So sánh cách tiếp cận cụ và mới về các thành tố của quá trình giáo dục phổ thông

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
--------------------------------------------------------------------------------------
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn Đoạt- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Địa chỉ: 
Số 867, đường Võ Nguyên Giáp, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Điện thoại: 02153 824 980 - 02153 831 439
Email: 

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm Chương trình tổng thể và 27 Chương trình môn học, hoạt động giáo dục.

Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông mới có một số điểm kế thừa và nhiều điểm khác so với chương trình giáo dục hiện hành. 

Cụ thể, chương trình giáo dục phổ thông mới kế thừa chương trình hiện hành một số điểm sau: 

Thứ nhất, về mục tiêu giáo dục, Chương trình giáo dục phổ thông mới tiếp tục được xây dựng trên quan điểm coi mục tiêu giáo dục phổ thông là giáo dục con người toàn diện, giúp học sinh phát triển hài hòa về đức, trí, thể, mĩ. 

Thứ hai, về phương châm giáo dục, Chương trình giáo dục phổ thông mới kế thừa các nguyên lí giáo dục nền tảng như “Học đi đôi với hành”, “Lí luận gắn liền với thực tiễn”, “Giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục ở gia đình và xã hội”. 

Chương trình giáo dục phổ thông mới phân biệt rõ hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản [từ lớp 1 đến lớp 9] và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp [từ lớp 10 đến lớp 12]. [Ảnh minh họa: giaoduc.net.vn]

Thứ ba, về nội dung giáo dục, bên cạnh một số kiến thức được cập nhật để phù hợp với những thành tựu mới của khoa học - công nghệ và định hướng mới của chương trình, kiến thức nền tảng của các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông mới chủ yếu là những kiến thức cốt lõi, tương đối ổn định trong các lĩnh vực tri thức của nhân loại, được kế thừa từ Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nhưng được tổ chức lại để giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực một cách hiệu quả hơn. 

Thứ tư, về hệ thống môn học, trong chương trình mới, chỉ có một số môn học và hoạt động giáo dục mới hoặc mang tên mới là: Tin học và Công nghệ, Ngoại ngữ, Hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học; Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên ở cấp Trung học cơ sở; Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp Trung học phổ thông; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. 

Việc đổi tên môn Kĩ thuật ở cấp tiểu học thành Tin học và Công nghệ là do chương trình mới bổ sung phần Tin học và tổ chức lại nội dung phần Kĩ thuật.

Chương trình mới cấp tiểu học thay đổi thế nào?

Tuy nhiên, trong chương trình hiện hành, môn Tin học đã được dạy từ lớp 3 như một môn học tự chọn. Ngoại ngữ tuy là môn học mới ở cấp tiểu học nhưng là một môn học từ lâu đã được dạy ở các cấp học khác; thậm chí đã được nhiều học sinh làm quen từ cấp học mầm non.

Ở cấp Trung học cơ sở, môn Khoa học tự nhiên được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các ngành vật lí, hóa học, sinh học và khoa học Trái Đất; môn Lịch sử và Địa lí được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các ngành lịch sử, địa lí.

Học sinh đã học môn Khoa học, môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học, không gặp khó khăn trong việc tiếp tục học các môn này. Chương trình hai môn học này được thiết kế theo các mạch nội dung phù hợp với chuyên môn của giáo viên dạy đơn môn hiện nay nên cũng không gây khó khăn cho giáo viên trong thực hiện.   

Hoạt động trải nghiệm hoặc Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cả ba cấp học cũng là một nội dung quen thuộc vì được xây dựng trên cơ sở các hoạt động giáo dục tập thể như chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Sao Nhi đồng, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam và các hoạt động tham quan, lao động, hướng nghiệp, thiện nguyện, phục vụ cộng đồng,… trong chương trình hiện hành.

Thứ năm, về thời lượng dạy học, tuy chương trình mới có thực hiện giảm tải so với chương trình hiện hành nhưng những tương quan về thời lượng dạy học giữa các môn học không có sự xáo trộn.

Thứ sáu, về phương pháp giáo dục, chương trình mới định hướng phát huy tính tích cực của học sinh, khắc phục nhược điểm của phương pháp truyền thụ một chiều.

Từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phổ biến và chỉ đạo áp dụng nhiều phương pháp giáo dục mới [như mô hình trường học mới, phương pháp bàn tay nặn bột, giáo dục STEM,…]; do đó, hầu hết giáo viên các cấp học đã được làm quen, nhiều giáo viên đã vận dụng thành thạo các phương pháp giáo dục mới.

Chương trình giáo dục phổ thông mới có gì khác so với chương trình hiện hành: 

Thứ nhất, chương trình giáo dục phổ thông hiện hành được xây dựng theo định hướng nội dung, nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn.

Theo mô hình này, kiến thức vừa là “chất liệu”, “đầu vào” vừa là “kết quả”, “đầu ra” của quá trình giáo dục. Vì vậy, học sinh phải học và ghi nhớ rất nhiều nhưng khả năng vận dụng vào đời sống rất hạn chế. 

Thừa, thiếu giáo viên được giải quyết thế nào trong chương trình mới?

Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng. Theo cách tiếp cận này, kiến thức được dạy học không nhằm mục đích tự thân.

Nói cách khác, giáo dục không phải để truyền thụ kiến thức mà nhằm giúp học sinh hoàn thành các công việc, giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống nhờ vận dụng hiệu quả và sáng tạo những kiến thức đã học.

Quan điểm này được thể hiện nhất quán ở nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục.

Thứ hai, Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành có nội dung giáo dục gần như đồng nhất cho tất cả học sinh; việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh, ngay cả ở cấp trung học phổ thông chưa được xác định rõ ràng. 

Chương trình giáo dục phổ thông mới phân biệt rõ hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản [từ lớp 1 đến lớp 9] và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp [từ lớp 10 đến lớp 12]. 

Trong giai đoạn giáo dục cơ bản, thực hiện yêu cầu của Nghị quyết 29, Nghị quyết 88 và Quyết định 404, chương trình thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp, thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lí số môn học;

Đồng thời thiết kế một số môn học [Tin học và Công nghệ, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp] theo các chủ đề, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn những chủ đề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân. 

Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, bên cạnh một số môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh được lựa chọn những môn học và chuyên đề học tập phù hợp với sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của mình. 

Thứ ba, trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, sự kết nối giữa chương trình các cấp học trong một môn học và giữa chương trình các môn học chưa chặt chẽ; một số nội dung giáo dục bị trùng lặp, chồng chéo hoặc chưa thật sự cần thiết đối với học sinh phổ thông.

Chương trình giáo dục phổ thông mới chú ý hơn đến tính kết nối giữa chương trình của các lớp học, cấp học trong từng môn học và giữa chương trình của các môn học trong từng lớp học, cấp học. Việc xây dựng Chương trình tổng thể, lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam, đặt cơ sở cho sự kết nối này. 

Thứ tư, chương trình giáo dục phổ thông hiện hành thiếu tính mở nên hạn chế khả năng chủ động và sáng tạo của địa phương và nhà trường cũng như của tác giả sách giáo khoa và giáo viên.

Chương trình giáo dục phổ thông mới bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội. 

Thùy Linh

Lần đầu, ngành giáo dục của Việt Nam thực hiện đổi mới theo hướng “một chương trình với nhiều bộ SGK”. Vì vậy, quan điểm cũng như kỹ thuật cụ thể và cách thức tổ chức biên soạn SGK như thế nào, cần được thống nhất về định hướng chung và cấu trúc riêng cho SGK mới.

Việc giáo dục theo quan điểm và phương pháp đổi mới phải nhằm phát triển năng lực, phẩm chất giúp người học củng cố kiến thức, tham gia xã hội có hiệu quả và rèn luyện kỹ năng sống, các phẩm chất, phong cách học tập suốt đời sau này; giáo dục phải thay đổi để học sinh được làm chủ; chú trọng tính sáng tạo, tính độc lập, tính tích cực trong phát triển nhân cách của người học; dạy học và giáo dục thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh; biến nó trở thành trung tâm của quá trình giáo dục; chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, phương pháp tư duy và phương pháp giải quyết vấn đề; tăng cường học tập của mỗi cá nhân, phối hợp giữa học hợp tác với học nhóm tạo ra môi trường học tập tương tác, thầy-trò, trò-trò, từ đó phát huy năng lực của mỗi học sinh; dạy học trên những gì các em đã có, qua trải nghiệm và kinh nghiệm thực tế, giúp học sinh làm việc độc lập, tổ chức công việc để giải quyết các đòi hỏi của xã hội và nhu cầu đa dạng, phức tạp của công việc sau này; giáo viên hướng dẫn mang tính định hướng, không áp đặt trong quá trình học của học sinh; kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò…

Đối với việc thay đổi nội dung và cấu trúc của SGK phải phục vụ mục đích của đổi mới giáo dục, đổi mới sư phạm và nhất là đổi mới phương pháp dạy học, theo định hướng tiếp cận năng lực cho học sinh. Yêu cầu này không những thể hiện sự đổi mới đồng bộ mà còn bảo đảm cho mục tiêu đổi mới giáo dục thành công một cách toàn diện và triệt để.

Bản chất quá trình học tập theo phương pháp mới được diễn ra thông qua đối thoại và tương tác giữa học sinh với học sinh và giữa học sinh với giáo viên. Vì thế, SGK đổi mới cần được hiểu như là tài liệu “hướng dẫn học”, được thiết kế dưới dạng các hoạt động, dùng chung cho học sinh và giáo viên. Như vậy, khác với SGK truyền thống, tài liệu “hướng dẫn học” không chỉ nhằm cung cấp thông tin, kiến thức mà chú trọng việc hướng dẫn học sinh phương pháp học tập và tư duy, phát triển tính chủ động, sáng tạo, tự tin, các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, thực hành, vận dụng… cho học sinh. Trong tài liệu “hướng dẫn học”, quy trình học và nội dung học được lồng ghép. Mỗi mô đun, mỗi bài học được thiết kế thành một hệ thống các hoạt động cụ thể, đa dạng, kết hợp các hình thức làm việc cá nhân, theo cặp, theo nhóm, theo lớp [trong đó, hình thức hoạt động theo nhóm là chủ yếu]; kết hợp giữa hoạt động tìm hiểu kiến thức, rèn luyện kỹ năng với hoạt động thực hành, vận dụng gắn với cuộc sống thực tiễn của học sinh nhằm đạt được các mục tiêu dạy học đặt ra. Mục tiêu thiết kế của tài liệu là hướng trọng tâm vào học sinh, vì thế phương pháp học của học sinh được quan tâm đúng mức hơn so với phương pháp dạy của giáo viên. Tài liệu được viết dạng mở sẽ tạo cho các giáo viên, các nhà trường điều chỉnh nội dung, bảo đảm chất lượng giờ dạy, chất lượng giáo dục. Với cách này, giúp giáo viên có điều kiện đổi mới phương pháp và thường xuyên phải tương tác nhiều hơn tới học sinh. Như vậy, trên các nguyên tắc này, cấu trúc của tài liệu “hướng dẫn học” phổ thông bậc giáo dục cơ bản, luôn được bảo đảm có năm phần cơ bản gồm: Mục tiêu bài học; Hoạt động trải nghiệm; Hoạt động cơ bản; Hoạt động thực hành; Hoạt động ứng dụng.

Ngoài ra, nội dung trong tài liệu “hướng dẫn học” phải phù hợp đặc trưng của môn học và cấp học. Đặc trưng môn học cần phải phù hợp khoa học tương ứng, nhằm cung cấp kiến thức các khoa học hay lĩnh vực học tập cơ bản ở phổ thông [ngôn ngữ, toán, khoa học, xã hội, công nghệ, nghệ thuật và giáo dục sức khỏe và thể chất]. Nội dung trong tài liệu “hướng dẫn học” cần tinh giản, ưu tiên thời gian cho hoạt động học và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh; phù hợp đặc trưng tâm, sinh lý lứa tuổi của học sinh; đặc biệt lứa tuổi bậc giáo dục cơ bản, bảo đảm tính vừa sức của các em; hình thức đẹp, hấp dẫn, phù hợp kích cỡ cho học sinh, có bìa cứng, dùng lâu dài nhiều năm, sách dùng chung và để tại lớp, tại trường, hạn chế học sinh phải mang về nhà.

Khi có nhiều bộ sách cùng viết theo chuẩn chương trình quốc gia, thì yêu cầu quá trình biên soạn, thẩm định và ban hành tài liệu “hướng dẫn học” là vô cùng quan trọng, nó bảo đảm cho SGK đa dạng, đáp ứng nhu cầu và đặc điểm vùng miền, đặc điểm đối tượng khác nhau của tất cả học sinh Việt Nam. Trước hết, cần có người “nhạc trưởng”, tổng chủ biên bộ SGK, với kiến thức chuyên sâu về khoa học sư phạm, biết quy tụ, phát huy năng lực và phẩm chất của từng tác giả cho chất lượng của bộ sách. Tác giả SGK phải đủ cơ cấu các thành phần, gồm nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, nhà quản lý ở trung ương và cơ sở và đặc biệt phải có đại diện các giáo viên giỏi, những người có tinh thần đổi mới tham gia vào quá trình viết, thử nghiệm và thẩm định SGK.

SGK phải được thử nghiệm theo quy trình khoa học, được thẩm định và được sự đồng tình cao của các giáo viên và cán bộ quản lý trực tiếp ở các trường cũng như các cơ sở giáo dục trong cả nước.

ĐẶNG TỰ ÂN

Video liên quan

Chủ Đề