Tại sao chủ nghĩa duy tâm tồn tại đến ngày nay

Bạn đang làm bài tập với câu hỏi Tại sao chủ nghĩa duy tâm tồn tại đến ngày nay, mình sẽ cho bạn đáp án trả lời, đồng thời bạn cũng sẽ nhận thêm bài viết về chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

HomeBài viếtChủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là gì?

Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

Việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học gắn liền với việc phân chia các học thuyết triết học thành hai tr­ờng phái triết học cơ bản là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

 a. Chủ nghĩa duy vật khẳng định vật chất có tr­ớc, ý thức có sau; thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan, độc lập với ý thức con ng­ời và không do ai sáng tạo ra; còn ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc con ng­ười; không thể có tinh thần, ý thức nếu không có vật chất.

Chủ nghĩa duy vật đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại và cho đến nay, lịch sử phát triển của nó luôn gắn liền với sự phát triển của khoa học và thực tiễn, tồn tại d­ới nhiều hình thức khác nhau.

+ Chủ nghĩa duy vật cổ đại mang tính chất phác, ngây thơ, xuất phát từ giới tự nhiên để giải thích thế giới. Hạn chế của nó là còn mang tính trực quan, trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất đã đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể. Ví dụ nh­ quan niệm của Talét, Hêraclit, Đêmôcrit...

+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII: Do ảnh h­ởng của Cơ học cổ điển nên chủ nghĩa duy vật thời kỳ này chịu sự tác động mạnh mẽ của ph­ơng pháp t­ duy siêu hình, máy móc - ph­ơng pháp nhìn nhận thế giới trong trạng thái biệt lập, tĩnh tại. Tuy không phản ánh đúng hiện thực, nh­ng CNDV siêu hình vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo. Ví dụ nh­ quan niệm của Niutơn, Bêcơn và các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII.

+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó đ­ợc V.I. Lênin tiếp tục phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học tr­ớc đó và vận dụng các thành tựu của khoa học đ­ơng thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng ngay từ khi mới ra đời đã khắc phục đ­ợc những hạn chế của chủ nghĩa duy vật tr­ớc đó, thể hiện là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Nó không chỉ phản ánh đúng đắn hiện thực mà còn là một công cụ hữu hiệu giúp các lực l­ợng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực ấy.

 b. Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức, tinh thần có tr­ớc và quyết định giới tự nhiên. Giới tự nhiên chỉ là một dạng tồn tại khác của tinh thần, ý thức.

Chủ nghĩa duy tâm đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại với hai hình thức chủ yếu là:

 + Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của cảm giác, ý thức con ng­ời, khẳng định mọi sự vật, hiện t­ợng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân, của chủ thể. Ví dụ quan niệm của Beccơly.

+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức, nh­ng đó không phải là ý thức cá nhân mà là tinh thần khách quan có tr­ớc và tồn tại độc lập với con ng­ời, quyết định sự tồn tại  của tự  nhiên, xã hội và t­ duy. Nó th­ờng đ­ợc mang những tên gọi khác nhau nh­ ý niệm, ý niệm tuyệt đối, tinh thần tuyệt đối hay lý tính thế giới.Ví dụ quan niệm của Platon, Hêghen.

Cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đều có nguồn gốc xã hội và nguồn gốc nhận thức. Nguồn gốc xã hội của chủ nghĩa duy vật là các lực l­ợng xã hội, các giai cấp tiến bộ, cách mạng; nguồn gốc nhận thức của nó là mối liên hệ với khoa học. Còn nguồn gốc xã hội của chủ nghĩa duy tâm là các lực l­ợng xã hội, các giai cấp phản tiến bộ; nguồn gốc nhận thức của nó là sự tuyệt đối hóa một mặt của quá trình nhận thức [mặt hình thức], tách nhận thức, ý thức khỏi thế giới vật chất.

Trong lịch sử triết học luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật, tạo nên động lực bên trong cho sự phát triển của t­ duy triết học. Đồng thời, nó biểu hiện cuộc đấu tranh về hệ t­ t­ởng giữa các giai cấp đối lập trong xã hội.

c. Bên cạnh các nhà triết học nhất nguyên luận[duy vật hoặc duy tâm] giải thích thế giới từ một nguyên thể hoặc vật chất hoặc tinh thần, còn có các nhà triết học nhị nguyên luận. Họ xuất phát  từ cả hai nguyên thể vật chất và tinh thần để giải thích mọi hiện t­ợng của thế giới. Theo họ, thế giới vật chất sinh ra từ nguyên thể vật chất, thế giới tinh thần sinh ra từ nguyên thể tinh thần. Họ muốn dung hòa giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm, nh­ng cuối cùng họ rơi vào chủ nghĩa duy tâm khi thừa nhận ý thức hình thành và phát triển tự nó, không phụ thuộc vào vật chất.


 

Đọc và thảo luận TRIẾT HỌC KỲ THÚ trên Telegram

Chào các bạn,


Câu hỏi dường như mang đầy tính triết học “hàn lâm” này thực ra gần gũi với đời sống hơn là chúng ta nghĩ rất nhiều, đặc biệt là với một đất nước xã hội chủ nghĩa xây dựng trên nền tảng Triết học Mac-Lê nin. Khái niệm nổi bật xuyên suốt trong Triết học Mac-Lê là “duy vật biện chứng”, và mình thán phục phần “biện chứng” trong tư duy rất logic của nó, còn phần “duy vật hay duy tâm?” mình thường nghĩ rằng không quan trọng, ai tin hay không là chuyện của mỗi người. Có hơi một chút băn khoăn khi được dạy rằng: “Vật chất sinh ra Ý thức, Vật chất quyết định Ý thức, mặc dù Ý thức có thể quay ngược trở lại tác động lên Vật chất”, vì mình nghĩ rằng cái gì sinh ra cái gì thì có ảnh hưởng gì đâu? Ví dụ như là, đúng là bố mẹ mình sinh ra mình, nhưng trước khi sinh ra con thì đã được gọi là “bố mẹ” đâu, cho nên đó chẳng phải chỉ là tên gọi sao?

Khi được học về Triết học Mac-Lê mình chỉ đạt đến hiểu biết thô sơ rằng tôn giáo là “duy tâm”, vô thần và thực tế là “duy vật”; chỉ quan tâm đến đời sống tâm linh sau khi chết được lên thiên đàng, không quan tâm đến đời thực là “duy tâm”, quan tâm thực tế đến đời sống vật chất là “duy vật”. Mình nhớ thời mình còn nhỏ, khoảng 6-7 tuổi, là thời kì hoàng kim của chủ nghĩa duy vật, ai ai cũng nói về duy vật, tin chắc rằng không thể có khoa học nào có tính khoa học cao hơn được như thế nữa, thực tế hơn được như thế nữa. Thêm vào đó là, chủ nghĩa Mac Lê cùng với Bác Hồ đã giúp chúng ta giành độc lập cho dân tộc, có thể còn nghi ngờ tính chân lý của nó được sao?

Mình đã hoàn toàn tin tưởng vào lý tưởng công bằng của chủ nghĩa xã hội, rằng đến một ngày nào đó khi sản xuất đạt đến mức cao, khi nỗi lo cơm áo gạo tiền không còn nữa, ngày đó chúng ta thỏa thuê sáng tạo theo ý thích, “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, khi đó lao động chỉ là để thỏa mãn tình yêu lao động, “nghệ thuật vị nghệ thuật” chứ không cần “nghệ thuật vị nhân sinh” nữa. Cho dù có người nói với mình về sự không tưởng của nó, mình vẫn nghĩ lý tưởng thì đâu có hại gì, mơ cao một chút thì đâu có sao.

Khi trưởng thành và quan sát những việc xảy ra trong xã hội, mình nhận ra vấn đề không đơn giản như thế, khi sự tôn thờ chủ nghĩa duy vật và vô thần đã khiến người ta khinh rẻ tất cả những gì thuộc về “tôn giáo là mê tín dị đoan” vào thời kì đầu, và “cầu thần khấn phật cho lợi ích cá nhân” của tất cả các tầng lớp trong thời kì nay. Mình bắt đầu cảm nhận có điều gì đó không đúng, có điều gì đó đã phân ly chúng ta theo hai hướng ngược nhau, có điều gì đó đã khiến tâm hồn chúng ta trống rỗng chỉ biết đến lợi ích của cá nhân mình, cùng lắm là gia đình mình. Khi đọc những bài viết của anh Hoành về tư tưởng trong Phật giáo, trong Thiền, tư tưởng trong Thiên Chúa giáo, mình đã nhận ra điều không đúng đó là gì, đó là tư tưởng, chúng ta không dùng tư tưởng của mình mà phải đi vay mượn của nước ngoài, của triết học Mac-Lê. Không may là, sự phân chia giữa “duy vật” và “duy tâm” cùng với sự hạ thấp tâm linh/tôn giáo đã đẩy chúng ta vào tình thế hiện nay.

Phật triết thực sự là một triết học cao hơn sự phân ly máy móc giữa “vật chất và ý thức” rất nhiều lần, như trong Bát Nhã tâm kinh đã viết rõ : “Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc”. Khi còn sống trên Trái đất này, chúng ta có thể có thân thể mà không có ý thức sao? Có thể có ý thức mà không có thân thể sao? Có thể tách “hương vị” ra khỏi món ăn sao? Có thể gọi là “thanh nam châm” nếu tách nó ra khỏi thuộc tính “hút sắt” của nó được sao? Bởi vì, vật chất và ý thức không phải là hai thứ riêng rẽ, chỉ là một, sự sống của chúng ta được tạo thành từ cả hai điều đó, trong một thể thống nhất, là điều đã ghi trong Phật pháp từ hàng ngàn năm. Tư tưởng trong Phật giáo mặc dù cao hơn thế nhưng điều cơ bản nhất vẫn là “vật chất và ý thức chỉ là một”. Đời sống của chúng ta là một “sự hài hoà đa nguyên trong bản chất nhất nguyên”: tách ra được thì biết, hợp lại được thì hiểu.

Tư tưởng trong các truyền thống tâm linh, thực sự cao hơn cả duy vật và duy tâm, đó là yêu người vô điều kiện, thành thật vô điều kiện, khiêm tốn vô điều kiện, tĩnh lặng vô điều kiện, là những lời dạy về cách sống tâm linh với con người cụ thể đã được ghi sẵn trong trái tim tinh khiết của chúng ta, nhưng chúng ta chưa mở được trái tim và khối óc của mình để lĩnh hội nó.

Tình yêu và tư tưởng của những vị Thánh giác ngộ vẫn luôn ở đó, trong kinh sách của tôn giáo, để đón chờ những trái tim lầm lạc quay về nhà và cảm động biết rằng tất cả các lỗi lầm của mình đã được chuộc hết. Dù có chuộc bao nhiêu tội cho những đứa con, nhưng nếu đứa con nào chưa sám hối mà tiếp tục kiêu căng, ghen ghét, tham lam, giành giật quyền lợi, hèn nhát, lười biếng,… thì làm sao đứa con đó có thể thoát ra khỏi tù ngục của tâm trí?

Chúc các bạn tự do trong tư tưởng riêng của mình, bởi vì có một câu nói rằng “Kẻ nào tư duy bằng cái đầu của chính mình, kẻ đó sẽ không bao giờ trở thành nô lệ”.

Thân mến,

Phạm Thu Hường

 

 

 

Chủ Đề