So sánh cổ phiếu thường và ưu đãi

Cổ phiếu được các công ty phát hành nhằm mục đích huy động và gia tăng nguồn vốn. Nó thuộc tài sản của công ty. Nhưng cổ phiếu có rất nhiều loại. Hôm nay, dautugi sẽ giới thiệu đến các nhà đầu tư loại cổ phiếu thường và so sánh nó với cổ phiếu ưu để các nhà đầu tư có thể hiểu rõ về loại cổ phiếu này.

Cổ phiếu thường là gì?

Đối với các công ty cổ phần, cổ phiếu thường biểu hiện cho quyền sở hữu của cổ đông. Trong suốt thời gian tồn tại cảu công ty cổ phiếu thường sẽ cùng tồn tại mà không có thời hạn xác định. Cổ tức hay thu nhập của cổ phiếu thường phụ thuộc hoàn toàn vào thu nhập sau thuế của doanh sau khi đã trừ đi cổ tức của cổ phần ưu đãi.  Sự chi trả cổ tức hàng năm phụ thuộc chính sách phân phối cổ tức được quy định trong điều lệ công ty và được công bố bởi hội đồng quản trị. Cổ đông sở hữu cổ phiếu thưỡng sẽ không thể thực hiện quyền đòi hỏi về tài sản đối với người cho vay và cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi khi công ty bị phá sản hoặc giải thể.

Đặc điểm của cổ phiếu thường là gì?

Cổ phiếu quỹ có 5 đặc điểm cơ bản và một vài đặc điểm phụ khác:

  • Quyền yêu cầu về thu nhập:

Cổ đông sở hữu cổ phiếu thường có quyền yêu cầu về thu nhập sau thuế sau khi quyền yêu cầu của trái chủ và cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi được thoả mãn. Những thu nhập đó có thể bao gồm một số thứ như phần cổ tức trả trực tiếp hàng năm và phần lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư của công ty. Một cách để làm tăng các giá trị của công ty hay tăng thu nhập cũng như cổ tức trong tương lai là việc tái đầu tư. Giá trị của cổ phiếu sẽ tăng lên đáng kể khi thực hiện hành động này.

  • Quyền yêu cầu về thu nhập có cả lợi thế và bất lợi đối với cổ đông:

Xem thêm:  Dow Jones - Chỉ số quan trọng của thị trường Mỹ

Khả năng lợi nhuận tiềm tàng chính là lợi thế lớn nhất. Tuy nhiên, đối với quyền lợi này cổ phiếu thường sẽ được chia dưới dạng cổ tức hoặc lợi nhuận tích lũy sau khi cổ phiếu ưu đãi được thỏa mãn. Vì vậy, có thể nói phần lớn quyền lợi được chia cho chứng khoán ưu đãi. Do đó, những cổ đông sở hữu cổ phiếu thường sẽ không nhận được bất cứ quyền lợi nào nếu phần thu nhập của trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi vượt quá thu nhập của công ty.

  • Quyền yêu cầu về tài sản:

Khi công ty phát hành cổ phiếu bị phá sản hoặc giải thể những người sở hữu cổ phiếu thường có quyền yêu cầu về tài sản còn lại. Tuy nhiên, trái chủ và cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi sẽ nhận đủ tài sản của họ trước rồi mới đến lượt cổ đông sở hữu cổ phiếu thường. Đặc biệt, quyền yêu cầu về tài sản của người sở hữu cổ phiếu thường không được thỏa mãn khi công ty phá sản. Đây là một trong những rủi ro lớn của cổ phiếu thường.

Cổ đông sở hữu cổ phiếu thường có những bất lợi trong hai quyền trên, những đối với quyền bầu cử, chỉ có cổ đông sở hữu cổ phiếu thường mới có quyền tham dự và biểu quyết tại đại hội cổ đông. Thêm vào đó, cổ đông sở hữu cổ phiếu thường còn có quyền chấp thuận hay phản đối mọi sự thay đổi trong công ty như phát hành cổ phiếu mới hoặc sáp nhập, giải thể…

Xem thêm:  Chứng khoán là gì? Kiến thức cơ bản về chứng khoán

Quyền mua trước cho phép cổ đông sở hữu cổ phiếu thường duy trì tỷ lệ cân đối về sở hữu công ty. “Quyền mua trước cổ phiếu nhằm bảo vệ quyền kiểm soát và bảo vệ giá trị tài sản của chủ sở hữu không bị thay đổi khi công ty phát hành thêm cổ phiếu.

Nghĩa vụ giới hạn: mặc dù cổ đông sở hữu cổ phiếu thường là chủ sở hữu thực sự của công ty, nhưng trách nhiệm của họ trong trường hợp công ty bị phá sản chỉ giới hạn ở khối lượng đầu tư của họ. Lợi ích của đặc điểm này là làm giảm tối đa rủi ro cho các nhà đầu tư.”

  • Các quyền lợi khác: quyền được tự do chuyển nhượng cổ phiếu [ngoại trừ các trường hợp đặc biệt theo luật định], quyền được nhận thông tin từ tổ chức phát hành, quyền được bảo vệ giá cổ phiếu.

So sánh cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi

Đối tượng nắm giữ cổ phiếu:

“Người nắm giữ cổ phiếu phổ thông chủ yếu là chủ sở hữu công ty, có quyền tham gia vào sự kiện quan trọng như: biểu quyết hội đồng quản trị, quản lí và định hướng kinh doanh công ty trong tương lai,… 

Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi đa phần là các nhà đầu tư góp vốn vào công ty phát hành để thu về cổ tức từ cổ phiếu.”

Mệnh giá cổ phiếu: 

“Cổ phiếu thường có giá trị được điều chỉnh bởi tính chất cung và cầu của thị trường. Song song đó, cổ phiếu thường khi mới phát hành được định giá dựa trên tốc độ tăng trưởng dự kiến của doanh nghiệp và lợi nhuận yêu cầu. 

Riêng cổ phiếu ưu đãi sẽ chịu ảnh hưởng từ lãi suất của nhà đầu tư; khi lãi suất tăng, giá trị của cổ phiếu ưu đãi sẽ giảm và ngược lại. “

Cổ tức:

 “Phần cổ tức từ cổ phiếu thường sẽ phụ thuộc vào lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trừ đi phần cổ tức ưu đãi. Điều này có nghĩa là cổ tức của cổ phiếu thường sẽ được ban giám đốc công bố và không bao giờ được đảm bảo.

 Trên thực tế, cổ phiếu ưu đãi có chức năng tương tự như trái phiếu vì với cổ phiếu ưu đãi, các nhà đầu tư thường được đảm bảo một khoản cổ tức xác định trước, dựa trên mệnh giá trước khi cổ phiếu ưu đãi được chào bán.”

Tính thanh khoản cổ tức:

Mặc dầu, cổ phiếu ưu đãi có phần cổ tức giới hạn nhưng cổ đông ưu đãi sẽ được nhận phần cổ tức trước cổ đông thường. 

Rủi ro khi công ty phát hành thua lỗ:

“Cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông cũng phải chịu trách nhiệm về những rủi ro mà công ty gặp phải tương ứng với phần vốn góp. Trong trường hợp công ty rơi vào tình trạng phá sản, hoặc giải thể, nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu thường sẽ không thể đòi hỏi quyền lợi trước người cho vay [nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi]. 

Riêng đối với cổ phiếu ưu đãi trong trường hợp rủi ro, cổ đông ưu đãi sẽ được nhận phần vốn hoàn lại.”

Quyền lợi giữa cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường:

  • Quyền biểu quyết và điều hành công ty: “Đối với cổ phiếu thường, cổ đông nắm giữ sẽ có quyền biểu quyết về chính sách và bầu cử ban lãnh đạo. Tuy nhiên, đối với cổ phiếu ưu đãi thì không có quyền đó; ngoại trừ loại cổ phiếu ưu đãi biểu quyết do những cá nhân hoặc tập thể đồng sáng lập công ty hiện nắm giữ.”
  •  Quyền chuyển nhượng: “Cổ phiếu ưu đãi có tính năng gọi vốn cho phép nhà phát hành có quyền mua lại cổ phiếu sau một thời gian nhất định, còn cổ phiếu thường thì không có lợi ích này.”
  •   Tính năng chuyển đổi: “Cổ phiếu  ưu đãi còn có thể chuyển đổi thành khối lượng cổ phiếu thường nhất định, nhưng cổ phiếu thường thì không có quyền lợi chuyển đổi ngược lại.”

Có gì khác biệt giữa cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi? Trong bài viết này, Khacnhaugiua.vn sẽ giúp các nhà đầu tư phân biệt cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Tham khảo ngay tại bài viết, để có cái nhìn tổng quan về cổ phiếu nhé!

So-sanh-co-phieu-thuong-va-co-phieu-uu-dai

Trước tiên, ta phải hiểu rõ, cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ được các công ty cổ phần phát hành nhằm mục đích là huy động, gia tăng nguồn vốn. Cổ phiếu được xem là một phần tài sản của công ty phát hành, có tác dụng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khi tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Người nắm giữ cổ phiếu được xem là cổ đông đồng sở hữu một phần tài sản hoặc lợi nhuận của công ty dựa trên tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu. Cổ phiếu được phân chia làm 02 loại: Cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.

1. Cổ phiếu thường là gì? 

Cổ phiếu thường hay còn gọi cổ phiếu phổ thông [Common Stock]; là cổ phiếu biểu hiện sự sở hữu cổ phần đối với công ty phát hành cổ phiếu. Cổ phiếu thường bắt buộc công ty cổ phần phải có khi huy động vốn chủ sở hữu. Trên thực tế, hầu hết cổ phiếu được phát hành dưới dạng cổ phiếu thường. 

2. Cổ phiếu ưu đãi là gì?

Cổ phiếu ưu đãi [Preference Stock] là chứng chỉ xác nhận quyền lợi của nhà đầu tư trở thành cổ đông của doanh nghiệp, đồng thời cho phép nhà đầu tư được hưởng quyền lợi ưu đãi hơn cổ phiếu thường. Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được gọi là cổ đông ưu đãi. Về tính chất, cổ phiếu ưu đãi là có những đặc điểm giao thoa giữa cổ phiếu thường và trái phiếu. Các doanh nghiệp không bắt buộc phát hành cổ phiếu ưu đãi.

Cổ phiếu ưu đãi được chia làm 04 loại nhỏ:

  • Cổ phiếu biểu quyết: Cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ có hiệu lực trong 03 năm đầu sau đó sẽ tự động chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Thông thường, cổ đông đồng sáng lập mới sở hữu cổ phiếu này. Mức độ quyết định chỉ số biểu quyết của cổ phiếu này cao hơn mức độ quyết định của cổ phiếu thường. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần biểu quyết do điều lệ công ty quy định.
  • Cổ phiếu ưu đãi cổ tức: Cổ phần ưu đãi nhận cổ tức cao hơn so với cổ phần phổ thông. Cổ tức nhận được sẽ không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.
  • Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại: ưu đãi hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào cho nhà đầu tư [chủ sở hữu nắm giữ cổ phiếu] yêu cầu hoàn lại hoặc theo thỏa thuận trước đó đã được cam kết hoặc ghi nhận trên cổ phiếu.
  • Cổ phiếu ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định.
Bon-loai-co-phieu-uu-dai

3. Phân biệt cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi

Khi giao dịch trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư có thể phân biệt cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi tại những điểm sau:

a. Đối tượng nắm giữ cổ phiếu:

Người nắm giữ cổ phiếu phổ thông chủ yếu là chủ sở hữu công ty, có quyền tham gia vào sự kiện quan trọng như: biểu quyết hội đồng quản trị, quản lí và định hướng kinh doanh công ty trong tương lai,… 

Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi đa phần là các nhà đầu tư góp vốn vào công ty phát hành để thu về cổ tức từ cổ phiếu.

b. Mệnh giá cổ phiếu: 

Cổ phiếu thường có giá trị được điều chỉnh bởi tính chất cung và cầu của thị trường. Song song đó, cổ phiếu thường khi mới phát hành được định giá dựa trên tốc độ tăng trưởng dự kiến của doanh nghiệp và lợi nhuận yêu cầu. 

Riêng cổ phiếu ưu đãi sẽ chịu ảnh hưởng từ lãi suất của nhà đầu tư; khi lãi suất tăng, giá trị của cổ phiếu ưu đãi sẽ giảm và ngược lại. 

c. Cổ tức:

 Phần cổ tức từ cổ phiếu thường sẽ phụ thuộc vào lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trừ đi phần cổ tức ưu đãi. Điều này có nghĩa là cổ tức của cổ phiếu thường sẽ được ban giám đốc công bố và không bao giờ được đảm bảo.

 Trên thực tế, cổ phiếu ưu đãi có chức năng tương tự như trái phiếu vì với cổ phiếu ưu đãi, các nhà đầu tư thường được đảm bảo một khoản cổ tức xác định trước, dựa trên mệnh giá trước khi cổ phiếu ưu đãi được chào bán.

d. Tính thanh khoản cổ tức:

Mặc dầu, cổ phiếu ưu đãi có phần cổ tức giới hạn nhưng cổ đông ưu đãi sẽ được nhận phần cổ tức trước cổ đông thường. 

e. Rủi ro khi công ty phát hành thua lỗ:

Cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông cũng phải chịu trách nhiệm về những rủi ro mà công ty gặp phải tương ứng với phần vốn góp. Trong trường hợp công ty rơi vào tình trạng phá sản, hoặc giải thể, nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu thường sẽ không thể đòi hỏi quyền lợi trước người cho vay [nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi]. 

Riêng đối với cổ phiếu ưu đãi trong trường hợp rủi ro, cổ đông ưu đãi sẽ được nhận phần vốn hoàn lại.

f. Quyền lợi giữa cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường:

– Quyền biểu quyết và điều hành công ty: Đối với cổ phiếu thường, cổ đông nắm giữ sẽ có quyền biểu quyết về chính sách và bầu cử ban lãnh đạo. Tuy nhiên, đối với cổ phiếu ưu đãi thì không có quyền đó; ngoại trừ loại cổ phiếu ưu đãi biểu quyết do những cá nhân hoặc tập thể đồng sáng lập công ty hiện nắm giữ.

 – Quyền chuyển nhượng: Cổ phiếu ưu đãi có tính năng gọi vốn cho phép nhà phát hành có quyền mua lại cổ phiếu sau một thời gian nhất định, còn cổ phiếu thường thì không có lợi ích này.

 –  Tính năng chuyển đổi: Cổ phiếu  ưu đãi còn có thể chuyển đổi thành khối lượng cổ phiếu thường nhất định, nhưng cổ phiếu thường thì không có quyền lợi chuyển đổi ngược lại.

Phan-biet-quyen-loi-khi nam-giu-co-phieu-thuong-va-co-phieu-uu-dai

Nhìn chung, để nắm giữ vai trò quan trọng trong việc điều hành và quản lí công ty cổ phần, cổ phiếu thường sẽ có giá trị về quyền lợi về tiềm lực lâu dài so với cổ phiếu ưu đãi. Nhưng đứng về góc nhìn nhà đầu tư, phải chăng cổ phiếu ưu đãi lại mang về những giá trị ổn định, hạn chế rủi ro hơn? 

Video liên quan

Chủ Đề