Sức mạnh của sự tập trung là gì

Mục lục bài viết

  • 1. Định nghĩa về sự tập trung
  • 2. Lợi ích của sự tập trung
  • 3. Các tác nhân gây ra quá trình mất tập trung
  • 4. Phương pháp để rèn luyện sự tập trung
  • 4.1. Tập xây dựng một kế hoạch làm việc cụ thể
  • 4.2. Sinh hoạt điều độ
  • 4.3. Hãy tránh xa thú vui tiêu khiển khi làm việc
  • 4.4. Chọn khu vực làm việc phù hợp
  • 4.5. Tập giải đố, đọc sách báo hàng ngày
  • 4.6.Tập ghi nhớ nội dung

1. Định nghĩa về sự tập trung

Sự tập trung [theo tiếng anh được gọi là CONCENTRATION]là một trạng thái của con người, biểu hiện qua việc dồn hết mọi sự chú ý vào một nội dung, vấn đề cụ thể mà không để ý tới những tác động bên ngoài.

2. Lợi ích của sự tập trung

Amit Kalantri, một nhà ảo thuật gia và cũng đồng thời là một chuyên gia tâm lý học, đã từng nói như sau:

"Khi tâm trí trở nên hoàn tập trung vào sức khỏe hoàn hảo đến nỗi mọi bệnh tật đều bị lãng quên, mọi sức mạnh của tâm trí sẽ tiến tới tạo ra sức khỏe, và mọi dấu vết của bệnh tật sẽ sớm biến mất. Khi tâm trí trở nên hoàn toàn tập trung vào những tri thức và thành tựu cao hơn đến nỗi mọi suy nghĩ về thất bại đều bị lãng quên, mọi lực lượng của tâm trí sẽ bắt đầu hoạt động để thúc đẩy những tri thức và thành tựu đó. Con người sẽ tiến lên từng ngày, và thành công lớn hơn chắc chắn sẽ theo sau."

Như đã đề cập, sự tập trung đem lại rất nhiều mặt lợi ích cho con người, bao gồm những lợi ích sau:

Quá trìnhtập trung giúp con người có thể lưu trữ thông tin một cách sâu hơn do có sự chú ý, để tâm vào vấn đề cần tìm hiểu mọt cách kỹ càng, từ đó cải thiện khả năng của não bộ.

Nếu như con người có thể tập trung vào vấn đề cần giải quyết, công việc sẽ được giải quyết chặt chẽ, không bị chồng chéo bởi nhiều ý tưởng không đồng nhất, qua đó giúp nâng cao hiệu quả làm việc và đồng thời rút ngắn thời gian làm việc nhưng vẫn đem lại hiệu quả như mong đợi.

Việc tập trung cũng giúp con người rèn luyện ý thức làm việc, dành tâm huyết vào công việc của mình, tránh tình trạng ỷ lại vào người khác.

3. Các tác nhân gây ra quá trình mất tập trung

Trái ngược với sự tập trung là sự mất tập trung [DISTRACTION] là biểu hiện của việc con người xao lãng khi đang dồn sự chú ý vào một vấn đề nào đó, người liền chuyển sự chú ý vào một vấn đề khác do các tác động từ bên ngoài.

Các tác nhân gây ra sự mất tập trung vô cùng đa dạng, thường bao gồm những tác nhân sau:

- Do không có sự rèn luyện, phương pháp kỷ luật rõ ràng.

- Do bị thu hút bởi các thú vui giải trí như internet, game, ca nhạc,...

- Do tiếng ồn xung quanh

- Bị quá tải do thu nạp quá nhiều kiến thức vào đầu.

- Do bị stress, căng thẳng hoặc mệt mỏi khiến cơ thể không thể đảm bảo sức khỏe để duy trì sự tập trung trong một khoảng thời gian dài.

- Do mắc các chứng bệnh gây ảnh hưởng đến khả năng tập như: chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn tăng động giảm chú ý,...

4. Phương pháp để rèn luyện sự tập trung

Duy trì sự tập trung cũng giống như việc chăm sóc không gian tinh thần và cơ thể bạn, vì nó được mài dũa qua quá trình làm việc. Bằng việc loại bỏ những mối phân tâm, đầu tư thời gian vào việc duy trì sức khoẻ thể chất, tinh thần và thiết lập các thói quen lành mạnh. Bạn có thể cải thiện năng suất của bản thân bằng các phương phápsau đây:

4.1. Tập xây dựng một kế hoạch làm việc cụ thể

Hãy xây dựng cho bạn một bảng kế hoạch cụ thể trong ngày, vì khi đã tạo cho mình một kế hoạch cụ thể, bạn sẽ biết mình cần phải làm những gì trong những mốc thời gian cụ thể, qua đó hình thành được tính kỷ luật, biết sắp xếp thời gian và công việc hiệu quả.Hãy xây dựng các mốc thời gian cho từng công việc cụ thể. Tuỳ thuộc vào độ khó, tính chất, mức độ quan trọng từng đầu việc mà các mốc thời gian cần có sự linh động phù hợp. Khi được gắn với thời gian cụ thể, tự khắc bạn sẽ có động lực để hoàn thành từng đầu việc đó. Để các công việc có “mức độ cam kết cao hơn”, bạn cũng có thể đặt ra các hình thức thưởng, phạt cho bản thân khi đạt, không đạt được hiệu quả công việc theo đúng tiến độ. Ngoài ra, cần xây dựng các mốc thời gian nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị quả tải trong công việc, nhưng cũng phải tránh nghỉ ngơi quá nhiều gây ra sức ì trong quá trình thực hiện công việc.

4.2. Sinh hoạt điều độ

Hãy tập thể dục thường xuyên:vì việc này sẽ giúp bạn ngăn chặn những căn bệnh có hại cho cơ thể, đồng thời nâng cao sức khỏe của bản thân để có thể đương đầu với cuộc sống.Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những học sinh tập thể dục ở cường độ vừa phải trước khi kiểm tra khả năng tập trung đạt kết quả tốt hơn những học sinh không tập, qua đónhận thấy rằngviệc tập thể dục chủ yếu giúp não bộ phớt lờ các yếu tố gây xao lãng. Việc kỷ luật bản thân để chịu đựng sự vất vả của một buổi tập giúp củng cố lượng ý chí tương đương với khi ta phớt lờ các yếu tố gây xao lãng để tiếp tục làm việc/tập trung.

Những bài tập nhưngồi thiền, tập yoga, tập gym hay chơi thể thao cũng sẽgiúp cơ thể bạn thư giãn sau những giờ học tập hoặc làm việcmệt mỏi.

Đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc: đừng ngủ quá muộn vì việc ngủ muộn sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái ngủ không đủ giấc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, việc thức đêm muộn hoàn toàn có thể gây ra những căn bệnh về dạ dày và đường tiêu hóa do khoảng thời gian buổi đêm là khoảng thời gian gan của con người hoạt động công suất, do đó việc bắt gan của bạn hoạt động liên tục không được nghỉ ngơi là một điều cực kỳ tối kỵ.

Thiếu ngủ có thể dễ dàng làm gián đoạn sự tập trung của bạn, chưa kể đến các chức năng nhận thức khác như trí nhớ và khả năng tập trung. Tình trạng thiếu ngủ thỉnh thoảng có thể không gây ra nhiều vấn đề, nhưng việc thiếu ngủ thường xuyên có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần và hiệu quả công việc. Thiếu ngủ có thể khiến cơ thể bị ảnh hưởng, thậm chí làm chậm phản xạ và ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc thực hiện các công việc hàng ngày khác. Lịch trình làm việc bận rộn, các vấn đề sức khỏe và các yếu tố khác đôi khi có thể khiến bạn khó ngủ đủ giấc. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải ở gần khoảng thời gian được khuyến nghị nhất có thể trong hầu hết các đêm. Theo khuyến nghị của các chuyên gia, người lớn nên ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm.

Một số cách giúp bạn cải thiện giấc ngủ bao gồm:

- Tắt TV và không xem điện thoại một giờ trước khi đi ngủ.

- Để nhiệt độ phòng ở mức thoải mái, mát mẻ.

- Thư giãn trước khi đi ngủ với âm nhạc nhẹ nhàng, tắm nước ấm hoặc đọc sách.

- Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm, ngay cả với cuối tuần.

- Tập thể dục thường xuyên nhưng không nên tập nặng ngay trước khi đi ngủ.

Ăn uống lành mạnh: Hãy ăn những món ăn chứa nhiều omega 3, vitamin B như cá, rau củ quả, các loại đậu thực vật,... vì những thực phẩm đó vô cùng có ích cho não bộ của bạn. Uống đủ nước cũng có thể có tác động tích cực đến sự tập trung. Ngay cả khi mất nước nhẹ cũng có thể khiến bạn khó tập trung, khó ghi nhớ thông tin. Đừng bao giờ bỏ bữa sáng, hướng đến bữa ăn ít đường, nhiều chất đạm và chất xơ. Và đặc biệt, hãytránh ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo và chứa dầu mỡ, vừa ảnh hưởng đến não bộ, vừa gây ảnh hưởng cho sức khỏe. Ngoài ra hãy hạn chế những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước tăng lực...

4.3. Hãy tránh xa thú vui tiêu khiển khi làm việc

Để rèn luyện sự tập trung cao độ, cần hạn chế tối đanhững tác nhân có thể gây xao nhãng. Khi đang làm việc, chỉ cần một tiếng rung hay tiếng nhạc từ điện thoại cũng có thể khiến bạn mất đi sự tập trung. Chúng có xu hướng kích hoạt những suy nghĩ không liên quan đến công việc đang làm hoặc làm “lơ đễnh” tâm trí, điều này sẽ làm giảm đáng kể hiệu suất công việc. Do đó, khi làm việc, hãy đặt điện thoại ở chế độ im lặng để tránh bị xao lẵng bởi tiếng nhạc hoặc tiếng thông báo.

Cài đặt máy tính ở chế độ làm việc. Nhiều người khi làm việc bằng máy tính thường mở đa nhiệm, nhiều tác dụng dẫn đến làm việc một lúc gây ra sự mất tập trung. Khi cài đặt máy tính ở chế độ làm việc, máy tính sẽ chỉ cho phép bạn dùng một tác vụ nhất định và sẽ ngăn chặn việc bật đa tác vụ.

4.4. Chọn khu vực làm việc phù hợp

Hãy chọn cho mình một khu vực làm việc thoáng đãng, kín đáo, vừa tránh được tiếng ồn vừa giúp bạn có thể thư giãn ngắm cảnh qua những giờ làm việc mệt mỏi. Môi trường làm việc hợp lý có thể có khu vực để ngắm cảnh thiên nhiên bên ngoài và cách xa khu vực đường xá giao thông. Bạn cũng có thể làm sống động không khí làm việc bằng cách bật nhac, nhưng chú ý chỉ nên dùng những loại nhạc nhẹ như nhạc baroque hoặc nhạc lofi.

4.5. Tập giải đố, đọc sách báo hàng ngày

Việc giải đố, đọc sách báo hàng ngày sẽ bạn vừa rèn luyện được sự tập trung, đồng thời nâng cao kiến thức cuộc sống, cách giải quyết vấn đề thông qua những câu đố và những câu chuyện cuộc sống đời thường. Ngoài ra, việc giải đố cũng giúp não bộ được cải thiện, tăng cường trí thông minh.

Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, các trò chơi rèn luyện trí não như giải ô chữ [word puzzle] có thể giúp cải thiện chức năng não hiệu quả. Điều này được tìm hiểu thông qua mối quan hệ trực tiếp giữa tần suất chơi câu đố chữ và tốc độ, độ chính xác khi giải quyết các công việc đòi hỏi khả năng lý luận, trí nhớ và sự chú ý.

Không những thế, các trò chơi điện tử phát triển trí não đã được chứng minh là giúp tạo ra những thay đổi ở nhiều vùng trong não. Những vùng này chịu trách nhiệm về các kỹ năng trực quan và khả năng chú ý, tập trung, khiến chúng hoạt động hiệu quả hơn.

4.6.Tập ghi nhớ nội dung

Hãy thử học thuộc một đoạn văn hoặc một bài thơ mà bạn yêu thích. Điều này sẽ giúp bạn duy trì được sự tập trung và gia tăng khả năng ghi nhớ vấn đề.

Tổng kết lại, sự tập trung là kỹ năng quan trọng của con người, và như mọi kỹ năng khác, cần có sự rèn giũa thường xuyên để có sự cải thiện. Công việc và cuộc sống của bạn sẽ được cải thiện rất nhiều nếu có thể duy trì được sự tập trung, vì vậy đừng ngại ngần trong việc cải thiện bản thân mình mỗi ngày.

>>Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi:1900.6162

Video liên quan

Chủ Đề