So sánh ct cục bộ và vietn năm 2024

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” [1961 - 1965], chiến lược “Chiến tranh cục bộ” [1965 - 1968], chiến lược “VN hoá chiến tranh” [1969 - 1975].

  1. Điểm giống nhau:

- Mục tiêu chiến tranh: Đều nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân Việt Nam, đều nhằm chia cắt lâu dài nước VN, biến miền Nam VN thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ, làm bàn đạp tấn công miền Bắc và phản kích phe XHCN từ ĐNA.

- Đều là những chiến lược chiến tranh thực dân mới nên đều dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn.

- Đều sử dụng viện trợ kinh tế và quân sự để tiến hành chiến tranh.

- Đều sử dụng chính sách bình định nhằm chiếm đất giành dân. b. Điểm khác nhau:

* Về âm mưu:

- Chiến lược “CTĐB”: Mĩ sử dụng quân đội Sài Gòn, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ nhằm đàn áp phong trào cách mạng và nhân dân ta.

Thực chất là “dùng người Việt đánh người Việt” - Chiến lược “CTCB”: Sử dụng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn để đàn áp phong trào cách mạng và nhân dân ta. Dựa vào ưu thế về quân sự, Mĩ mở các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào vùng giải phóng của ta.

- Chiến lược “VNHCT”:

+ Thực hiện bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu có sự phối hợp về hoả lực, không quân, hậu cần của Mĩ và vẫn do hệ thống cố vấn Mĩ chỉ huy.

+ Quân Mĩ và quân đồng minh rút dần khỏi chiến tranh để giảm một phần xương máu của người Mĩ trên chiến trường, đồng thời là quá trình tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn nhằm tận dụng xương máu của người Việt Nam. Thực chất đó là sự tiếp tục âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”

* Về thủ đoạn:

- Chiến lược “CTĐB”: Mĩ dùng quân đội Sài Gòn mở các cuộc hành quân để tiêu diệt lực lượng cách mạng. Tăng cường dồn dân lập ấp chiến lược để tách nhân dân với lực lượng cách mạng, tiêu diệt lực lượng cách mạng.

- Chiến lược “CTCB”: Sử dụng sức mạnh quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân Sài Gòn để mở các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vùng “Đất thành của Việt cộng”. Đồng thời, Mĩ còn tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc nhằm phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng của ta.

- Chiến lược “VNHCT”:

+ Quân đội Sài Gòn được Mĩ sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược CPC [1970], tăng cường xâm lược Lào [1971] nhằm chia rẽ khối đoàn kết ba nước Đông Dương. Mở rộng chiến trường sang Lào và CPC nhằm làm suy giảm lực lượng của ta.

+ Mĩ còn dùng thủ đoạn ngoại giao như lợi dụng mâu thuẫn Trung - Xô, thoả hiệp với Trung Quốc, hoà hoãn với LX nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước đó đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

* Về quy mô:

- Chiến lược “CTĐB”: diễn ra chủ yếu ở chiến trường miền Nam.

- Chiến lược “CTCB”: quy mô lớn hơn chiến lược “CTĐB”, phạm vi chiến trường rộng hơn, diễn ra ở cả MN và MB. - Chiến lược “VNHCT”:Vừa gây chiến tranh ở VN, vừa mở rộng chiến tranh xâm lược Lào, CPC.

* Về lực lượng chủ yếu:

-Chiến lược “CTĐB”: Quân đội Sài gòn.

- Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”: Quân đội Mĩ.

- Chiến lược “VNHCT”: Quân đội Sài Gòn.

- Về quy mô và biện pháp: khác với chiến lược Chiến tranh đặc biệt, chiến lược Chiến tranh cục bộ được tiến hành ở miền Nam kết hợp với chiến tranh phá hoại miền Bắc. Chiến tranh cục bộ diễn ra ác liệt hơn với những cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” trên quy mô lớn và nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại]

+ Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" được tiến hành bằng quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ [Hàn Quốc, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân] và quân đội Sài Gòn. Trong đó quân Mĩ giữ vai trò quan trọng, không ngừng tăng lên về số lượng [lúc cao nhất là gần 1,5 triệu quân] và trang bị, nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Tuy quân Mĩ trực tiếp tham chiến, chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam vẫn là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới vì quân đội Sài Gòn vẫn giữ vai trò quan trọng. Mĩ nhảy vào cuộc chiến nhằm cứu quân đội Sài Gòn khỏi bị sụp đổ, tiếp tục thực hiện những mục tiêu của chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam. Dựa vào ưu thế quân sự, Mĩ liên tiếp mở các cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định' vào các vùng giải phóng của ta. Đồng thời mở rộng chiến tranh bằng không quân, hải quân phá hoại miền Bắc.

Lập bảng so sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” [1965 - 1968] và “Việt Nam hóa chiến tranh” [1969 - 1973] của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Giống nhau

Tính chất: đều là hình thức chiến tranh xâm lược kiểu mới nhằm chiếm đất giành dân và đặt ách thống trị thực dân mới của Mĩ.

Thủ đoạn: đều tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam, đồng thời phá hoại miền Bắc, có sự phối hợp trên cả 3 mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao.

Khác nhau

Lực lượng tham chiến

Gồm 3 loại quân: quân Mĩ [giữ vai trò quan trọng], quân Đồng Minh và quân đội Sài Gòn

Gồm 3 loại quân: quân đội Sài Gòn [chủ yếu], quân Mĩ và quân Đồng Minh [tham chiến giai đoạn đầu]

Vai trò của người Mĩ trên chiến trường

Chỉ huy, cố vấn, tham chiến trực tiếp

Chỉ huy, cố vấn, tham chiến [giai đoạn đầu]

Quy mô, mức độ ác liệt

Quy mô lớn hơn “chiến tranh đặc biệt”, mở rộng ra cả miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại.

Ác liệt hơn “chiến tranh đăch biệt” giai đoạn trước đó.

Quy mô lớn hơn, toàn diện hơn “chiến tranh cục bộ”, mở rộng ra toàn Đông Dương [bằng thủ đoạn ngoại giao”.

Chủ Đề