So sánh mạng viễn thông và mạng máy tính năm 2024

Về cơ bản, cả mạng cục bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN) đều kết nối nhiều thiết bị. Tuy nhiên, mạng WAN có thể được tạo thành từ nhiều mạng LAN được kết nối với nhau. Mạng WAN là một mạng kết nối nhiều mạng LAN qua một khoảng cách lớn để cho phép các thiết bị giao tiếp trên một khu vực rộng.

So sánh mạng viễn thông và mạng máy tính năm 2024

Đây là những điểm khác biệt chính khác giữa mạng WAN và mạng LAN.

Thành phần

Mô hình Kết nối các hệ thống mở (OSI) xác định cấu trúc phân lớp về cách máy tính trao đổi dữ liệu trên mạng. Các lớp xác định những bước khác nhau trong quá trình giao tiếp trên mạng và những tác vụ khác nhau mà các thành phần trong mạng thực hiện để quá trình trao đổi diễn ra.

Mạng LAN sử dụng thiết bị truyền thông dữ liệu (DCE) từ lớp 1 và 2 của OSI. Các thiết bị ở lớp 1, chẳng hạn như bộ chia mạng và bộ khuếch đại, truyền dữ liệu qua mạng bằng cách thức vật lý. Ví dụ: chúng có thể chuyển đổi tín hiệu kỹ thuật số thành tín hiệu liên tục để truyền qua phương tiện vật lý. Các thiết bị ở lớp 2, chẳng hạn như bộ chuyển mạch và thiết bị cầu nối, thiết lập và duy trì giao tiếp giữa các thiết bị trên cùng một phân đoạn mạng.

Mạng WAN sử dụng DCE từ các lớp 1, 2 và 3 của OSI. Thiết bị ở lớp 3 định tuyến dữ liệu giữa các phân đoạn mạng khác nhau. Để làm điều này, chúng kiểm tra địa chỉ của các gói dữ liệu đến và chuyển tiếp các gói này đến các mạng đích phù hợp. Ví dụ bao gồm các bộ chuyển mạch nhiều lớp, bộ định tuyến và các thiết bị dành cho công nghệ cụ thể như bộ chuyển mạch chuyển tiếp khung và chế độ truyền không đồng bộ (ATM).

Kết nối

Trong mạng LAN, các thiết bị sử dụng kết nối vật lý – chẳng hạn như thông qua cáp ethernet hoặc điểm truy cập không dây. Những kết nối này cho phép các thiết bị trong một khu vực địa lý hạn chế có thể giao tiếp nhanh chóng.

Ngược lại, kết nối mạng WAN thường là kết nối ảo qua Internet công cộng. Một loạt các liên kết viễn thông được sử dụng để kết nối các thiết bị trên một khu vực địa lý rộng lớn hơn. Ví dụ: đây là các loại kết nối mạng WAN khác nhau:

  • Các đường dây thuê cung cấp kết nối point-to-point (điểm nối điểm) chuyên dụng giữa hai địa điểm. Chúng thường được sử dụng để truyền dữ liệu tốc độ cao đến các vùng hẻo lánh.
  • Chuyển mạch nhãn đa giao thức (MPLS) là một kỹ thuật định tuyến sử dụng các nhãn để định hướng dữ liệu giữa các vị trí khác nhau qua mạng WAN.
  • Kết nối mạng riêng ảo (VPN) cho phép người dùng truyền dữ liệu một cách an toàn và ẩn danh qua các mạng công cộng.
  • Các kết nối trên nền tảng đám mây liên kết các tài nguyên được lưu trữ trên đám mây với nhau.

Tìm hiểu về VPN »

Tốc độ

Mạng LAN mang lại độ trễ thấp trên đường truyền và tốc độ truyền dữ liệu cao so với mạng WAN. Độ trễ trên đường truyền là thời gian cần thiết để tín hiệu truyền từ điểm này đến điểm khác trong mạng. Các thiết bị LAN được đặt gần nhau và được kết nối thông qua các bộ định tuyến hoặc bộ chuyển mạch bằng cách sử dụng cáp ethernet. Mạng LAN cũng ít bị tắc nghẽn hơn vì hỗ trợ số lượng người dùng hạn chế hơn so với mạng WAN.

Trong khi đó, người dùng mạng WAN phải đối diện với độ trễ cao hơn trên đường truyền và tốc độ truyền dữ liệu thấp hơn. Khoảng cách địa lý là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ. Ngoài ra, nhiều loại kết nối mạng WAN dựa trên cơ sở hạ tầng Internet công cộng và gặp phải tình trạng tắc nghẽn, lỗi và chậm trễ do cách thức Internet hoạt động. Các đường dây thuê riêng có thể cung cấp tốc độ cao hơn nhưng việc lắp đặt có chi phí đắt đỏ.

Chào các bạn, hôm nay BKAII và các bạn sẽ tiếp tục cùng nhau làm rõ khái niệm cơ bản về mạng truyền thông trong công nghiệp, sự khác nhau giữa nó và mạng viễn thông, mạng máy tính. Hy vọng những thông tin sau sẽ giúp các bạn rõ ràng hơn về khái niệm của các mạng này.

So sánh mạng viễn thông và mạng máy tính năm 2024

Mạng truyền thông trong công nghiệp hay mạng công nghiệp là gì?

Đây là một khái niệm chung chỉ các hệ thống mạng truyền thông số, truyền bit nối tiếp, được sử dụng để ghép nối các thiết bị công nghiệp. Các hệ thống truyền thông công nghiệp phổ biến hiện nay cho phép liên kết mạng ở nhiều mức khác nhau, từ các cảm biến, cơ cấu chấp hành dưới cấp trường cho đến các máy tính điều khiển, thiết bị quan sát, máy tính điều khiển giám sát và máy tính cấp điều hành xí nghiệp, quản lý công ty.

Mạng công nghiệp và mạng viễn thông khác nhau như thế nào?

Về cơ sở kỹ thuật, mạng công nghiệp và các hệ thống mạng viễn thông có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên cũng có các điểm khác biệt sau:

  • Mạng viễn thông có phạm vi địa lý và số lượng thành viên tham gia lớn hơn rất nhiều, nên các yêu cầu kỹ thuật ( cấu trúc mạng, tốc độ truyền thông, tính năng, thời gian thực,...) rất khác, cũng như các phương pháp truyền thông ( truyền tải dải rộng/dải cơ sở, điều biến, dồn kênh, chuyển mạch,...) thường phức tạp hơn nhiều so với mạng công nghiệp.
  • Đối tượng của mạng viễn thông bao gồm cả con người và thiết bị kỹ thuật, trong đó con người đóng vai trò chủ yếu. Vì vậy, các dạng thông tin cần trao đổi bao gồm cả tiếng nói, hình ảnh, văn bản và dữ liệu. Đối tượng của mạng công nghiệp thuần túy là các thiết bị công nghiệp, nên dạng thông tin được quan tâm duy nhất là dữ liệu. Các kỹ thuật và công nghệ được dùng trong mạng viễn thông rất phong phú, trong khi kỹ thuật truyền dữ liệu theo chế độ bit nối tiếp của mạng công nghiệp

Mạng công nghiệp và mạng máy tính: giống và khác nhau ra sao?

Mạng truyền thông công nghiệp thực chất là một dạng đặc biệt của mạng máy tính, có thể so sánh với mạng máy tính thông thường ở những điểm giống và khác nhau như sau:

  • Kỹ thuật truyền thông số hay truyền thông dữ liệu là đặc trưng chung của cả 2 lĩnh vực
  • Trong nhiều trường hợp, mạng máy tính sử dụng trong công nghiệp được coi là một phần ( ở các cấp điều khiển và giảm sát , điều hành sản xuất và quản lý công ty) trong mô hình phân cấp của mạng công nghiệp
  • Yêu cầu về tính năng thời gian thực, độ tin cậy và khả năng tương thích trong môi trường công nghiệp của mạng truyền thông công nghiệp cao hơn so với một mạng máy tính thông thường, trong khi đó mạng máy tính thông thường đòi hỏi cao hơn về độ bảo mật.
  • Mạng máy tính có phạm vi trải rộng rất khác, có thể nhỏ như mạng LAN cho một vài máy tính hoặc rất lớn như mạng internet. Trong nhiều trường hợp, mạng máy tính gián tiếp sử dụng dịch vụ truyền dữ liệu của mạng viễn thông. Trong khi đó, cho đến nay các hệ thống mạng công nghiệp thường có tính chất độc lập, phạm vi hoạt động tương đối hẹp.

Sự khác nhau trong phạm vi và mục đích sử dụng giữa các hệ thống mạng truyền thông trong công nghiệp với các hệ thống mạng viễn thông và mạng máy tính dẫn đến sự khác nhau trong các yêu cầu về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế. Ví dụ, do yêu cầu kết nối nhiều nền máy tính khác nhau và cho nhiều phạm vi ứng dụng khác nhau, kiến thức giao thức của mạng máy tính khác nhau phổ thông thường phức tạp hơn so với kiến trúc giao thức các mạng công nghiệp. Đối với các hệ thống truyền thông trong công nghiệp, đặc biệt là ở cấp dưới thì các yêu cầu về tính năng thời gian thực, khả năng thực hiện đơn giản , giá thành hạ lại luôn được đặt ra hàng đầu.

Mạng máy tính và mạng Internet khác nhau như thế nào?

Mạng máy tính dùng để kết nối và hoàn thành công việc với tốc độ cao, tiết kiệm thời gian cho người dùng. Còn Internet thường được dùng để truy cập vào các website, lấy thông tin và tin tức cần thiết để phục vụ các nhu cầu khác nhau của con người như học tập, trò chuyện, trao đổi, giao dịch,....

Mạng viễn thông và mạng Internet khác nhau như thế nào?

Thực chất, internet là một mạng viễn thông, dùng bộ giao thức TCP/IP làm nền tảng để kết nối các thiết bị với nhau. Hay nói cách khác, chúng sẽ cùng thống nhất những tiêu chuẩn chung với mục tiêu tập hợp tất cả các máy móc, thiết bị có kết nối mạng vào trong một không gian nhất định, mang tính quy mô toàn cầu.

Mạng máy tính và viễn thông là gì?

Từ đó có thể hiểu mạng máy tính là mạng viễn thông kỹ thuật số được sử dụng để kết nối các máy tính lại với nhau thông qua các thiết bị nối kết mạng và phương tiện truyền thông (giao thức mạng, môi trường truyền dẫn) theo một cấu trúc và các máy tính này trao đổi thông tin, dữ liệu qua lại với nhau.

Mạng viễn thông gồm những gì?

  1. Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm: dịch vụ điện thoại (thoại, fax, truyền số liệu trong băng thoại); dịch vụ truyền số liệu; dịch vụ nhắn tin; dịch vụ truyền hình ảnh; dịch vụ hội nghị truyền hình; dịch vụ kênh thuê riêng; dịch vụ kết nối Internet; dịch vụ mạng riêng ảo và các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy ...