Sưng đau gót chân là bệnh gì năm 2024

Đau gót chân là bệnh lý phổ biến, thường gặp đến nỗi chúng ta coi đó là chuyện nhỏ và không quá quan tâm. Nhưng nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra sẽ gây khó chịu, phiền toái rất nhiều trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh và đó cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau.

Đau gót chân là bệnh gì? Phải làm sao để hết đau gót chân?

Vậy đau gót chân là bệnh gì? Có nguy hiểm không và khi nào cần gặp bác sĩ, hãy cùng Maple tìm hiểu ngay nhé!

Đau gót chân là bệnh gì?

Đau gót chân là tình trạng người bệnh cảm thấy đau nhức, cắn giật ở vùng gót chân rất khó chịu, cơn đau thường tăng lên khi vận động, và giảm xuống khi nghỉ ngơi. Các cơn đau gót có thể nhẹ và tự hết. Tuy nhiên, cũng có cơn đau gót dai dẳng, nghiêm trọng và trở thành bệnh mạn tính. Các cơn đau này thường xảy ra ở mặt dưới hoặc mặt sau của gót chân, gây khó chịu và ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày của người bệnh.

Đau gót chân là bệnh gì?

Cơn đau viêm gót chân ở mỗi người có thể khác nhau về mức độ và tính chất. Có người chỉ bị đau âm ỉ, đau ngắt quãng nhưng cũng có những trường hợp gót chân bị đau nhói ở bên trong. Thông thường cảm giác đau sẽ tăng nặng khi người bệnh đi lại, mang vác vật nặng, ngồi xổm hoặc đứng bằng gót chân.

Nguyên nhân phổ biến gây đau gót chân phải

Gót chân là bộ phận nhỏ của cơ thể nhưng lại là bộ phận chịu một tải trọng lớn của toàn bộ cơ thể. Do đó bạn có thể sẽ bị đau gót chân khi đứng quá lâu hoặc chạy nhảy nhiều. Mặc dù vậy, nguyên nhân gây ra các cơn đau không phải lúc nào cũng đơn giản như thế. Nếu bị đau gót mà không phải do va chạm hay chấn thương,… thì rất có thể nguyên nhân đến từ các bệnh lý khác nhau. Phổ biến nhất là các căn bệnh sau đây:

Viêm cân gan chân [Plantar fasciitis]

Đây là nguyên nhân gây viêm gót chân khá phổ biến, thường xảy ra khi có quá nhiều áp lực lên bàn chân, khiến cho dây chằng Plantar bị tổn thương dẫn đến cứng khớp và đau gót bàn chân. Tình trạng này thường xảy ra ở những người có bề mặt lòng bàn chân bất thường [quá phẳng, tức bàn chân bẹt hoặc quá cao], người béo phì, người phải đi bộ hoặc đứng lâu thường xuyên,…Cơn đau gót chân do viêm cân gan chân thường xuất hiện khi người bệnh thức dậy vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi trong một thời gian dài.

Viêm cân gan chân [Plantar fasciitis]

Viêm gân gót chân Achilles

Gân Achilles là gân nối cơ bắp chân và xương gót, giúp cho việc đi, đứng, chạy, nhảy được dễ dàng. Tình trạng viêm gân Achilles là hậu quả của việc vận động chân quá mức, bàn chân hoạt động liên tục. Bệnh thường gặp ở những vận động viên điền kinh, người chạy bộ nhiều hoặc các trường hợp không khởi động kỹ trước khi vận động. Nếu cơn đau lặp đi lặp lại mà không điều trị đúng cách sẽ khiến gót chân mất đi tính sự linh hoạt. Từ đó dẫn đến nhiều bệnh lý liên quan đến gót chân như thoái hóa xương, đau gót chân phải vào buổi sáng,…

Viêm gân gót chân Achilles

Gai xương gót chân

Gai xương là hiện tượng xương gót chân phát triển thêm ra do quá trình lắng đọng canxi vốn được cơ thể sử dụng để bù đắp vào phần xương bị tổn thương. Gai xương gót còn là hậu quả của viêm gan chân kéo dài dẫn đến vùng gót chân của người bệnh mọc gai.

Gai xương gót chân

Đây là một trong số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau gót chân. Cơn đau do gai xương gót chân có thể âm ỉ, nhức nhối hoặc chói buốt vô cùng khó chịu, nhất là khi đi lại nhiều hoặc đứng lâu một chỗ.

Hội chứng ống cổ chân

Tình trạng này xảy ra khi có sự chèn ép ở dây thần kinh chày bên trong ống cổ chân. Bệnh gây đau nhức 2 gót chân và mắt cá chân, đôi khi cảm giác châm chích còn lan sang cả lòng bàn chân hay ngón chân. Ngoài ra, một loạt các triệu chứng khác đi kèm như tê, ngứa rát, bàn chân mất cảm giác,…cũng có thể xảy ra.

Hội chứng ống cổ chân

Cơn đau thường có khuynh hướng tăng nặng hơn khi đứng, đi bộ hoặc chạy. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đau gót chân mà người bệnh thường gặp nhất.

Bong gân và căng cơ gót chân

Bong gân và căng cơ gót chân

Tình trạng này xảy ra do thay đổi hướng đột ngột, tăng tốc bất ngờ hoặc ngã sai tư thế,… thường xảy ra ở phần khớp và phần gân [nơi nối xương với xương] ở chân. Từ đó mang đến những tổn thương ở vùng dây chằng và các mô cơ xung quanh ảnh hưởng không nhỏ đến phần xương gót chân. Bong gân và căng cơ dễ gặp phải trong khi hoạt động thể lực, mức độ từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào cơ chế chấn thương.

Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch là một túi chứa dịch lỏng ở vị trí bao quanh khớp chân. Nó đóng vai trò như túi bôi trơn, làm giảm áp lực khi vận động. Nếu bàn chân hoạt động liên tục hoặc kéo căng quá mức sẽ khiến bao hoạt dịch tổn thương, chèn vào những nơi mà xương, cơ, dây chằng tiếp xúc gần xương. Viêm bao hoạt dịch gây đau, hạn chế cử động của khớp và từ đó làm gây khó khăn trong hoạt động hàng ngày. Triệu chứng điển hình của viêm bao hoạt dịch là sưng, đau, đỏ vùng da nơi bao hoạt dịch.

Thoái hoá gót chân

Thoái hóa gót chân xảy ra do quá trình lão hóa dẫn đến bào mòn, tổn thương các mô sụn. Lúc này, khu vực xương bị ảnh hưởng hình thành các gai xương nhô ra ở gót chân, gây tổn thương cho phần mềm xung quanh và khiến cho người bệnh bị đau gót chân khi đi lại hay vận động. Ngoài nguyên nhân do tuổi tác, thoái hóa gót chân còn còn có thể xảy ra do thói quen thường xuyên đi giày cao gót, do chấn thương hay do trọng lượng cơ thể quá lớn gây áp lực xuống gót chân…

Bầm gót chân

Tình trạng này khi gót chân bị bầm thường gây ra các cơn đau nhói ở dưới cùng của xương gót chân, cảm giác vô cùng khó chịu đặc biệt khi bạn đi bộ hoặc ấn vào gót chân. Quan sát bên ngoài gót chân, bạn có thể sẽ thấy da có mảng bầm đỏ hoặc tím, khi máu bầm tan dần có thể chuyển sang màu xanh hoặc màu vàng. Nguyên nhân gây bầm gót chân có thể là do bị chấn thương sau khi té ngã, bị tai nạn hoặc khi thực hiện các bài tập thể thao quá nặng.

Bệnh Haglund [Dị tật Haglund]

Hay còn biết đến là tình trạng phì đại góc sau trên xương gót, xảy ra do một phần xương ở phía sau gót chân bị sưng lên khiến nó bị cọ sát vào giày khi bạn mang giày quá cứng. Bệnh chủ yếu thường gặp ở phụ nữ trẻ tuổi. Ngoài nguyên nhân chính do áp lực lặp đi lặp lại từ việc đi giày dép không vừa vặn thì nguyên nhân gây bệnh Haglund chưa được xác định rõ ràng.

Bệnh Haglund [Dị tật Haglund]

Bệnh dẫn tới viêm bao hoạt dịch trước, viêm gân Achilles ở điểm bám tận và sau gân gót chân gây tổn thương xương gót chân. Khi mắc bệnh này bạn sẽ thường xuyên có cảm giác đau ở phía sau gót chân gây khó khăn cho việc vận động. Khiến bạn phải đi khập khiễng cũng như gặp các dấu hiệu viêm [sưng, ấm và đỏ] ở cả gót chân phải và trái.

Hội chứng sinus tarsi - Viêm hoạt mạc khớp dưới sên

Hội chứng này là tình trạng viêm xảy ra do bong gân mắt cá chân hoặc bàn chân tăng sản lặp đi lặp lại. Bệnh dẫn đến sự không ổn định của khớp dưới xương, khiến người bệnh cảm giác mắt cá chân bị lỏng lẻo và gặp khó khăn khi chạy, nhảy hoặc đi lại trên các bề mặt gồ ghề, không bằng phẳng.

Ngoài những nguyên nhân gây đau gót chân kể trên, người bệnh cũng có thể gặp cơn đau do các bệnh lý khác như:

  • Bệnh toàn thân: các bệnh gây viêm toàn thân như: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp hoặc viêm khớp phản ứng cũng có thể gây ra các cơn đau gót bàn chân kèm theo một vài triệu chứng khác như sốt phát ban, viêm…
  • Các bệnh về da: Một số vấn đề về da như nhiễm trùng chân, mắt cá chân, mụn cóc ở chân hoặc nấm chân đều có thể gây ra các cơn đau nhức khó chịu ở gót chân, lòng bàn chân.
  • Một số bệnh lý hiếm gặp khác nhưng nghiêm trọng như: viêm tủy xương gót chân, khối u ở xương gót chân…

Đau gót chân có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đau gót chân là bệnh lý rất thường gặp và do nhiều nguyên nhân gây nên. Nếu tình trạng đau gót xảy ra do bị chấn thương nhẹ sẽ có thể tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên trong một số trường hợp cơn đau nhức gót chân kéo dài sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sinh hoạt, hiệu suất lao động cũng như khả năng đi lại. Đặc biệt khi cơn đau gót chân đến từ các bệnh lý khác nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường tác động không tốt đến sức khỏe của người bệnh.

Nếu trong trường hợp cơn đau trở nên nghiêm trọng, nóng, tê ran hoặc ngứa ở gót chân, không thể hoạt động gót chân như bình thường, bạn nên đi khám ở cơ sở y tế chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời. Bạn cần lưu ý và đến gặp bác sĩ khi:

  • Cơn đau cường độ nặng hoặc cơn đau xuất hiện đột ngột.
  • Mặt sau của chân bị sưng hoặc đổi màu.
  • Có các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, da đỏ hay ấm lên.
  • Cơn đau gót chân xảy ra vào ban đêm hoặc trong khi nghỉ ngơi.
  • Hạn chế khả năng đi lại hoặc vận động.

Đâu là cách điều trị đau gót chân hiệu quả?

Phương pháp điều trị hiệu quả

Tuỳ theo các nguyên nhân gây đau gót chân bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Đối với các trường hợp nhẹ người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, dùng thuốc để khắc phục cơn đau. Với những trường hợp nặng có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật. Dưới đây là những cách điều trị viêm gót chân hiệu quả đang được áp dụng phổ biến:

Thực hiện massage lòng bàn chân

Thường xuyên đi lại quá nhiều, đứng quá lâu hoặc vận động liên tục sẽ gây nên tình trạng đau nhức bàn chân. Mỗi tối trước khi đi ngủ, chỉ cần bỏ ra vài phút thực hiện những động tác massage đơn giản là có thể giúp đẩy lùi cơn đau mà không phải dùng thuốc.

Massage là phương pháp giảm đau gót bàn chân tự nhiên được Đông y áp dụng rộng rãi. Massage thư giãn giúp tăng cường tuần hoàn máu, kích thích lưu thông máu đến vùng bị ảnh hưởng, giảm hiện tượng sưng viêm và đau nhức xảy ra ở gót chân cũng như giảm co rút các ngón chân, khớp, đầu gối,…

Chườm lạnh giảm đau gót chân

Chườm lạnh cũng là một cách giảm đau tại nhà không dùng thuốc đang được nhiều người bệnh áp dụng. Đá lạnh có tác dụng như chất gây tê tạm thời, làm tê liệt dây thần kinh cảm giác, ngăn chặn quá trình truyền phát tín hiệu đau về trung khu thần kinh. Bên cạnh đó đá lạnh cũng giúp đóng băng các mô bị viêm, giảm sưng gót chân, góp phần xoa dịu cơn đau nhức.

Thực hiện bài tập chữa đau gót tại nhà

Khi gặp các cơn đau ở mức độ nhẹ đến trung bình người bệnh có thể giảm đau bằng cách thay đổi lối sống và kết hợp với nhiều bài tập trị liệu tại nhà. Bạn có thể tham khảo các động tác đơn giản như lăn gót chân, duỗi cơ cẳng chân như kéo giãn bàn chân hoặc nâng gót chân để đem lại hiệu quả giảm đau nhức.

Điều trị đau gót chân bằng vật lý trị liệu

Một trong các phương pháp giúp giảm đau gót chân được áp dụng nhiều nhất hiện nay là điều trị vật lý trị liệu. Đây là cách điều trị giúp khôi phục chức năng của gót chân, giảm đau đớn cho người bệnh mà không cần dùng thuốc hay can thiệp ngoại khoa. Ngoài các bài tập kéo giãn gót chân, bàn chân, quá trình trị liệu còn có thể được hỗ trợ bởi các thiết bị máy móc hiện đại như: máy tạo tia Laser, máy tạo sóng xung kích Shockwave...

Điều trị giảm đau bằng thuốc

Áp dụng trong trường hợp cơn đau nhẹ, không xuất hiện viêm nhiễm, bạn có thể sử dụng thuốc để khắc phục tình trạng đau gót chân như: Sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau không steroid như: aspirin, diclofenac, meloxicam…Tiêm corticoid tại chỗ đau: biện pháp nào được sử dụng khi các thuốc giảm đau trên không phát huy tác dụng và cần theo chỉ định bác sĩ để đề phòng tác dụng phụ.

Điều trị đau gót chân bằng phẫu thuật

Chỉ khi các phương pháp điều trị bảo tồn không đạt hiệu quả, hoặc các cơn đau gót chân do gai xương gây nên mới cần cân nhắc tiến hành phẫu thuật. Trong trường hợp này phẫu thuật được thực hiện nhằm mục đích cắt bỏ gai xương gót chân hoặc loại bỏ các mô bị xơ chai hay bị viêm.

Biện pháp phòng ngừa viêm đau gót chân

Tình trạng đau gót chân có thể xảy ra với bất kỳ ai và ở bất kỳ độ tuổi nào. Do đó để phòng ngừa các cơn đau một cách hiệu quả tránh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động hàng ngày bạn cần:

  • Kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể ở mức ổn định để giảm áp lực cho gót chân.
  • Chọn giày vừa vặn và không bị mòn gót hoặc đế để nâng đỡ bàn chân.
  • Tránh những đôi giày có thể làm bạn đau hay gây khó chịu trong khi di chuyển đi lại.
  • Hạn chế đi giày cao gót quá nhiều đối với phụ nữ.
  • Hãy ngồi thay vì đứng nếu bạn dễ bị đau gót chân.
  • Tránh tập luyện thể thao quá sức làm ảnh hưởng đến gót chân.
  • Khởi động kỹ trước khi tham gia các môn thể thao và các hoạt động có thể gây áp lực cho gót chân.
  • Ngâm chân trong nước ấm kết hợp massage để chân được thư giãn sau một ngày dài hoạt động.
  • Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thực phẩm giàu canxi và vitamin D vào bữa ăn hàng ngày để giúp xương chắc khỏe và ít bị chấn thương.

Những cơn đau gót chân không những khiến bạn gặp khó khăn khi đi lại, vận động mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới tâm trạng và hiệu suất làm việc. Nếu cảm giác đau và khó chịu của bạn không thuyên giảm sau thời gian nghỉ ngơi tại nhà, đừng chần chừ nữa hãy liên hệ ngay với phòng khám Maple Healthcare để được các bác sĩ chuyên khoa xương khớp của chúng tôi tư vấn, kiểm tra và điều trị kịp thời, phòng ngừa ảnh hưởng xấu đến các chức năng vận động về sau nhé!

Chủ Đề