So sánh chứng khoán cơ sở và phái sinh năm 2024

Các Hợp đồng tương lai [HĐTL] cũng có những bảng giá riêng, Nhà đầu tư [NĐT] sẽ dựa vào kỳ vọng của mình về sự tăng hay giảm chỉ số để đặt lệnh và khớp lệnh giao dịch. NĐT kỳ vọng chỉ số tăng sẽ mua HĐTL chỉ số, ngược lại, NĐT sẽ bán HĐTL chỉ số nếu kỳ vọng chỉ số giảm.

Sự khác nhau giữa Cổ phiếu & Chứng khoán phái sinh

Khác nhau giữa Cổ phiếu & Chứng khoán Phái sinh

Theo đó, điểm khác biệt đầu tiên của giao dịch HĐTL là “đáo hạn”, vì vậy khi giao dịch hợp đồng NĐT cần chú ý để lựa chọn hợp đồng có tháng đáo hạn phù hợp với kế hoạch đầu tư.

Điểm khác biệt thứ hai, nếu NĐT muốn mua cổ phiếu trên thị trường cơ sở cần phải có đủ tiền trước khi giao dịch, ở giao dịch HĐTL thì không. NĐT không nhất thiết phải có đủ toàn bộ số tiền để tham gia mua hoặc không cần nắm giữ tài khoản để tham gia bán. Với điểm khác biệt này dẫn NĐT đến với khái niệm mới “Ký quỹ”.

Ký quỹ trong giao dịch chứng khoán phái sinh đóng vai trò là khoản đặt cọc đảm bảo việc thực hiện nghĩa cụ của cả hai bên khi tham gia hợp đồng. Tỉ lệ ký quỹ ban đầu cho mỗi loại hợp đồng là khác nhau và được quy định bởi Trung tâm lưu ký. Trong trường hợp NĐT không đủ số tiền ký quỹ như yêu cầu có thể bị gọi ký quỹ và NĐT sẽ phải hoàn thành đầy đủ ký quỹ để tiếp tục giữ hợp đồng.

Một điểm khác biệt nữa của chứng khoán phái sinh là cơ chế thanh toán hàng ngày. NĐT khi giao dịch hợp đồng phải thực hiện thanh toán toàn bộ lãi, lỗ mỗi ngày.

  • Nếu tài khoản chứng khoán phái sinh lỗ ròng: NĐT sẽ cần thanh toán đầy đủ toàn bộ số lỗ phát sinh chậm nhất đến 9h sáng ngày hôm sau
  • Nếu tài khoản chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư lãi ròng: nhà đầu tư sẽ nhận được đầy đủ số lãi phát sinh sau 11h sáng ngày hôm sau.

Đầu tư Chứng khoán phái sinh có đảm bảo không?

Mặc dù rất “hấp dẫn” với cơ chế hoạt động linh hoạt và sự đa dạng sản phẩm, nhưng những khác biệt của CKPS vẫn khiến NĐT F0 không khỏi nghi ngại liệu CKPS có thật sự đảm bảo? Nhiều NĐT đưa ra lý do rằng yếu tố “tương lai” làm cho sản phẩm giống một dạng cược may rủi và tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn là đầu tư cổ phiếu thông thường.

Câu trả lời là NĐT có thể hoàn toàn yên tâm khi đầu tư sản phẩm CKPS. Trên thực tế NĐT cũng cần lưu ý rằng, bất cứ sản phẩm chứng khoán nào cũng đều tiềm ẩn những rủi ro không chỉ riêng CKPS. NĐT có thể hạn chế chúng bằng cách trau dồi kiến thức mới và tham khảo các báo cáo phân tích từ các công ty chứng khoán, các trang tin tức uy tín. Bên cạnh những rủi ro, NĐT cũng cần nhìn vào những ưu điểm của CKPS để thấy được tiềm năng của sản phẩm rất đáng đầu tư này, bao gồm:

  • Phòng ngừa rủi ro biến động giá: NĐT nếu dự đoán được mức giá của một tài sản cơ sở sẽ tăng hoặc giảm trong tương lai họ sẽ giảm thiểu rủi ro biến động giá bằng việc mua hoặc bán hàng hóa với giá ở thời điểm hiện tại nhờ hợp đồng tương lai.
  • Bán khống chứng khoán: NĐT có thể bán các chứng khoán phái sinh ngay cả khi không có tài sản cơ sở.
  • Tính thanh khoản cao: Chứng khoán phái sinh có tính thanh khoản cao do sản phẩm này được niêm yết và giao dịch tập trung trên Sở giao dịch chứng khoán.
  • Lợi ích đòn bẩy tài chính: NĐT chỉ cần ký quỹ một phần tài sản nhưng được giao dịch với cổ phiếu có giá trị gấp nhiều lần số tiền ký quỹ, mang lại lợi thế đầu tư.

Tham gia giao dịch Chứng khoán phái sinh PHS ngay:

NĐT cần lưu ý, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính đưa ra khuyến nghị CKPS sẽ phù hợp hơn với những NĐT đã có nhiều kinh nghiệm “thực chiến”. Tuy nhiên, NĐT F0 cũng nên tìm hiểu và tiếp cận công cụ tài chính này ngay từ bây giờ để sẵn sàng cho những kế hoạch đầu tư “hấp dẫn” trong tương lai.

\=> Hướng dẫn sử dụng bộ công cụ hỗ trợ đầu tư chứng khoán toàn diện. Đánh giá toàn cảnh thị trường, phân tích vĩ mô, phân tích nhóm ngành, phân tích cổ phiếu và bộ lọc chuyên sâu giúp nhận diện cơ hội. Chứng khoán cơ sở là gì, có đặc điểm gì nổi bật? Làm thế nào để phân biệt chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh? Cùng Finhay tìm hiểu một số thông tin cơ bản về loại chứng khoán này qua bài viết dưới đây.

Chứng khoán cơ sở là gì? Chứng khoán cơ sở tiếng anh là gì?

Chứng khoán cơ sở là loại cổ phiếu được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán. Loại cổ phiếu này thuộc chỉ số VN30, HNX30 hoặc các chỉ số tương đương thay thế khác. Ngoài ra còn phải đảm bảo giá trị vốn hóa bình quân trong 6 tháng gần nhất từ 5000 tỷ trở lên [tính đến thời điểm ngày chốt dữ liệu].

Chứng khoán cơ sở được sử dụng làm tài sản cơ sở cho sự hình thành của chứng quyền và một số chứng khoán phái sinh. Trong tiếng anh chứng khoán cơ sở được dịch là Underlying Security.

Chứng quyền có đảm bảo là loại chứng khoán có tài sản đảm bảo bởi công ty chứng khoán phát hành. Cho phép người sở hữu được mua – bán chứng khoán cơ sở cho các tổ chức phát hành chứng quyền theo một mức giá nhất định và tại một thời điểm cố định. Hoặc nó cho phép người sở hữu nhận tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.

Chứng khoán cơ sở của chứng quyền là cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam, đáp ứng các tiêu chí về mức vốn hóa thị trường, mức thanh khoản, tỷ lệ tự do chuyển nhượng, kết quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở và các tiêu chí khác của Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

Đặc điểm chứng khoán cơ sở

Chứng khoán cơ sở có một số đặc điểm như sau:

  • Chứng khoán cơ sở sẽ tổ chức ban hành chứng khoán theo hình thức tổ chức tài chính.
  • Các điều khoản giao dịch tại thị trường chứng khoán cơ sở sẽ do bên ban hành chứng khoán quy định, vì thế tại mỗi nơi phát hành chứng khoán sẽ đưa ra những quy luật khác nhau.
  • Muốn tham gia thị trường chứng khoán cơ sở nhà đầu tư phải sử dụng những tài khoản đã kích hoạt hoặc đang sử dụng để giao dịch.
  • Số lượng chứng khoán cơ sở được niêm yết chính là khối lượng cổ phiếu, trái phiếu mà các nhà ban hành đưa ra trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Chứng khoán cơ sở sẽ không cần ký quỹ như chứng khoán phái sinh.
  • Khi chưa có quyền nắm giữ chứng khoán cơ sở, nhà đầu tư sẽ không có quyền bán nó.
  • Nhà đầu tư khi mua chứng khoán cơ sở sẽ có quyền thực hiện các giao dịch chứ không phải làm như một nghĩa vụ.
  • Sau khi thực hiện giao dịch thì chứng khoán cơ sở sẽ được chuyển giao đồng thời ở hai bên là tổ chức tài chính và nhà đầu tư.
  • Khi giao dịch sẽ không có trung tâm nào bù trừ phần rủi ro khi các tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán. Nếu xảy ra trường hợp lỗ thì người mua có thể mua chứng khoán với một mức lỗ nhất định, còn đối với các trường hợp khác thì người mua sẽ bị lỗ tại mức vô thời hạn.

Ai có thể tham gia thị trường chứng khoán cơ sở?

Thị trường nào cũng có kẻ mua – người bán. Vậy những người có thể chơi trên thị trường chứng khoán cơ sở là ai?

Các đơn vị doanh nghiệp

Doanh nghiệp chính là đơn vị đầu tiên được kể đến, bởi cổ phiếu của các công ty này chính là sản phẩm trên thị trường chứng khoán. Đa phần các đơn vị doanh nghiệp tham gia vào thị trường này đều với mục đích huy động vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Những nhà đầu tư

Nhà đầu tư chính là người cấp vốn cho thị trường chứng khoán. Họ tham gia với mục đích kiếm lời cho cá nhân từ các hoạt động đầu tư. Trên thị trường hiện nay có 3 dạng nhà đầu tư:

  • Nhà đầu tư tổ chức.
  • Nhà đầu tư cá nhân.
  • Nhà đầu tư nước ngoài.

Các công ty chứng khoán

Công ty chứng khoán được xem là người môi giới trung gian. Họ giữ vai trò định chế tài chính trên thị trường và thực hiện môi giới giao dịch mua – bán chứng khoán. Ngoài ra, các công ty còn đảm nhiệm vai trò tư vấn và thực hiện một số nhiệm vụ khác cho các nhà đầu tư hoặc một số tổ chức phát hành.

Các cơ quan quản lý

Đây là những cơ quan đảm bảo người chơi chứng khoán cơ sở tuân thủ các quy định đã có từ trước. Tại Việt Nam, đơn vị quản lý chính thị trường chứng khoán là Bộ tài chính. Tiếp đến là ủy ban chứng khoán nhà nước và 2 cơ quan chuyên môn: Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu ký chứng khoán.

Phân biệt chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh

So sánh chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh với những điểm khác biệt được thể hiện qua: Thị trường giao dịch, các loại lệnh giao dịch, số lượng phát hành/niêm yết, bán khống chứng khoán, số tiền cần để giao dịch, loại lệnh giao dịch, chu kỳ thanh toán… cụ thể như bảng sau:

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ chứng khoán cơ sở là gì, cũng như các vấn đề liên quan đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Để tránh những rủi ro không đáng, nhà đầu tư nên cập nhật thêm kiến thức cho bản thân. Hãy luôn tự tin khi quyết định đầu tư vào một thị trường chứng khoán nào đó.

Chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh là gì?

- Chứng khoán cơ sở: Bản chất chứng khoán cơ sở là giao dịch các loại cổ phiếu của các công ty niêm yết được phát hành ra. - Chứng khoán phái sinh: Đây là tài sản được tạo ra dựa trên chỉ số VN30, nhà đầu tư sẽ giao dịch dựa trên Hợp đồng tương lai.

Thị trường chứng khoán cơ sở là gì?

Về khái niệm chứng khoán cơ sở, thì chứng khoán cơ sở được hiểu là loại chứng khoán có mục đích sử dụng là để làm tài sản cơ sở của chứng quyền và là cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Tổng giá trị của các cổ phiếu niêm yết cơ sở là gì?

Chứng khoán cơ sở là loại cổ phiếu được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán. Loại cổ phiếu này thuộc chỉ số VN30, HNX30 hoặc các chỉ số tương đương thay thế khác. Ngoài ra còn phải đảm bảo giá trị vốn hóa bình quân trong 6 tháng gần nhất từ 5000 tỷ trở lên [tính đến thời điểm ngày chốt dữ liệu].

Chứng khoán phái sinh là như thế nào?

Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính được biểu thị dưới hình thức hợp đồng nhằm xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia trong việc thanh toán, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở cụ thể theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc ngày đã được ấn định trong tương lai.

Chủ Đề