So sánh đầu tư trong nước và đầu tư quốc tế

  • 15/02/2019
  • Đầu tư
2668

Phân biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài

NHU Y LAW FIRM vừa nhận được câu hỏi từ bạn sinh viên với Emailngoclan***@gmail.com với nội dung: "Kính chào các anh chị, cho em hỏi đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài có gì khác nhau ạ. Em xin chân thành cảm ơn".

TRẢ LỜI:

Cảm ơn Quýkhách hàng đã tin tưởng chúng tôi NHU Y LAW FIRM.

NHU Y LAW FIRMđã tiếp nhận thắc mắc của bạn. Căn cứ các quy định củaLuật Doanh nghiệp 2014 Luật Đầu tư 2014, chúng tôi phân biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài như sau.

Thứ nhất, về khái niệm:

  • Đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI]:Là hình thức đầu tư sang 1 nước khác mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư một phần hoặc toàn bộ vốn vào các dự án nhằm giành đc quyền điều hành trực tiếp đối với các dự án mà họ bỏ vốn.
  • Đầu tư gián tiếp nước ngoài [FPI]:là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư ko trực tiếp tham gia quản lý hợp đồng đầu tư.

Thứ hai, về sự giống nhau:

  • Đều đơn thuần là hợp đồng đầu tư vốn ra nước ngoài, hai hình thức FDI và FPI xuất hiện do nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
  • Đều nhằm mục đích tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư. Lợi nhuận của nhà đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và tỷ lệ thuận với số vốn đầu tư. Do đó, tình hình hoạt động của doanh nghiệp là mối quan tâm chung của cả hai hình thức đầu tư này.
  • Đều chịu sự điều chỉnh của nhiều luật lệ khác nhau. Mặc dù các hoạt động này chịu ảnh hưởng lớn từ luật pháp nước tiếp nhận đầu tư, nhưng trên thực tế vẫn bị điều chỉnh bởi các điều ước, thông lệ quốc tế và luật của bên tham gia đầu tư.

Thứ ba, về sự khác nhau:

  • Quyền kiểm soát: Chủ đầu tư FDI nắm quyền quản lý, kiểm soát trực tiếp, chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi. Trong khi đó, chủ đầu tư FPI mua chứng khoán và không nắm quyền kiểm soát trực tiếp, bên tiếp nhận đầu tư có toàn quyền chủ động trong kinh doanh
  • Phương tiện đầu tư:

+ FDI: Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của pháp luật từng nước.

+ FPI: Số lượng chứng khoán mà các công ty nước ngoài được mua có thể bị khống chế ở mức độ nhất định tùy theo từng nước; thường là < 10%.

  • Mức rủi ro:

+ FDI: Rủi ro theo tỉ lệ vốn đầu tư

+ FPI: Rủi ro ít

  • Lợi nhuận:

+ FDI: Thu được theo lợi nhuận của công ty và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn.

+ FPI: Thu được chia theo cổ tức hoặc việc bán Chứng khoán thu chênh lệch.

  • Mục đích:

+ FDI: Lợi nhuận và quyền quản lý hoặc kiểm soát

+ FPI: Lợi nhuận, chỉ kỳ vọng về một khoảng lợi nhuận tương lai dưới dạng cổ tức, trái tức hoặc phần chênh lệch giá.

  • Hình thức biểu hiện:

+ FDI: Vốn đi kèm với hoạt động thương mại, chuyển giao công nghệ và di chuyển sức lao động quốc tế.

+ FPI: Chỉ đơn thuần là luân chuyển vốn trực tiếp sang nước tiếp nhận đầu tư.

  • Xu hướng luân chuyển:

+ FDI: Từ nước phát triển sang nước đang phát triển.

+ FPI: Từ các nước phát triển với nhau hoặc đang phát triển hơn là luân chuyển các nước kém phát triển.

Trên đây là tư vấn của NHU Y LAW FIRM đối với yêu cầu của bạn. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này hay những vấn đề khác xoay quanh doanh nghiệp,hãy liên hệ chúng tôi quaWebsitehoặc liên hệ trực tiếp0914 394 796để được tư vấn miễn phí. Trân trọng!

  • Từ khóa :
  • #đầu tư nước ngoài
  • #đầu tư trực tiếp nước ngoài
  • #đầu tư gián tiếp nước ngoài
  • #phân biệt đầu tư,
  • Share:

Video liên quan

Chủ Đề