Tại sao ấn độ ăn bốc

Không chỉ món ăn khác biệt mà văn hóa ăn, điển hình như việc sử dụng dụng cụ ăn ở một số quốc gia vẫn không giống nhau. Nếu như người phương Tây có thói quen dùng dao, thìa, nĩa thì người Ấn Độ vẫn ăn bốc, một số quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn dùng đũa là chủ yếu. Tại sao như vậy?

Ăn bốc và văn hóa tín ngưỡng của người Ấn

Không chỉ sở hữu một nền ẩm thực độc đáo khác lạ so với nhiểu quốc gia châu Á khác mà cách ăn của người Ấn cũng rất khác biệt. Dù ở nhà, quán bình dân hay nhà hàng sang trọng, người ta vẫn ăn bốc. Dù món khô hay món có nước như cà ri, người ta vẫn bốc. Tuy nhiên, khi ăn, không phải tùy tiện muốn dùng tay nào cũng được mà phải dùng tay phải vì tay trái là tượng trưng cho những điều không sạch sẽ hay ô uế và cái ác.

Món ăn phong phú của người Ấn

Khi ăn ở Ấn Độ, bạn nên nhớ dùng tay phải

Việc sử dụng tay khi ăn của người Ấn được cho là chịu ảnh hưởng nhiều từ Phật giáo và Hồi giáo. Người Ấn cho rằng, đồ ăn thức uống mà họ có được là cho đấng tối cao ban cho nên khi đón nhận, phải đón lấy bằng tay trần một cách thành kính. Ngoài ra, việc ăn bằng tay cũng được cho là chạm đến mọi giác quan khiến họ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn. Trên thực tế, chúng ta khi gặm những món xương, vẫn phải dùng tay bốc đấy thôi vì nếu dùng đũa hay thìa nĩa thì không cách nào “xử lý” món ấy một cách nhanh gọn, “triệt để” được. Hoặc như khi ăn bánh xèo, đâu có cách gì mà cũng đũa gắp, phải gói bằng tay cả. Người ta vẫn cho rằng, bánh xèo phải ăn bằng tay mới ngon, nếu không sẽ rất… vô duyên.

Người Ấn cũng cho rằng, 5 ngón tay là tượng trưng cho 5 yếu tố: không gian, không khí, lửa, nước, trái đất. Việc ăn bằng tay sẽ giúp kích thích 5 yếu tố để tiết dịch tiêu hóa trong dạ dày, họ cho rằng, các dây thần kinh trên đầu ngón tay sẽ giúp kích thích tiêu hóa nhanh hơn và làm cho người ăn thấy ngon miệng hơn khi cảm thấy rõ đủ các hương vị, nguyên liệu làm nên món ăn.

Người Ấn cho rằng việc ăn bằng tay sẽ chạm tới các giác quan, khiến họ cảm thấy ngon miệng hơn

Thật ra, việc ăn bằng tay không riêng gì ở Ấn Độ mà tùy món ăn, người ta có cách “cư xử” khác nhau. Việc ăn bằng tay suy cho cùng cũng là cách ăn “bản năng” nhất mà ai ai, dân tộc nào cũng có thể áp dụng khi cần thiết.

Ăn bằng đũa và nền văn minh nông nghiệp

Tập quán sử dụng đũa có lẽ xuất phát từ Trung Quốc, sau đó lan sang nhiều quốc gia châu Á khác. So với việc dùng thìa, nĩa, dao thì việc dùng đũa có phần phức tạp và khó khăn hơn, đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay. Người phương Tây rất thích trải nghiệm dùng đũa như người châu Á ở một số quốc gia nhưng rõ ràng, không phải ai cũng thành công.

Đũa là một dụng cụ ăn khá tinh tế

Có rất nhiều câu chuyện lí giải nguồn gốc của đôi đũa ăn. Trong đó, sự lý giải thực tế nhất là việc gắn với nền nông nghiệp trồng lúa nước. Những hạt cơm nhỏ nhắn, có thể kết dính thì việc dùng đũa để ăn là phù hợp nhất. Ngoài ra, người ta còn cho rằng, sự gia tăng dân số khiến rất nhiều nguyên liệu, đặc biệt là lương thực thực phẩm trở nên ngày càng khan hiếm. Do đó, người ta bắt đầu cắt thức ăn ra thành từng miếng nhỏ để có thể nấu được nhanh hơn và tiết kiệm hơn. Những mẩu thức ăn được cắt bé thì không thể dùng dao cắt thêm nữa nên đôi đũa trở thành một công cụ vô cùng đơn giản, tiện dụng. Hơn nữa, việc ăn bằng đũa cũng được xem là ảnh hưởng từ tư tưởng của đạo Khổng. Là một người ăn chay, Khổng Tử cho rằng dùng dao để ăn là không thích hợp.

Với đôi đũa, bạn dễ dàng “xử lý” mọi món ăn

Theo đó, người ta cũng lý giải thói quen dùng thìa nĩa của nười châu Âu là theo nền văn hóa bắt nguồn từ săn bắn hái lượm nên thường ăn thịt là chủ yếu, rau củ thứ yếu nên về sau này khi trồng trọt chỉ trồng củ quả và lúa mì. Vì vậy họ dùng dao và nĩa trong bữa ăn để tiện cho việc cắt nhỏ các miếng thịt và thức ăn. Khi ăn củ quả, chủ yếu họ nấu thành canh súp hoặc hầm nhừ và dùng thìa để ăn.

Thói quen ăn thịt [thường để miếng to] của người phương Tây buộc họ phải dùng thìa nĩa để dễ cắt thức ăn

Ngày nay, với sự giao thoa văn hóa đa dạng, người phương Tây và người phương Đông tiếp nhận nền ẩm thực của nhau nên trong cách ăn cũng phần nào cho thấy sự linh hoạt. Do đó, dù ăn bốc, ăn bằng đũa hay thìa nĩa thì vẫn không “làm khó” được nhau.

Vương Thị Minh Thư

Theo Báo Người tiêu dùng

Khi sử dụng đũa hay thìa, bạn ăn dễ dàng và nhanh hơn nên có thể làm mất cân bằng lượng đường trong máu, từ đó làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.

Một nghiên cứu năm 2012 công bố bởi Hiệp hội Nội tiết châu Âu cho rằng những người ăn nhanh có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cao gấp 2,5 lần so với những người ăn chậm. Thói quen ăn chậm cũng giúp bạn tiêu hóa tốt hơn và dạ dày có thời gian nhận ra bạn đã no, từ đó ngăn bạn ăn quá nhiều.

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc tiểu đường bằng cách ăn bốc, bạn sẽ cho ít thức ăn vào miệng hơn và ăn chậm hơn.

5. Bạn giảm nguy cơ bị tăng cân

Thói quen ăn bằng muỗng đũa là một quy trình máy móc nên bạn sẽ không chú ý nhiều đến lượng thực phẩm mình đang ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm những việc khác trong khi ăn như xem tivi, kiểm tra điện thoại hoặc đọc báo. Sự mất tập trung khi ăn uống này có thể khiến bạn ăn nhiều hơn mà không biết.

Một nghiên cứu năm 2008 công bố trên Tạp chí Y khoa Anh cũng đã chỉ ra rằng ăn quá no và ăn nhanh sẽ làm tăng nguy cơ béo phì.

Bạn sẽ nhận thức rõ hơn về lượng thức ăn và khó làm việc khác khi đang ăn bốc. Điều này làm giảm nguy cơ ăn uống vô độ, chính là một nguyên nhân dẫn đến tăng cân.

6. Ăn bốc giúp bạn đảm bảo vệ sinh hơn

Mặc dù nhiều người nghĩ rằng ăn bốc không hợp vệ sinh nhưng thực tế cách ăn này lại khá sạch sẽ. Đó là bởi vì khi ăn bốc, bạn sẽ có ý thức luôn rửa tay trước bữa ăn và giữ tay mình sạch sẽ. Ngược lại, bạn dễ chủ quan và không làm sạch tay đúng cách khi dùng thìa, đĩa và các dụng cụ ăn uống khác.

Bạn dùng xà phòng để rửa ngón tay, móng tay, lòng bàn tay và các kẽ ngón tay. Sau đó, bạn cần lau tay băng khăn sạch rồi mới sẵn sàng dùng bữa nhé.

7. Ăn bốc giúp bạn luyện tập cơ tay

Thói quen ăn bốc cũng là một hình thức vận động các cơ tay nhẹ nhàng giúp bạn cải thiện tuần hoàn máu. Bạn sẽ có thể tranh thủ luyện tập ngay khi ăn mà không cần lo lắng mình tập thể dục không đủ nữa.

Nếu bạn muốn ăn bốc, hãy thử áp dụng các lời khuyên sau đây của người Ấn Độ:

– Rửa tay sạch trước và sau khi ăn.

– Cắn những miếng nhỏ để thức ăn không bị vương vãi ra bàn.

– Tập tư thế ngồi đúng và không đặt khuỷu tay lên bàn khi ăn.

– Cắt đồ ăn thành những miếng kích cỡ vừa phải để có thể cầm dễ dàng bằng tay.

Phong tục ăn bốc không những vệ sinh mà còn mang đến khá nhiều lợi ích cho sức khỏe và giúp bạn tận hưởng món ăn. Nếu muốn ăn bốc, bạn nên lựa chọn các món ăn khô như bánh mì, thịt gà luộc, cơm nắm… Đây là trải nghiệm ăn uống độc đáo của người Ấn Độ mà bạn nên thử để cảm thấy ngon miệng hơn!

Như Vũ HELLO BACSI

Bạn có biết người ấn độ ăn bằng tay nào? Nếu chưa biết thì bạn đừng ngần ngại tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết bên dưới. Thú vị lắm đấy.

Nổi tiếng với những nét động đáo trong phong tục tập quán cũng như văn hóa, Ấn Độ còn mang đến cho du khách những ấn tượng khó phai về quy tắc ăn uống. Người Ấn Độ ăn bằng tay thay vì ăn bằng chén nĩa hay đũa. Nhưng bạn có biết người Ấn Độ ăn bằng tay nào hay họ ăn bằng cả hai tay? Tham gia chuyến du ngoạn đến đất nước Ấn độ tìm hiểu quy tắc ăn uống để có câu trả lời nhé.

Ấn Độ - đất nước có nhiều quy tắc phức tạp về vấn đề ăn uống

Ấn Độ được biết đến là một đất nước nổi tiếng với nhiều quy tắc ăn uống phức tạp. Không chỉ thế, tại đất nước đặc biệt này những nhóm người khác nhau trong xã hội được phân biệt dựa trên các món ăn họ thưởng thức mỗi ngày. Nếu sống trong một nhóm người yêu thích món gà, trong khi đó số người khác lại chán không thích món ăn này thì ngay lập tức, xuất hiện một rào cản vô hình giữa những người này. 

Bởi người Ấn Độ có quan điểm khi nhìn thấy ai đó có sở thích không đồng điệu hay thói quen sinh hoạt, ăn uống không phù hợp với mình thì rất khó nảy sinh thiện cảm. Ngược lại với những người cùng thích ăn ăn uống hay thói quen đồng điệu lại dễ dàng tìm thấy điểm chung. Cũng nhờ đó mà những người này có thể làm quen và thân thiện với nhau một cách nhanh chóng.

Ấn Độ có nhiều quy tắc phức tạp về ăn uống

Tại đất nước Ấn Độ, người dân được chia thành nhiều đẳng cấp khác nhau dựa trên các quy tắc xã hội phân mà nổi bật nhất là các quy tắc về ăn uống. Nó giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định vị thế cao hay thấp của người dân. Các gia đình ở Ấn Độ chỉ chấp nhận kết thông gia với những gia đình mà họ nhận thấy sự phù hợp trong cách cư xử trên bàn ăn. Nếu một gia đình đã từ chối nhận thức ăn từ gia đình bên kia thì đó là dấu hiệu thông báo sẽ không có cuộc hôn nhân giữa hai gia đình này.  Cũng vì thế, khi đám cưới diễn ra sẽ có một bữa ăn chung của hai gia đình trong không khí nghiêm trang và chỉnh tề với sự góp mặt của cô dâu, chú rể và tất cả các thành viên của hai gia đình.

Những món ăn nào của Ấn Độ được xem là "thuần khiết"?

Ấn Độ mang nhiều nét độc đáo trong nền văn hóa, một trong số đó là sự đề cao khái niệm "thuần khiết" trong ăn uống của người dân. Món ăn xuất hiện nhiều nhất tại đây chính là cơm – nguyên liệu dễ pha tạp cũng như dễ chế biến nhất nhất. Người dân Ấn Độ thường dùng cơm với người thân quen hoặc một mình chứ không dùng chúng trong các bữa tiệc Với người dân Ấn Độ, những món ăn được nấu chín mà không cần dùng đến dầu mỡ được xem là "không hoàn hảo". Trong khi đó, những món chiên, đồ ăn vặt ở Ấn Độ lại được gọi là "hoàn hảo". Bởi những món ăn này chứa sự thuần khiết của bơ thiêng và cũng mang ít tạp chất hơn.

Món ăn Ấn Độ đa dạng và phong phú

Cùng với đó, một yếu tố không kém phần quan trọng với những món ăn là đầu bếp, bởi vị họ là người trực tiếp tiếp xúc với bát, chậu và các loại thực phẩm. Hơn hết, nếu thông thường người đầu bếp là người nêm nếm các món ăn, nhưng ở Ấn Độ, đầu bếp phải hạn chế nếm thử món ăn bằng cách nhận biết mùi vị thông qua khứu giác và ngón tay.

Ở Ấn Độ, khi những người giới thượng lưu chuẩn bị bất cứ bữa tiệc chiêu đãi nào họ đều tự tay thực đơn toàn những món "hoàn hảo" và chính họ là người chế biến chúng để bữa ăn được hoàn toàn thuần khiết  nhất cũng như đảm bảo không bị "nhiễm bẩn" từ người nào khác. Theo nghi thức bàn ăn của người thuộc tầng lớp thượng lưu, trong bữa ăn phải sử dụng tay phải để đưa thức ăn cho người lớn hơn. Phụ nữ có thể ăn bằng tay trái, nhưng phải đưa thức ăn cho người khác bằng tay phải. Cốc nước được dùng trong bữa ăn có thể cầm bằng tay trái. 

Người Ấn Độ ưa chuộng các món ăn “thuần khiết”

Trong bàn ăn mọi người phải ngồi xổm trên mặt đất và nhất định không được đứng, nằm hoặc vừa đi vừa ăn. Kèm theo đó hướng mặt lúc ngồi ăn cũng được chú trọng trong bữa ăn của người Ấn Độ. Khi ăn mặt hướng về hướng đông đồng nghĩa là "thuần khiết" và đáng kính, vì thế với những ai có cha mẹ còn sống không nên quay mặt về hướng nam. Chén đĩa được rửa cẩn thận trước bữa ăn và bỏ đi ngay sau khi dùng vì không ai muốn ăn trên một chiếc đĩa bị bẩn hay bị mẻ.

Phong thái trên bàn ăn nói gì về con người bạn? 

Phong thái trên bàn ăn nói lên tính cách người ăn vì thế những người thuộc đẳng cấp cao luôn tự hào về những nghi thức ăn uống của họ. Cũng vì thế họ xa lánh thậm chí kì thị những người có hành vi thô lỗ trên bàn ăn. Dù không có một bộ luật nào nói về những quy định hay điều cấm kỵ trong bàn ăn, nhưng trong thực tế người ta vẫn dựa trên những cử chỉ ăn uống để đánh giá về một con người.

Cách ăn thể hiện sự tinh tế và đẳng cấp con người

Dù ở đất nước Ấn Độ, ở phương Tây hay bất cứ đất nước nào, những ứng xử trên bàn ăn đều thể hiện sự tinh tế và đẳng cấp của một người. Vì thế nếu bạn là khách đến nhà thì nên quan sát những hành động của chủ nhà để không vô tình vướng phải những điều cấm kị trong gia đình chủ nhà. Riêng với khách nước ngoài, khi đến thăm bất cứ một quốc gia nào bạn cũng cần tìm hiểu những phong tục và nguyên tắc của nước chủ nhà và tuân theo chúng. 

Dù tác phong ăn uống không hoàn toàn nói lên địa vị hay đẳng cấp của một con người, nhưng nó thể hiện phần nào sự lịch thiệp của mình trong cuộc sống. Từ đó bạn không cần làm quá nhiều thứ cũng có thể có thể dễ dàng tạo thiện cảm với những người cùng sở thích hay với tâm hồn đồng điệu.

Ăn bốc và văn hóa tín ngưỡng của người Ấn

Đất nước Ấn Độ Không chỉ sở hữu nền văn hóa ẩm thực độc đáo, mang nhiều nét khác lạ so với những quốc gia khác trong khu vực châu Á mà cách ăn uống của người Ấn cũng rất nhiều điểm khác biệt. Từ ăn ở nhà hàng sang trọng, quán ăn bình dân hay chính tại nhà thì người Ấn Độ đều ăn bóc. Nhưng bạn có biết người Ấn Độ ăn bằng tay nào không? Ở Ấn Độ ăn bằng tay nhưng không phải tùy tiện dùng tay nào cũng được mà họ dùng tay phải để ăn.

Chắc tới đây bạn cũng khá ngạc nhiên với cách ăn uống kỳ lạ của người Ấn Độ. Cộng với đó là quy tắc “ luật bất thành văn” mà không phải ai cũng biết về cách ăn uống của người dân nơi đây. Người Ấn Độ ăn bằng tay nào là sự lựa chọn, có tính ngưỡng riêng bởi với họ tay trái tượng trưng cho những thứ không sạch sẽ và đặc biệt nó tượng trưng cho cái ác, chính vì thế họ dùng tay phải để ăn.

Người dân Ấn Độ ăn bằng tay phải

Đây là sự ảnh hưởng từ nền Phật giáo và Hồi giáo trong tín ngưỡng văn hóa của Ấn Độ. Người dân Ấn Độ quan niệm rằng đồ ăn thức uống họ có được là do đấng tối cao ban cho do đó khi đón nhận, họ phải dùng tay trần đón lấy một cách thành kính. Bên cạnh đó, việc ăn bằng tay được xem là chạm đến mọi giác quan, điều này khiến họ cảm giác ngon miệng hơn khi ăn.

Trên thực tế, dù không ăn bằng tay nhưng khi muốn gặm những món xương, chúng ta vẫn phải dùng tay để bốc thức ăn vì nếu dùng thìa hay đũa thì không thể nào “xử lý” một cách nhanh gọn và “triệt để” món ăn đó được. Không chỉ thế, tại nước ta khi ăn bánh xèo, thực khách vẫn phải dùng tay mà không dùng đũa để gắp và cũng phải gói bằng tay, ăn bằng tay.  

Không chỉ thế người Ấn còn cho rằng, một bàn tay có 5 ngón tay là tượng trưng cho 5 yếu tố: không gian, không gian, lửa, nước và cuối cùng là đất. Do đó việc ăn bằng tay sẽ kích thích 5 yếu tố tiết dịch tiêu hóa trong dạ dày. Ngoài ra, họ cho rằng các dây thần kinh trên đầu các ngón tay sẽ giúp người ăn thấy ngon miệng hơn  khi cảm nhận đầy đủ và rõ ràng các nguyên liệu, hương vị làm nên món ăn đồng thời kích thích tiêu hóa nhanh hơn.

- Thông qua việc ăn bằng ngón tay cái ta có không gian

- Thông qua việc ăn bằng ngón trỏ ta có không khí

- Thông qua việc ăn bằng ngón giữa ta có ngọn lửa

- Thông qua việc ăn bằng ngón đeo nhẫn ta có nước

- Thông qua việc ăn bằng ngón tay màu hồng ta có đất

Thực tế, không riêng gì ở Ấn Độ, việc ăn bằng tay còn tùy thuộc vào món ăn mà thực khách có cách “cư xử” khác nhau. Việc người Ấn Độ ăn bằng tay nào hay cách ăn của họ suy cho cùng cũng là từ phong tục tập quán và nét văn hóa riêng của một quốc gia.

Khi ăn bằng tay phải thể hiện sự tôn trọng chủ nhà

Tuy nhiên việc ăn cơm bằng tay được coi là không mấy sạch sẽ vì ngón tay phải tiếp xúc với lá gói hoặc khiến cho thức ăn bị vấy bẩn bởi nước bọt. Vì thế cách tốt nhất là nắm lấy một lượng nhỏ thức ăn đồng thời nhúm nó lại bằng các ngón tay sau đó cho trực tiếp vào miệng. Riêng với các loại đồ chiên, đồ ăn vặt hay bánh kẹo, trái cây sấy thì có thể đưa thẳng vào miệng và không để tay chạm môi. Trường hợp thức ăn quá lớn không thể đưa hết vào miệng một lần, bạn nên bẻ nhỏ chúng ra chứ không trực tiếp cắn.

Với người Ấn Độ ăn bốc bằng tay là thể hiện sự tôn trọng. Vì thế, khi được một gia đình người Ấn mời vào nhà dùng bữa, thì việc ăn bằng tay chính là thể hiện sự tôn trọng  của khách đối với chủ nhà. Nhưng không vì thế mà có nghĩa rằng với bất cứ món ăn nào cũng phải dùng tay. Bởi khi ăn các loại thức ăn lỏng như súp hay chè thì bạn không thể nào dùng tay, lúc đó bạn sẽ dùng 1 muỗng nhỏ để sử dụng.

Nếu hỏi các nước ăn tay hay cụ thể người Ấn Độ ăn bằng tay nào thì chúng ta có cùng câu trả lời đó là tay phải. Bởi đối với hầu hết các nước khác ăn bằng tay cũng như Ấn Độ họ chỉ dùng đúng tay. Do đó khi đến đất nước này bạn hãy ăn bằng tay phải để thể hiện sự tôn trọng nét văn hóa riêng của đất nước.

Hoài Trinh

Đánh giá bài viết: 1 2 3 4 5

4 stars – 19 reviews

Video liên quan

Chủ Đề