Sốt uống nước dừa có tốt không

Sốt là tình trạng thân nhiệt tăng cao kèm theo những triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, suy nhược, mất nước, chán ăn. Do đó, những thực phẩm dạng lỏng như nước dừa là sự lựa chọn tốt nhất để người bệnh bù nước và cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Nước dừa được biết đến với lượng chất điện giải cao cùng nhiều vitamin và khoáng chất nên rất thích hợp cho những người bị sốt. Thức uống này còn cung cấp vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể để bạn mau chóng hạ sốt cũng như hồi phục sức khỏe nhanh chóng hơn.

Ngoài ra, lượng đường và calo trong nước dừa tương đối ít nên những người thừa cân, béo phì, bệnh nhân tiểu đường khi bị sốt vẫn có thể yên tâm uống nước dừa.

Bị sốt uống nước dừa được không – Bài thuốc dân gian từ các bà, các mẹ

Vì sao bị sốt có thể uống nước dừa để khỏi bệnh

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết nước dừa là thức uống có lợi cho những người bị sốt bởi loại quả này chứa thành phần nước tự nhiên nên có thể bổ sung chất lỏng trong cơ thể hiệu quả.

Trong nước dừa có đến hơn 95 là nước, thành phần còn lại bao gồm 4% carbohydrate, 2 – 4 mg% vitamin C, 0,5mg% sắt, 0,5% chất vô cơ, 0,1% lipid, 0,1% protein, 0,02% canxi, 0,01% photpho, vitamin nhóm B và nhiều axit amin thiết yếu như serin, alanin,  arginin, cystin. Chính vì vậy nếu bạn chưa biết bị sốt uống nước dừa được không thì từ bây giờ có thể yên tâm rằng uống nước dừa giúp hạ sốt mà không cần phụ thuộc vào thuốc.

Bị sốt uống nước gì nhanh hạ sốt

Vậy là phần trên đây đã giải đáp cho bạn biết bị sốt uống dừa được không. Ngoài loại nước uống này, bạn có thể lựa chọn một trong những thức uống dưới đây để nhanh hạ sốt.

Nước cam

Cam là loại trái cây giàu vitamin C, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân gây sốt, đào thải độc tố, hỗ trợ hệ tiêu hóa và bổ sung chất điện giải cho cơ thể. Vì vậy khi bị sốt người bệnh rất nên uống nước cam để hạ thân nhiệt nhanh hơn. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng không uống nước cam cùng với các loại thuốc khác để tránh làm giảm tác dụng của thuốc. Hãy uống nước cam sau khi ăn để hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi hơn cũng như bảo vệ dạ dày.

Nước từ các loại đậu

Các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen đều có tính mát, giúp thanh nhiệt cơ thể, hạ sốt và hồi phục năng lượng cho những người bị sốt. Nước từ các loại đậu cũng rất dễ nấu nên bất cứ ai cũng có thể thực hiện được ngay tại nhà.

Nước diếp cá

Rau mát có tính hàn, thường được dùng để giải độc, hạ sốt, thanh nhiệt, tiêu đờm. Bạn có thể dễ dàng làm nước diếp cá bằng cách xay sống rau, cho thêm vài hạt muối và uống 2-3 lần trong ngày. Tuy nhiên trường hợp sốt kèm theo triệu chứng đi ngoài thì không nên uống nước rau má để tránh bệnh trầm trọng hơn.

Ngoài nước dừa, bạn có thể uống nước diếp cá để hạ sốt an toàn

Lưu ý gì khi sử dụng nước dừa

Mặc dù đã có câu trả lời cho vấn đề bị sốt uống nước dừa được không nhưng bạn vẫn cần lưu ý thêm một số lưu ý dưới đây trong quá trình sử dụng

  • Nước dừa có thể gây gây lạnh bụng , vì vậy không uống quá nhiều nước dừa trong một ngày mà chỉ nên uống tối đa 2 trái/1 ngày.
  • Khi bị sốt không uống nước dừa lạnh mà nên uống nước dừa ấm để cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Thời điểm tốt nhất để uống nước dừa hạ sốt là vào ban ngày, khi cơ thể cần thanh nhiệt và bù nước.
  • Không nên uống nước dừa vào buổi tối để tránh cảm giác đầy bụng, khó ngủ.
  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi không được phép uống nước dừa bởi có thể dẫn đến khó tiêu, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa.
  • Nước dừa chứa nhiều thấp khí gây trở ngại cho hoạt động của tạng tỳ nên người có cơ thể suy nhược không nên uống nước dừa.

Trên đây là giải đáp của GDV Sport về thắc mắc bị sốt uống nước dừa được không. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn bỏ túi thêm một phương pháp hạ sốt an toàn, đơn giản và hiệu quả.

Theo ThS. BS Vũ Mạnh Cường - Phụ trách điều hành khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E, khi có dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế khám và làm xét nghiệm chẩn đoán để được hướng dẫn theo dõi, điều trị phù hợp.

Trong trường hợp bệnh nhẹ có thể theo dõi, chăm sóc tại nhà. Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và lưu ý theo dõi tình trạng sốt. Khi có sốt cần mặc quần áo thoáng, không đắp chăn kín, dùng khăn lau nước ấm để hạ sốt [nhiệt độ nước chườm thấp hơn nhiệt độ cơ thể lúc đang sốt khoảng 1-2 độ].

Nếu sốt trên 38,5 độ C, dùng thuốc paracetamol để hạ sốt theo đúng liều lượng cân nặng [10-15mg/kg/4-6h]. Lưu ý tuyệt đối không sử dụng Aspirin và Ibuprofen để hạ sốt. Uống nhiều nước, bù nước bằng dung dịch orezol pha theo chỉ dẫn.

Bệnh nhân sốt xuất huyết cần theo dõi tình trạng sốt và xử trí đúng cách.

2. Người bệnh sốt xuất huyết có nên uống nước dừa không?

ThS. BS Vũ Mạnh Cường cho biết, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sốt xuất huyết, do đó bên cạnh việc điều trị triệu chứng, người bệnh cần được chăm sóc dinh dưỡng thật tốt để nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho cơ thể.

Trong chế độ ăn của người bệnh cần tăng cường thực phẩm giàu protein như: thịt, cá, trứng, sữa…; thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C, thực phẩm giàu kẽm để tăng sức đề kháng cho cơ thể và thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Ngoài ăn các thức ăn lỏng, mềm, giàu dinh dưỡng như: cháo, súp, sữa chua…; người bệnh cần lưu ý uống đủ nước. Tình trạng sốt cao làm tăng nguy cơ mất nước nên cần bù nước đầy đủ.

Người bệnh nên uống các loại nước lọc, nước canh, nước dừa tươi, nước ép trái cây. Các loại nước ép cam, chanh, bưởi chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C tăng cường sức đề kháng, giúp vững bền thành mạch, rất tốt cho người bệnh sốt xuất huyết. Nước dừa cũng chứa nhiều khoáng chất tốt giúp bổ sung chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp mất nước do sốt cao.

Thức ăn lỏng giúp bổ sung dinh dưỡng và bù nước cho người bệnh.

Theo nghiên cứu thành phần dinh dưỡng, nước dừa tự nhiên chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C...

Các khoáng chất có trong nước dừa như: kali, natri, canxi, magiê, selen, đồng, kẽm... rất phong phú và hỗn hợp các chất trong nước dừa tương tự như dịch trong tế bào. Hàm lượng kali dồi dào trong nước dừa giúp cân bằng điện giải làm tối ưu hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ và điều tiết chất lỏng, giúp bổ sung và bù nước cho cơ thể.

Theo ThS. BS. Đặng Ngọc Hùng, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng, nhờ những giá trị dinh dưỡng tốt sẵn có, nước dừa được xem như một loại nước giải khát lành mạnh, có thể uống hằng ngày. 

  • Những việc tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị sốt xuất huyếtĐỌC NGAY

3. Nên uống nước dừa như thế nào là phù hợp?

Tuy nước dừa là loại nước uống bổ dưỡng, cung cấp vitamin, khoáng chất và các chất điện giải cho cơ thể nhưng cũng không nên uống quá nhiều.

Lượng nước dừa cần thiết để uống mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ hoạt động và các yếu tố bệnh lý đi kèm khác của cơ thể. Với người bình thường có thể uống 1-2 cốc mỗi ngày. Các trường hợp có bệnh lý như huyết áp thấp, đái tháo đường, suy thận hoặc có rối loạn điện giải nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Theo chuyên gia y học cổ truyền, nước dừa bổ mát có tính âm cao không nên lạm dụng, mỗi ngày chỉ nên dùng 1 - 2 quả. Đặc biệt là người hàn lạnh âm thịnh dương suy, miệng không khát nên kiêng nước dừa, nếu uống cho thêm vài lát gừng, một chút ít muối để tăng dương tính, khử bớt tính hàn.

Nước dừa giúp bù nước và cân bằng điện giải cho người bị sốt xuất huyết.

ThS. BS Vũ Mạnh Cường khuyên người bệnh sốt xuất huyết cần tuân thủ đúng hướng dẫn chăm sóc điều trị của bác sĩ. Trong quá trình chăm sóc tại nhà nên theo dõi tình trạng sức khỏe, tái khám thường xuyên từ ngày thứ 3 của bệnh để theo dõi số lượng tiểu cầu. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường có thể chuyển biến nặng như: li bì, vật vã, chân tay lạnh, nôn nhiều, chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi ngoài phân đen… cần đến đến cơ sở y tế khám lại ngay để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Sau sốt xuất huyết, người bệnh nên ăn gì và kiêng gì để mau phục hồi?

SKĐS - Người bệnh sốt xuất huyết thường chán ăn, buồn nôn, nôn hoặc đau bụng... khiến suy nhược cơ thể. Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị và phục hồi sau mắc sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết uống nước dừa cơ tác dụng gì?

[GDTĐ] - Nước dừa chứa nhiều dinh dưỡng lại cung cấp chất điện giải tự nhiên, do đó rất tốt cho người bị mất nước nghiêm trọng, như sốt xuất huyết. Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, người bị sốt xuất huyết thường sốt và mệt mỏi, điều này rất dễ khiến cơ thể mất nước.

Ốm sốt uống nước gì?

Uống nhiều nước khi bị sốt là một cách tốt để bù nước cho người bị sốt khi cơ thể họ đã tiêu thụ một lượng lớn nước qua mồ hôi và hơi thở. Một số loại nước uống khuyên dùng cho người bị sốtnước lọc, nước khoáng, nước trái cây, trà đá.

Sốt xuất huyết cơ nên uống nước gì?

Nước cam tốt cho người bệnh sốt xuất huyết. Tăng cường bổ sung các loại nước lọc, nước canh, nước dừa tươi, nước ép trái cây [như cam, bưởi, chanh], không phải đợi đến khi cảm thấy khát mới uống. Trong đó, nước dừa chứa nhiều khoáng chất tốt giúp bổ sung chất điện giải cho cơ thể.

Uống gì để hạ sốt nhanh nhất?

Uống nhiều nước, có thể dùng dung dịch oresol hoặc nước trái cây để tránh mất nước..
Mặc quần áo rộng, nhẹ, thoải mái;.
Đắp chăn nếu cảm thấy ớn lạnh, cho đến khi triệu chứng này biến mất;.
Không được cho trẻ uống aspirin;.

Chủ Đề