Sức mua đối ngoại là gì

Lý thuyết ngang bàng sức mua [purchasing power parity theory] là lý thuyết về tỷ giá hối đoái cho rằng trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi. Tỷ giá hối đoái sẽ điều chỉnh để loại trừ những khác biệt về tỷ lệ lạm phát giữ các nước có quan hệ thương mại với nhau nhằm duy trì sự cân bằng cán cân thanh toán. Tỷ lệ lạm phát khác nhau sẽ gây ra sự thay đổi tỷ giá hối đoái theo hai cách chủ yếu. Cách thứ nhất liên quan đến ảnh hưởng của những thay đổi trong giá tương đối đối với nhu cầu xuất và nhập khẩu. Khi giá sản phẩm của nước A tăng so với giá sản phẩm của nước B, người mua có xu hướng chuyển từ sản phẩm của A sang mua sản phẩm của O làm cho nhu cầu về đồng tiền của nước A giảm và nhu cầu về đồng tiền của nước B tăng. Điều này dẫn tới sự lên giá của đồng tiền nước B so với đồng tiền nước A trên thị trường hối đoái. Như vậy, mức giá trong nước cao hơn ở nước A được bù lại bằng sự sụt giảm giá trị đối ngoại của đồng tiền trong nước.

Cách thứ hai tà tỷ giá hối đoái có thể thay đổi để đáp lại sự chênh lệch tỷ lệ lạm phát thông qua hoạt động đầu cơ trên thị trường hối đoái. Khi giá cả ở nước A tăng so với giá cả ở nước B, các nhà quản lý cơ cấu tài sản và đầu cơ ngoại tệ dự kiến có thể có sự giảm sút giá trị thực tế của đồng tiền nước A nếu tính bằng sức mua của nó và họ có xu hướng bán đồng tiền của nước A. Điều này làm cho đồng tiền nước A xuống giá. Bởi vậy, lý thuyết này dự báo rằng mức chênh lệch lạm phát dẫn đến những thay đổi mang tính bù trừ của tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, cũng có thể chính những thay đổi của tỷ giá hối đoái gây ra sự chênh lệch về tỷ lệ lạm phát. Chẳng hạn, nếu nhu cầu nhập khẩu rất ít cơ giãn đối với giá cá, sự xuống giá của đồng tiền trong nước có thể dần tới sự gia tăng lạm phát trong nước. Vì vậy, ở đây chúng ta gạp khó khăn trong việc xem xét chiều của mối quan hệ nhân quả.

Những title báo “gửi một căn hộ, sau 20 năm nhận 3 bát phở” khiến người đọc sau giây phì cười, là những phút ngạc nhiên, hoang mang, lo lắng. Điều gì đã xảy ra vậy? Sức mua của đồng tiền suy giảm qua thời gian ghê gớm tới vậy sao? Không thể phủ nhận, việc đổi tiền và không theo dõi và điều chỉnh lãi suất của khoản tiết kiệm là lỗi chủ quan của người gửi, nhưng lạm phát cũng đóng một vai trò lớn khiến sức mua của những đồng tiền này sụt giảm nghiêm trọng qua thời gian dài.

Sức mua của tiền thể hiện ở số lượng hàng hóa dịch vụ mà một đơn vị tiền tệ đó có thể mua được. Số lượng hàng hóa mua được càng nhiều thì đơn vị tiền đó có sức mua càng lớn và ngược lại.

Lạm phát sẽ làm giảm sức mua của tiền qua thời gian với các điều kiện khác không đổi. Lạm phát đồng nghĩa với giá cả hàng hóa dịch vụ tăng lên khiến cùng một lượng tiền sẽ mua được số lượng hàng hóa dịch vụ. Chúng ta vẫn thường nghe chỉ số giá tiêu dùng CPI [Consumer Price Index] đại diện cho mức độ lạm phát ở một quốc gia, hay với một đồng tiền nhất định. Thông qua chỉ số này, chúng ta có thể hình dung túi tiền của chúng ta bị mất đi bao nhiêu phần trăm một năm. Tuy vậy, rổ hàng hóa dùng để tính lạm phát có sự hiện diện của các hàng hóa và tỉ trọng mang tính đại diện, cho nên mức độ ảnh hưởng của lạm phát tới gia đình bạn có thể khác [thông thường là cao hơn] so với mức lạm phát công bố.

Xem thêm bài viết: Ảnh hưởng của lạm phát tới thu nhập và tích luỹ gia đình

PPP Purchasing Power Parity là ngang giá sức mua của đồng tiền so sánh ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Ví dụ 10 USD tiền có thể mua được 1 rổ hàng hóa ở Mỹ, nhưng cũng với giá trị tương đương 10 USD đó có thể mua số lượng hàng hóa gấp đôi ở Việt Nam hay chỉ mua được 2/3 lượng hàng hóa tương đương ở Phần Lan. Ngang giá sức mua dùng để đánh giá mức sống ở từng quốc gia trên một tương quan so sánh chung theo rổ hàng hóa, thường chuẩn xác hơn mức GDP đầu người danh nghĩa. Sức mua của tiền chúng ta đang dùng so sánh tương đối với đồng tiền của quốc gia khác cho chúng ta một khái niệm mới và rộng hơn về sức mua của đồng tiền.

Sức mua của tiền suy giảm cùng với lạm phát hàng năm. Điều này phản ánh tốc độ bốc hơi của tiền trong tài khoản của chúng ta. Do vậy, điều này cần được hiểu rõ và có hành động cụ thể để ứng phó:

  • Không để tiền dưới dạng tiền mặt trong két sắt, gửi tiền ngân hàng vừa an toàn vừa giúp bạn có lãi suất chống lại mức độ lạm phát làm giảm sức mua của tiền
  • Theo dõi sát sao các khoản tiền gửi ngân hàng và lãi suất của chúng để có điều chỉnh kịp thời phù hợp, đừng quên lãng chúng
  • Trong một thế giới lạm phát, đứng im tức là đang đi lùi, do vậy, việc đầu tư sinh lời là yêu cầu cấp thiết. Tìm hiểu các kênh sinh lời: Chứng khoán, bất động sản, vàng, trái phiếu, chứng chỉ quỹ…và đầu tư vào đó thay vì giữ tiền mặt. Việc gửi tiết kiệm ngân hàng cũng chỉ đủ bù đắp lạm phát hoặc mang lại lãi suất thực dương rất nhỏ. Trừ phi bạn đang là một cụ già đang an dưỡng tuổi hưu và không muốn rủi ro chi phối, hãy đầu tư thông minh hơn.

Cre: Mạng lưới tài chính cá nhân Việt Nam – Khoa Tài chính Ngân hàng- ĐH Kinh tế – ĐHQGHN

____________________________

Finhay với vai trò huấn luyện tài chính số giúp người dùng tiết kiệm, tích lũy thông minh, gây dựng và bảo vệ gia sản bắt đầu chỉ từ 50.000đ.

Ứng dụng cũng khuyến khích người sử dụng tích lũy – đầu tư có mục tiêu, đều đặn và trong dài hạn để đạt được lợi ích lớn nhất.

Sức mua [purchasing power] là khả năng mua được một lượng hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định của một đơn vị tiền tệ. Khi một đơn vị tiền tệ mua được càng nhiều hàng hóa, sức mua của nó càng cao và ngược lại. Khi giá cả tăng, sức mua của một đơn vị tiền tệ giảm xuống và ngược lại. Vì vậy, sức mua của đồng tiền có mối quan hệ trực tiếp với chỉ số giá tiêu dùng và có thể sử dụng để so sánh phúc lợi vật chất của con người giữa các thời kỳ khác nhau. Sức mua của đồng tiền có quan hệ tỷ lệ nghịch với chỉ số giá tiêu dùng.

[Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân]

Tìm hiểu chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng [hay được viết tắt là CPI, từ các chữ tiếng Anh Consumer Price Index] là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.

Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát [một chỉ tiêu khác để phản ánh mức giá chung là Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm trong nước hay Chỉ số điều chỉnh GDP].

Tính toán chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam

Việc tính toán CPI ở Việt Nam do Tổng cục Thống kê đảm nhiệm. Quyền số để tính CPI được xác định năm 2000 và bắt đầu áp dụng từ tháng 7 năm 2001. Quyền số này dựa trên kết quả của hai cuộc điều tra là Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1997-1998 và Điều tra kinh tế hộ gia đình năm 1999. Điều đáng chú ý là quyền số của nhóm hàng Lương thực - Thực phẩm chiếm tới 47,9% trong khi Văn hoá - Thể thao - Giải trí chỉ chiếm 3,8%.

Lý thuyết ngang bằng sức mua [purchasing power parity theory] là Lý thuyết về tỷ giá hối đoái cho rằng trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, tỷ giá hối đoái sẽ điều chỉnh để loại trừ những khác biệt về tỷ lệ lạm phát giữa các nước có quan hệ thương mại với nhau nhằm duy trì sự cân bằng cán cân thanh toán. Tỷ lệ lạm phát khác nhau sẽ gây ra sự thay đổi tỷ giá hối đoái theo hai cách chủ yếu.

Cách thứ nhất liên quan đến ảnh hưởng của những thay đổi trong giá tương đối đối với nhu cầu xuất và nhập khẩu. Khi giá sản phẩm của nước A tăng so với giá sản phẩm của nước B, người mua có xu hướng chuyển từ sản phẩm của A sang mua sản phẩm của B, làm cho nhu cầu về đồng tiền của nước A giảm và nhu cầu về đồng tiền của nước B tăng. Điều này dẫn tới sự lên giá của đồng tiền nước B so với đồng tiền nước A trên thị trường hối đoái. Như vậy, mức giá trong nước cao hơn ở nước A được bù lại bằng sự sụt giảm giá trị đối ngoại của đồng tiền trong nước.

Cách thứ hai là tỷ giá hối đoái có thể thay đổi để đáp lại sự chênh lệch của tỷ lệ lạm phát thông qua hoạt động đầu cơ trên thị trường hối đoái. Khi giá cả ở nước A tăng so với giá cả ở nước B, các nhà quản lý cơ cấu tài sản và đầu cơ ngoại tệ dự kiến có thể có sự giảm sút giá trị thực tế của đồng tiền nước A nếu tính bằng sức mua của nó và họ có xu hướng bán đồng tiền của nước A. Điều này làm cho đồng tiền nước A xuống giá.

Bởi vậy, lý thuyết này dự báo rằng mức chênh lệch lạm phát dẫn đến những thay đổi mang tính bù trừ của tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, cũng có thể chính những thay đổi của tỷ giá hối đoái gây ra sự chênh lệch về tỷ lệ lạm phát. Chẳng hạn, nếu nhu cầu nhập khẩu rất ít có thể dẫn tới sự gia tăng lạm phát trong nước. Vì vậy, ở đât chúng ta gặp khó khăn trong việc xem xét chiều của mối quan hệ nhân quả.

Công thức tính ngang giá sức mua và ứng dụng

Công thức tính ngang giá sức mua một cách tương đối như sau: S = P/P*

Trong đó:

"S" là tỉ lệ trao đổi giữa đồng tiền 1 với đồng tiền 2"P" là giá cả của hàng hoá X trong nước

"P*" là giá cả của hàng hoá X ở nước ngoài

Ngang giá sức mua thường được hiểu là ngang giá sức mua tuyệt đối để phân biệt với lý thuyết ngang giá sức mua tương đối_một lý thuyết dự đoán mối quan hệ về tỉ lệ lãi suất giữa hai quốc gia và những sự biến đổi của tỉ giá hối đoái của tiền tệ hai nước đó. 

Một tỉ giá hối đoái ngang giá sức mua sẽ cân bằng sức mua của hai loại tiền tệ khác nhau tại mỗi quốc gia với một giỏ hàng hoá nhất định. Loại tỉ giá hối đoái đặc biệt này thường được sử dụng để so sánh chất lượng cuộc sống của người dân tại hai hay nhiều quốc gia khác nhau. Điều chỉnh tỉ giá hối đoái giữa các đồng tiền sẽ cho kết quả khả quan hơn là chỉ đơn thuần so sánh tổng sản phẩm quốc nội [GDP] của các quốc gia sử dụng các đồng tiền đó. Tuy nhiên việc điều chỉnh tỉ giá hối đoái cũng gây nhiều tranh cãi vì việc tạo một giỏ hàng hoá để so sánh sức mua tiền tệ giữa các quốc gia là vô cùng khó khăn.

Thị trường ngoại hối có sự biến động rất mạnh mẽ nhưng có rất nhiều người tin rằng tỉ giá hối đoái ngang giá sức mua phản ánh sự cân bằng về giá trị trong dài hạn. Nếu sử dụng tỉ giá thị trường, không có sự điều chỉnh thì kết quả có thể sẽ có sự sai lệch bởi vì giá cả của các hàng hoá và dịch vụ phi thương mại ở các  nước nghèo thì thường thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Ví dụ: với 1 đôla ở Việt Nam ta có thể mua được nhiều thứ hơn 1 đôla tiêu ở Mỹ. Sự khác biệt giữa tỉ giá hối đoái ngang giá sức mua và tỉ giá hối đoái thị trường là rất lớn.

Ví dụ: theo các thống kê về tình hình phát triển thế giới của World Bank năm 2005, nếu tính ngang giá sức mua thì 1 đôla Mỹ tương đương 1.8 nhân dân tệ của Trung Quốc [tính vào năm 2003], tuy nhiên, tỉ giá danh nghĩa giữa hai đồng tiền này là 1 đôla bằng 7.9 nhân dân tệ. Sự khác biệt này có nhiều ý nghĩa, vd GDP bình quân đầu người của Trung Quốc là khoảng 1.800$ trong khi nếu tính theo ngang giá sức mua, con số này lên tới 7.204$_một con số khẳng định vị trí nền kinh tế thứ hai thế giới. Tuy nhiên, cũng tính theo ngang giá sức mua, GDP bình quân đầu người của Nhật Bản sẽ sụt xuống còn 30.615$ trong khi đó con số danh nghĩa là 37.600$.

Việc tính toán ngang giá sức mua là rất phức tạp vì trên thực tế có sự khác biệt lớn về mức giá giữa các quốc gia, chênh lệch trong giá thực phẩm có thể lớn hơn so với sự chênh lệch trong giá nhà ở, hoặc có thể không biến động nhiều bằng giá các dịch vụ giải trí....Người dân ở các quốc gia khác nhau có thói quen tiêu dùng khác nhau tức là sẽ có các giỏ hàng hoá khác nhau. Vì vậy việc so sánh giá cả của các giỏ hàng hoá khác nhau thông qua chỉ số giá cả là rất cần thiết. Đây cũng lại là một nhiệm vụ rất khó khăn bởi mô hình mua bán và thậm chí các hàng hoá mua bán trên thị trường cũng rất khác nhau giữa các nước. Ngoài ra, khi tiến hành so sánh ngang giá sức mua giữa các thời kì cần tính đến những tác động của nhân tố lạm phát.

[Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân]

Video liên quan

Chủ Đề