So sánh viêm âm đạo do candida và trichomonas

Viêm âm đạo [en: Vaginitis] là một loại bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở nữ giới, tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nó lại là nguyên nhân dẫn đến với nguy cơ hiếm muộn và rất nhiều phiền toái khác. Bệnh tác động nhiều đến đời sống và sinh hoạt của người phụ nữ và để lại nhiều di chứng và biến chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và các vấn đề sức khỏe lâu dài.

Do cấu trúc về giải phẫu niệu đạo gần với âm đạo nên các tác nhân gây bệnh từ âm đạo dễ xâm nhập vào niệu đạo và gây Viêm đường tiết niệu.

Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

1822

Có nhiều nguyên nhân gây viêm âm đạo: vi khuẩn, ký sinh trùng, hay virus, dị vật hay rối loạn cân bằng nội tiết sinh dục.

Viêm do tác nhân vi sinh bao gồm nấm men Candida [albican hay non-albican], nguyên sinh động vật Trichomonas vaginalis và tạp trùng [Bacterial vginosis] là nguyên nhân thường gặp nhất.

HỘI NỘI TIẾT SINH SẢN VÀ VÔ SINH TPHCM [HOSREM]

Văn phòng HOSREM: Phòng 3.3, tầng 3, tòa nhà Thanh Niên, số 345/134 Trần Hưng Đạo, P. Cầu Kho, Quận 1, TPHCM Điện Thoại: 0933 456 650 [có Zalo] Email: vanphong@hosrem.org.vn Số Tài khoản: 060005976475 | Chủ tài khoản: Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM | Ngân hàng: Sacombank – Chi nhánh Cao Thắng. Bản quyền © thuộc về Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM [HOSREM]. All rights reserved. Giấy phép số: 21/GP-ICP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 28 tháng 3 năm 2014.

Viêm nhiễm đường sinh dục dưới vẫn đang là vấn đề quan trọng của chăm sóc sức khỏe sinh sản trong cộng đồng do có tỷ lệ mắc bệnh cao đồng thời có thể để lại các di chứng lâu dài nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, viêm nhiễm đường sinh dục dưới là các viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục bao gồm viêm âm hộ, viêm âm đạo và viêm cổ tử cung, biểu hiện chủ yếu bằng hội chứng tiết dịch âm đạo. Viêm nhiễm đường sinh dục dưới không phải một bệnh cấp cứu, cũng không gây tử vong ngay cho phụ nữ nhưng lại ảnh hưởng đến sức khỏe, đến chất lượng cuộc sống và tốn kém về kinh phí khám chữa bệnh [1], [2], [3].

Viêm nhiễm đường sinh dục dưới là một trong các bệnh thường gặp ở người phụ nữ [80% những người bị bệnh phụ khoa là viêm nhiễm đường sinh dục dưới], có thể gây ra những biến chứng liên quan trực tiếp đến sức khoẻ lao động và sức khoẻ sinh sản. Tuy nhiên, còn một tỉ lệ mắc bệnh khá lớn bị bỏ sót trong cộng đồng vì người bệnh thường chỉ đi khám tại cơ sở y tế khi đã có biểu hiện bệnh rõ ràng [4],

Viêm nhiễm đường sinh dục dưới do nhiều nguyên nhân gây ra như các loại vi khuẩn: Chlamydia trachomatis, Neisseria gonorrhoeae, Gardnerella vaginalis…; các loại virus Herpes simplex virus [HSV], Human papilloma virus [HPV]…; các loại ký sinh trùng và nấm như Trichomonas vaginalis, nấm Candida albicans…[5], [6]. Rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể đưa đến tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới như: nguồn nước sinh hoạt không hợp vệ sinh, vệ sinh cá nhân không đúng cách, quan hệ tình dục không đảm bảo vệ sinh, nghề nghiệp lao động tiếp xúc môi trường dơ bẩn, điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ học vấn thấp… [4], [7]. Bài viết này trình bày một số bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ thường gặp.

1. Viêm âm hộ

Viêm âm hộ đơn thuần ít gặp mà thường là hậu quả của viêm âm đạo, ra nhiều khí hư chảy xuống dính vào âm hộ gây tình trạng ngứa phải gãi dẫn đến trầy xước gây bội nhiễm làm cho âm hộ xung huyết, viêm tấy đỏ, lở loét…Nguyên nhân thường do nấm, trùng roi, tạp khuẩn, lậu…[10], [4], [6], [9].

– Giang mai: là một bệnh lý lây qua đường giao hợp, do xoắn khuẩn Treponema pallidum. Sau khi bị nhiễm, bệnh trở thành một bệnh toàn thân và vi khuẩn có thể từ mẹ qua nhau để lây cho con.

– Lậu: vi khuẩn lậu xâm nhập qua âm hộ, trú ẩn trong niệu đạo, các tuyến Skène, tuyến Bartholine, gây viêm nhiễm tại các cơ quan này, có thể tiến triển thành áp-xe.

Triệu chứng sớm nhất là tiểu khó, tiểu rát, huyết trắng và giao hợp đau. Có thể kèm theo viêm cấp tính ở cổ tử cung.

– Mồng gà âm hộ: tác nhân gây bệnh là Human Papilloma virus [HPV]. Đây cũng là một bệnh lây lan qua giao hợp. Tổn thương là những chồi sùi mềm như những mụn cóc màu trắng, dính thành chùm và trải đầy trên âm hộ, âm đạo, cổ tử cung.

– Herpes âm hộ: Do Herpes Simplex virus [HSV] type 2, lây qua đường giao hợp. Tổn thương là những mụn nước nhỏ mọc từng cụm, rất đau, có thể kèm hạch bẹn, tiểu khó và rát. Các sang thương thường xuất hiện 3-7 ngày sau lần giao hợp bị nhiễm bệnh. Các mụn nước sẽ vỡ ra, trở thành các vết loét nhỏ, rất dễ bị bội nhiễm. Các mụn sẽ tự lành sau 2 tuần. Nếu mụn ở âm hộ âm đạo, có thể lây cho trẻ nếu để sanh ngã âm đạo. Do đó có chỉ định mổ lấy thai nếu chuyển dạ xảy ra trong giai đoạn cấp tính của bệnh.

– Viêm âm hộ do Trichomonas, do nấm Candida.

– Viêm âm hộ do tạp khuẩn không đặc hiệu: Các tác nhân gây bệnh rất đa dạng như Streptococci, Staphylococci, Escherichia coli, Diphtheroid…

– Viêm âm hộ ở người già: Thường đi đôi với viêm âm đạo. Nguyên nhân do thiếu estrogen nội sinh làm cho âm hộ âm đạo bị teo khô. Triệu chứng là ngứa rát âm hộ, giao hợp đau, có khi bị rướm máu nếu có loét.

– Viêm âm hộ dị ứng [1], [2], [10].

2. Viêm âm đạo

Viêm âm đạo dù nhiễm hay không nhiễm, là một trong những vấn đề y học thường gặp nhất và là một trong những động lực chính để phụ nữ tìm đến bác sĩ sản phụ khoa hay da liễu. Bệnh thường được biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng như ra khí hư, ra máu bất thường và đau bụng trong đó ra khí hư là triệu chứng phổ biến nhất [4], [6], [8], [9].

2.1. Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis

Viêm âm đạo do Trichomonas là bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất có thể điều trị khỏi được. Viêm âm đạo do Trichomonas sẽ có diễn biến xấu hơn thời kỳ sau mãn kinh hoặc thời gian có thai [4], [6], [8], [9].

Triệu chứng là khí hư nhiều, trắng loãng vàng xanh, có bọt, hôi, thường có mùi tanh khó chịu khi thực hiện Whiff test. Cảm giác đau nóng, ngứa, giao hợp đau, tiểu nóng, niêm mạc âm đạo lấm tấm những vết đỏ đậm, trên nền đỏ đều [hình ảnh trái dâu tây]. Cận lâm sàng: pH > 4,5, Whiff test [+], Xét nghiệm soi tươi huyết trắng bằng giọt muối sinh lý với xanh Methylen làm nền màu, thấy trùng roi hình thoi, có roi, chuyển động [4], [11].

2.2. Viêm âm đạo do nấm Candida albicans

Viêm âm đạo do nấm Candida có rất nhiều chủng loại nhưng Candida albicans chiếm hơn 75% các trường hợp. Candida albicans là loại nấm hoại sinh ở da và niêm mạc thuộc loại nấm men, hình tròn, thân có chồi, kích thước từ 2-5µm, tồn tại trong môi trường tự nhiên xâm nhập vào môi trường âm đạo phát triển thành các chồi, nấm và sợi nấm thâm nhập vào biểu mô âm đạo và gây bệnh. Cận lâm sàng: pH < 4,5, Whiff test [-], Bạch cầu đa nhân ít hơn tế bào biểu mô, Soi tươi dịch âm đạo với dung dịch xanh Methylen phát hiện bào tử nấm hoặc nấm chồi hoặc sợi nấm [4].

2.3. Viêm âm đạo do vi khuẩn

Thuật ngữ viêm âm đạo do vi khuẩn được Westrom và cộng sự kiến nghị tại Hội nghị khoa học quốc tế lần thứ nhất tại Stockholm năm 1984 sau khi thu thập tất cả những dữ liệu lâm sàng và vi sinh học trong những thập niên gần đây. Viêm âm đạo vi khuẩn là kết quả của việc thay thế chủng Lactobacillus vốn chiếm ưu thế bởi số lượng bất thường đáng kể của cả vi khuẩn kỵ khí và ái khí, vì vậy, tính từ “bacterial” được đề nghị. Ngoài ra vì bệnh không tạo ra nhiều tế bào bạch cầu [đáp ứng viêm], về mô học không có quá trình viêm khi sinh thiết âm đạo nên thuật ngữ “vaginosis” được đề nghị. Vì vậy bệnh được đặt tên là viêm âm đạo do vi khuẩn [hay tạp khuẩn] [6], [8], [9], [12].

Trước đây, người ta gọi viêm âm đạo do vi khuẩn [Bacterial vaginosis] là viêm âm đạo không đặc hiệu và tỷ lệ mắc bệnh ngày càng có khuynh hướng gia tăng.

Do vi trùng thường trú trong âm đạo, triệu chứng dịch âm đạo nhiều, màu xám trắng như sữa, có mùi hôi tanh nhất là sau giao hợp. Nhỏ 1 giọt KOH 10% vào huyết trắng sẽ bốc mùi cá thối, pH > 4,5, niêm mạc âm đạo không viêm.

Các vi khuẩn gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ còn là vi khuẩn đường ruột như E. coli, Enterobacter, Citrobacter và vi khuẩn khác như S. aureus, P. aeruginosa [4], [7].

Cận lâm sàng: Độ pH âm đạo tăng >4,5, Whiff test [+], Soi tươi dịch âm đạo với nước muối sinh lý, phát hiện các tế bào đầu mối hay “Clue cells” là những tế bào biểu mô âm đạo bong ra và các vi khuẩn kỵ khí phá vỡ màng tế bào, thâm nhập vào bào tương tập trung thành từng đám ở vùng rìa của tế bào, Nhuộm gram dịch âm đạo xác định số lượng Lactobacilli thường ít < 6 con/vi trường. Những nghiên cứu gần đây cho thấy nhuộm gram hữu hiệu trong chẩn đoán do vi khuẩn, nhất là những trường hợp không dấu hiệu.

Có thể sử dụng tiêu chuẩn Amsel [1983] để chẩn đoán viêm âm đạo do vi khuẩn với kết quả đạt 3 trong 4 tiêu chuẩn sau: có khí hư; pH >4,5; có Clue cells và Whiff test [+] tức có mùi cá thối điển hình bốc lên khi nhỏ vài giọt dung dịch KOH vào khí hư. Người ta cũng có thể áp dụng tiêu chuẩn Nugent [1991] để chẩn đoán viêm âm đạo do vi khuẩn với việc dựa vào chỉ số hình thái vi khuẩn của dịch âm đạo để tính ra thang điểm [0-3 điểm: không viêm, 4-6 điểm: nghi ngờ hay viêm âm đạo tiềm tàng, 7-10: viêm âm đạo] [13], [14].

3. Viêm âm đạo – cổ tử cung

Thường do lậu cầu gây bệnh viêm nhiễm sinh dục dưới như viêm niệu đạo, viêm tuyến Bartholin, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm vòi trứng, viêm phúc mạc tiểu khung đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trên lâm sàng thường gặp 02 thể:

– Lậu cầu cấp tính: bệnh nhân ra nhiều khí hư lẫn mủ, mùi hôi, màu trắng hoặc xanh kèm theo tiểu khó, rát buốt, sưng bộ phận sinh dục. Khám phát hiện âm đạo và cổ tử cung đỏ rất đau.

– Lậu cầu mãn tính: Lậu cầu cấp tính nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng sẽ trở thành mãn tính. Biểu hiện khí hư lẫn ít mủ hoặc chỉ là chất nhày. Xét nghiệm khí hư có thể thấy song cầu gram [-][4], [6], [8], [9].

4. Viêm cổ tử cung

Cổ tử cung là phần dưới của tử cung, gồm một phần nằm trong âm đạo và một phần nằm trên âm đạo, dưới phúc mạc. Cổ tử cung được chia thành 2 phần, cổ ngoài và cổ trong. Về mô học cổ tử cung được cấu tạo bởi hai loại tế bào biểu mô khác nhau là tế bào gai và tế bào tuyến. Với đặc điểm giải phẩu và mô học như vậy nên bệnh viêm cổ tử cung ngoài có bệnh cảnh giống như viêm âm đạo. Trên lâm sàng viêm cổ tử cung có hai thể [4], [6], [8], [9].

– Viêm cấp tính cổ tử cung: thường do lậu cầu, một số trường hợp khác có thể do Staphylococcus, Enterococci… Sau phá thai nhiễm trùng hay sau một thủ thuật trên cổ tử cung thường có viêm cấp cổ tử cung do Streptococcus. Trong trường hợp này, nhiễm khuẩn từ cổ tử cung có thể lan lên tử cung hoặc theo đường bạch huyết lan đến chu cung và phần phụ 2 bên, tạo bệnh cảnh viêm vùng chậu. Biểu hiện lâm sàng là huyết trắng nhiều, vàng sánh như mủ kèm đau trằng bụng dưới. Cổ tử cung phù nề, đỏ tấy, thường kèm có viêm âm đạo. Khám âm đạo, ấn lắc cổ tử cung gây đau.

– Viêm mãn tính cổ tử cung: tổn thương thường khu trú quanh lổ ngoài cổ tử cung kèm viêm lộ tuyến cổ tử cung. Biểu hiện lâm sàng gồm: Khí hư vàng đặc, cảm giác trằn vùng hạ vị, có thể xuất huyết sau giao hợp. Khám cổ tử cung đỏ, sần sùi nhiều hạt, dễ chảy máu khi chạm vào, cần sinh thiết để loại trừ ung thư cổ tử cung. Viêm mãn tính cổ tử cung có thể là nguyên nhân gây vô sinh.

Viêm nhiễm cổ tử cung thường có tỷ lệ thấp hơn viêm nhiễm âm đạo và thường không có triệu chứng [1], [4], [9], [15], [16].

Việt Nam là nước đang phát triển, thời tiết nóng ẩm, tập quán sinh hoạt có nơi còn lạc hậu, kinh tế còn nghèo, kiến thức còn hạn chế, phụ nữ phải trực tiếp lao động, nghề nông và ngư nghiệp là chủ yếu, chưa có nhiều điều kiện chăm sóc sức khỏe nên tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới còn cao. Dù nguyên nhân gây bệnh và các bệnh lý viêm nhiễm đường sinh dục dưới rất phức tạp, nhưng bệnh có thể dự phòng và điều trị được, không chỉ giải quyết bằng y học đơn thuần mà là cả chiến lược thay đổi điều kiện sống, nâng cao dân trí và quan trọng hơn là cần phải có giải pháp thay đổi hành vi thích hợp, có lợi cho sức khỏe với sự tham gia tích cực của bản thân người dân và cả cộng đồng, thông qua sự đóng góp nguồn lực và năng lực tự chăm sóc sức khỏe.

Chủ Đề