Tại sao hoa có nhiều màu sắc

Kiến thức chung

Mình lên Đà Lạt chơi mấy lần thì thấy hoa ở đây không những đa dạng mà còn rực rỡ hơn hoa ở quê mình [quê mình ở miền Tây, cũng trồng hoa nhưng ít chủng loại hơn và cũng không đẹp bằng]. Lí do vì sao nhỉ?

Trả lời
Mời trả lời
5

Hay nhất

Nói chung hoa cây bông thường nở vào buổi sáng, sau khi hoa nở, chúng sẽ thay đổi thành mấy loại màu sắc. Hoa vừa mới nở thì màu trắng, ít lâu sau biến thành màu vàng nhạt, buổi chiều có màu hồng phần hoặc hồng, có khi thành màu hoa hồng.

Đến ngày thứ hai thì thành màu hồng sẫm, có khi thành màu tím, cuối cùng tất cả các bông hoa biến thành màu nâu rồi rơi khỏi bầu nhuỵ. Lúc đó nhuỵ bắt đầu phát dục, dần dần nở to ra, rồi biến thành những quả bông.

Hiện tượng những cánh hoa bông đổi màu là do tập tính đặc hữu của cây bông. Bởi vì trong cánh hoa của chúng có rất nhiều sắc tố, tuỳ theo nhiệt độ thay đổi và chiếu xạ của Mặt trời, sắc tố cũng phát sinh biến hoá.

Trên cùng một cây bông, các bộ phận của hoa nở ra có trước có sau, bông hoa này màu trắng, bông kia màu vàng hoặc màu hồng rồi. Cho nên nhìn vào một cây bông mà lại thấy hình như có mấy loại hoa khác nhau.

Hay nhất

Người ta thống kê được màu sắc của hơn 4000 loài hoa khác nhau, bao gồm chín màu là: trắng, vàng, đỏ, xanh da trời, xanh lá cây, tím vàng da ca, đen, nâu. Hoa là một trong những sinh vật có màu sắc sặc sỡ nhất.

Tại sao hoa lại có màu đỏ, tím và xanh da trời? Vì trong hoa có một loại sắc tố hữu cơ gọi là Atoxian. Màu hoa có thể thay đổi giữa ba màu là vàng, da cam, đỏ bởi vì chúng có chất carotion. Do mỗi bông hoa có những sắc tố và số lượng chất axit, kiềm khác nhau, lại thêm sự khác biệt về điều kiện môi trường như nước, nhiệt độ, ánh sáng nên chúng có sắc màu đậm nhạt khác nhau. Trong thế giới tự nhiên, những đóa hoa sặc sỡ đã tô điểm thêm cho thế giới các loài thực vật - thế giới chỉ có màu xanh càng trở nên sống động và đẹp hơn. Các loài hoa có màu đỏ, vàng da cam, xanh da trời cùng với mùi hương của chúng tạo nên một sức hấp dẫn rất mạnh đối với các loài ong và côn trùng, điều này giúp hoa có thể thụ phấn.

Hoa hay bông là bộ phận chứa cơ quan sinh sản, đặc trưng của thực vật có hoa, cụ thể là một chồi rút ngắn mang những lá biến đổi làm chức năng sinh sản của cây. Về mặt cấu trúc thực vật học, hoa là một dạng cành đặc biệt. Hoa có thể tạo điều kiện thụ phấn chéo [kết hợp của phấn hoa và nhụy từ các cây hoa khác nhau] hoặc cho phép tự thụ phấn [kết hợp của phấn hoa và nhụy từ cùng một hoa]. Hoa tạo ra quả và hạt. Nhiều hoa đã tiến hóa để hấp dẫn đối với động vật, nhằm mục đích nhờ động vật giúp đỡ việc chuyển giao hạt phấn.

2. Vì sao hoa có nhiều màu sắc rực rỡ?

Trong hoa có chứa các chất procyanidin và carotin, tạo cho hoa có được nhiều màu sắc khác nhau. Procyanidin giúp hoa có màu đỏ, xanh lam hoặc màu tím, carotin giúp hoa có màu vàng, da cam. Khi hai chất này kết hợp với nhau sẽ giúp hoa có nhiều màu sắc rực rỡ.

3. Tại sao cùng một cây bông có màu khác nhau?

Hiện tượng những cánh hoa bông đổi màu là do tập tính đặc hữu của cây bông. Bởi vì trong cánh hoa của chúng có rất nhiều sắc tố, tuỳ theo nhiệt độ thay đổi và chiếu xạ của Mặt trời, sắc tố cũng phát sinh biến hoá.

Trên cùng một cây bông, các bộ phận của hoa nở ra có trước có sau, bông hoa này màu trắng, bông kia màu vàng hoặc màu hồng rồi. Cho nên nhìn vào một cây bông mà lại thấy hình như có mấy loại hoa khác nhau.

Hình minh họa: Tại sao hoa lại có nhiều màu sắc đến như vậy. Thực Vật

[Nguồn ảnh: Internet]


Có một câu thơ cổ “mùa xuân muôn màu muôn sắc”. Mỗi khi mùa xuân về, màu vàng của hoa tầm xuân, màu hồng của hoa anh đào, màu phấn hồng của hoa đào hay màu tím của hoa violet... Làm cho sắc xuân càng thêm tươi vui, càng thêm sống động hơn, rực rỡ hơn.

Nếu bạn quan sát kỹ một chút, có thể thấy sắc hoa chủ yếu là sự biến đổi giữa các màu hồng, tím, xanh lam; cũng có một số loài hoa là sự biến đổi giữa màu vàng, màu da cam và màu hồng.

Sự biến đổi giữa màu vàng, da cam, hồng là “trò chơi” của chất carotin. Trong chất carotin có rất nhiều màu sắc, khoảng hơn 60 loại màu sắc khác nhau. Còn sự biến đổi giữa màu đỏ, tím, lam là do trong tế bào của hoa có chứa chất quỳ. Quỳ là một loại sắc tố hữu cơ, nó rất dễ thay đổi, chỉ cần nhiệt độ hoặc độ axit kiềm thay đổi một chút là màu của nó sẽ mang một chiếc áo choàng mới ngay.

Bạn đã biết loài hoa khiên ngưu chưa? Hoa của nó giống như những chiếc loa, nhiều màu sắc. Thực ra đó hoàn toàn là do “trò ảo thuật” của chất quỳ có trong cánh hoa, nếu bạn ngắt một bông hoa khiên ngưu màu hồng xuống ngâm trong nước xà phòng, màu hồng sẽ đổi sang màu lam. Và trò ảo thuật này còn có thể thay đổi ngược lại, nếu bạn ngâm một bông màu lam vào trong dung dịch axit clohydric thì nó lại chuyển sang màu hồng. Hóa ra đây chỉ là sự thay đổi độ axit, kiềm, dẫn đến sự thay đổi màu chất quỳ.

Trong cơ thể thực vật có những thứ có tính axit, cũng có những thứ có tính kiềm. Không chỉ có độ kiềm, độ axit trong những loài khác nhau sẽ khác nhau mà cả độ axit, độ kiềm trong cùng một loài cũng sẽ thay đổi do ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. Như vậy, chất quỳ luôn luôn “biến hóa” trước mắt chúng ta tạo ra trăm hoa đua nở, làm cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.

Bạn nhất định sẽ cảm thấy kì lạ: cây hoa phù dung sáng nở tối tàn, buổi sáng nó nở hoa màu trắng, trưa dần chuyển sang màu phấn hồng rồi sang màu đỏ. Còn cây bông không những thay đổi màu hoa trong một ngày mà ngay trên cùng một cây có thể có cùng lúc ra mấy màu hoa. Đó đều là trò “xiếc” của chất quỳ ở trong hoa theo sự biến đổi của cường độ chiếu sáng của Mặt Trời, của nhiệt độ và của độ ẩm gây nên.

Từ Khóa:

Tại sao hoa lại có nhiều màu sắc đến như vậy || Thực Vật || Khám phá thế giới

“Có một câu thơ cổ “mùa xuân muôn màu muôn sắc”. Mỗi khi mùa xuân về, màu vàng của hoa tầm xuân, màu hồng của hoa anh đào, màu phấn hồng của hoa đào hay màu tím của hoa violet… làm cho sắc xuân càng thêm tươi vui, càng thêm sống động hơn, rực rỡ hơn.

Nếu bạn quan sát kỹ một chút, có thể thấy sắc hoa chủ yếu là sự biến đổi giữa các màu hồng, tím, xanh lam; cũng có một số loài hoa là sự biến đổi giữa màu vàng, màu da cam và màu hồng.

Sự biến đổi giữa màu vàng, da cam, hồng là “trò chơi” của chất carotin. Trong chất carotin có rất nhiều màu sắc, khoảng hơn 60 loại màu sắc khác nhau. Còn sự biến đổi giữa màu đỏ, tím, lam là do trong tế bào của hoa có chứa chất quỳ. Quỳ là một loại sắc tố hữu cơ, nó rất dễ thay đổi, chỉ cần nhiệt độ hoặc độ axit kiềm thay đổi một chút là màu của nó sẽ mang một chiếc áo choàng mới ngay.

Bạn đã biết loài hoa khiên ngưu chưa? Hoa của nó giống như những chiếc loa, nhiều màu sắc. Thực ra đó hoàn toàn là do “trò ảo thuật” của chất quỳ có trong cánh hoa, nếu bạn ngắt một bông hoa khiên ngưu màu hồng xuống ngâm trong nước xà phòng, màu hồng sẽ đổi sang màu lam. Và trò ảo thuật này còn có thể thay đổi ngược lại, nếu bạn ngâm một bông màu lam vào trong dung dịch axit clohydric thì nó lại chuyển sang màu hồng. Hóa ra đây chỉ là sự thay đổi độ axit, kiềm, dẫn đến sự thay đổi màu chất quỳ.

Trong cơ thể thực vật có những thứ có tính axit, cũng có những thứ có tính kiềm. Không chỉ có độ kiềm, độ axit trong những loài khác nhau sẽ khác nhau mà cả độ axit, độ kiềm trong cùng một loài cũng sẽ thay đổi do ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. Như vậy, chất quỳ luôn luôn “biến hóa” trước mắt chúng ta tạo ra trăm hoa đua nở, làm cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.

Bạn nhất định sẽ cảm thấy kì lạ: cây hoa phù dung sáng nở tối tàn, buổi sáng nó nở hoa màu trắng, trưa dần chuyển sang màu phấn hồng rồi sang màu đỏ. Còn cây bông không những thay đổi màu hoa trong một ngày mà ngay trên cùng một cây có thể có cùng lúc ra mấy màu hoa. Đó đều là trò “xiếc” của chất quỳ ở trong hoa theo sự biến đổi của cường độ chiếu sáng của Mặt Trời, của nhiệt độ và của độ ẩm gây nên.”

Twitter Facebook LinkedIn

Video liên quan

Chủ Đề