Tại sao bàn chân bị phù

Đừng chủ quan với triệu chứng sưng phù ở chân, vì đó có thể là dấu hiệu sớm của cơn đau tim chết người, theo Express.

Phù có thể là dấu hiệu của suy tim vì khi tim không bơm tốt, chất lỏng từ bên trong mạch máu có xu hướng rò rỉ ra các mô xung quanh.

Chân và mắt cá chân là những vùng thường bị phù nề vì tác động của trọng lực.

Cần lưu ý rằng, không phải ai bị sưng phù chân cũng là bị bệnh tim. Sưng phù chân hoặc tăng cân không nhất thiết là bị bệnh tim.

Nếu sưng phù chân kèm theo các triệu chứng đau tim khác cùng với tiền sử gia đình bị bệnh tim, thì nhiều khả năng mắc bệnh tim hoặc suy tim, tiến sĩ Carl E. Orringer, phó giáo sư y khoa và giám đốc y học tim mạch dự phòng, từ Coconut Grove [Mỹ], cho biết, theo Express.

Các triệu chứng của đau tim ở nam giới thường là đau ngực.

Ở phụ nữ, ngoài tình trạng khó chịu ở ngực, còn kèm theo các triệu chứng khác, như khó thở, buồn nôn và mệt cực độ.

Suy tim sung huyết cũng có thể gây trướng bụng.

Suy tim cũng có thể khiến chất lỏng tích tụ trong phổi, dẫn đến khó thở hoặc ho dai dẳng.

Tại sao suy tim gây sưng phù chân?

Khi bị suy tim, tuần hoàn máu chậm lại và hoạt động kém hiệu quả hơn. Chất lỏng mà lẽ ra phải được máu lấy và chuyển đến thận để đào thải, sẽ đọng lại ở những nơi như chi dưới, theo Health Line.

Vì vậy, những người bị suy tim nên theo dõi cân nặng hằng ngày. Tăng cân có thể là dấu hiệu của tình trạng giữ nước.

Những người bị suy tim nên theo dõi cân nặng hằng ngày. Tăng cân có thể là dấu hiệu của tình trạng giữ nước

Ảnh minh họa: Shutterstock

Sưng phù chân còn là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm nào?

• Cục máu đông ở chân

Cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch chân, có thể làm giảm lưu lượng máu, dẫn đến sưng phù và khó chịu, theo Health Grades.

• Suy tĩnh mạch

Khi các tĩnh mạch không thể bơm máu đầy đủ, khiến máu đọng lại ở chân.

• Viêm màng ngoài tim

Tình trạng này gây khó thở và sưng phù mạn tính, nghiêm trọng ở chân và mắt cá chân.

• Phù bạch huyết

Sự tắc nghẽn trong hệ thống bạch huyết khiến các mô bị sưng lên vì chất lỏng, dẫn đến sưng ở tay và chân.

• Tiền sản giật

Tình trạng này gây ra huyết áp cao khi mang thai - có thể dẫn đến tuần hoàn kém và sưng phù ở mặt, tay và chân.

• Xơ gan

Tình trạng này có thể gây ra huyết áp cao và lưu thông kém ở bàn chân, cẳng chân và mắt cá chân.

Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu sưng phù kèm theo các triệu chứng sau, theo Health Grades.

• Mắc bệnh tim hay bệnh thận

• Mắc bệnh gan

• Vùng sưng phù bị tấy đỏ, nóng

• Hơi sốt

• Mang thai và bị phù đột ngột hoặc phù nặng

• Đã thử nhiều cách khắc phục tại nhà, nhưng không có hiệu quả

• Sưng phù càng ngày càng nặng

Nên đến bệnh viện ngay lập tức nếu sưng phù bàn chân, cẳng chân và mắt cá chân, đồng thời gặp một hoặc nhiều triệu chứng sau đây, theo Health Grades.

• Đau, tức ngực

• Chóng mặt

• Đầu óc lú lẫn

• Xây xẩm hoặc ngất xỉu

• Khó thở hoặc thở gấp

Cần để ý những vấn đề sau để báo cho bác sĩ biết:

• Bị phù ở vị trí nào?

• Thời điểm nào trong ngày bị nặng hơn?

• Có gặp triệu chứng nào nữa không?

• Để ý xem khi làm gì thì bớt phù hoặc làm gì thì phù nặng hơn?, theo Health Grades.

Tin liên quan

Áp suất máu có xu hướng đẩy nước trong máu ra khỏi mạch MÁU để đi đến các mô lân cận.Trong khi đó các protein trong máu lại hút số nước này trở lại mạch máu.Nhưng trong những trường hợp bệnh lý sự cân bằng này bị phá vỡ mà đôi khi không biết được nguyên nhân. Hậu quả là các mô cơ thể, nhất là các mô liên kết bị Ứ nước bất thường gây phù, hay gặp nhất ở các chi dưới.

Nguyên nhân cơ học:

Có “chướng ngại vật” tại một tĩnh mạch hoặc một bạch mạch ngăn cản sự tuần hoàn các chất lỏng: viêm tĩnh mạch, viêm  bạch mạch, có khối u chèn ép mạch máu [u bạch huyết bào]; suy tim gây áp lực máu trong các tĩnh mạch và mao mạch cũng gây phù chân.

Nguyên nhân hóa học:

Do thiếu hoặc ngược lại do thừa nhiều chất khác nhau dẫn đến rối loạn cân bằng các chất lỏng; giảm tỷ lệ protein tronmg máu trong hội chứng thận hư; ứ muối do suy thận hoặc do dùng một số thuốc [corticoid, thuốc chống thụ thai…]; thiếu protein, vitamin B1 ở người nghiện rượu.

Phù chân biểu hiện đầu tiên tăng cân. Nếu tăng cân nhiều sẽ sưng nề các chi dưới, rõ nhất vào buổi chiều, kèm theo mệt mỏi. Có thể chỉ sưng mắt cá chân hay sưng chân, thậm chí cả một chân bị biến dạng [chân voi]. Có thể chỉ phù một chân.

Nguyên nhân hay gặp là giãn tĩnh mạch hoặc viêm tĩnh mạch sâu [tĩnh mạch bắp chân, tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch chậu của jkhung chậu nhỏ]; bệnh nhân cảm thấy đau sâu bên trong chân và thấy nóng ở vùng tổn thương.

Phù chân biểu hiện đầu tiên tăng cân

Phù chân có thể có những biến chứng như: loét, giãn tĩnh mạch, rối loạn dinh dưỡng các mô [teo da, rối loạn nhiễm sắc to; viêm da do vi khuẩn, do liên cầu khuẩn [bệnh viêm quầng]; viêm tĩnh mạch. Điều trị bằng cách dùng các thuốc  sát khuẩn bôi tại chỗ, tùy trường hợp dùng thuốc mỡ, thậm chí ghép da [nếu bị loét] hoặc dùng kháng sinh [bệnh viêm quầng].

Điều trị căn bản là chữa nguyên nhân: thuốc chống đông nếu là viêm tĩnh mạch thuốc lợi tiểu, thuốc trợ tim, thuốc giãn mạch nếu là suy tim… Bệnh nhân nên đi bít tất ngay khi thức dậy vào buổi sáng.Nếu là suy tĩnh mạch nên gác cẳng chân lên cao trong khi ngủ và dùng các thuốc trợ tĩnh mạch.

Trong nhiều trường hợp cách độc nhất chữa phù chân là kích thích thận bài tiết nước tiểu, do đó cần ăn nhạt, đôi khi phải dùng thuốc lợi tiểu. Nếu chân sưng nhiều, xoa bóp chân bằng tay hoặc bằng hơi [đặt chân trong một máng rồi bơm căng hơi].


GS. PHẠM GIA CƯỜNG

Tình trạng sưng, phù chân là dấu hiệu bạn đang gặp các vấn đề sức khỏe

Đứng/ngồi hàng giờ liền

Khi bạn không vận động nhiều, các cơ ở bắp chân, bàn chân… ít được sử dụng tới. Điều này khiến tốc độ lưu thông máu chậm lại, dễ gây sưng, phù chân. 

Ăn quá nhiều muối

Natri trong muối là chất gây giữ nước trong cơ thể, có thể dẫn tới sưng, phù chân khi ăn quá nhiều. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người trưởng thành không nên ăn quá 2.300mg [1 thìa cà phê] muối/ngày.

Mang thai

Phụ nữ mang thai từ tháng thứ 4, chân thường bị sưng, phù. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone trong cơ thể, cũng như do thai nhi phát triển nhanh, đè vào các tĩnh mạch vùng chậu, gây hạn chế lưu thông máu.

Nếu thấy tình trạng sưng, phù xảy ra cả ở tay và mặt, rất có thể bạn đang bị tiền sản giật - tình trạng huyết áp tăng cao gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Nhiều phụ nữ mang thai bị sưng, phù chân khó chịu

Thừa cân, béo phì

Khi bị thừa cân, béo phì, áp lực lên chân của bạn sẽ lớn hơn, dẫn tới việc giảm lưu thông máu gây sưng, phù chân. Thay đổi thói quen ăn uống, tập thể dục giảm cân có thể khắc phục tình trạng này.

Bị thương ở chân

Khi bạn bị thương tại chân, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng tình trạng sưng, viêm. Máu sẽ được dồn xuống chân để hồi phục vết thương. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể nâng cao bàn chân, chườm mát khu vực bị thương để giảm đau, giảm sưng.

Thay đổi hormone

Chân của bạn có thể sưng, phù nhiều hơn trước kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone sau khi rụng trứng. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên chú ý uống đủ nước, không ăn quá mặn và tập thể dục đều đặn.

Tác dụng phụ của thuốc

Một vài loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc kiểm soát đường huyết, thuốc giãn mạch, thuốc chẹn kênh calci, thuốc chống viêm không steroid… cũng có thể gây sưng, phù chân do chúng có khả năng giữ natri, gây giữ nước trong cơ thể.

Nhiều loại thuốc có thể gây giữ natri dẫn tới sưng, phù chân 

Chân bị nhiễm trùng

Tình trạng sưng, phù chân có thể xảy ra do chân bị nhiễm trùng. Những người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh động mạch ngoại biên, viêm khớp dạng thấp… là những người có nguy cơ cao bị nhiễm trùng chân.

Phù bạch huyết

Phù bạch huyết là tình trạng xảy ra khi hệ bạch huyết, đặc biệt là các hạch bạch huyết tại vùng chậu bị tổn thương, ảnh hưởng tới sự lưu thông của dịch bạch huyết xuống chân, bàn chân. Tình trạng phù bạch huyết dễ xảy ra với những người bị béo phì, ung thư. 

Suy tim

Khi bị suy tim, tim sẽ không bơm máu hiệu quả, dẫn đến sự tích tụ máu trong tĩnh mạch. Điều này có thể gây nên tình trạng sưng, phù chân.

Cục máu đông

Khi cơ thể hình thành cục máu đông, khu vực phía sau vùng bị tắc nghẽn sẽ gia tăng áp lực nghiêm trọng, dồn máu ra khỏi tĩnh mạch vào các mô gây sưng, phù cũng như đe dọa tới tính mạng.

Những người bị béo phì, nghiện thuốc lá, suy tim, ung thư, phụ nữ đang mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai và những người ngồi nhiều sẽ có nguy cơ cao hình thành cục máu đông.

Suy thận

Thận có nhiệm vụ cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể, loại bỏ chất lỏng dư thừa. Khi thận bị suy yếu, không hoạt động bình thường, cơ thể sẽ dễ bị tích nước dẫn tới sưng, phù chân.

Bệnh gan

Khi mắc bệnh xơ gan, gan có thể hình thành sẹo, hạn chế dòng máu chảy vào gan gây tăng huyết áp, sưng chân. Xơ gan cũng có thể tác động tới sự sản sinh protein albumin, một yếu tố góp phần gây sưng chân.

Vi Bùi H+ [Theo Lược dịch theo Health]

Video liên quan

Chủ Đề