Sự phát triển tâm lý trẻ em là gì năm 2024

Ngay khi trẻ được sinh ra có sự thay đổi từ môi trường ổn định trong bào thai sang một môi trường mới với nhiều biến đổi như ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh…Trong những năm đầu của cuộc đời trẻ cần được người lớn thỏa mãn những nhu cầu bản năng, vì vậy năm đầu mối quan hệ mẹ con là mối quan hệ đặc biệt tác động đến sự phát triển của trẻ. Giai đoạn này trẻ chưa biết nói nên mối quan hệ mẹ con là mối quan hệ tiền ngôn ngữ, là mối quan hệ ruột thịt thông qua tiếp xúc giữa cơ thể mẹ và cơ thể trẻ để thỏa mãn các nhu cầu tâm sinh lý của đứa trẻ. Về ngôn ngữ trẻ 7-8 tháng biết phát ra âm đơn giản, biết lạ quen, 12 tháng tuổi biết nói một số từ đơn giản.

Yếu tố tâm lý: trong giai đoạn này trẻ cần được quan tâm, yêu thương của người chăm sóc đặc biệt là vai trò của người mẹ. Tất cả nhu cầu về vật chất, nhu cầu tình cảm của người mẹ, nhu cầu gắn bó được đáp ứng, môi trường sống ổn định thì tạo cho trẻ cảm giác an toàn và phát triển tốt. Nếu giai doạn này người mẹ có những bất ổn về tâm lý như: sinh con ngoài ý muốn, dồn tất cả nỗi thất vọng, lo lắng của mình lên đưa trẻ; nếu trẻ sống trong môi trường thay đổi liên tục hoặc những nhu cầu vật chất không được đáp ứng có thể gây nên những vấn đề tâm lý cho đứa trẻ.Tuy vậy, trong xã hội không phải nhu cầu nào cũng được đáp ứng mà dần dần trẻ phải học theo quy luật, quy tắc như trẻ đói phải biết chờ đợi thức ăn đang nóng. Nhưng điều quan trọng là trẻ cảm nhận được tình cảm của người mẹ, của các thành viên trong gia đình.

  1. Giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi

Giai đoạn này trẻ tích cực thăm dò thế giới xung quanh vì trẻ đã biết đi. Nếu như trước đây người lớn mang đồ vật đến cho trẻ còn bây giờ trẻ tự đến tiếp xúc với đồ vật bằng cảm giác và vận động. Sự phát triển ngôn ngữ, trẻ chủ động tiếp xúc với người lớn vừa nói vừa làm, trẻ hiểu lời nói trước khi biết nói. Ví dụ mẹ bảo yêu em, trẻ sẽ cảm nhận được thông qua giọng nói, nét mặt, thái độ, cử chỉ của người mẹ. Ngôn ngữ của bé ở giai đoạn này, bé nói từ đơn rồi nói cụm từ và thành câu.

  1. Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi

Bé khám phá thế giới xung quanh một cách nhanh chóng, hoạt động tiếp xúc với đồ vật ngày càng mở rộng, vốn từ tăng nhanh, biết nói thành câu, biết nghe và kể chuyện. Trẻ thích thú trong các hoạt động trò chơi, học nói, học ăn hay đặt câu hỏi tại sao và bắt đầu đưa ra ý kiến.

Giai đoạn này, cái tôi của trẻ được hình thành, bắt đầu nhận thức được giới tính hay đặt câu hỏi “tại sao?” Trong quan hệ tình cảm bé tiến tới nhận ra vị trí của mình giữa mọi người, thoát khỏi đòi hỏi tuyệt đối về mình.

  1. Giai đoạn từ 6 trên 11 tuổi

Hoạt động chủ yếu của giai đoạn này là học tập, bước vào các hoạt động trí nhớ, tư duy để trẻ bước vào trường học, đây là bước ngoặt quan trọng. Nội dung học tập được mở rộng nên ngôn ngữ của trẻ vượt ra phạm vi những từ ngữ sinh hoạt cụ thể mà đã bao gồm nhiều khái niệm khoa học trừu tượng.

Đến cuối độ tuổi này nhân cách của bé được hình thành với những nếp sống, thói quen, những hành vi có ý thức, tự khép mình vào quy tắc xã hội hoặc theo những giá trị bản thân đã chấp nhận. Từ quan hệ ruột thịt dần dần chuyển sang quan hệ xã hội, trẻ có sự thay đổi môi trường sống, không phải môi trường quen thuộc như trước đây mà vươn ra quan hệ ngoài xã hội như là quan hệ thầy cô, bạn bè. Đây là giai đoạn hình mẫu, cho nên cha mẹ ở giai đoạn này không phải là người toàn năng trước mặt bé nữa mà vai trò hình mẫu rất quan trọng ở giai đoạn này.

  1. Giai đoạn từ 11 đến 16 tuổi

Bước sang giai đoạn này cơ thể trẻ lớn lên rất nhanh, có sự thay đổi trong hoạt động của hệ nội tiết và đáng chú ý nhất đó là sự phát dục. Vì vậy đây còn gọi là độ tuổi đậy thì. Các đặc điểm sinh dục phát triển, tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động. Tuổi dậy thì con trai bắt đầu và kết thúc chậm hơn con gái từ 1-2 năm.

Nhu cầu khẳng định bản thân, ý thức bản thân được coi là một bước biến chuyển. Với bước biến chuyển này giúp thiếu niên nhận thức, đánh giá được bản thân. Dựa vào những tiêu chuẩn đánh giá của mọi người thiếu niên sẽ xem xét hành vi và hoạt động của mình có phù hợp với yêu cầu của gia đình và xã hội. Tuy nhiên, giai đoạn này thiếu niên cũng rất nhạy cảm với những đánh giá của mọi người xung quanh. Do đó đôi khi chỉ là những thành công nhỏ được người khác quá chú ý cũng dể tạo cho các em tự cao , đánh giá cao bản thân của mình. Trái lại những thất bại nhỏ nếu bị dè biểu cũng có thể gây cho các em rụt rè, tự ti. Sự ổn định hình thành nhân cách trước đây sẽ bị phá vỡ, tạo nên sự thay đổi cấu trúc nhân cách, từ trẻ em sang người lớn trưởng thành.

Quan hệ xã hội của các em từ mối quan hệ cha mẹ chuyển sang mối quan hệ bạn bè. Trong gia đình cha mẹ tạo điều kiện cho các em nhiều quyền độc lập hơn và những yêu cầu cao hơn. Thiếu niên thường không muốn sự chăm sóc quá tỉ mỉ, quan tâm quá mức của cha mẹ. Trong gia đình các em mong muốn cha mẹ tôn trọng ý kiến của các em hơn là chiều chuộng. Thường các em chưa nhận thức được mặt tốt và mặt xấu ở trong xã hội trong khi đây là lứa tuổi hay tìm kiếm, thực ngiệm và lứa tuổi chống đối. Vì vậy các em cần có sự quan tâm hỗ trợ, dìu dắt hướng dẫn của người lớn. Các em từng bước tự chủ trong học tập và công việc. Vì vậy các em cần có chỗ dựa tình cảm của người thân để tâm sự và chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm…Sau một thời gian các em đánh giá, xác định cho bản thân nhân cách mới, nhân cách trưởng thành. Cuối giai đoạn này nhân cách đã được hình hành ổn định, các em bắt đầu lựa chọn ngành nghề .

Tâm lý của trẻ em là gì?

Tâm lý trẻ em là một phần quan trọng của tâm lý học phát triển, nó rất rộng lớn và là chủ đề được nhiều nhà tâm lý học quan tâm nghiên cứu. Ngành này tập trung vào việc nghiên cứu quá trình tâm lý đưa ra những phương pháp tư vấn trị liệu cho những đứa trẻ từ khi sinh ra cho đến khi chúng thành niên.

Từ 0 đến 6 tuổi gọi là gì?

Từ 0 - 6 tuổi được coi là giai đoạn vàng của trẻ khi con có những phát triển vượt bậc về cả nhận thức lẫn hoạt động thường ngày. Hiểu rõ được sự phát triển của con trong từng độ tuổi sẽ giúp cha mẹ đồng hành cũng như có cách nuôi dạy con được tốt hơn.

Sự phát triển của trẻ em là gì?

Sự phát triển ở trẻ em là những thay đổi xảy ra khi một đứa trẻ đang lớn và phát triển, những thay đổi này liên quan tới việc khỏe mạnh về thể chất, sáng suốt về tinh thần, lạc quan trong cảm xúc, tự tin trong giao tiếp và sẵn sàng để học hỏi.

Tâm lý học trẻ em nghiên cứu vấn đề gì?

- Tâm lý học trẻ em nghiên cứu các đặc điểm của qui luật nảy sinh, vận hành, phát triển và mất đi của các hiện tượng tâm lý trẻ em… Những nghiên cứu của tâm lý học trẻ em hướng vào những đặc điểm và qui luật riêng biệt của sự phát triển trẻ em.

Chủ Đề