So sánh số tương đối số bình quân

Số bình quân [tạm dịch: Average figure] là chỉ tiêu biểu hiện mức độ điển hình của một tổng thể gồm nhiều đơn vị cùng loại được xác định theo một tiêu thức nào đó.

Định nghĩa

Số bình quân tạm dịch là Average figure.

Số bình quân là chỉ tiêu biểu hiện mức độ điển hình của một tổng thể gồm nhiều đơn vị cùng loại được xác định theo một tiêu thức nào đó.

Thuật ngữ liên quan

Số tuyệt đối [Absolute figure] là chỉ tiêu biểu hiện qui mô, khối lượng của hiện tượng hoặc quá trình kinh tế - xã hội, trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.

Số tương đối [Relative figure] là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai đại lượng tuyệt đối của hiện tượng nghiên cứu.

Đặc điểm của số bình quân

- Số bình quân mô tả đặc điểm chung nhất, phổ biến nhất của hiện tượng kinh tế - xã hội trong các điều kiện không gian và thời gian cụ thể.

Ví dụ: Tiền lương bình quân của công nhân trong doanh nghiệp là mức lương phổ biến nhất, đại diện cho các mức lương khác nhau của từng công nhân trong doanh nghiệp.

- Ngoài ra, số bình quân còn dùng để so sánh đặc điểm của những hiện tượng không có cùng qui mô hay làm căn cứ để đánh giá trình độ đồng đều của các đơn vị tổng thể.

Lưu ý

Để số bình quân có ý nghĩa thực tế, điều kiện chủ yếu là chỉ tiêu này phải được tính cho những đơn vị có cùng chung một tính chất [thường gọi là tổng thể đồng chất]. Muốn vậy phải dựa trên cơ sở phân tổ thống kê một cách khoa học và chính xác.

Phân loại số bình quân

- Có nhiều loại số bình quân. Trong thống kê kinh tế - xã hội thường dùng các loại: số bình quân số học, số bình quân điều hoà, số bình quân hình học [số bình quân nhân], mốt và trung vị.

- Xét theo vai trò đóng góp khác nhau của các thành phần tham gia bình quân hoá, số bình quân chung được chia thành số bình quân giản đơn và số bình quân gia quyền.

+ Số bình quân giản đơn: được tính trên cơ sở các thành phần tham gia bình quân hoá có vai trò về qui mô [tần số] đóng góp như nhau.

+ Số bình quân gia quyền: được tính trên cơ sở các thành phần tham gia bình quân hoá có vai trò về qui mô đóng góp khác nhau.

[Tài liệu tham khảo: Một số thuật ngữ thống kê thông dụng, Tổng cục thống kê, NXB Thống kê]

Thanh Tùng

Số tương đối là chỉ tiêu biếu hiện quan hệ so sánh giữa hai chỉ tiêu thống kê cùng loại nhưng khác nhau về thời gian hoặc không gian hoặc giữa hai chỉ tiêu khác loại nhưng có quan hệ với nhau. Trong hai chỉ tiêu đế so sánh của số tương đối, sẽ có một số được chọn làm gốc [chuẩn] đế so sánh.

Số tương đối có thế được biếu hiện bằng số   lần,  số phần trăm [%] hoặc phần nghìn[%o], hay bằng các đơn vị kép [người/km2, người/1000 người; đồng/1000đồng, …].

Trong công tác thống kê, số tương đối được sử dụng rộng rãi đế phản ánh những đặc điếm về kết cấu, quan hệ tỷ lệ, tốc độ phát triến, mức độ hoàn thành kế hoạch, mức độ phổ biến của hiện tượng kinh tế – xã hội được nghiên cứu trong điều kiện thời gian và không gian nhất định.

Số tương đối phải được vận dụng kết hợp với số tuyệt đối. Số tương đối thường là kết quả của việc so sánh giữa hai số   tuyệt đối. Số  tương đối   tính ra có thế rất khác nhau, tuỳ thuộc vào việc lựa chọn gốc so sánh. Có khi số tương đối có giá trị rất lớn nhưng ý nghĩa của nó không đáng kế vì trị số tuyệt đối tương ứng của nó lại rất nhỏ. Ngược lại, có số tương đối tính ra khá nhỏ nhưng lại mang ý nghĩa quan trọng vì trị số tuyệt đối tương ứng của nó có quy mô đáng kế. Ví dụ: 1% dân số Việt Nam tăng lên trong những năm 1960 đồng nghĩa với dân số tăng thêm 300 nghìn người, nhưng 1% dân số tăng lên trong những năm 2000 lại đồng nghĩa với dân số tăng thêm 800 nghìn người.

Căn cứ vào nội dung mà số tương đối phản ánh, có thế phân biệt: số tương đối động thái, số tương đối kế hoạch, số tương đối kết cấu, số tương đối cường độ, và số tương đối không gian.

1. Số tương đối động thái

Số tương đối  động thái là chỉ tiêu phản ánh biến động theo thời gian về mức     độ của chỉ tiêu kinh tế – xã hội. Số tương đối này tính được bằng cách so sánh hai mức độ của chỉ tiêu được nghiên cứu ở hai thời gian khác nhau. Mức độ của thời kỳ được tiến hành nghiên cứu thường gọi là mức  độ  của kỳ  báo cáo, còn mức độ của một  thời kỳ  nào đó được dùng làm cơ sở so sánh thường gọi là mức độ kỳ gốc.

Trong hai mức độ đó, mức độ tử số [yi] là mức độ cần nghiên cứu [hay còn gọi là mức độ kỳ báo cáo], mức độ ở mẫu số [y0] là mức độ kỳ gốc [hay mức độ dùng làm cơ sở so sánh].

  • Nếu y0 cố định qua các kỳ nghiên cứu ta có kỳ gốc cố định: dùng để so sánh một chỉ tiêu nào đó ở hai thời kỳ tương đối xa nhau. Thông thường người ta chọn năm gốc là năm đầu tiên của dãy số.
  • Nếu y0 thay đổi theo kỳ nghiên cứu ta có kỳ gốc liên hoàn: dùng để nói lên sự biến động của hiện tượng liên tiếp nhau qua các kỳ nghiên cứu.

2. Số tương đối so sánh

Số tương đối so sánh là chỉ tiêu phản ánh quan hệ so sánh giữa hai bộ phận trong một tổng thể hoặc giữa hai hiện tượng cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện không gian. Ví dụ: Dân số thành thị so với dân số nông thôn, dân số là nam so với dân số là nữ; giá trị tăng thêm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh so với giá trị tăng thêm của doanh nghiệp quốc doanh; năng suất lúa của tỉnh X so với năng suất lúa của tỉnh Y; số học sinh đạt kết quả học tập khá giỏi so với số học sinh đạt kết quả trung bình,…

3. Số tương đối kế hoạch

Số tương đối kế hoạch là chỉ tiêu phản ánh mức cần đạt tới trong kỳ kế hoạch hoặc mức đã đạt được so với  kế  hoạch được giao về một chỉ  tiêu kinh  tế – xã  hội nào đó. Số tương đối kế hoạch được chia thành hai loại:

+ Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch: Phản ánh quan hệ so sánh giữa mức độ đề ra trong kỳ kế hoạch với mức độ thực tế ở kỳ gốc của một chỉ tiêu kinh tế – xã hội.

4. Số tương đối kết cấu

Số tương đối kết cấu là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của mỗi bộ phận chiếm trong tổng thể, tính được bằng cách đem so sánh mức độ tuYệt đối của từng bộ phận với mức độ tuYệt đối của toàn bộ tổng thể.

Số tương đối kết cấu thường được biểu hiện bằng số phần trăm. Ví dụ: Tỷ trọng của GDP theo từng ngành trong tổng GDP của nền kinh tế quốc dân; tỷ trọng dân số của từng giới nam hoặc nữ trong tổng số dân,…

5. Số tương đối cường độ

Số tương đối cường độ là chỉ tiêu biểu hiện trình độ phổ biến của một hiện tượng trong các điều kiện thời gian và không gian cụ thể.

Số tương đối cường độ tính được bằng cách so sánh mức độ của hai chỉ tiêu khác nhau nhưng có quan hệ với nhau. Số tương đối cường độ biểu hiện bằng đơn vị kép, do đơn vị tính ở tử số và ở mẫu số hợp thành. Số tương đối cường độ được tính toán và sử dụng rất phổ  biến trong công tác  thống kê. Các số  tương  đối  trong  số liệu thống  kê thường gặp    như mật  độ dân số bằng tổng  số dân [người] chia cho diện   tích  tự nhiên [km2] với đơn vị tính là người /km2; GDP bình quân đầu người bằng tổng GDP [nghìn đồng] chia cho dân số trung bình [người] với đơn vị tính là 1000đ/người; số bác sĩ tính bình quân cho một vạn dân bằng tổng số bác sĩ chia cho tổng số dân tính bằng vạn người với đơn vị tính là người /10.000 người,…

Video liên quan

Chủ Đề