Tại sao ê buốt răng

Nếu bạn đang phải hạn chế các thực phẩm lạnh hoặc đồ uống nóng vì ê buốt răng, có thể đã đến lúc bạn phải giải quyết triệt để tình trạng đau buốt này. Vậy nguyên nhân gây ê buốt răng là gì? Nguyên nhân có thể là bất kỳ các vấn đề liên quan đến tình trạng răng miệng, hãy liên hệ với nha sĩ để chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Nguyên nhân gây ra tình trạng răng ê buốt?

Răng ê buốt có thể do các lớp bảo vệ răng của bạn bị mài mòn. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ [ADA],phần thân răng hoặc vùng răng phía trên đường viền nướu của bạn, được bao phủ bởi một lớp men bảo vệ. Các chân răng bên dưới đường viền nướu được bảo vệ bằng một vật liệu gọi là lớp cement. Bên dưới men răng và lớp cement bảo vệ là lớp ngà, dễ bị phá vỡ hơn lớp cement bảo vệ. Ngà răng chứa các ống siêu nhỏ gọi là ống ngà. Khi men răng hoặc lớp ngà quanh chân răng bị mài mòn hoặc tổn thương, thì các ống ngà sẽ bị lộ ra ngoài. Khi hiện tượng tụt nướu và và lớp ngà răng bị loại bỏ, các chất dịch trong ống ngà sẽ chuyển động nhanh dưới tác động của nóng và lạnh, tạo ra sự thay đổi áp suất bên trong ống ngà làm hoạt hóa những sợi thần kinh trong răng tạo ra cảm giác ê buốt và đau.

Nguyên nhân gây ra tình trạng răng ê buốt?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra ê buốt răng. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Mài mòn men răng do sử dụng bàn chải cứng và thói quen chải răng quá mạnh.
  • Hiện tượng mài mòn răng do thực phẩm và đồ uống có tính axit cao.
  • Sâu răng, miếng trám bị mòn, rò rỉ và răng bị vỡ làm lộ lớp ngà răng ra bên ngoài.
  • Hiện tượng tụt nướu khiến bề mặt chân răng lộ ra ngoài.
  • Nghiến răng khi ngủ.
  • Nhạy cảm sau điều trị nha khoa cũng khá phổ biến nhưng chỉ là hiện tượng tạm thời, đặc biệt là với các thủ thuật mão răng, trám răng và tẩy trắng răng.

Răng ê buốt với từng độ tuổi

Răng ê buốt có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây của Tạp chí khoa học Jornal of Conservative Dentistry cho thấy người lớn từ 20 đến 50 tuổi có nhiều khả năng ê buốt nhất với con số tăng vọt về hiện tượng quá cảm ngà răng ở bệnh nhân từ 30 đến 40 tuổi. Mặc dù chưa rõ lý do chính xác của hiện tượng này, tuy nhiên nó có thể liên quan đến thực tế là cấu trúc vật lý của răng thay đổi theo độ tuổi. Tuy nhiên, những người lớn tuổi thường bị tụt nướu, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng răng ê buốt. Đôi khi, vấn đề chính là do men răng bị mài mòn theo thời gian.

Cách điều trị răng ê buốt?

Điều trị tại bệnh viện

Do các bệnh răng miệng nghiêm trọng thường sẽ khiến răng cực kỳ nhạy cảm, vì vậy đến gặp nha sĩ để được điều trị tận gốc là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Giải pháp chữa trị tình trạng này có thể liên quan tới thủ thuật mão răng, lớp trám inlay, hoặc trám bonding, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Nếu gặp tình huống viêm nướu đã chuyển sang giai đoạn mãn tính hoặc giai đoạn nặng, bạn cũng cần phải điều trị càng sớm càng tốt. Nha sĩ có thể giúp bạn với một kế hoạch điều trị phù hợp.

Nếu bạn bị mất mô nướu ở chân răng, nha sĩ có thể đề nghị phẫu thuật ghép nướu để che phủ phần chân răng giúp chúng được bảo vệ khỏi tổn hại. Nếu tình trạng ê buốt kéo dài và dần chuyển biến nặng, nha sĩ sẽ chụp X-quang để xác định xem có cần áp dụng phương pháp lấy tủy răng hay không, phương pháp mà theo Hiệp hội Nội nha Hoa Kỳ [AAE], là loại bỏ hoàn toàn dây thần kinh.

Điều trị tại nhà

Nếu tình trạng ê buốt răng không quá nặng, bạn có thể điều trị bằng một số thủ thuật đơn giản tại nhà. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi sử dụng kem đánh răng chống ê buốt răng giúp bảo vệ bề mặt răng. Nha sĩ có thể đề nghị điều trị bằng Gel Fluoride giúp củng cố men răng hiện tại, làm giảm cảm giác được truyền đến dây thần kinh.

Tuy nhiên, cách điều trị tốt nhất cho chứng ê buốt răng là phòng ngừa từ sớm. Bạn sẽ không thể lấy lại được men răng khỏe mạnh khi chúng đã bị mài mòn. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách có thể ngăn ngừa răng ê buốt. Nó sẽ giúp củng cố sức khỏe cho răng và nướu bất kể hiện tượng ê buốt nghiêm trọng tới đâu. Lưu ý không đánh răng quá mạnh vì có thể làm mòn dần men răng. Hãy thử sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng giúp giảm ê buốt răng để bảo vệ men răng hiệu quả.

Hãy trao đổi với nha sĩ nếu bạn đang bị ê buốt răng ở lần tái khám tiếp theo. Họ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác và gợi ý những phương án điều trị giúp bạn lấy lại nụ cười đầy tự tin.

Câu hỏi: “Mỗi khi ăn đồ chua hoặc đồ lạnh răng của tôi thường bị ê buốt, bác sĩ cho tôi hỏi tình trạng của tôi là như thế nào, nguyên nhân khiến răng bị ê buốt và cách điều trị ra sao?”

Ngọc Giang [Hà Nội]

Chào bạn Giang, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hệ thống y tế của chúng tôi, với thắc mắc của bạn nguyên nhân răng bị ê buốt là gì và cách điều trị ra sao, tôi xin giải đáp như sau:

1. Nguyên nhân răng bị ê buốt

Răng bị ê buốt hay còn gọi là răng nhạy cảm là hiện tượng răng có triệu chứng ê buốt khi ăn, uống các loại thực phẩm có vị chua, ngọt hoặc nóng, lạnh… Không ít người phải trải qua triệu chứng này mà không hề hay biết tại sao răng bị ê buốt và không biết cách cải thiện tình trạng này. Những nguyên nhân dẫn đến răng bị ê buốt thông thường do:

1.1. Thói quen ăn uống

Nếu bạn thường xuyên “làm bạn” với đồ ăn, đồ uống nhiều axit, nhiều dầu mỡ, quá cay, quá lạnh hoặc quá nóng,… thì đây chính là lí do tại sao răng bị ê buốt và làm chân răng hàm của bạn trở nên yếu đi từng ngày và trở nên nhạy cảm khi nhai.

Răng bị ê buốt do thường xuyên ăn đồ quá lạnh [ảnh minh họa]

1.2. Thói quen chăm sóc răng miệng

– Việc bạn thường xuyên chải răng quá mạnh, dùng bàn chải có lông cứng hay kem đánh răng có nồng độ flour vượt quá ngưỡng quy định sẽ khiến răng bị ê buốt, chảy máu chân răng, men răng bị bào mòn nghiêm trọng.

– Làm đẹp răng không theo chỉ dẫn của bác sĩ như lấy cao răng, trang trí răng, làm trắng răng cấp tốc làm cho răng trở nên yếu, nhạy cảm.

Phần lớn người dân Việt Nam đang thực hiện chải răng sai cách và vẫn luôn cố thủ giữ quan điểm chải răng càng mạnh càng sạch. [ảnh minh họa]

1.3. Do những bệnh lý về răng

– Sâu răng: Sâu răng khiến cho lớp tủy răng dễ dàng bị kích thích do các thực phẩm nóng lạnh, ngọt và thậm chí cả không khí có thể lọt vào qua lỗ sâu răng, gây nên ê buốt răng, thậm chí đau cả khoang miệng khiến bạn không thể nhai được gì, nặng hơn bạn sẽ mất chiếc răng đó vĩnh viễn.

– Ngoài ra việc tụt nướu [lợi], men răng yếu cũng là nguyên nhân khiến răng bạn bị ê buốt.

2. Điều trị ê buốt răng hiệu quả

Để tình trạng ê buốt răng không làm phiền mình thì cần chú ý những điều sau:

– Thay đổi thói quen ăn uống, chăm sóc răng miệng: Thực hiện chải răng đúng cách theo chiều dọc và chiều xoắn ốc, chải nhẹ nhàng để làm sạch mảng bám hàng ngày vì cho dù bạn có chải mạnh thì những mảng bám lâu ngày [hay còn gọi là là cao răng] cũng không thể bong ra được. Lựa chọn kem đánh răng và bàn chải đánh răng phù hợp. Hạn chế tối đa những đồ ăn gây hại cho men răng, nếu bắt buộc phải uống ngọt có gas, cafe hay bia, rượu hãy sử dụng ống hút hoặc súc miệng thật sạch sau khi dùng.

– Định kỳ đến gặp bác sĩ nha khoa: Thăm khám nha khoa định kỳ để phát hiện sớm những bệnh về răng miệng và có biện pháp điều trị tận gốc. Thực hiện lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần chính là cách chăm sóc và bảo vệ răng tốt nhất.

Nha khoa tổng quát của bệnh viện Thu Cúc là lựa chọn hàng đầu về điều trị răng miệng [ảnh minh họa]

Do bạn Giang chưa nêu rõ về mức độ ê buốt của răng, nên hy vọng những kiến thức chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn những nguyên nhân khiến răng bị ê buốt và cách điều trị.

Răng ê buốt [răng nhạy cảm] là cách gọi thông thường của hiện tượng quá cảm ngà hoặc triệu chứng ê buốt chân răng.

Nếu khi ăn uống những đồ nóng, lạnh, ngọt, chua hoặc khi hít thở trong điều kiện không khí lạnh khiến cho bạn có cảm giác ê buốt hoặc đau răng thì điều đó nghĩa là bạn đã có triệu chứng răng ê buốt.

Răng ê buốt nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến triệu chứng ê buốt tích lũy dần và ngày càng nặng thêm, thậm chí dẫn đến viêm tuỷ. Ngoài ra, nó cũng sẽ khiến cho cuộc sống của bạn trở nên khó chịu khi phải kiêng khem quá mức hay luôn ám ảnh về cảm giác ê buốt.

Nguyên nhân khiến răng ê buốt

Do tổn thương cấu trúc răng: Những trường hợp mòn men răng, mòn hở cổ răng, răng bị sứt mẻ làm lộ lớp ngà răng nhạy cảm. Khi ngà bị lộ, những ống này có thể bị kích thích bởi sự thay đổi nhiệt độ hoặc một số loại thực phẩm gây ra tình trạng ê buốt răng.

Do tụt nướu: Tụt nướu răng theo thời gian để lộ lớp ngà ở bề mặt bên ngoài dưới chân răng, khi chúng phải trực tiếp tiếp xúc với môi trường bên ngoài, axit trong nước bọt và trong thực phẩm chuyển hóa làm cho chân răng bị mòn, men răng bị mài mỏng, gây ra những kích thích cho hệ thống dây thần kinh bên trong khiến răng ê buốt.

Nguyên nhân gây ê buốt răng

Nguyên nhân dẫn đến việc Răng ê buốt

Do chế độ chăm sóc răng miệng không tốt: Chải răng quá kỹ lưỡng, sử dụng kem đánh răng có độ mài mòn cao hoặc chải răng không đúng cách hay chải răng nhiều hơn ba lần một ngày không có tác dụng làm răng chắc khỏe mà có khả năng gây mất men răng làm răng bị ê buốt.

Chế độ ăn uống nhiều axit: Một chế độ ăn chứa nhiều axít như nhiều thức ăn chua, cam chanh, dưa chua hoặc nước ngọt có gas, soda có thể gây mòn răng và phân hủy bề mặt răng và dẫn tới lộ ngà là nguyên nhân răng ê buốt.

Nước súc miệng chuyên dụng diệt sạch vi khuẩn và tạo hơi thở thơm mát cho răng cũng là một lý do gây ra ê buốt ở răng. Đó là vì nước súc miệng có chứa axit và khi sử dụng thường xuyên sẽ mài mòn men răng.

Do một số thói quen xấu: Thói quen nhai đá, nghiến răng khi ngủ vào ban đêm cũng dần khiến cấu trúc răng bị tổn thương. Tuy nghiến răng có thể diễn ra trong vô thức nhưng thường gặp ở tất cả các lứa tuổi và thường kéo dài, gây nên những phiền toái trong cuộc sống.

Phòng ngừa ê buốt răng

– Lựa chọn bàn chải đánh răng lông mềm, chải răng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

– Nên hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống có tính axit như nước ép trái cây, đồ uống chứa carbonat, sữa chua… có thể làm mòn men răng theo thời gian để răng không có cơ hội suy yếu.

– Sau mỗi bữa ăn bạn nên đánh răng để giảm thiểu tác hại của axit gây phá hỏng men răng khiến răng tổn thương đau, ê buốt.

– Đeo máng nhai để giảm tình trạng ê buốt răng và hạn chế được tình trạng răng bị mòn gây tổn thương cho men răng.

Cách trị răng ê buốt dân gian tại nhà

– Lá ổi:

Trong lá ổi có chứa astringents, là chất có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Lá ổi là loại lá thường được sử dụng trong dân gian để chữa các cơn ê buốt khi gặp phải. Khi có hiện tượng ê buốt bạn có thể nhai 1 vài lá ổi có khả năng sẽ giúp bạn cải thiện tình hình. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện theo cách sau:

Lá ổi

Nguyên liệu: 20 lá ổi, không quá già hoặc quá non và 1 thì muối trắng.

Thực hiện:

+ Rửa sạch lá ổi từ gân lá để tránh không còn bụi bẩn. Sau đó, để lá ổi vào nồi và đổ ngập nước.

+ Đun sôi nước sau đó để nhỏ lửa rồi đun thêm trong thời gian 5 phút cho lá tiết ra hết tinh chất sau đó mới tắt máy.

+ Bạn đợi nước nguội bỏ bã rồi chắt lấy nước bảo quản để dùng dần.

Cách sử dụng:

Bạn có thể cho nước ổi vào cốc sau đó pha thêm 1 thìa muối rồi sử dụng để súc miệng từ 3 – 4 lần/ngày để mang lại hiệu quả tối đa

– Dầu đinh hương:

Đinh hướng là thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm tự nhiên. Dầu đinh hương không chỉ tốt cho răng nhạy cảm mà còn có tác dụng với rất nhiều các bệnh lý về răng miệng khác.

Dầu đinh hương

– Nước muối:

Nước muối có là cách thức đơn giản và hiệu quả để giải quyết vấn đề răng nhạy cảm. Súc miệng bằng nước muối thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện rất nhiều các cơn ê buốt và tăng cường sức khỏe răng miệng.

– Lô hội:

Lô hội có tác dụng rất tốt trong việc giảm thiểu răng ê buốt, và diệt các vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng.

– Baking Soda:

Răng ê buốt, nhạy cảm là do răng bị hỏng. Súc miệng bằng baking soda sẽ là tăng độ cân bằng PH và làm giảm thiểu tình trạng răng nhạy cảm.

Baking Soda

– Dầu vừng:

Dầu vừng có tác dụng rất tốt trong việc giảm ê buốt khi ngậm.

– Tỏi:

Các chất tự nhiên trong tỏi rất tốt cho các bệnh nhiễm trùng, tổn thương và là chất gây mê tự nhiên. Sử dụng tỏi thường xuyên sẽ giúp bạn giảm bớt hiện tượng ê buốt.

– Hành sống:

Hành tây sẽ làm giảm các cơn đau răng hiệu quả do có chất kháng viêm bằng cách lấy lát hành tây chà nhẹ vào vùng lợi răng bị ê buốt.

– Trà bạc hà:

Chữa răng ê buốt tại nhà các bạn có thể ngầm nước trà bạc hà có tác dụng gây tê tại chỗ và làm giảm đau hiệu quả.

Trà bạc hà

Liên hệ ngay với Nha Khoa Việt Nha để được tư vấn miễn phí

Hotline: 1900 0141 – 0838 808 818 – 0707 808 818

Website: //nhakhoavietnha.com/

Facebook: Nha khoa Việt Nha

Hệ thống chi nhánh:

  • Việt Nha Bình Thạnh: 382 Lê Quang Định, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
  • Việt Nha Tân Bình: 01 Đồng Xoài, Phường 13, Quận Tân Bình, TP.HCM
  • Việt Nha Biên Hòa: 608 Phạm Văn Thuận, KP5, Phường Tam Hiệp, TP.Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
  • Việt Nha Di Linh: 1044 Hùng Vương, Thị trấn Di Linh, Tỉnh Lâm Đồng.

Bài viết liên quan

//nhakhoavietnha.com/serv-viem-nha-chu-01

//nhakhoavietnha.com/serv-hien-tuong-hoi-mieng

NHA KHOA VIỆT NHA – ĐỒNG HÀNH CÙNG NỤ CƯỜI CỦA BẠN

Video liên quan

Chủ Đề