So sánh tràng an và tam cốc

Nên đi Tràng An hay Tam Cốc Bích Động?

Nên đi Tràng An hay Tam Cốc Bích Động là thắc mắc của không ít người khi đến với Ninh Bình. Đặc biệt với những ai ít có dịp và chưa đến Ninh Bình bao giờ. Vậy đáp án của câu hỏi này là gì? Cùng khám phá trong bài viết dưới đây nhé!


Đầu tiên, sẽ thật khó và thiếu khách quan nếu mình trả lời luôn câu hỏi này, bởi là 2 địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Ninh Bình, Tam Cốc Bích Động và Tràng An luôn có những nét đặc sắc riêng và nó phù hợp với từng người. Không phải ai cũng thích Tam Cốc và ngược lại. Như vậy, để giải đáp thắc mắc trên, trong bài viết này, mình sẽ tổng hợp và chia sẻ đến bạn một số phân tích của mình về 2 điểm đến này, cùng xem để chọn ra cho mình một điểm thăm quan phù hợp nhé!


Cẩm nang du lịch Tràng An, Tam Cốc, Bích Động từ A tới Z

Cẩm nang du lịch 29/11/2018 - Trần Thị Cẩm Nhi [WikiTravel]
Tweet

Quần thể danh thắng Tràng An – Tam Cốc được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt và đã được tổ chức UNESCO xếp hạng di sản thế giới. Nổi tiếng là khu du lịch hấp dẫn mang tầm quốc gia, nơi này đang là điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước bởi cảnh quan non nước hữu tình làm say đắm lòng người. Đây sẽ là điểm đến hứa hẹn nhiều thú vị bất ngờ cho bạn và cả gia đình bạn trong dịp nghỉ lễ.

Xem thêmCẩm nang du lịch Ninh Bình từ A tới Z tại đây://bit.ly/2Sg7rm8

Danh lam thắng cảnh Tràng An - Tam Cốc - Bích Động

Danh lam thắng cảnh Tràng An - Tam Cốc - Bích Động được hợp bởi quần thể hang động Tràng An và khu cảnh quan chùa - động Bích Động, thuộc địa phận huyện Hoa Lư, huyện Gia Viễn, huyện Nho Quan và thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

1. Quần thể hang động Tràng An

Quần thể hang động Tràng An bao gồm 50 hang khô và 50 hang ngập nước, rất đa dạng về hình thái và chủng loại [hang động xuyên thủng, hang động thông và hang ngầm].Mỗi hang đều có một sắc thái riêng. Và, một điểm đáng chú ý là, các hang động ở đây thường tập trung thành từng cụm, có liên hệ mật thiết với nhau. Trong mỗi hang, do hiện tượng hòa tan và lắng đọng của đá vôi, đã tạo nên hệ thạch nhũ muôn màu, muôn vẻ... Dấu vết của các thời kỳ biển tiến, biển thoái còn hằn rõ qua những mực xâm thực cơ sở và qua hình thức các hang động liên thông với nhau. Ngay trong mỗi động cũng có nhiều ngách, nhiều tầng, với vẻ đẹp riêng. Hệ thống hang động ở Tràng An là hệ thống “hang sông” ngập nước thường xuyên, ngay cả trong mùa khô, với một số hang tiêu biểu như:

Hang Địa Linh: trong hang có ngã ba dẫn đi ba ngả khác nhau.Độ sâu của hang khoảng 2 - 2,5m, vòm hang cao khoảng 3m, có nơi vòm rất rộng và cao tới 7 - 8m, với nhiều hình khối khác nhau, khi được chiếu ánh sáng sẽ tạo nên những màu sắc kỳ ảo.

Hang Tối: gọi là hang Tối vì hang nhỏ, hẹp nên rất tối. Hang Tối dài 320m, độ sâu khoảng 1,4m, vòm hang cao từ 1 - 6m. Vòm hang nhiều chỗ có mặt cắt hình tam giác, chỉ đủ một chiếc thuyền nan nhỏ đi vừa. Bên trong hang có hai khoảng trống rộng, vòm trần có những nhũ đá như hình một chiếc màn lớn, nên thường gọi là khu “Màn vóc”. Lại có chỗ có một ngách cụt nhỏ, trước kia nhân dân đi qua không có đèn, dễ bị lạc vào ngách này nên gọi là ngách Lầm.

Hang Sáng:hang dài 120m, độ sâu khoảng 1,5m, vòm hang cao từ 1 - 2m.Trong hang khá thoáng, mát, ánh sáng vừa đủ để du khách có thể ngắm nhìn các nhũ đá trên trần và các vách hang.

Hang Nấu Rượu: gọi là hang Nấu Rượu vì trước đây, khi đi làm ruộng, nhân dân trong vùng thấy nhiều chum, vò sành và nậm rượu trong hang. Tương truyền, xưa kia vua Đinh thường chưng cất rượu ở hang này. Độ dài của hang khoảng 250m, độ sâu khoảng 1,5 - 2m, vòm hang cao từ 3 - 5m. Đây là hang có vòm cao nhất, không khí thoáng và mát mẻ nhất, đi lại bằng thuyền nan cũng thuận tiện nhất và dòng nước cũng trong lành nhất.

Hang Ba Giọt: hang có độ dài 156m, độ sâu khoảng 1,5 - 2m, vòm hang cao từ 1,5 - 2,5m. Chắn phía trước hang là một khối đá chìm [chỉ nhô lên một phần], có hình dáng một con rùa đang nổi lên.

Khu vực quần thể hang động này cũng là địa bàn có sự hiện diện của nhiều di tích lịch sử văn hóa, như phủ Đột [còn gọi là đền Trình, thờ hai vị tướng của triều Đinh là Nhị vị Thánh Tiền, tức Tả Thanh Trù và Hữu Thanh Trù]; đền Trần [còn có tên khác là đền Nội Lâm hay đền Vụng Thắm, thờ Quý Minh đại vương]; phủ Khống, thờ vị quan triều Đinh có hiệu vị là Đinh Công Tiết chế; các di chỉ khảo cổ gồm: di chỉ hang Bói, di chỉ hang Trống, di chỉ mái đá Chợ, di chỉ mái đá Ông Hay...

2. Khu Tam Cốc - Bích Động

Khu Tam Cốc - Bích Động nằm trong quần thể núi đá vôi Hoa Lư. Trong khu vực này, những cảnh quan thiên nhiên như dòng sông Ngô Đồng, hang Cả, hang Hai, Hang Ba... kết hợp hài hòa với các công trình kiến trúc như đền Thái Vi [thờ các vị vua Trần] và chùa Bích Động…, tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp, được mệnh danh là “Namthiên đệ nhị động”.

Hang Cả, còn được gọi là hang Ngoài, hang Lớn, có chiều dài khoảng 180m, chiều rộng ước chừng 30m, trần hang cao hơn 5m.Đây là hang có nhiều nhũ đá đẹp đẹp rủ xuống. Do có vòm hang cao, nên vào mùa lũ, nước hầu như không lên tới trần hang, ít có sự bào mòn các nhũ đá, bởi vậy trong hang có nhiều nhũ đá hơn hẳn so với hai hang còn lại.

Hang Hai, còn được gọi là hang Giữa, hang Trung, dài khoảng 90m. Miệng hang phía ngoài rộng khoảng 30m, phía trong hơn 30m, phần giữa của hang hơi thắt lại. Trần hang cao chừng 3,5m, có nhiều hình nhũ đá rất đẹp.

Hang Ba, còn được gọi là hang Bé, có chiều dài hơn 80m. Miệng hang phía ngoài rộng khoảng 20m, phía trong hơi loe ra, rộng khoảng hơn 30m. Độ cao của trần hang dưới 3m. Hang thường xuyên bị ngập nước khi mưa nhiều, dẫn đến các nhũ đá bị bào mòn, nhiều chỗ thành vệt nhẵn.

Từ hang Ba trở vào là cảnh sông, suối, rừng, núi... Cuối lộ trình này là đền Nội Lâm, thờ Cao Sơn đại vương.

Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh chùa và động Bích Động là sự kết hợp hài hòa giữa cảnh đẹp kỳ thú của hang động, núi non với sự tài hoa, khéo léo của con người... Các kiến trúc ở đây chủ yếu dựa vào vách đá, hang động, tạo thành một khối thống nhất, vững chắc. Toàn cảnh chùa được bố cục theo kiểu “tam tòa”: phía dưới là chùa Hạ, tiếp đến là chùa Trung, trên cùng là chùa Thượng. Bên cạnh đó, người xưa đã lợi dụng hang tối để đặt tượng Phật và những vách đá để dựng những ngọn tháp, khiến vẻ linh liêng, cổ kính của ngôi chùa được tăng lên nhiều phần.

Theo văn bia ở chùa, sử sách và truyền thuyết dân gian, trước đây chùa và động cùng có tên gọi là Bích Sơn. Chùa được khởi dựng từ thời Lê Trung Hưng, gắn liền với tên tuổi của các vị sư trụ trì là Trí Kiên và Trí Thể. Năm Giáp Ngọ [1774], khi tuần hành qua đây, chúa Trịnh Sâm đã giao cho Nguyễn Nghiễm giám sát phường thợ làm ròng rã trong 8 tháng để khắc lên vách đá 2 chữ “Bích Động” - viết theo lối đại tự, chân phương, khuôn chữ dài 1,5m, rất sắc nét. Từ đó, tên chùa cũng được gọi theo là Bích Động.

Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Bích Động từng là một khu căn cứ quan trọng. Tại đây, Công binh xưởng Phan Đình Phùng đã được thành lập, để sản xuất vũ khí. Chùa và động còn là nơi chứa lương thực, in tài liệutuyên truyền, đồng thời là địa điểm huấn luyện chiến đấu của bộ đội, du kích địa phương.

Quần thể hang động Tràng An và khu vực Tam Cốc - Bích Độngcách Cố đô Hoa Lư không xa, nên cũng nằm trong không gian văn hóa của lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư - Lễ hội được diễn ra từ mồng 6 tháng Ba đến mồng 8 tháng Ba [Âm lịch] hằng năm.

Lễ hội chính tại khu danh lam thắng cảnh này được tổ chức tại đền Trần [ở xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư] vào ngày 18 tháng Ba [Âm lịch] hằng năm, để tưởng nhớ Đức Thánh Quý Minh đại vương. Điều độc đáo là, lễ hội này diễn ra trên dòng Sào Khê - dòng sông nằm bên đại lộ Tràng An, gắn với hành trình du xuân trên các hang động Tràng An, rồi kết thúc bằng việc neo lúi, dâng hương tế lễ tại đền Trần.

Trong quần thể hang động Tràng An và khu vực Tam Cốc - Bích Động hiện còn lưu giữ được khá nhiều di vật, cổ vật, bằng các chất liệu, như đá, đồng, gỗ..., có niên đại chủ yếu từ thời Nguyễn...

Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ đặc biệt của khu danh lam thắng cảnh, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Danh lam thắng cảnh Tràng An - Tam Cốc - Bích Động [huyện Hoa Lư, huyện Gia Viễn, huyện Nho Quan và thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình] là Di tích quốc gia đặc biệt [Quyết định số 548/QĐ-TTg, ngày 10/05/2012].

Khánh Ngân [Theo Hồ sơ xếp hạng di tích, tư liệu Cục Di sản văn hóa]

Hết dịch nên đi Tam Cốc hay Tràng An để check in 7x7=49 kiểu ảnh cực chill giữa núi non hùng vĩ

Hĩm 27/07/2021

Đến du lịchNinh Bình, du khách sẽ được tham quan rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng vùng đất Cố đô. Tại đây không chỉ có khung cảnh núi non hùng vĩ mà còn có nhiều đặc sản nức tiếng. Đến với Ninh Bình, du khách sẽ không thể bỏ lỡ quần thể danh thắng Tràng An, quần thể hang động Tam Cốc được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Hai kỳ quan này đều được đánh giá là những điểm đến hấp dẫn tại Ninh Bình.

Cũng bởi cùng đi thuyền, cùng khám phá các hang động mà nhiều người đặt ra câu hỏi “nên đi Tam Cốc hay Tràng An”, CIV sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ấy.

Nói tới Ninh Bình, du khách sẽ nhớ ngay đến một địa danh cảnh đẹp trữ tình, nên thơ làm say đắm biết bao ngòi bút của người nghệ sỹ. Tam Cốc hay Tràng An dù có đôi chút giống nhau về hình thức khám phá nhưng mỗi địa điểm lại có những đặc sắc riêng.

MỤC LỤC [Hiện]

  • 1
  • 2
  • 3

Du lịch Tam Cốc có gì đẹp?

Khám phá khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp vô cùng độc đáo có 1-0-2

Tam Cốc nơi đây được ví như Vinh Hạ Long trên cạn những mỏm núi đá vôi chập chùng bao la khiến người ta liên tượng ngay tới vùng vịnh đã đi vào kỷ lục UNESCO. Nhưng điều khác biệt là bên dưới những mỏm đá vôi ấu lại không phải là nước biển mà là vùng đồng bằng trồng lúa thẳng cánh cò bay, điểm xuyết bởi dòng sông uốn lượn hữu tình .

Tư vấn chương trình tour chỉ sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0914.79.1979

Tư vấn cho tôi 0914.79.1979

Tam Cốc có nghĩa là ba hang [ hang Cả, hang Hai, hang Ba] cả ba hang đều được tạo bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi. Vì thế khi đến du lịch Tam Cốc du khách sẽ được đi thuyền từ bến trung tâm và xuyên qua những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay.

Đến tham quan quần thể hang động tại Tam Cốc bạn có cơ hội được trèo thuyền trên dòng sông Ngô Đồng len lỏi qua từng vách núi đá khám phá từng hang động đẹp kỳ bí, ngắm nhìn cánh đồng lúa hai bên dòng sông là cảnh vật có sự thay đổi theo mùa khi thì xanh rì, lúc lại ngả vàng của đồng lúa chín, khi lại bao phủ bởi màu bạc của nước trên cánh đồng lúa

Khám phá hệ thống hang động huyền bí

Tam Cốc còn được gọi là Nam thiên đệ nhị động do có hệ thống hang động đẹp tuyệt vời hang chính ở đây bao gồm hang Cả, hang Hai và hang Ba và được xuyên qua một quả núi lớn. Đồng thời nơi đây còn là điểm du lịch tâm linh lý thưởng các địa điểm nổi tiếng như Cố Đô Hoa Lư, chùa Bích Động, chùa Bái Đính, đền Trần, đền Thái Vi.

Trên đoạn đường di chuyển du khách còn được tham quan đền Thái Vi và động Thiên Hương.Đây là nơi thờ một vị vua của thời nhà Trần như Trần Thái Tông, Trần Thành Tông cácvị tướngnhư Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khảivà hoàng hậu Trần Thị Dung. Còn động Thiên Hương một động khô nằm trên đường từ sông Ngô Đồng vào đền Thái Vi, động rất sáng lại nằm ởbìalưng chừng núi.

Du khách tới Tam Cốc còn được tham quan Làng Việt cổ không chỉ cảm nhận được không gian trầm tĩnh và tìm hiểu về những nét văn hoá đặc sắc nơi đây mà còn có nhiều trải nghiệm thú vị với các trò chơi dân gian vô cùng hấp dẫn.

Thời điểm đẹp nhất khi tham quan Tam Cốc

Đến Tam Cốc mỗi mùa lại có những vẻ đẹp khác nhau. Mùa nào cũng có sự quyến rũ và hút hồn du khách đến lạ thường.

Nếu du khách muốn chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa xanh mơn mởn thì nên chọn độ sau Tết[tức là vào khoảng tháng 2 tháng 3 dương lịch. Ngoài ra đến với Tam Cốc thời điểm này du khách sẽ có cơ hội tham vào những lễ hội mùa xuân vô cùng hấp dẫn.

Tuy nhiên thời điểm đẹp nhất của Tam Cốclà thời điểm lúa chín vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6 lúc này thời tiết cũng chưa vào giai đoạn nắng gắt của mùa hè mới chớm hè nắng vàng lung linh sắc xanh xen lẫn thời điểm lúa chín vàng những thửa ruộng lúa đang trổ bông tạo nên một bức tranh đồng quê tuyệt đẹp, hiếm thấy. Đặc biệt nếu muốn chiêm ngưỡng toàn cảnh của Tam Cốc đẹp hùng vĩ bạn có thể nhờ những người lái thuyền chỉ giúp những địa điểm nào dễ leo để có thể tận mắt chiêm ngưỡng bức tranh đẹp hùng vĩ nơi đây.

Giá vé tham quan Tam Cốc thường thay đổi một chút và có cập nhật theo mùa.

  • Người lớn 120.000 đồng/ người/ lượt.
  • Trẻ con: dưới 1,4m 60.000 đồng/ người/ lượt
  • Vé đò 150.000 đồng/ thuyền/ lượt

Đò được chở tối đa 4 khách người Việt hoặc 2 khách người nước ngoài.

Tìm hiểu chi tiết: Kinh nghiệm du lịch Tam Cốc Bích Động Ninh Bình 2022

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề