So sánh mức độ bất bình đẳng qua gini năm 2024

Một trong Mười Nguyên lý của kinh tế học là “Chính phủ đôi khi cải thiện được kết cục thị trường”. Khả năng này đăc biệt quan trọng khi xem xét phân phối thu nhập. Bàn tay vô hình của thị trường cho phép phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả, song không phải lúc nào nó cũng đảm bảo nguồn lực được phân bổ công bằng. Kết quả là nhiều nhà kinh tế – mặc dù không phải là tất cả – tin rằng chính phủ nên phân phối lại thu nhập nhằm đạt được sự bình đẳng hơn. Tuy nhiên, khi làm như vậy chính phủ lại đụng phải một nguyên lý khác trong Mười Nguyên lý của kinh tế học là “Mọi người phải đối mặt với sự đánh đổi”. Khi chính phủ thực thi các chính sách nhằm đảm bảo cho thu nhập được phân phối bình đẳng hơn, họ cũng làm biến dạng các kích thích, làm thay đổi hành vi và làm cho sự phân bổ nguồn lực trở nên kém hiệu quả.

Thảo luận của chúng ta về phân phối thu nhập diễn ra theo ba bước: Trước tiên, chúng ta đánh giá mức độ bất bình đẳng tổn tại trong xã hội. Tiếp theo, chúng ta xem xét một số quan điểm khác nhau về vai trò của chính phủ trong việc thay đổi phân phối thu nhập. Cuối cùng, chúng ta thảo luận các chính sách công khác nhau nhằm trợ giúp các thành viên nghèo nhất trong xã hội.

Phần bài viết này sẽ đề cập tới nội dung thứ nhất: đánh giá mức độ bất bình đẳng thu nhập đang tồn tại trong xã hội (xã hội ở đây có thể là một quốc gia, một tỉnh thành, một nhóm dân cư…)

ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ BẤT BÌNH ĐẲNG

  • Sự bất bình đẳng trong xã hội lớn đến mức độ nào?
  • Bao nhiêu người sống trong tình trạng nghèo đói?

Có nhiều cách mô tả phân phối thu nhập trong nền kinh tế. Bảng 1 (phân phối thu nhập của Mỹ – năm 2000) trình bày một phương pháp đặc biệt đơn giản. Nó phân loại các hộ gia đình thành các nhóm thu nhập. Người ta có thể sử dụng bảng này để xác định xem gia đình mình nằm ở đâu trong phân phối thu nhập.

So sánh mức độ bất bình đẳng qua gini năm 2024

Để xem xét sự khác nhau trong phân phối thu nhập theo thời gian hoặc giữa các nước với nhau, các nhà kinh tế thường sử dụng một số phương thức đo như đường cong Lorenz, hệ số Gini. Để hiểu hai phương thức đo này, hãy tưởng tượng rằng bạn đang sắp xếp các hộ gia đình trong nền kinh tế theo thu nhập hàng năm của họ (như bảng 1). Sau đó bạn chia các gia đình thành các nhóm bằng nhau, ví dụ thông thường là 5 nhóm: 20% có thu nhập cao nhất, 20% có thu nhập cao thứ nhì, 20% có thu nhập cao thứ ba, 20% có thu nhập cao thứ tư và 20% có thu nhập thấp nhất. Tiếp theo bạn tính phần đóng góp vào tổng thu nhập của mỗi nhóm gia đình. Bằng cách này, bạn có thể đưa ra các số liệu như trong bảng (Mức độ bất bình đẳng về thu nhập ở Mỹ từ 1935 đến 2008).

So sánh mức độ bất bình đẳng qua gini năm 2024

Những con số trên cho phép chúng ta đánh giá được phương thức phân phối tổng thu nhập của nền kinh tế. Nếu thu nhập được phân phối đều cho các gia đình, mỗi nhóm gia đình sẽ nhận được 20% thu nhập (bình đẳng tuyệt đối). Nếu tất cả thu nhập chỉ tập trung vào một vài gia đình, thì 20% gia đình có thu nhập cao nhất sẽ nhận được 100% thu nhập, và các nhóm gia đình khác nhận được 0% (bất bình đẳng tuyệt đối). Tất nhiên, nền kinh tế nằm ở đâu đó giữa hai thái cực này.

Bảng số liệu cho thấy, trong năm 2008, 20% gia đình có thu nhập thấp nhất nhận được 4% tổng thu nhập, trong khi 20% phần gia đình có thu nhập cao nhất nhận được 47.8% tổng thu nhập. Nói cách khác, mặc dù số gia đình của hai nhóm này bằng nhau, nhưng thu nhập của nhóm cao nhất gấp khoảng 12 lần thu nhập của nhóm thấp nhất.

Bảng số liệu cũng trình bày phân phối thu nhập qua nhiều năm, từ 1935 đến 2008. Nhìn qua chúng ta thấy, phân phối thu nhập có vẻ tương đối ổn định theo thời gian. Trong gần 100 năm qua, 20% số gia đình nghèo nhất đã nhận được khoảng từ 4 đến 5% tổng thu nhập, trong khi đó 20% số gia đình giàu nhất nhận được khoảng từ 40 đến 50% tổng thu nhập. Xem xét kỹ hơn, chung ta thấy được một số xu hướng về mức độ bất bình đẳng. Từ năm 1935 đến 1970, phân phối thu nhập dần trở nên bình đẳng hơn. Phần trăm thu nhập của nhóm nghèo nhất đã tăng từ 4.1 đến 5.5%, còn phần trăm thu nhập của nhóm giàu nhất đã giảm từ 51.7 xuống còn 40.9%. Trong những thập kỷ gần đây, xu hướng này đã bị đảo ngược. Từ 1970 đến 2008, phần trăm thu nhập của nhóm nghèo nhất giảm từ 5.5 xuống còn 4%, còn phần trăm thu nhập của nhóm giàu nhất tăng từ 40.9 đến 47.8%.

Dựa vào số liệu thu thập được như trên bảng, chúng ta có thể hình học hóa thành đường cong Lorenz, hoặc số hóa thành chỉ số Gini để phản ánh mức độ bất bình đẳng thu nhập trong xã hội.

Đường cong Lorenz

Đường Lorenz là cách thể hiện bằng hình học mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập thông qua việc phản ánh mối quan hệ giữa phần trăm cộng dồn của các nhóm dân số với phần trăm thu nhập/của cải cộng dồn tương ứng của nhóm đó.

Đường Lorenz mang tên nhà kinh tế học người Mỹ Max Otto Lorenz (1876-1959). Năm 1905, ông đã xây dựng đường Lorenz để mô tả sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, nó được công bố trong luận án tiến sĩ khi ông còn là nghiên cứu sinh tại Đại học Wisconsin-Madison.

Đường Lorenz được biểu thị trong một đồ thị hình vuông với trục tung là tỉ lệ phần trăm thu nhập/của cải cộng dồn, còn trục hoành biểu thị tỉ lệ phần trăm cộng dồn các nhóm dân cư được sắp xếp theo thứ tự mức thu nhập tăng dần.

Các bước xây dựng:

Bước 1: Sắp xếp thu nhập của dân cư theo thứ tự tăng dần

Bước 2: Chia tổng số dân cư thành 5 nhóm có số dân bằng nhau, gọi là ngũ phân vị

Bước 3: Phản ánh phần trăm cộng dồn của dân số trên trục hoành, phần trăm cộng dồn của thu nhập các nhóm dân cư tương ứng trên trục tung

Bước 4: Nối các điểm phản ánh tỷ lệ cộng dồn dân số tương ứng tỷ lệ cộng dồn thu nhập ta được đường cong Lorenz

Lưu ý: từ bảng số liệu (table 2) của Mỹ, chúng ta có thể dễ dàng vẽ các đường cong Lorenz, mỗi năm sẽ được thể hiện bởi một đường cong Lorenz riêng.

So sánh mức độ bất bình đẳng qua gini năm 2024

Đường cong Lorenz giúp chúng ta dễ dàng hình dung ra mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập thông qua việc quan sát hình dạng của đường cong. Nó cũng cho phép so sánh mức độ bất bình đẳng trong phân phối giữa các quốc gia hay giữa các thời kỳ phát triển. Ví dụ, hình bên cho thấy, mức độ bất bình đẳng thu nhập ở Thụy Điển (Sweden) là thấp nhất, và Brazil là quốc gia có sự phân hóa giàu nghèo cao nhất. Đường cong Lorenz càng lõm thì càng thể hiện sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.

Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này cũng có những hạn chế. Chẳng hạn

So sánh mức độ bất bình đẳng qua gini năm 2024
, khi các đường Lorenz không cắt nhau thì đường nào lõm hơn sẽ thể hiện mức độ bất bình đẳng lớn hơn nhưng khi chúng cắt nhau thì không thể đưa ra kết luận được. Ví dụ như trong hình bên, nhìn đường Lorenz của ba quốc gia X, Y, Z ta chỉ có thể biết Y và Z có mức độ bất bình đẳng cao hơn X còn giữa Y và Z thì không biết được quốc gia nào có mức độ bất bình đẳng lớn hơn.

Để khắc phục nhược điểm này, người ta sử dụng hệ số Gini.

Hệ số Gini

So sánh mức độ bất bình đẳng qua gini năm 2024

Hệ số Gini là tỷ lệ phần trăm giữa diện tích của vùng nằm giữa đường bình đẳng tuyệt đối và đường cong Lorenz (A) với diện tích của vùng nằm giữa đường bình đẳng tuyệt đối và đường bất bình đẳng tuyệt đối (A+B).

Gini Index = A/(A+B)

Giá trị của hệ số Gini nằm trong khoảng từ 0 đến 1, giá trị càng cao thì mức độ bất bình đẳng càng lớn. Những quốc gia có hệ số Gini từ 0,5 trở lên thì được coi là có mức độ bất bìn

So sánh mức độ bất bình đẳng qua gini năm 2024
h đẳng cao còn trong khoảng 0,2 đến 0,35 thì phân phối tương đối công bằng.

Hình bên thể hiện hệ số Gini tăng dần, tương ứng với các đường Lorenz ngày càng lõm (ngày càng rời xa đường bình đẳng tuyệt đối).

Nguồn tham khảo:

-Những nguyên lý của Kinh tế học, N.Gregory Mankiw, trang 546-550

-http://www.slideshare.net/bgsuswim79/income-inequality-and-poverty (Bài giảng 20 – Income inequality and Poverty – South Western)