So sánh quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước

Quyền lực chính trị là gì?

Ngay từ thời cổ đại, khái niệm về quyền lực đã được đem ra bàn bạc. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về quyền lực giữa phương Đông và phương Tây nhưng đều cho thấy vai trò quan trọng của quyền lực và vấn đề quyền lực đã được quan tâm từ rất sớm.

Sau này, khái niệm quyền lực vẫn được nhìn nhận đánh giá trên nhiều khía cạnh khác nhau để có được cái nhìn tổng thể và toàn diện hơn. Trong đó, quyền lực được hiểu là một phạm trù xã hội, thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người, được xem xét dựa trên những đặc trưng cơ bản và là cái mà ai nắm được thì buộc người khác phải phục tùng.

Trong xã hội, quyền lực có cấu trúc phức tạp dựa trên nhiều cách phân chia: ở mức độ chủ thể, góc độ tính chất… Nếu phân chia theo lĩnh vực thì có quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế…. Trong đó, quyền lực chính trị [QLCT] có vai trò rất quan trọng, là một trong những phạm trù cơ bản của Chính trị học. QLCT ra đời muộn hơn các dạng QL khác vì QLCT chỉ ra đời khi xã hội có giai cấp nhưng nó lại in dấu lên hầu như tất cả các dạng QL khác. Trong một XH có giai cấp, ai cũng tham gia và chịu sự chi phối của QLCT. XH ngày càng phát triển thì QLCT ngày càng phong phú, phức tạp và tác động sâu sắc tới đời sống mỗi con người cũng như cả cộng đồng.

Do chiếm vị trí quan trọng nên có khá nhiều ý kiến về khái niệm này: Là quyền lực của giai cấp hay liên minh giai cấp

Là bạo lực có tổ chức của giai cấp này để đàn áp giai cấp khác.

QLCT luôn gắn với chủ thể chính trị nhất định và luôn tính tới Nhà nước và QL Nhà nước. QLCT phải được Nhà nước thừa nhận dưới các hình thức khác nhau.

Trong các quan hệ giai cấp khác nhau, chủ thể QLCT và đối tượng QLCT thay đổi

Tuy nhiên tựu chung lại có thể định nghĩa: Quyền lực chính trị là quyền lực của của một hay liên minh giai cấp để thực hiện sự thống trị chính trị trên cơ sở thực hiện chức năng công quyền cơ bản bằng quyền lực Nhà nước làm năng lực áp đặt và thực thi giải pháp phân bổ giá trị xã hội có lợi cho giai cấp mình.

Như vậy có thể thấy rằng, toàn bộ các quan hệ và hoạt động chính trị trong xã hội đều liên quan tới vấn đề Nhà nước, tới việc đạt được, giữ được và sử dụng quyền lực Nhà nước như một loại quyền lực đặc biệt.

Trong một nhà nước cũng có khả năng tồn tại 2 loại quyền lực chính trị thuộc về 2 chủ thể đối lập nhau: QLCT của giai cấp thống trị và QLCT của các giai cấp không thống trị.

Giai cấp thống trị tổ chứ ra bộ máy nhà nước là để thực thi QLCT của mình. Và như vậy nhà nước nào cũng là công cụ của giai cấp thống trị, được giai cấp ấy sử dụng để bảo vệ lợi ích của mình. Ngược lại giai cấp không thống trị thì dùng QLCT hoặc sức mạnh chính trị của giai cấp mình để chống lại sự áp đặt của của giai cấp thống trị.

Ví dụ như ở các nước TBCN, Quyền lực chính trị nằm trong tay giai cấp tư sản. Họ lập ra bộ máy nhà nước với các cơ quan thực thi quyền lực khác nhau nhưng mục đích sau cùng vẫn là để duy trì và bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản.

Theo cách tiếp cận chủ thể, QLCT chia ra thành QLCT của tổ chức và QLCT của cá nhân. Theo cách tiếp cận cấu trúc, QLCT bao gồm chủ thể và đối tượng; mục tiêu và nội dung; công cụ và phương tiện thực hiện.

QLCT có 5 đặc điểm chính:

  • Có bản chất giai cấp
  • Có tính xã hội
  • Có tính lịch sử
  • Có tính tập trung thống nhất
  • Có tính tha hóa

QLCT có 6 chức năng chính:

  • Lập ra hệ thống chính trị của xã hội
  • Tổ chức đời sống chính trị, thiết lập các quan hệ chính trị
  • Quản lý công việc nhà nước và xã hội
  • Lãnh đạo các cơ quan quyền lực, các hoạt động chính trị và phi chính trị
  • Kiểm soát các quan hệ chính trị và quan hệ xã hội.
  • Lập ra một kiểu cầm quyền nhất định đặc trưng cho xã hội, một chế độ chính trị và chế độ nhà nước nhất định.

1. Quyền lực chính trị là gì?

Quyền lực chính trị là năng lực của một chủ thể trong việc áp đặt mục tiêu chính trị của mình đối với toàn xã hội. Quyền lực chính trị là quyền lực của một giai cấp hay liên minh giai cấp, của một lực lượng xã hội. Bản chất của quyền lực chính trị là quan hệ sức mạnh giữa các giai cấp trong việc giành, giữ, thực thi quyền lực nhà nước hoặc gây áp lực đối với quyền lực nhà nước. Quyền lực chính trị khác với quyền lực công, quyền lựcnhà nước. Quyền lực công đại diện cho tất cả mọi người trong xã hội, nảy sinh từ nhu cầu chung của cộng đồng xã hội để tạo ra và duy trì tổ chức và trật tự của xã hội. Quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền được tổ chức thành nhà nước.

Video liên quan

Chủ Đề