Tại sao lại gọi là bắc kỳ

Trước khi diễn ra các cải cách của vua Minh Mạng, tháng 10 ÂL năm 1832, Nguyễn Văn Quế, quản lý biền binh thành Gia Định thời Lê Văn Duyệt và quyền lĩnh ấn Tổng trấn Gia Định thành sau khi Lê Văn Duyệt mất, được bổ làm Tổng đốc An - Biên [tức liên tỉnh Phiên An và Biên Hòa], cơ chế cắt đặt quan cai trị cũng tương tự như liên tỉnh Long - Tường ở bài trước.

Vua Minh Mạng [bên trái] qua nét vẽ của người châu Âu

Quản lý biền binh thành Gia Định thời Lê Văn Duyệt là Nguyễn Văn Quế đóng ở phủ Tân Bình thuộc tỉnh [lớn] Phiên An, kiêm Tuần phủ, dưới có Bố chánh Phiên An [bấy giờ là Bạch Xuân Nguyên]. Quan Hiệp trấn cũ của trấn Biên Hòa là Vũ Quýnh được bổ làm Bố chánh tỉnh [vừa] Biên Hòa, thự lý [署理: tạm trị, tạm nhận] ấn quan phòng của Tuần phủ tỉnh này.

Đối với liên tỉnh An - Hà, gần hai tháng đầu cải cách không có Tổng đốc mà chỉ có Tuần phủ kiêm hạt và kiêm luôn cả việc bảo hộ nước Chân Lạp, người đầu tiên được bổ nhiệm là Ngô Bá Nhân [còn gọi là Nhơn] làm thự Tham tri Binh bộ Tuần phủ tỉnh [vừa] An Giang, kiêm quản tỉnh [nhỏ] Hà Tiên và Chân Lạp. Mỗi tỉnh lần lượt có Bố chánh, Án sát và Lãnh binh, mỗi chức một viên. Bố chánh Hà Tiên là Phạm Xuân Bích thự lý ấn quan phòng Tuần phủ tỉnh này. Cuối tháng 11 ÂL năm 1832, vua Minh Mạng bổ Lê Đại Cương [nguyên Tổng đốc liên tỉnh Sơn Tây - Hưng Hóa - Tuyên Quang] làm Tổng đốc An - Hà kiêm lĩnh ấn “bảo hộ Chân Lạp quốc”.

Nam kỳ xưa

Tháng 8 ÂL năm 1833 vua Minh Mạng cho đổi tên tỉnh Phiên An thành Gia Định, liên tỉnh An - Biên sau đó gọi là Định - Biên. Vua dụ rằng: “Nguyên sáu tỉnh Nam kỳ, đều gọi chung là Gia Định. Đó là do Hoàng khảo Thế tổ Cao hoàng đế ta [chỉ vua Gia Long], đặc ơn ban cho tên tốt ấy.

Từ khi nổi lên ở miền đông thổ đến giờ, nhân dân sở tại từ lâu được yên trong cảnh vô sự. Năm ngoái, chia đặt tỉnh hạt, nhân đó đổi trấn Phiên An làm tỉnh Phiên An. Gần đây, nghịch [Lê Văn] Khôi giữ thành làm phản, dần đã dẹp yên, nên đổi là Gia Định để lấy lại cái tên tốt ấy, khiến cho nhân dân thuộc tỉnh từ đây về sau, đều được hưởng phúc thái bình lâu dài” [Đại Nam thực lục, tập 3, sđd, tr.696].

Đàn ông và phụ nữ giàu có thời vua Minh Mạng

Thời vua Minh Mạng, Đại Nam trải qua nhiều thay đổi, ông tiến hành các cải cách về kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa giáo dục nhưng có lẽ cuộc cải cách hành chính năm 1831-1832 ở các địa phương từ tỉnh xuống đến tổng, xã là một trong những dấu ấn quan trọng của vị hoàng đế này trong 20 năm trị vì đất nước. Một cuộc cải cách hành chính với vua là trung tâm, các quan lại trên - dưới kiểm soát và kiềm chế lẫn nhau, xóa bỏ quyền lực địa phương tồn tại 1/4 thế kỷ.

Tháng 5 ÂL năm 1834, vua Minh Mạng đặt tên gọi cho “Nam Bắc trực, Tả Hữu kỳ và Nam Bắc kỳ [Quảng Nam, Quảng Ngãi là Nam trực; Quảng Trị, Quảng Bình là Bắc trực; Bình Định đến Bình Thuận là Tả kỳ; Hà Tĩnh đến Thanh Hoa [bây giờ là Thanh Hóa] là Hữu kỳ; Biên Hòa đến Hà Tiên là Nam kỳ; Ninh Bình đến Lạng Sơn là Bắc kỳ]” [Đại Nam thực lục, tập 4, nhóm dịch, NXB Giáo dục, 2007, tr.202]. [Còn tiếp]

Tin liên quan

Miền Bắc Việt Nam là nơi ghi dấu ấn lịch sử xưa nhất của dân tộc Việt Nam. Có Đền thờ các vua Hùng ở tỉnh Phú Thọ, thành Cổ Loa của An Dương Vương ở Đông Anh, Hà Nội … Vào thời kỳ Bắc thuộc, nơi này được mang các tên như quận Giao Chỉ, rồi Giao Châu.Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, đây là vùng đất Đàng Ngoài do Chúa Trịnh kiểm soát, kéo dài cho tới sông Gianh, đèo Ngang. Đàng Ngoài còn được gọi là Bắc Hà vì nằm phía bắc sông Gianh. Đàng Trong, còn gọi là Nam Hà, do Chúa Nguyễn kiểm soát. Bắc Kỳ [chữ Hán: 北圻] là tên gọi do vua Minh Mạng đặt ra năm 1834 để chỉ phần đất từ Ninh Bình trở ra phía bắc của Việt Nam. Ngày 25-8-1883, nhà Nguyễn ký Hiệp ước Harmand đầu hàng thực dân Pháp. Theo Hiệp ước này, khu vực từ đèo Ngang trở ra bắc gọi là Tonkin [Bắc Kỳ]. Tên Hán-Việt của Hà Nội [trung tâm Bắc Kỳ lúc bấy giờ], được người phương Tây biết đến khi đến Việt Nam lần đầu vào thời nhà Lê là Đông Kinh [東京]. Tên gọi này được người Pháp đọc thành Tonkin, Tonquin hoặc Tongking. Ban đầu người Pháp cũng dùng tên gọi này để chỉ cho toàn bộ khu vực Đàng Ngoài [thời Trịnh – Nguyễn phân tranh], là vùng đất phía bắc nhất của Việt Nam. Các học giả phương Tây thế kỷ 17 thường gọi vùng Đàng Ngoài là “royaume de Tonquin/Tonkin” [vương quốc Đàng Ngoài]. Vịnh Bắc Bộ hiện nay cũng được gọi là “Gulf of Tonkin/Tongking” hoặc “Tonkin Gulf” trong tiếng Anh và “Golfe du Tonkin” trong tiếng Pháp. Cũng theo đó Bắc Kỳ được tính từ địa giới phía nam tỉnh Ninh Bình trở ra. Ngày 20-3-1945, Thống sứ Nhật đã đổi tên Bắc Kỳ thành Bắc Bộ. Ngày 27-4-1945, Vua Bảo Đại ra đạo dụ số 11 cử Phan Kế Toại làm Khâm Sai Đại Thần Bắc Bộ, Phủ Thống sứ Bắc Kỳ cũ cũng được đổi thành Phủ Khâm sai Bắc Bộ. Ngày 20-8-1945, Việt Minh thành lập Ủy ban Nhân dân cách mạng Bắc Bộ nhằm giành chính quyền về tay mình. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Bắc Bộ là một cấp hành chính chỉ trong một thời gian không dài.

Năm 1949, khi chính quyền Quốc gia Việt Nam thành lập, Quốc trưởng Bảo Đại đã lập dinh Thủ hiến Bắc Phần để thay mặt Quốc trưởng cai trị miền Bắc. Đến sau 1954, khi chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản miền Bắc Việt Nam, dinh Thủ hiến Bắc phần bị bãi bỏ.

I- CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÁNH Theo cách phân chia hiện nay thì vùng Bắc Bộ Việt Nam, bao gồm các tỉnh và thành phố nằm ở phía bắc tỉnh Thanh Hóa, gồm có 3 tiểu vùng: – Vùng Đồng bằng sông Hồng gồm 10 tỉnh và thành phố: Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Hà Nội, Vĩnh Phúc,Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng. – Vùng tây bắc gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái.

– Vùng đông bắc gồm 8 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Duyên hải Quảng Ninh

II-DANH LAM THẮNG CẢNH
HÀ NỘI: Hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, tháp Bút, đài Nghiên [quận Hoàn Kiếm]. Văn Miếu – Quốc Tử Giám [quận Đống Đa]. Hồ Tây [quận Tây Hồ]. Chùa Trấn Quốc [quận Ba Đình]. Chùa Một Cột [quận Ba Đình]. Đền Quán Thánh [quận Ba Đình]. Nhà thờ Lớn Hà Nội [quận Hoàn Kiếm]. Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam [quận Cầu Giấy]

THÁI BÌNH: – Chùa Keo [là một trong nhưng đại danh lam cổ tự bậc nhất của Việt Nam thời phong kiến còn tồn tại gần nguyên vẹn cho tới thời nay. Chùa có kiên trúc đồ sộ theo kiểu nội nhị công ngoại quốc. Chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1962]. – Đền Trần [là tôn miếu nhà Trần. Nơi đây hiện còn lưu giữ lăng mộ các vua Trần, hoàng hậu, công chúa].

– Đền Tiên La. Đền Đồng Xâm. Đền Đồng Bằng. Đình An Cố. Đình Phất Lộc. Đình Dũng Thúy. Đình Cổ Trai. Bãi biển Đồng Châu. Khu du lịch biển Cồn Vành.

QUẢNG NINH: – Vịnh Hạ Long [Vùng Ðông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một phần của vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn]. – Chùa Yên Tử [là trung tâm Phật giáo của nước Ðại Việt xưa, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Bao gồm quần thể di tích rộng lớn, hiện có 11 chùa và hàng trăm am tháp].

– Đảo Cô Tô

HẢI PHÒNG: – Chùa Dư Hàng [là di tích kiến trúc cổ kính của thành phố Hải Phòng. Xây dựng từ thời Lý. Chùa có nhiều pho tượng lớn, có các câu đối chạm khắc công phu theo phong cách nghệ thuật triều Nguyễn]. – Đảo Cát Bà [Nằm trong quần đảo gồm 366 đảo lớn, nhỏ. Đảo Cát Bà lớn nhất, rộng khoảng 100 km²].

– Đồ Sơn [khu nghỉ mát, tắm biển đẹp của miền Bắc].

BẮC KẠN:
– Hồ Ba Bể [Thuộc tỉnh Bắc Kạn. Ba Bể là hồ kiến tạo lớn nhất miền Bắc Việt Nam giữa vùng đá phiến và đá vôi ở độ cao 145m so với mặt nước biển].

BẮC NINH: – Bắc Ninh là quê hương của Lý Công Uẩn, người mở đầu triều đại nhà Lý. – Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương. – Chùa Dâu [Đây là ngôi chùa được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam. Chùa nằm ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam]. – Chùa Bút Tháp [Chùa được xây dựng từ thời hậu Lê ở thế kỷ 17. Chùa Bút Tháp có nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cổ độc đáo với nhiều tượng Phật và cổ vật quý]. – Đình làng Đình Bảng [được xây dựng năm 1700 thời Hậu Lê, một trong những ngôi đình có kiến trúc đẹp nhất còn tồn tại đến ngày hôm nay]. – Đền Đô [Còn gọi là Đền Lý Bát Đế, nơi thờ 8 vị vua nhà Lý. – Chùa Phật Tích.

– Đền Bà Chúa Kho

CAO BẰNG:
– Thác Bản Giốc [Thuộc địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Từ độ cao trên 30m thác nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi. Phía dưới chân thác là mặt sông rộng, phẳng như gương. Hai bên bờ là những thảm cỏ, vạt rừng xanh ngắt].

HÀ TÂY: – Chùa Tây Phương [Nằm trên ngọn núi Câu Lậu, thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Có từ khoảng thế kỷ thứ 8. Chùa có nhiều pho tượng gỗ sơn son thiếp vàng cỡ lớn, trong đó có những bức tượng nổi tiếng như Bát Bộ Kim Cương, Tuyết Sơn, tượng 18 vị La Hán]. – Chùa Thầy [Tọa lạc ở núi Sài Sơn, thuộc làng Hoàng Xá, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Ngôi chùa được xây dựng từ đời vua Lý Nhân Tông năm 1072-1128 thờ pháp sư Từ Ðạo Hạnh. Pháp sư Đạo Hạnh được xem là Tổ của Nghệ thuật Rối nước Việt Nam]. – Chùa Trăm Gian [Tọa lạc ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Ngôi chùa được khởi dựng từ thời Lý. Tên chùa Trăm Gian vì quần thể kiến trúc ở đây có đến 104 gian nhà. Trong chùa có hơn 150 pho tượng bằng gỗ và đất nung phủ sơn].

– Hương Sơn [Thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, bao gồm một quần thể núi non, sông suối, làng mạc, chùa chiền, hang động … nằm quanh dãy núi Hương Tích, phía bắc rặng núi Trường Sơn].

LAI CHÂU: Chiến trường Điện Biên Phủ [thuộc tỉnh Điện Biên, ở nơi đây đã diễn ra cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam trong suốt 55 ngày đêm từ 13/3/1954 – 7/5/1954, đánh bại đội quân viễn chinh của thực dân Pháp].
Theo những người làm “kách mệnh”, chiến thắng Ðiện Biên Phủ đã gây một tiếng vang lớn “chấn động địa cầu”, “rung rinh trái đất”.

HÒA BÌNH: Làng Thái Thung lũng Mai Châu [Bản Lác thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, là bản dân tộc Thái có phong tục tập quán đặc sắc. Trong đó có thung lũng Vàng, là một thung lũng đẹp với những nếp nhà sàn dân tộc Thái, Dao, Mường nằm xen giữa những thửa ruộng lúa xanh ngát].

LẠNG SƠN: – Ải Chi Lăng [Thuộc xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Lịch sử Chi Lăng năm xưa gắn liền với những hoạt động của các nhà quân sự thiên tài như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn và những thủ lĩnh tài năng của xứ Lạng như Phò mã Thân Cảnh Phúc, Thế Lộc, Hoàng Ðại Huề …].

– Động Tam Thanh [Nằm ở phường Tam Thanh thành phố Lạng Sơn. Ðộng Tam Thanh nằm trong một dãy núi có hình đàn voi phủ phục trên mặt cỏ xanh. Hang động Tam Thanh ở lưng chừng núi].

LÀO CAI: – Sapa [Cách thị trấn Lào Cai 40 Km về phía tây, là một thành phố nổi tiếng vì vẻ đẹp huyền ảo, quanh năm lung linh trong mây mù]. – Đỉnh Fansipan – Hoàng Liên Sơn [Phan Si Păng nằm trong dãy núi Hoàng Liên Sơn, về phía tây nam thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Phan Si Păng là ngọn núi cao nhất trong dãy núi Hoàng Liên Sơn với độ cao 3.143m]

– Làng Cát Cát [Thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thị trấn Sa Pa 2 km. Làng Cát Cát là bản lâu đời của người Mông, nơi đây còn giữ được những phong tục độc đáo mà ở các vùng khác không có, hoặc không còn tồn tại nguyên gốc].

NINH BÌNH: – Nhà thờ đá Phát Diệm [Thuộc thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Được xây dựng vào những năm 1875 – 1898, là một quần thể kiến trúc mang đậm nét phương Ðông. Phát Diệm có nghĩa là phát sinh cái đẹp]. – Tam Cốc – Bích Động [Nằm trong dãy núi Ngũ Nhạc Sơn thuộc địa phận thôn Ðam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Cảnh đẹp của Bích Ðộng được mệnh danh là “Nam Thiên đệ nhị động” là động đẹp thứ nhì ở trời Nam]. – Vườn Quốc gia Cúc Phương [Thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, giáp gianh giữa ba tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa, là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam, thành lập vào tháng 7/1962, có diện tích 22.000ha].

[st]

Video liên quan

Chủ Đề