So sánh sel35 và sel 50 năm 2024

Giới thiệu Ống Kính Sony Sel 35mm f1.8 OSS

- Ống kính Sony Sel 35mm f1.8 OSS được thiết kế nhỏ gọn cấu tạo thân bằng hợp kim cao cấp. Phù hợp với những dòng máy Sony A6000, A6300, A6400, a6500.... Giá thành hợp lý với chất lượng hình ảnh sắc nét, màu sắc trung thực.

Thiết kế và cấu tạo

Ống kính Sel 35mm f1,8 oss được thiết kết toàn thân bằng kim loại cao cấp, nhỏ gọn tổng trọng lượng chỉ 154 gam. Vì thế ống kính này được rất nhiều người dùng săn đón vì nó quá đa năng và phù hợp với nhiều nhu cầu chụp ảnh. Được tích hợp chống rung quang học SteadyShot™ [OSS] giúp ổn định hình ảnh và giữ được độ nét tối đa. Với khâu độ mở f1.8 ống kính cho ra hình ảnh với phông nền đẹp mắt ấn tượng với những hiệu ứng bokeh tròn với 7 lá khẩu. Khi phơi sáng sẽ được 14 tia sáng.

Ống kính Sony Sel 35 f1.8 oss được cấu tạo từ thấu kính tán sắc thấp [ED] cùng với 2 thấu kính phi cầu, giúp giảm thiểu tối đa quang sai và biến dạng cho chất lượng hình ảnh chất lượng cao luôn sắc nét với màu sắc và độ tương phản cao. Được đánh giá độ nét ở tâm và rìa nét rất tốt.

Chống rung OSS

Được trang bị công nghệ ổn định hình ảnh độc quyền của sony, sel 35mm f1.8 luôn có độ nét tối đa dù chụp ở những tốc độ màn trập chậm, bạn có thể trải nghiệm chụp ảnh thật sự rất cảm xúc với ống kính sel 35 f1.8 này.

Như các bác cũng thấy, sel35 nhỏ gọn hơn, thiết kế bóng bẩy hơn, ông Sig30 khá nặng ở phần đầu ống do các lớp thấu kính to ở đầu ống, phần focus ring của sigma khá to, vỏ sigma hơi sần nhẹ không bóng bẩy bằng sel 35. Nói chung em nào cũng đẹp. Hehe.

Về phần hoạt động thì Sel35 êm ả, có oss chống rung ngon lành. Còn Sig30 thì to nặng đầm hơn tí, mình chụp choẹt cũng khá lâu nên cũng ko ngại lắm về khoản thiếu chống rung, em sigma 30mm này có nhược điểm thỉnh thoảng các bác sẽ cảm thấy motor đang hoạt động khi bấm cò lấy nét, cám giác này nhẹ và và rất nhanh nên ko có ảnh hường gì đến quá trình chụp. Cả 2 đều lấy nét rất nhanh trên Sony A6000.

Sau đầy là phần so sánh hình ảnh giữa 2 lens ở khẩu độ, tốc và iso tương đương:

1

ISO 100, 1/100s@ F1.4

DSC00757 by Sơn Trần, on Flickr

2

ISO 100, 1/100s@ F1.7 F1.8

DSC00758 by Sơn Trần, on Flickr

DSC00762 by Sơn Trần, on Flickr

3

ISO 200, 1/100s@ F2.2 F2.2

DSC00759 by Sơn Trần, on Flickr

DSC00765 by Sơn Trần, on Flickr

4

ISO 200, 1/100s@ F2.8 F2.8

DSC00760 by Sơn Trần, on Flickr

DSC00766 by Sơn Trần, on Flickr

Test nét rìa, bokeh:

5

ISO 100, 1/100s@ F1.4

DSC00771 by Sơn Trần, on Flickr

6

ISO 100, 1/100s@ F1.7 F1.8

DSC00772 by Sơn Trần, on Flickr

DSC00768 by Sơn Trần, on Flickr

7

ISO 100, 1/100s@ F2.2 F2.2

DSC00772 by Sơn Trần, on Flickr

DSC00768 by Sơn Trần, on Flickr

8

ISO 200, 1/100s@ F2.8 F2.8

DSC00774 by Sơn Trần, on Flickr

DSC00770 by Sơn Trần, on Flickr

Nhận xét: - Sel35: + Nét tại f1.8, đạt mức 7/10. + CA tại f1.8, khép khẩu đến 2.2 thì hết hẳn. + Không bị méo biên, nét biên khá, đạt mức 5/10. - Sigma30: + Nét căng tại f1.4. đạt mức 8/10 + CA nặng tại f1.4, khép khẩu đến f1.7 thì gần như hết hẳn và ít hơn f1.8 của Sel35. + Bị méo biên nhẹ, nét biên tốt, đạt mức 8/10.

Rất nhiều khách hàng đã đến trực tiếp NexShop để được tư vấn cũng như gọi điện, inbox vào Fanpage để hỏi câu hỏi này. Gần như đây là câu hỏi khách hàng băn khoăn nhất sau khi xắm cho mình được một body ưng ý. Hôm nay NexShop xin được trả lời các bạn một cách tổng quan nhất, giúp cho các bạn dễ dàng lựa chọn được ống kính phù hợp nhất.

Lưu ý: Bài viết mình chỉ viết cho riêng dòng máy không gương lật ngàm E cảm biến Full-frame và APS-C cũng như những ống kính Sony sản xuất cho dòng máy này, hoặc những hãng thứ 3 sản xuất cho riêng ngàm E, có thể sử dụng trực tiếp không thông qua ngàm chuyển và có thể dễ dàng mua được ở Việt Nam. Cụ thể trong phần 1 này mình sẽ dành riêng cho dòng máy cảm biến APS-C [NEX3-5-6-7/A5000/A5100/A6000/A6300].

Để trả lời cho câu hỏi lớn nhất như tiêu đề bài viết, trước tiên các bạn cần trả lời cho câu hỏi: "Nhu cầu của bạn là gì?" hay nói cách khác là: "Bạn chụp cái gì?". Đúng vậy, không có cách chọn lens Đúng hay sai, mà tất cả phụ thuộc vào nhu cầu của bạn. Cùng 1 body đó, cùng 1 lens đó nhưng có thể đúng với người này nhưng lại sai với người khác. Đơn giản chỉ vì nhu cầu của họ khác nhau. Sau khi đã xác định được nhu cầu cho riêng mình, NexShop mới có thể giải đáp được bạn nên dùng lens nào.

1. Nhu cầu chụp đa dụng hay còn gọi là chụp "tạp".

Nhu cầu này rất phổ biến bởi các bạn mang máy ảnh chụp khi đi du lịch, đi phượt với tiêu chí chỉ 1 lens duy nhất. Với nhu cầu này bạn có một số lựa chọn như sau:

  1. Kit Sel 16-50 F3.5-5.6:

* Ưu điểm:

Đây là ống kính rẻ nhất bạn có thể tìm được, chỉ khoảng 1,5-2,5 triệu đồng.

Độ đa dụng cao, bạn có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác như chụp phong cảnh, đời thường, sự kiện, tiện lợi khi đi du lịch chỉ cần 1 lens duy nhất. Lens zoom nên cũng dễ dàng bố cục hơn so với lens fix.

* Nhược điểm:

Chính vì giá rẻ nên chất lượng chỉ ở mức trung bình, phù hợp cho người mới tập chụp.

Là lens đa dụng nên không mạnh ở mục đích chụp nào. Phong cảnh sẽ không đủ rộng, chân dung sẽ không có được hiệu ứng mờ nhòe hậu cảnh như ý muốn.

  1. Sel 16-70 F4 Zeiss

* Ưu điểm:

Đây là "phiên bản cao cấp" của kit 16-50 nên có đủ ưu điểm của sel 16-50. Độ mở khẩu F4 cố định toàn giải, chất lượng quang học cao cấp của Zeiss cho độ nét cao, hình ảnh nổi khối và màu sắc tái tạo tuyệt vời. Độ đa dụng cũng rất cao, là một lens rất đáng mua nếu tài chính của bạn cho phép. Lens có chất lượng hoàn thiện kim loại rất tốt và chắc chắn, nhỏ, nhẹ, lắp vào máy như A6000/A6300 rất cân đối và đẹp. Ở tiêu cự 70mm và độ mở khẩu F4, lens có thể chụp chân dung khá tốt.

* Nhược điểm:

Đi cùng với chất lượng cao là giá thành cũng cao! Lens có giá mới khoảng 18 triệu đồng, một mức giá không dành cho số đông người dùng!

Độ mở khẩu tối đa chỉ là F4 nên khi chụp điều kiện thiếu sáng sẽ gặp nhiều hạn chế. Nhưng điều này cũng hợp lý bởi chúng ta không thể đòi hỏi một lens khẩu lớn mà phải nhỏ và gọn nhẹ được!

  1. Sel 18-105 F4 G:

* Ưu điểm:

Lại tiếp tục là một lens đa dụng với dải tiêu cự dài hơn nữa. Khẩu độ F4 toàn dải, là ống dòng G cao cấp của Sony nên có chất lượng quang học cao, không thua kém Sel 16-70 Zeiss quá nhiều, giá thành hợp lý [khoảng 13 triệu đồng]. Là một lens rất đáng mua nếu bạn không ngại lens hơi to và nặng. Lens zoom trong [không thò thụt khi zoom và lấy nét] nên tránh bụi lọt vào trong rất tốt.

* Nhược điểm:

To và hơi nặng, khi lắp vào máy sẽ hơi mất cân đối.

Ở tiêu cự ngắn lens cho ảnh khá méo, nhưng khi bạn chụp Jpeg thì máy sẽ tự fix cho bạn.

  1. Sel 18-200 F3.5-6.3:

* Ưu điểm:

Lens đa dụng nhất dành cho máy crop bởi dải zoom rộng nhất, từ wide cho tới tele, là một lens All-in-one đích thực. Ở tiêu cự 200mm ta có thể dễ dàng chụp được nhưng vật thể ở xa như chim chóc...

*Nhược điểm:

Chất lượng quang học trung bình, khẩu độ nhỏ nên hạn chế khi chụp thiếu sáng.

Lens cũng to, nặng và dài nhất trong tất cả các lens kể trên, lắp lên máy hơi mất cân đối.

Giá lens cũng tương đối cao, khoảng 13-14 triệu đồng.

  1. Sel 24 1.8 Zeiss:

* Ưu điểm:

được mệnh danh là " King of Crop", lens cao cấp nhất cho máy Crop. Góc nhìn tương đương 36mm trên Full-frame, tiêu cự vàng để chụp đa dụng từ chân dung tới phong cảnh, đời thường, cả trong phòng và ngoại cảnh, chụp Close-up... Chất lượng quang học tuyệt vời của Zeiss, độ nét cao, ảnh nổi khối và màu sắc tuyệt vời. Khẩu độ lớn chụp thiếu sáng rất tốt. Chất lượng hoàn thiện rất cao.

* Nhược điểm:

Giá cao [khoảng 19 triệu đồng đối với hàng xách tay]. Và là lens fix nên bạn sẽ khó khăn hơn trong việc làm chủ được chiếc lens này.

\=> Kết:

Ưu điểm chung là lớn nhất là độ đa dụng cao, thích hợp với nhu cầu chụp "tạp" hay "lười" thay lens, khi đi chơi chỉ cần "xách máy lên và đi", không cần phải phân vân mang theo lens gì nữa. Lens zoom nên dễ dàng bố cục ảnh.

Nhược điểm chung của các lens đa dụng là chất lượng quang học không cao được như lens fix [tiêu cự cố định], khẩu độ nhỏ hạn chế chụp trong thiếu sáng. Lens đa dụng nên không thực sự mạnh ở mảng nào cả. Phong cảnh sẽ không đủ rộng, chân dung sẽ không có được hiệu ứng mờ nhòe hậu cảnh như ý muốn. Với nhu cầu phong cảnh ta có thể khắc phục bằng cách chụp Panorama để cho ảnh chụp rộng hơn.

- Xếp loại các lens theo độ đa dụng giảm dần: 18-200 F3.5-6.3 > 18-105 F4 > 16-70 F4 > 16-50 F3.5-5.6 > Sel 24 1.8

- Xếp theo giá tiền giảm dần: Sel 24 1.8 > 16-70 F4 > 18-200 F3.5-6.3 > 18-105 F4 > 16-50 F3.5-5.6

- Xếp theo chất lượng quang học giảm dần: Sel 24 1.8 > 16-70 F4 > 18-105 F4 > 18-200 F3.5-6.3 > 16-50 F3.5-5.6

2. Nhu cầu chụp chân dung

Đây là nhu cầu chụp phổ biến tiếp theo của đại đa số người dùng.

Với nhu cầu này ta có các lựa chọn như sau:

  1. Sel 50 F1.8:

Đây là lens các bạn nên tham khảo đầu tiên khi muốn chụp chân dung.

* Ưu điểm:

Chất lượng rất tốt so với giá [5-6 triệu đồng], tiêu cự 50mm tương đối dễ chụp, độ nét cao ngay ở khẩu độ lớn nhất, lấy nét nhanh và êm, lens có độ mở khẩu lớn có thể cho hiệu ứng xóa phông "mù mịt", chụp tốt trong điều kiện thiếu sáng. Đây là một lens rất đáng mua để chụp chân dung ngoại cảnh.

* Nhược điểm:

Tiêu cự 50mm khi gắn lên máy crop sẽ cho góc nhìn tương đương 75mm trên Full-frame, vì thế phù hợp khi chụp chân dung ngoài trời hoặc trong phòng rộng. Trong điều kiện phòng hẹp sẽ rất khó bố cục.

  1. Sel 35 F1.8:

* Ưu điểm:

Có thể chụp trong phòng lẫn ngoài trời, độ nét tốt, lấy nét nhanh và êm. Độ mở khẩu lớn, chụp thiếu sáng tốt, nhỏ và nhẹ. Chụp đa dụng hơn Sel 50. Có chống rung trên lens.

* Nhược điểm:

Độ nét kém hơn Sel 50, giá cũng cao hơn [khoảng 7,5 triệu đồng]. Vì tiêu cự ngắn hơn nên cũng xóa phông kém hơn Sel 50.

  1. Sigma 30 F1.4:

* Ưu điểm:

Độ mở khẩu lớn cho khả năng chụp thiếu sáng tốt hơn 2 lens trên, tiêu cự đa dụng có thể chụp cả trong phòng và ngoài trời. Độ nét tốt [tương đương Sel 35], chất lượng hoàn thiện cao cấp. Giá tốt hơn Sel 35 [khoảng 7 triệu đồng]

* Nhược điểm:

Lấy nét chậm hơn Sel 35 một chút, không có chống rung trên lens.

  1. Sel 55-210 F4.5-6.3:

* Ưu điểm:

Dải zoom dài, giá rẻ [5-6 triệu đồng], khi zoom ra tiêu cự lớn cho khả năng xóa phông cao, dễ bố cục, phù hợp chụp trong điều kiện đủ sáng và không gian rộng.

* Nhược điểm:

Khẩu độ nhỏ nên chỉ phù hợp chụp ban ngày khi đủ sáng, rất khó chụp khi thiếu sáng hoặc trong phòng. Vì là lens Zoom và giá rẻ nên độ nét kém hơn các lens trên.

  1. Sel 70-200 F4:

* Ưu điểm:

Đây là lens Tele rất lý tưởng để chụp chân dung, độ nét rất cao, cho khả năng xóa phông rất mạnh. Đây là lens dành cho Full-frame nhưng dùng tốt trên máy crop.

* Nhược điểm:

Giá cao [khoảng 31 triệu đồng], lens dài và nặng. Chỉ phù hợp chụp ngoài trời không gian rộng. Khẩu độ F4 hạn chế khi chụp thiếu sáng.

  1. Samyang 85 F1.4:

* Ưu điểm:

Tiêu cự vàng để chụp chân dung kết hợp với độ mở khẩu rất lớn, cho hiệu quả xóa phông là rất lớn. Lens có độ nét và độ tương phản rất cao, giá thành thì cực kỳ hợp lý [khoảng hơn 7 triệu đồng].

* Nhược điểm:

Nhược điểm lớn nhất của lens là phải lấy nét bằng tay, tuy nhiên máy ảnh Sony hỗ trợ rất tốt khả năng này, nên các bạn cũng không quá khó khăn để làm chủ được chiếc lens. Lens hơi to và nặng một chút.

\=> Kết:

- Bạn chụp chân dung ngoại cảnh, muốn AF và giá hợp lý: Sel 50 1.8

- Bạn chụp chân dung ngoại cảnh, không ngại lấy nét tay và muốn giá hợp lý: Samyang 85 F1.4

- Bạn chụp chân dung ngoại cảnh, tài chính tốt và muốn chất lượng ảnh cao: Sel 70-200 F4

- Bạn chụp chân dung trong phòng, chụp indoor: Sel 35 F1.8 hoặc Sigma 30 F1.4

3. Nhu cầu chuyên chụp phong cảnh

Thông thường nhất để chụp phong cảnh bạn cần một lens góc rộng. Chỉ là thông thường thôi nhé, vì một số bạn cũng thích chụp phong cảnh bằng lens Tele để đặc tả một chi tiết nào đó trong khung cảnh, nhưng chụp bằng lens Tele sẽ yêu cầu kỹ thuật cao hơn và cũng ít người sử dụng hơn.

  1. Sel 10-18 F4:

* Ưu điểm:

Một lens cực tốt và đáng tiền dành cho các bạn có ý định nghiêm túc với thể loại phong cảnh. Lens có góc siêu rộng, độ nét cao từ tâm tới rìa, độ méo thấp. Lens lại có thể zoom, giúp bố cục ảnh dễ dàng.

* Nhược điểm:

Lại là giá cao [15,5 triệu].

  1. Sel 16 F2.8 kèm Ultrawide Converter hoặc Fisheye Converter

* Ưu điểm:

Lens cực nhỏ gọn, có thể dùng với Ultrawide Converter hoặc Fisheye Converter tùy theo nhu cầu. Độ mở khẩu tương đối tốt, chụp thiếu sáng tốt và chụp được Milkyway dễ dàng hơn. Giá tương đối tốt. Khi gắn Ultrawide Converter tiêu cự sẽ trở thành 12mm, khi gắn Fisheye Converter lens sẽ có tiêu cự 8mm với hiệu ứng mắt cá độc đáo.

* Nhược điểm:

Độ nét ở mức trung bình, khó mua vì Sony Việt Nam không bán chính hãng, chỉ có thể mua hàng used. Sel 16 2.8 + Ultrawide Converter có giá Used khoảng 3-4 triệu.

  1. Samyang 12 F2 và Samyang 8mm F2.8 Fisheye:

* Ưu điểm:

Giá rất tốt, độ mở khẩu lớn giúp chụp thiếu sáng và Milkyway tốt hơn. Lens có chất lượng quang học cao, độ nét và tương phản rất tốt, là một lens rất đáng tiền. Lens có kích thước nhỏ gọn và nhẹ, chất lượng hoàn thiện cao.

* Nhược điểm:

Bạn phải lấy nét bằng tay. Nhưng với lens góc rộng và chụp phong cảnh, bạn chỉ cần khép khẩu tới tầm F8 - F11, xoay vòng lấy nét về vô cực rồi vê lại 1 chút là ảnh của bạn sẽ luôn nét, rất dễ dàng!

\=> Kết:

- Bạn muốn chup phong cảnh với lens giá hợp lý, ko yêu cầu quá cao về chất lượng: Sel 16 F2.8 + Converter

- Bạn muốn chup phong cảnh với chất lượng cao, tài chính cho phép: Sel 10-18 F4

- Bạn muốn chup phong cảnh với chất lượng cao, giá tốt, không ngại lấy nét tay: Samyang 12 F2

4. Nhu cầu chụp những chủ thể ở xa, chụp thể thao, động vật...

  1. Sel 55-210 F4.5-6.3

* Ưu điểm:

Giá tốt [5-6 triệu đồng], dải zoom rộng, lấy nét nhanh và có chống rung. Chụp trong điều kiện đủ sáng khá tốt.

* Nhược điểm:

như đã đề cập ở trên, do khẩu nhỏ nên hạn chế khi chụp thiếu sáng, độ nét ở mức trung bình khá.

  1. Sel 70-200 F4

* Ưu điểm:

Đây là lens Tele cao cấp, độ nét rất cao. Đây là lens dành cho Full-frame nhưng dùng tốt trên máy crop. Khả năng lấy nét nhanh, dải zoom rộng.

* Nhược điểm:

Giá cao [khoảng 31 triệu đồng], lens dài và nặng. Khẩu độ F4 hạn chế khi chụp thiếu sáng.

\=> Kết: chọn lens nào đều phụ thuộc vào khả năng tài chính của các bạn.

Do giới hạn khuôn khổ của bài viết, mình xin kết thúc phần 1 tại đây. Hẹn gặp lại các bạn ở phần 2 dành cho dòng máy Full-frame. Chúc các bạn lựa chọn được ống kính ưng ý.

Chủ Đề