Mắn đẻ nghĩa là gì

- Nếu có 7 đặc điểm này là bạn cực kỳ dễ mang thai lắm đấy, không phải lo khó bầu, khó sinh đâu nhé!

Tin liên quan

Muốn sinh con IQ hơn người, mẹ hãy chịu khó ‘phù phép’ bụng bầu thế...

Nữ hoàng phim "nóng" Aoi Sora mang thai sau 15 năm làm nghề, tiết lộ...

1. Bàn tay và bàn chân ấm áp

Phụ nữ có bàn tay và bàn chân lạnh thường lạnh trong và thiếu dương. Thông thường, những phụ nữ có biểu hiện này sẽ đi kèm với hiện tượng tử cung lạnh.

Đối với một em bé, ví dụ, một hạt giống tốt cần phải được bắt nguồn từ một vùng đất ấm áp và màu mỡ. Tây y cũng chứng minh rằng, phụ nữ có bàn tay và bàn chân lạnh thường dễ gặp vấn đề về sinh nở hơn người có bàn tay và bàn chân ấm.

2. Kinh nguyệt đều

Trong trường hợp bình thường, kinh nguyệt bình thường của phụ nữ sẽ kéo dài trong khoảng 3 - 7 ngày, chu kỳ kinh sẽ là 28 - 40 ngày, màu sắc tươi sáng, ít cục máu đông.

Trên thực tế, miễn là kinh nguyệt đều, quá trình rụng trứng sẽ diễn ra bình thường. Trong trường hợp rụng trứng bình thường, xác định ngày rụng trứng và vợ chồng giao hợp thì việc có thai vô cùng thuận lợi.

3. Dịch tiết âm đạo trong suốt, không mùi

Phụ nữ dễ thụ thai nhất trong nửa chu kỳ kinh của họ, thường là trước khi rụng trứng 7 ngày và sau rụng trứng 2 ngày. Trong thời gian này, bạn có thể nhận thấy rất nhiều dịch tiết âm đạo trong suốt, không mùi. Điều này tạo điều kiện cho việc tinh trùng di chuyển qua cổ tử cung dễ dàng ngay trước khi thụ thai. Phụ nữ có chất nhầy trong suốt có khả năng sản xuất estrogen tốt và chức năng tuyến cổ tử cung tốt. Điều đó giúp họ dễ dàng có thai.

4. Tử cung, buồng trứng không tổn thương

Nếu chức năng rụng trứng của phụ nữ là bình thường và ống dẫn trứng trơn tru, thì việc mang thai là đơn giản.

Dotrước khi phóng noãn, nội mạc tử cung, bao phủ bề mặt tử cung, được xây dựng theo kiểu đồng bộ hoá. Sau khi phóng noãn, nội mạc này thay đổi để chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ và hình thành thai kỳ. Nếu thụ tinh và thai kỳ không xảy ra, tử cung loại bỏ lớp nội mạc và chu kỳ kinh mới bắt đầu. Quá trình loại bỏ nội mạc được gọi là hành kinh và biểu hiện ra bên ngoài là kinh khi phần nội mạc tử cung và các sản phẩm của máu ra khỏi cơ thể qua âm đạo.

5. Hormones tốt

Hormone [không có gì đáng ngạc nhiên] đóng một vai trò rất lớn trong khả năng sinh sản ở phụ nữ, vì vậy hãy chú ý đến những dấu hiệu bất thường của hormones. Cơ thể nóng bừng và đổ mồ hôi đêm chứng tỏ chức năng buồng trứng suy giảm hoặc nội tiết tố bất thường. Lúc này bạn nên đi kiểm tra. Phụ nữ có chức năng sản xuất hormone tốt [nội tiết tố tốt] sẽ không gặp phải các triệu chứng này.

6. Cơ thể cân đối

Hầu hết phụ nữ bây giờ đều mong gầy. Những cô gái trẻ luôn muốn có eo thon và đôi chân dài, trong khi những cô gái dong dỏng, hơi gầy lại luôn cảm thấy mình chưa đủ gầy và muốn gầy hơn nữa.

Nếu bạn quá gầy hoặc quá béo sẽ ảnh hưởng đến việc thụ thai. Người quá gầy hoặc quá béo, hệ thống nội tiết sẽ có vấn đề và điều này có nghĩa là chức năng sinh sản của họ gặp khó khăn, họ rất khó có con.

7. Độ tuổi sinh đẻ tốt nhất

Từ góc độ chăm sóc trước khi sinh và sau sinh, độ tuổi sinh sản tốt nhất của phụ nữ là từ 25 đến 30 tuổi, trong khi nam giới từ 27 đến 35 tuổi, phụ nữ không nên mang thai khi đã quá 35 tuổi và nam giới không nên sinh con khi đã quá 37 tuổi. Bởi vì khi tuổi cao, các tế bào trứng sẽ già đi, nhiễm sắc thể của trứng cũng sẽ suy giảm, khả năng di chuyển của tinh trùng yếu, tinh trùng dễ bị bất thường, v.v., dẫn thai nhi dễ bị dị tật.

Lời khuyên: Nếu bạn không có kế hoạch sinh con, bạn nên luôn luôn thực hiện tốt việc tránh thai. Nếu bạn có kế hoạch sinh con, rất khó để có thai. Đừng nản lòng. Chỉ cần chăm sóc bản thân và chú ý đến chế độ ăn uống và cân bằng cuộc sống, việc có bầu sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Thùy Linh [Theo Sohu, Bustle]

To view this video please enable JavaScript, and consider upgrading to a web browser that supports HTML5 video

Mang thai là một hành trình tuy vất vả nhưng ngọt ngào mà có lẽ người phụ nữ nào cũng mong muốn được trải qua một lần. Nhưng không phải chị em nào thuộc độ tuổi sinh sản thì cơ thể cũng sẵn sàng mang thai. Thậm chí nhiều người còn thử qua rất nhiều những biện pháp hỗ trợ sinh sản khác nhau nhưng vẫn không thể đón con yêu. 

Nhiều chị em phụ nữ đang "đau đầu" vì vấn đề hiếm muộn. [Ảnh minh họa]

Vậy những đặc điểm nào ở phụ nữ cho thấy cơ thể họ luôn sẵn sàng mang thai. 

Chu kỳ kinh nguyệt đều

Chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ thường rơi vào 28-30 ngày, mỗi đợt kéo dài 3-7 ngày. Nếu kì kinh nguyệt của chị em đến đều đặn hoặc lệch không đáng kể thì được tính là có chu kỳ kinh nguyệt đều và dễ có thai. 

Lý do là vì chu kỳ kinh nguyệt đều tức là trứng cũng rụng đúng theo chu kỳ, nội tiết ổn định nên chị em có thể dễ dàng canh chính xác ngày rụng trứng để tăng khả năng thụ thai. 

Chu kỳ kinh nguyệt không đều sẽ khiến tinh trùng và trứng khó đến "đúng hẹn". [Ảnh minh họa]

Ngược lại, những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều tức là có nguy cơ rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến việc thụ thai. 

Để khắc phục vấn đề này, các chuyên gia sản phụ khoa khuyên chị em phụ nữ nên giữ tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng, áp lực, đi ngủ sớm, sinh hoạt điều độ và bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu sắp như thịt bò, cá, đậu đỏ, đậu đen, dưa chuột,... để điều hòa kinh nguyệt. 

Tay chân luôn ấm áp 

Nhiều chị em phụ nữ bàn tay và bàn chân lúc nào cũng lạnh, đặc biệt là vào mùa đông. Đây là biểu hiện của người có tử cung lạnh. Theo y học Trung Quốc, phụ nữ có tử cung lạnh thì khả năng thụ thai sẽ kém hơn vì trong quá trình cấy phôi, trứng đã thụ tinh cần môi trường ấm áp. Ngoài ra, tử cung lạnh cũng được xem là có ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và không có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài biểu hiện tay chân lạnh, người có tử cung lạnh có thể bị kinh nguyệt không đều, dễ tăng cân, bụng thường xuyên bị trướng. 

Tử cung lạnh khiến quá trình cấy phôi không diễn ra thuận lợi. [Ảnh minh họa]

Lời khuyên của các bác sĩ cho người có tử cung lạnh là nên ăn các loại thức ăn như quả óc chó, đậu phộng,... và tập thể dục thường xuyên để tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện sự trao đổi chất, từ đó cải thiện vấn đề. 

Tử cung nằm ở vị trí trung gian 

Tử cung có thể có các tư thế khác nhau, chủ yếu là ba tư thế: tử cung ngả trước, tử cung ngả sau, tử cung trung gian. Điều này nhờ vào tính đàn hồi của các giải mô trong cấu tạo của tử cung. Tử cung trung gian [không ngả trước cũng không ngả sau] sẽ thuận lợi cho phụ nữ trong quá trình thụ tinh hơn. Hai tư thế tử cung ngả trước và ngả sau có thể tạo bất lợi cho tinh trùng trong quá trình tìm gặp trứng. 

Người bị tử cung ngả trước sẽ khó thụ thai hơn. [Ảnh minh họa]

Theo nhiều chuyên gia sinh sản, phụ nữ có tư thế tử cung không thuận lợi trong quá trình thụ thai có thể cải thiện bằng cách kê thêm một chiếc gối nhỏ dưới phần hông, nằm nâng chân lên trên giường trong vòng 20 phút sau khi quan hệ vợ chồng để tạo điều kiện cho tinh trùng đi vào khoang tử cung. 

Cơ thể cân đối, trọng lượng trung bình 

Theo nghiên cứu, phần lớn phụ nữ thừa cân hoặc thiếu cân đều có vấn đề về nội tiết , và rối loạn nội tiết là bất lợi đối với thai kỳ. Hầu hết phụ nữ bị rối loạn nội tiết thường kinh nguyệt không đều, làm giảm đáng kể khả năng thụ thai.

Vì vậy, chị em phụ nữ nên thiết lập chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để có được một vóc dáng cân đối, sức khỏe tốt, sẵn sàng cho quá trình thụ thai. 

Phụ nữ với cơ thể cân đối, trọng lượng vừa phải là dễ có thai nhất. [Ảnh minh họa]

Tử cung chưa hề bị tổn thương 

Nạo phá thai hay phẫu thuật can thiệp đều có thể khiến tử cung bị tổn thương, niêm mạc mỏng đi và khó thụ thai hơn. Vì vậy, sau khi thực hiện phẫu thuật có liên quan đến tử cung, chị em nên đợi 6 tháng cho cơ thể bên trong và bên ngoài cùng hồi phục rồi mới tiếp tục thụ thai. 

Nếu chưa có ý định mang thai, chị em cũng nên thực hiện tốt và đầy đủ các biện pháp tránh thai để đề phòng trường hợp mang thai không mong muốn xảy ra. 

Để tránh làm tổn thương tử cung, chị em nên sử dụng biện pháp tránh thai nếu chưa muốn có con. [Ảnh minh họa]

Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai.

Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ để được chia sẻ, tư vấn từ chuyên gia.  

Xem thêm chủ đề Mẹo để thụ thai

Theo Minh An [Dịch từ Sohu] [Khám Phá]

Video liên quan

Chủ Đề