So sánh cử nhân chính trị và cao cấp chính trị

Về xác định trình độ lý luận chính trị[ 27/09/2019]

Hỏi: Khi ghi hồ sơ trích ngangvề trình độ chuynê môn, lý luận hiện nay cho một cán bộ lãnh đạo huyện trong danh sách quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, cơ quan tổ chức ghi:
- Trình độ chuyên môn: Đã học xong Cao đẳng Kinh tế nông nghiệp [đồng chí này theo học tại chức hết chương trình cao đẳng nhưng không thi tốt nghiệp].
- Trình độ lý luận chính trị: Cử nhân chính trị [bằng do Phân viện Hà Nội - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [nay là Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Khu vực I] cấp.
Nhưng đồng chí này cho rằng: Theo Quy định số 12-QĐ/TC-TTVH ngày 09-01-2004 của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương [sau đây gọi tắt là Quy định số 12] và Quy định số 256-QĐ/TW ngày 16-09-2009 của Ban Bí thư Trung ương [sau đây gọi tắt là Quy định 256] về xác định trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên thì phải ghi như sau:
- Trình độ chuyên môn: Đại học chính trị
- Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp [tương đương].
Vậy ghi như thế nào là đúng?

Quách Tất Hiện

Ban Tổ chức huyện ủy Lạc Thủy, Hòa Bình



Trả lời: Hai quy định mà đồng chí nêu trên thì Quy định số 12 không còn hiệu lực thi hành kể từ 19-09-2009, ngày Ban Bí thư Trung ương Đảng ký ban hành Quy định số 256 về việc xác định trình độ lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên đã học lý luận chính trị ở các cơ sở đào tạo ngoài hệ thống trường chính trị của Đảng hoặc đã học đại học chính trị chuyên ngành và sau đại học tại Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

Về giá trị của giấy xác nhận, tại Điều 5, Quy định 256 chỉ quy định: Giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị được ghi trong hồ sơ lý lịch của cán bộ, đảng viên được công nhận là tương đương với tiêu chuẩn về lý luận chính trị khi xét dự thi nâng ngạch công chức, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý, chứ không quy định trình độ lý luận chính trị được xác nhận có thể thay thế cho trình độ chuyên môn như cách hiểu của đồng chí cán bộ nói trên.

Hướng dẫn số 08-HD/BTCTW ngày 21-6-2007 của Ban Tổ chức Trung ương: Một số vấn đề cụ thể về nghiệp vụ công tác đảng viên, tại điểm 2 [2.4], mục 12, hướng dẫn việc kê khaivà chứng nhận lý lịch của người vào Đảng, hướng dẫn ghi như sau:

- Chuyên môn, nghiệp vụ: Viết theo bằng cấp về chuyên môn, nghiệp vụ [ví dụ: công nhân kỹ thuật hàn bậc 3, Trung cấp thú y, Cao đẳng sư phạm, Đại học nông nghiệp...].

Lý luận chính trị: Viết theo chứng chỉ, văn bằng đã được cấp như sơ cấp, trung cấp, cao cấp, cử nhân; học hệ chính quy hay tại chức.

Như vậy, theo Quy định 256 và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương thì cách ghi của cơ quan tổ chức mà đồng chí nêu là đúng.

Chẳng hạn sinh viên [SV] tốt nghiệp ĐH ngành báo chí tại Học viện Báo chí tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh được công nhận tương đương trình độ trung cấp LLCT.  Tốt nghiệp các ngành về chính trị như lịch sử Đảng, triết học… sẽ được công nhận trình độ cao cấp LLCT.  Trong khi đó, những người học chuyên ngành chính trị ở các trường ĐH khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân lại không được công nhận về LLCT ở bất cứ trình độ nào, kể cả những người học tới trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

Trao đổi  với PV Thanh Niên,  ông Trương Ngọc Nam - Phó giám đốc Học viện Báo chí và tuyên truyền, cho biết : “Chương trình của học viện là một chương trình đặc thù nên SV khi tốt nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận trình độ về LLCT từ trung cấp đến cao cấp”. Ông Nguyễn Viết Sơn - Phó phòng Đào tạo tại chức của học viện, giải thích: “Các chương trình đào tạo đại học chuyên ngành chính trị [triết học, xây dựng Đảng…] được xây dựng tương đương với chương trình đào tạo cao cấp LLCT. Còn các chương trình đào tạo chuyên ngành khác, ví dụ ngành báo chí ngoài các môn học do Bộ GD-ĐT quy định, SV còn phải học nhiều môn học khác như chính trị học đại cương, nguyên lý quản lý kinh tế, xây dựng Đảng… Vì vậy khi tốt nghiệp SV được cấp chứng nhận trình độ trung cấp LLCT”.

Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để những người học LLCT ở hệ thống trường giáo dục quốc dân được công nhận về trình độ LLCT.  Ông Nguyễn Hữu Các - Vụ trưởng Quản lý  đào tạo, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia  Hồ Chí Minh, cho rằng cần phải mở các lớp bổ túc kiến thức để cấp bằng LLCC cho những đối tượng này. Tuy nhiên, ông Các cũng thừa nhận một thực tế là từ năm 2009 [khi bỏ quy định  công nhận tương đương] đến nay thì các trường đào tạo chính trị chưa bao giờ tổ chức lớp học này. Vì vậy, hầu hết những hồ sơ xin được xác nhận trình độ LLCT vẫn chưa được thực hiện.

Có trường hợp thạc sĩ, tiến sĩ các ngành chính trị nhưng lại không được công nhận trình độ LLCT.  Một thạc sĩ tốt nghiệp ngành triết học đã bày tỏ: “Tôi đang làm nghiên cứu sinh ngành triết tại một trường không thuộc trường chính trị. Khi tôi đi xin xác nhận tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh thì bị từ chối với lý do là trình độ không tương đương. Tôi đã xin học bổ sung kiến thức nhưng cũng không được chấp nhận vì học viện chưa tổ chức đào tạo cho đối tượng học ở các trường ngoài hệ thống trường chính trị. Vậy là tôi buộc phải học 2 năm để được công nhận trình độ LLCT với nhiều môn học đã học ở bậc ĐH!”.

Vũ Thơ

Trong nội dung bên dưới sẽ giúp các bạn hiểu rõ về trình độ lý luận chính trị là gì thông qua những phân tích cụ thể.

1. Tại sao cần phải xác định trình độ lý luận chính trị?

Trình độ lý luận chính trị là phần không thể thiếu trong nội dung của hồ sơ đối với một số đối tượng, khi làm hồ sơ cần phải trình bày rõ về trình độ lý luận trình trị nhằm giúp cho những cán bộ và các đảng viên có thể đảm bảo được sự thống nhất đối với các tiêu chuẩn về mặt trình độ lý luận chính trị.

Tầm quan trọng của việc xác định trình độ lý luận chính trị

Xác định trình độ lý luận chính trị sẽ là căn cứ để các cơ quan, đoàn thể có thể xây dựng được các kế hoạch về công tác đào tạo cùng với bồi dưỡng trình độ. Từ đó giúp cho các cá nhân có thể cập nhật được những kiến thức về mặt lý luận chính trị, có thể thực hiện được những chính sách đã được đưa ra và nêu rõ đối với những cán bộ và những đảng viên.

Như thế, trình độ lý luận chính trị rất quan trọng đối với các cán bộ cùng với các đảng viên.

Trình độ lý luận chính trị sẽ được xác định đối với những đối tượng mà đã tham gia học khóa “Lý luận chính trị” tại những cơ sở, những trường mà nằm ngoài của hệ thống của những trường đào tạo về Chính trị.

Hoặc cũng có thể là các cán bộ mà đã được học tại những trường Đại học có đào tạo về chính trị thuộc các lĩnh vực chuyên ngành, với những cán bộ theo chương trình sau Đại học ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia và có nhu cầu để được xác nhận về trình độ lý luận chính trị.

Những đối tượng được xác nhận trình độ lý luận chính trị

Sau đây sẽ là chi tiết đối với những đối tượng mà được xác nhận trình độ về lý luận chính trị:

2.1. Đối với trình độ về cấp Cao cấp lý luận trong chính trị

Những đối tượng sẽ được công nhận ở trình độ thuộc cấp bậc cao cấp gồm:

- Những người tốt nghiệp và có bằng ĐH chính trị, các chuyên ngành về triết, các chuyên ngành liên quan tới chính trị, tư tưởng, tổ chức, văn hóa.

- Những người mà đã học xong ở những chương trình chuyên thực hiện việc đào tạo đối với những cán bộ thuộc vào cấp chiến thuật và chiến dịch.

- Những người có được tấm bằng ở cấp thạc sĩ, cấp tiến sĩ,... chuyên ngành chính trị liên quan [Mác – Lênin, tư tưởng HCM].

2.2. Đối với trình độ về cấp Trung cấp đối với lý luận chính trị

Những đối tượng sẽ được công nhận ở trình độ thuộc cấp bậc trung cấp gồm:

Những người theo học ở các cấp Cao cấp, trung cấp và sơ cấp

- Những người mà đã theo học xong ở những trường ĐH – CĐ hay các học viện thuộc vào những chuyên ngành trong lĩnh vực Kinh doanh, KHXH, Kinh tế ở phạm vi trong nước.

- Những người đã tham gia học và đã được tốt nghiệp đối với những chương trình đào tạo ở cấp bậc trung học đào tạo về chính trị ở những trường đào tạo chính trị thuộc tỉnh, hoặc ở những cơ sở có thẩm quyền để thực hiện việc đào tạo.

- Những người đã hoàn thành xong những chương trình học, đào tạo đối với những cán bộ thuộc vào cấp Đảng, cấp đoàn thể, cấp chính quyền... trong những trường đào tạo chính trị tại tỉnh hoặc là tại thành phố [trực thuộc TW].

- Những người đã học xong đối với hệ đào tạo dài hạn, tức là học trong thời gian từ 2 năm trở lên mà không thuộc vào các chuyên ngành liên quan tới triết học hay là tư tưởng và một số phân viện cụ thể trong từng khu vực.

- ...

Ngoài ra còn nhiều đối tượng khác nữa được công nhận, xác định trình độ lý luận chính trị ở c

2.3. Đối với trình độ ở cấp Sơ cấp

Tìm hiểu các đối tượng ở các cấp được xác định trình độ lý luận chính trị

Những đối tượng sẽ được công nhận ở trình độ thuộc cấp Sơ cấp gồm:

- Những người mà đã hoàn thành xong các chương trình đào tạo ở các Học viện, các trường ĐH – CĐ ở trong nước [ngoại trừ đối với các trường đào tạo mà đã được quy định rất rõ trong Điểm 2], trường THCN thuộc vào các ngành Kinh tế, Trung cấp Công an và Quân đội.

- Những người mà đã hoàn thành xong những chương trình học ở những Học viện và trường Quân đội mà không có nhóm KHXH&NV, ngành quản lý, ngành công an, ngành chỉ huy quân sự.

3. Những nguyên tắc trong việc xác định đối với trình độ lý luận chính trị là gì?

Về mặt nguyên tắc thì đối với trình độ lý luận chính trị cũng sẽ có những nguyên tắc cụ thể, rõ ràng mà các cán bộ hay các đảng viên cần phải nắm rõ ràng.

Theo đó, nguyên tắc của nội dung này chính là: các cá nhân, cán bộ, đảng viên cần phải dựa theo các nội dung được đào tạo trong chương trình đào tạo từ cấp bậc Sơ cấp, cấp bậc Trung cấp và cấp Cao cấp ở những trường chính trị [cấp Huyện, cấp Tỉnh...] để có thể lấy làm căn cứ đối chiếu lại với toàn bộ những nội dung và những chương trình đào tạo về trình độ lý luận chính trị.

Những nguyên tắc trong việc xác định đối với trình độ lý luận chính trị

Khi xác nhận về trình độ lý luận chính trị, mỗi cá nhân sẽ nhận được giấy xác nhận, giấy xác nhận này có ý nghĩa quan trọng đối với từng cá nhân. Vậy thì giấy xác nhận này có ý nghĩa như thế nào?

- Với những người dự thi để có thể nâng ngạch đối với công chức thì rất cần giấy xác nhận về trình độ lý luận chính trị.

- Giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị có ý nghĩa với những cán bộ muốn được tham gia đăng ký thi để nâng về ngạch công chức, để có thể được quy hoạch và được đề bạt, được bổ nhiệm đối với những cán bộ, đối với những cấp quản lý, lãnh đạo.

5. Một vài điểm quan trọng đối với trình độ lý luận chính trị

Trong thực tế cho thấy việc trình độ lý luận chính trị được triển khai còn gặp nhiều khó khăn, không phải ai cũng có thể có đủ điều kiện để có thể được xét loại trình độ này. Chính vì thế mà chúng ta sẽ cần hết sức lưu ý:

- Những cá nhân là cán bộ và là đảng viên thì cần phải khai báo về trình độ này theo

Một vài điểm quan trọng đối với trình độ lý luận chính trị

Đối với những người là đảng viên, là cán bộ thì sẽ tiến hành khai “trình độ lý luận chính trị” theo thông tin của chứng chỉ hay văn bằng được các cơ sở đào tạo trong hệ thống trường chính trị của Đảng cấp. Nếu như các cá nhân nào mà có nhu cầu để được xác nhận về trình độ lý luận chính trị thì cá nhân đó cần làm hồ sơ gồm: đơn đề nghị xác nhận, bảng điểm của cá nhân đó có công chứng, các chương trình đào tạo lý luận chính trị mà cá nhân đó đã được học gửi về Ban Tổ chức của Đảng ủy.

Đối với những cơ quan tổ chức các cán bộ và những cơ quan của Đảng khi thực hiện việc thống kê cũng như là bổ sung đối với các hồ sơ đầy đủ về “trình độ lý luận chính trị” thì cần phải căn cứ vào những thông tin trong chứng chỉ, văn bằng mà được cấp bởi các cơ sở đào tạo trong hệ thống của trường chính trị do Đảng cấp.

6. Cách viết trình độ lý luận chính trị

Theo Quy định được nêu trong điểm số 2 ở mục số 12 của Hướng dẫn mẫu số 08-HD/BTCTW được ban hành vào ngày 21/06/2007 về việc kê khai cùng với hướng dẫn chứng nhận đối với lý lịch chính trị của những người là Đảng viên [vào Đảng] cần viết như sau:

- Ghi rõ ràng trong mục chuyên môn cùng với nghiệp vụ:

Mục này các bạn cần viết rõ và chính xác các thông tin được cung cấp trong bằng cấp chuyên môn của bạn, viết rõ về nghiệp vụ của bạn.

Tiếp theo, bạn hãy căn cứ vào các thông tin của văn bằng, chứng chỉ mà bạn được cấp, viết trình độ cụ thể như: Sơ cấp, Trung cấp hay là Cao cấp, hoặc nếu bạn ở cấp Cử nhân thì hãy ghi Cử nhân, bạn học hệ chính quy hay tại chức thì cần ghi rõ.

Cách viết trình độ lý luận chính trị

Trình độ lý luận chính trị là gì thì cũng đã được nêu rõ trong bài viết. Các bạn là Đảng viên, cán bộ đều cần phải nắm rõ về thông tin này.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chung về Ngành chính trị học được cung cấp trong nội dung của bài viết sau:

Ngành chính trị học

Video liên quan

Chủ Đề