Nam. Thuốc thú y Viavet đang ngày càng phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt với mong muốn mang đến những sản phẩm thuốc thú y chất lượng, hiệu quả và giá thành tốt nhất tới bà con.

Chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận và hỗ trợ bà con những vấn đề liên quan đến chăn nuôi, sức khỏe đàn vật nuôi. Bà con vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

Chủ Đề