Sử dụng arv sống được bao lâu

HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu? Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi người bệnh đang ở giai đoạn cuối HIV [còn gọi là giai đoạn 4 hoặc giai đoạn AIDS]?

Nhiễm HIV, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hệ thống miễn dịch bị virus tấn công và làm suy yếu dần, cuối cùng dẫn đến giai đoạn cuối là AIDS. Nói cách khác, AIDS là giai đoạn cuối cùng của bệnh nhiễm HIV. Những người bị HIV có thể không có bất kỳ triệu chứng gì trong 10 năm hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, họ vẫn có thể lây bệnh cho người khác trong thời gian này].

Triệu chứng HIV giai đoạn cuối

Những triệu chứng HIV giai đoạn cuối thường gặp bao gồm:

  • Cơ thể luôn trong tình trang mệt mỏi, khó tập trung
  • Ngứa toàn thân hoặc nổi ban đỏ kéo dài
  • Nhiễm nấm ở hầu họng
  • Sụt cân nghiêm trọng [từ 10% trọng lượng cơ thể trở lên]
  • Sốt, ho, tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng

Điều gì xảy ra trên cơ thể người bệnh HIV giai đoạn cuối?

AIDS xuất hiện khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn bị tổn thương nghiêm trọng và dẫn đến hậu quả là bạn dễ bị các nhiễm trùng cơ hội. Các loại nhiễm trùng ở cơ thể bình thường rất khó hoặc hầu như không bị nhiễm. Thông thường, khi bệnh HIV giai đoạn cuối, số lượng tế bào T-CD4 giảm xuống dưới 200 tế bào. Một số ví dụ bệnh nhiễm trùng cơ hội là: bệnh zona, sarcome Kaposi, u lympho không Hodgkin, bệnh tưa miệng, lao và nấm candida thực quản. Các dấu hiệu và triệu chứng của một số bệnh nhiễm trùng cơ hội có thể bao gồm:

  • Khó thở
  • Mệt mỏi suốt ngày
  • Sốt kéo dài hơn 10 ngày
  • Đổ mồ hôi trộm
  • Sốt lặp đi lặp lại
  • Tiêu chảy mạn tính
  • Dễ bầm tím hoặc chảy máu không rõ nguyên nhân
  • Xuất hiện những đốm trắng dai dẳng hoặc những tổn thương bất thường trên lưỡi hoặc trong miệng của bạn;
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Phát ban da.

HIV giai đoạn 4 sống được bao lâu? Các tế bào lympho T-CD4 giảm đáng kể và tải lượng virus tăng đáng kể khi bạn đang ở giai đoạn AIDS. Khi CD4 của một người giảm xuống dưới 200 tế bào trên mỗi milimét khối máu thì họ được chẩn đoán là HIV đã ở giai đoạn cuối cùng, còn gọi là AIDS. Một khi HIV tiến triển thành AIDS, tỷ lệ tử vong của người nhiễm HIV sẽ tăng lên khá nhiều. Nếu không điều trị, những người đã tiến triển đến AIDS thường chỉ sống được trong khoảng 3 năm. Còn nếu trường hợp bạn mắc phải một nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm, thì thời gian sống chỉ còn 1 năm.

Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học hiện nay cho việc điều trị và kéo dài thời gian sống thì HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu? Nhờ những tiến bộ mới trong thuốc, tuổi thọ của những người mắc bệnh AIDS đang gia tăng đáng kể. Sử dụng thuốc kết hợp để điều trị HIV giúp ngăn cản sự nhân lên của virus và xây dựng lại hệ thống miễn dịch của cơ thể. Những loại thuốc này có thể tốn kém và khó dung nạp do có nhiều tác dụng phụ, nhưng bạn phải cố gắng tuân thủ dùng thuốc đều đặn và tuyệt đối không tự ý dừng thuốc mà chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Ngoài ra, việc uống cho đủ loại thuốc cũng rất quan trọng. Những người có tế bào T-CD4 thấp cũng có thể dùng thuốc để phòng ngừa nhiễm trùng cơ hội. Bệnh nhân được dùng các loại thuốc phòng ngừa cho đến khi số lượng tế bào T-CD4 đã vượt qua mức an toàn. Không có lời đáp cụ thể cho câu hỏi HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu. Nguyên nhân là vì thời gian sống của người nhiễm HIV thời kỳ cuối phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như ý chí, sự hợp tác trong quá trình điều trị, thói quen sinh hoạt thường ngày…

Mặc dù cơ thể của người nhiễm HIV giai đọan cuối bị suy giảm chức năng miễn dịch nghiêm trọng. Song nếu sử dụng đúng thuốc điều trị kháng virus HIV, người bệnh có thể làm giảm nguy cơ lây truyền, giảm nhiễm trùng cơ hội và các bệnh khác liên quan tới HIV, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng sống của người bệnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào thuốc cũng mang lại hiệu quả. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin và các loại thuốc điều trị HIV phù hợp với tình trạng bệnh.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đây là lầm tưởng về HIV/AIDS phổ biến nhất trong xã hội. HIV là Virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Khi nhiễm, HIV tấn công các tế bào miễn dịch lympho T-CD4, loại tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật. Điều trị HIV có thể giúp người nhiễm sống khỏe mạnh trong nhiều thập kỉ, tránh bệnh diễn tiến sang gia đoạn cuối, AIDS.

Vậy nhiễm HIV sống được bao lâu? Khi không được điều trị, virus HIV phát triển mạnh khiến số lượng bạch cầu T-CD4 trong máu giảm xuống ít hơn 200 tế bào/mm3 máu. Lúc này, HIV đã diễn tiến thành AIDS, Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. AIDS khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể không còn khả năng chống đỡ các loại bệnh tật và viêm nhiễm. Hầu hết người nhiễm HIV giai đoạn cuối sẽ chết vì các bệnh cơ hội này.

2. Tôi không sử dụng ma túy hay quan hệ tình dục bừa bãi. Tôi không thể nào nhiễm HIV/AIDS

Đừng để lầm tưởng về HIV/AIDS này phá hoại cuộc đời bạn và người thân. Người sử dụng chung bơm, kim tiêm khi tiêm chích ma túy hoặc quan hệ tình dục không an toàn có nguy cơ cao mắc HIV/AIDS.

Tuy nhiên, HIV có thể lây truyền qua 3 đường chính là quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ, từ mẹ sang con và đường máu.

Việc hiểu rõ về cách thức HIV/AIDS lây nhiễm giúp chúng ta có thái độ đúng với người nhiễm HIV, tránh việc kỳ thị. Hơn ai hết, người nhiễm HIV rất cần sự cảm thông từ cộng đồng để họ giữ được tinh thần lạc quan, kiên trì theo đuổi điều trị, sống khỏe và sống có ích.

Theo Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam, năm 2015 đã có 10.195 ca nhiễm mới HIV, 6.130 bệnh nhân HIV chuyển sang AIDS, 2.130 bệnh nhân AIDS tử vong. Tính đến cuối năm 2015, cả nước hiện có tổng cộng 227.154 người nhiễm HIV và khoảng 254.000 người nhiễm HIV chưa được phát hiện. Những con số này cho thấy, dù nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong kiểm soát và ngăn ngừa căn bệnh này, việc đẩy lùi HIV/AIDS luôn cần sự quan tâm và nhận thức đầy đủ từ cồng đồng.

3. Nếu tôi và bạn tình đều nhiễm HIV, cứ thoải mái quan hệ

Việc cả hai đều nhiễm HIV/AIDS không có nghĩa là bạn vô tư không phòng ngừa khi quan hệ tình dục. Luôn sử dụng bao cao su trong mọi kiểu quan hệ tình dục có thể bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục [STD]. Những bệnh này cộng hưởng với HIV/AIDS khiến bệnh nặng hơn và virus HIV cũng khó kiểm soát hơn. Quan hệ tình dục an toàn cũng rất quan trọng để tránh lây nhiễm chéo các chủng HIV kháng thuốc cho nhau, gây nhiều khó khăn rắc rối cho việc điều trị HIV/AIDS.

Bạn hoàn toàn có thể lây nhiễm HIV của mình cho bạn tình ngay cả khi bản thân khỏe mạnh. Đừng để lầm tưởng về HIV/AIDS này đánh mất đi nỗ lực điều trị HIV của bạn và đối tác của mình.

4. Bố hoặc mẹ dương tính với HIV/AIDS, con sinh ra chắc chắn nhiễm HIV

Để con an toàn, không bị lây nhiễm HIV/AIDS, điều đầu tiên là cha và mẹ cần giữ tải lượng virus HIV trong máu dưới ngưỡng phát hiện trong ít nhất 6 tháng – 1 năm trước khi thụ thai. Trường hợp người cha nhiễm HIV, rửa sạch tinh trùng và thụ tinh trong ống nghiệm là những kỹ thuật cao có thể được cân nhắc để giảm đến mức thấp nhất khả năng lây nhiễm HIV cho đứa con [và cho người mẹ nếu không nhiễm HIV].

Mẹ nhiễm HIV cần giữ tải lượng virus dưới mức phát hiện trong suốt quá trình mang thai, sinh con và cho con bú. Con sẽ được điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV từ 4 – 6 tuần hoặc lâu hơn ngay sau khi sinh. Em bé có thể uống sữa công thức hoàn toàn thay vì sữa mẹ để ngăn ngừa lây nhiễm HIV qua sữa mẹ. Những biện pháp này có thể giảm khả năng con nhiễm HIV xuống 0.4% và thấp hơn.

Video liên quan

Chủ Đề