Tại sao lại chần chừ phong cách ngôn ngữ

Tuyển tập các bài Đọc hiểu Tại sao chần chừ mới nhất, cực hay được tổng hợp trong các đề thi chính thức qua các năm học.

PHẦN ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

Đọc đoạn trích dưới đây:

Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.

Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.

Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện, J.K.Rowling, tác giả của “Harry Poter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nối tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.

Thất bại không phải cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.

[Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình]

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2: Theo tác giả, thất bại mang tác dụng gì?

Câu 3: Việc tác giả trích dẫn câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì?

Câu 4: Anh/chị có cho rằng trong cuộc sống, thất bại luôn “là cái cớ để ta chần chừ” không? Vì sao?

1. Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: Miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

* Cách giải:

– Phương thức biểu đạt: nghị luận

2. Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải

– Theo tác giả, chúng ta nên suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thất bại như một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân.

3. Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

– Tăng sức thuyết phục đối với người đọc

– Khẳng định không ai thành công mà không phải trải qua thất bại. Từ chính trong thất bại họ đã vươn đến thành công.

4. Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

– Anh/chị có thể lựa chọn trả lời đồng ý hoặc không và có lí giải phù hợp.

Gợi ý:

– Đồng ý.

– Vì: Con người luôn mang trong mình tâm lí sợ hãi, bơi vậy khi gặp một lần thất bại sẽ không dám bước tiếp, lấy lí do để ngừng cuộc chơi. Chính điều đó sẽ khiến họ không bao giờ có thể vươn đến thành công.

Đọc hiểu [3,0 điểm]

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.

Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.

Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. J.K.Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.

Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.

[Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39,40]

Câu 1. Chỉ ra mặt tích cực của thất bại mà “người thành công luôn dùng” được nêu trong đoạn trích.

Câu 2. Theo anh/ chị, “suy nghĩ tích cực về thất bại” được nói đến trong đoạn trích được hiểu là gì?

Câu 3. Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì?

Câu 4. Anh/ chị có cho rằng trong cuộc sống thất bại luôn “là cái cớ để ta chần chừ”  không? Vì sao?

1  Những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. 0,5
2 “Suy nghĩ tích cực về thất bại” được nói đến trong đoạn trích được hiểu là: Thất bại không phải là bước cản mà là động lực để đi tới thành công. 0,5
3 Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng:

+ Nhấn mạnh ý nghĩa tích cực của thất bại đối với thành công của mỗi người.

+ Câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long đều là người thật, việc thật được nhiều người biết đến như những “tấm gương sống” nên có giá trị thuyết phục cao cho luận điểm được nêu.

1,0
4 Học sinh có thể đưa ra quan điểm cá nhân, đồng tình hoặc không đồng tình nhưng phải lý giải vì sao.

Gợi ý:

– Trong thực tế cuộc sống thất bại nhiều khi đúng là “cái cớ để ta chần chừ”. Vì nhiều người thường chùn bước trước khó khăn, cản trở hay vấp ngã; không tự tin vào năng lực bản thân; thấy chán nản,…

– Tuy nhiên Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công. Vì:

+ Không có con đường nào đi tới thành công mà dễ dàng, luôn có những khó khăn thử thách nếu ta coi thất bại chỉ như một thử thách, ranh giới cần vượt qua;

+ Thực tế chứng minh nhiều người thành công sau thất bại;

+ Thất bại còn như một phép thử, là thước đo cho ý chí, nghị lực và lý tưởng, năng lực của bản thân.

1,0

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚCTRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬUĐỀ KSCL THPT QUỐC GIA LẦN 1 - LỚP 12NĂM HỌC 2019-2020ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN[Đề thi có 02 trang]Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đềI. PHẦN ĐỌC- HIỂU [3,0 điểm]Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực vềthất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như làmột công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việcđã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.Tôi xin chia sẻ với các bạn câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệmtừ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóngđèn điện. J.K.Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bảnthảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đãđược chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã khôngthành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầutay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên vớinhững phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếpthêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.[Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao XuânViệt Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39,40]Câu 1. Chỉ ra mặt tích cực của thất bại mà “người thành công luôn dùng” được nêu trongđoạn trích. [0,5 điểm]Câu 2. Theo anh/ chị, “suy nghĩ tích cực về thất bại” được nói đến trong đoạn trích đượchiểu là gì? [0,5 điểm]Câu 3. Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi saođiện ảnh Thành Long có tác dụng gì? [1,0 điểm]Câu 4. Anh/ chị có cho rằng trong cuộc sống thất bại luôn “là cái cớ để ta chần chừ”không? Vì sao? [1,0 điểm]II. PHẦN LÀM VĂN [7,0 điểm]Câu 1. [2,0 điểm]Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn [khoảng 200 chữ]về bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống?Câu 2. [5,0 điểm]Nhận xét đoạn mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh, có ý kiến chorằng: “Đoạn mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Chủ Tịch Hồ Chí Minh vừa khéo léovừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc”. Bằng cảm nhận của mình về đoạntrích sau, anh/chị hãy làm sáng tỏ điều đó:“Hỡi đồng bào cả nước,Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyềnkhông ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự dovà quyền mưu cầu hạnh phúc.Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra,câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũngcó quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũngnói:Người ta sinh ra bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳngvề quyền lợi.Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”[Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục ViệtNam, 2012]----------- HẾT ----------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.Họ và tên thí sinh:....................................................; Số báo danh………………TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬUHƯỚNG DẪN CHẤM KSCL LẦN 1 KHỐI 12NĂM HỌC 2019-2020 - MÔN: NGỮ VĂN[Hướng dẫn chấm gồm 04 trang]I. LƯU Ý CHUNG:- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vậndụng đáp án và thang điểm để đánh giá chính xác giá trị của từng bài viết. Khuyến khíchnhững bài viết có cảm xúc và sáng tạo.- Học sinh có nhiều cách khác nhau để khai thác đề song phải đảm bảo yêu cầu về kĩ năng vàkiến thức.- Thí sinh có cách làm bài riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, diễn đạt tốt, vẫn chođiểm tối đa. Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm.II. ĐÁP ÁN:CâuNội dungĐiểmPhầnĐỌC HIỂU3,0I1Những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để0,5học hỏi và hoàn thiện bản thân.2“Suy nghĩ tích cực về thất bại” được nói đến trong đoạn trích được0,5hiểu là: Thất bại không phải là bước cản mà là động lực để đi tớithành công.3Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison,J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng:1,0+ Nhấn mạnh ý nghĩa tích cực của thất bại đối với thành công củamỗi người.+ Câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnhThành Long đều là người thật, việc thật được nhiều người biết đếnnhư những “tấm gương sống” nên có giá trị thuyết phục cao cho luậnđiểm được nêu.4Học sinh có thể đưa ra quan điểm cá nhân, đồng tình hoặc khôngđồng tình nhưng phải lý giải vì sao.1,0Gợi ý:- Trong thực tế cuộc sống thất bại nhiều khi đúng là “cái cớ để tachần chừ”. Vì nhiều người thường chùn bước trước khó khăn, cản trởhay vấp ngã; không tự tin vào năng lực bản thân; thấy chán nản,…- Tuy nhiên Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lạinó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.Vì:+ Không có con đường nào đi tới thành công mà dễ dàng, luôn cónhững khó khăn thử thách nếu ta coi thất bại chỉ như một thử thách,ranh giới cần vượt qua;+ Thực tế chứng minh nhiều người thành công sau thất bại;+ Thất bại còn như một phép thử, là thước đo cho ý chí, nghị lựcvà lý tưởng, năng lực của bản thân.LÀM VĂNPhầnII1Viết đoạn văn về vấn đề: Bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thếnào để thành công trong cuộc sống.a. Yêu cầu về hình thức:– Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.– Viết theo cấu tạo của đoạn văn: diễn dịch, quy nạp, tổng phânhợp… Trình bày bố cục mạch lạc, rõ ràng.b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:Bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trongcuộc sống.c. Triển khai vấn đề nghị luận:Triển khai vấn đề nghị luận thành một đoạn văn hoàn chỉnh, lôgic;vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫnchứng; rút ra được bài học cho bản thân.- Giải thích: Thất bại: là một thời điểm mà người ta chưa thể thựchiện được những mục tiêu mà mình đề ra, là những vấp ngã, khiến tacảm thấy dễ dàng chán nản và mệt mỏi. Vấn đề đặt ra: cách ứng xử,thái độ của bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thànhcông trong cuộc sống.- Bàn luận:+ Cần nhận thức rõ: Thất bại chỉ là khoảnh khắc, là câu chuyện củamột thời điểm; Con đường đi đến thành công là con đường đi xuyênqua sự thất bại.+ Thừa nhận và đối diện với thất bại. Chính nhờ thất bại mà conngười tích lũy được kinh nghiệm, mài sắc được ý chí và nghị lực.+ Kiểm điểm và nhìn nhận, đánh giá lại bản thân mình: Đánh giá lạinăng lực, những kinh nghiệm mình đã gặt hái được.+ Tìm kiếm một hướng đi mới hoặc tiếp tục cuộc hành trình.+ Điều quan trọng là cần nỗ lực vươn lên thất bại, vượt lên chínhmình, kiên trì để khẳng định bản thân…+ Mở rộng: Thất bại và thành công không đối lập với nhau. Thất bạilà thành công bị trì hoãn. Chấp nhận thất bại là một cách, thậm chí làcách duy nhất để kiến tạo thành công.+ Phê phán: Có những bạn trẻ hiện nay rất ít chịu đựng được thất bạivà vượt qua thất bại, hoặc bỏ cuộc, hoặc lảng tránh,..- Bài học:+ Vấn đề nêu ra đã thể hiện lối sống lành mạnh tiến về phía trước.+ Ra sức học tập, trau dồi kiến thức, không ngừng vươn lên trong họctập và trong cuộc sống. Vượt lên thất bại, luôn tiến về phía trước.d. Chính tả, ngữ pháp2,00,250,251,00,252Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu ngữ pháp tiếng Việt.e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. Có cáchdiễn đạt mới mẻCảm nhận đoạn mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Chủ TịchHồ Chí Minh, từ đó làm sáng tỏ ý kiến về đoạn văn đó .a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài,kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kếtbài kết luận được vấn đề.b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Đoạn mở đầu Tuyên ngônĐộc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết vừa khéo léo vừa kiênquyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảmnhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận [đặc biệt là thao tácphân tích…]; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thểtriển khai bài làm theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo những nộidung chính sau:* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn mở đầu bản “Tuyênngôn Độc lập”.* Giải thích ý kiến:- khéo léo: biết có những cử chỉ, hành động, lời lẽ thích hợp làmngười khác vừa lòng, để đạt được kết quả như mong muốn trong quanhệ đối xử.- kiên quyết: tỏ ra hết sức cứng rắn, quyết làm bằng được điềuđã định, dù khó khăn trở ngại đến mấy cũng không thay đổi- hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc: chứa đựng một nội dung ýnghĩa nào đó ở bên trong, chứ không diễn đạt trực tiếp=> Ý kiến khẳng định nghệ thuật viết văn, nghệ thuật trích dẫncủa Bác rất tài tình, chứa đựng nội dung tư tưởng sâu sắc.* Phân tích làm sáng tỏ đoạn mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập” củaChủ Tịch Hồ Chí Minh được viết vừa khéo léo vừa kiên quyết lạihàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc”.- Vừa khéo léo vừa kiên quyết:+ Nhiệm vụ của phần mở đầu một bản Tuyên ngôn là nêu nguyên lílàm cơ sở tư tưởng cho toàn bài. Nguyên lí của Tuyên ngôn Độc lậplà khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc. Nhưng ở đây Báckhông nêu trực tiếp nguyên lí ấy mà lại dựa vào hai bản Tuyên ngônĐộc lập của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyềncủa Pháp năm 1791 để khẳng định "Quyền sống, quyền sung sướngvà quyền tự do" của tất cả các dân tộc trên thế giới. Đây chính lànghệ thuật "Lấy gậy ông đập lưng ông".+ Bác đã khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc ta bằng chínhnhững lời lẽ của tổ tiên người Mĩ, người Pháp đã ghi lại trong hai0,255,00,250,50,50,52,0bản Tuyên ngôn từng làm vẻ vang cho truyền thống tư tưởng và vănhóa của những dân tộc ấy. Cách viết như thế là vừa khéo léo vừakiên quyết:++ Khéo léo vì tỏ ra rất trân trọng những danh ngôn bất hủ của ngườiPháp, người Mĩ để "khoá miệng" bọn đế quốc Pháp, Mĩ đang âmmưu xâm lược và can thiệp vào nước ta [sự thật lịch sử đã chứng tỏđiều này].++ Kiên quyết vì nhắc nhở họ đừng có phản bội tổ tiên mình, đừngcó làm dấy bùn lên lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đạicủa nước Pháp, nước Mĩ, nếu nhất định tiến quân xâm lược ViệtNam.- Hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc:+ Đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập nganghàng nhau, ba bản Tuyên ngôn ngang hàng nhau [và thực sự, cuộccách mạng tháng Tám 1945 đã giải quyết đúng nhiệm vụ của haicuộc cách mạng của Mĩ [1776] và của Pháp [1791].+ Ý kiến "Suy rộng ra" là một đóng góp đầy ý nghĩa của Bác đối vớiphong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Nó như phát súng lệnhkhởi đầu cho bão táp cách mạng ở các thuộc địa sẽ làm sụp đổ chủnghĩa thực dân trên khắp thế giới vào nửa sau TK XX.* Đánh giá:0,5- Đoạn trích đã đưa ra căn cứ, lí lẽ xác đáng cho lập luận. Quá trìnhdẫn dắt tới căn cứ, lập luận chính xác, chặt chẽ. Nó xứng đáng là mộtđoạn mở đầu mẫu mực cho một bản tuyên ngôn bất hủ.- Ý kiến khẳng định nghệ thuật viết văn, nghệ thuật trích dẫn của Bácrất tài tình, chứa đựng nội dung tư tưởng sâu sắc. Qua đó có thể thấytài năng lập luận bậc thầy, sự sâu sắc trong tư tưởng, lí lẽ sắc bén,ngôn ngữ đanh thép hùng hồn tạo nên sức mạnh luận chiến bất ngờvà sức hấp dẫn kì lạ của văn chính luận Hồ Chí Minh.d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0,25câu.e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới 0,5mẻ về vấn đề nghị luận.TỔNG ĐIỂM: 10,0----------Hết----------

Video liên quan

Chủ Đề