Tại sao lại ưu tiên cho vay đối với lĩnh vực xuất khẩu và công nghệ cao

Dòng vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng năm 2019 sẽ được điều tiết giảm hơn so với năm 2018, buộc các ngân hàng phải tính toán mở rộng mảng dịch vụ, hạn chế chia vốn vào chứng khoán, bất động sản, "bơm" tiền vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

“Quota” chỉ được tối đa 14%

Thông tin cuộc họp báo “Triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2019” do Ngân hàng Nhà nước [NHNN] tổ chức sáng 7.1, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó thống đốc NHNN, cho biết đầu năm 2018 tăng trưởng tín dụng NHNN đặt mục tiêu tăng 18%, tuy nhiên tính đến hết năm, toàn hệ thống đạt 14% so với cuối 2017. Trong đó, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy hải sản tăng 8,88%, chiếm tỷ trọng 9,56%; ngành công nghiệp và xây dựng tăng 12,1%, tỷ trọng 31%. Riêng ngành thương mại và dịch vụ tăng 15,9%, tỷ trọng 59,4%; trong đó, dư nợ ngành bán buôn, bán lẻ và sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác có tốc độ tăng 26% và chiếm 34% ngành này.

Một điểm đáng chú ý, năm nay, dù tín dụng giảm song hỗ trợ khá tốt cho tăng trưởng GDP đạt mức 7,08%. Nguyên nhân, do dòng tiền đã chảy vào các lĩnh vực ưu tiên tăng khá như tam nông tăng 15,5%, chiếm tỷ trọng 24%; doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 13,5%, tỷ trọng 18%; xuất khẩu tăng 3,5%; công nghiệp hỗ trợ tăng 17%; ứng dụng công nghệ cao tăng 0,3%.

Tăng vay tín chấp nông nghiệp, nông thôn lên 100 triệu đồng
Lý giải thêm nguyên nhân vì sao mục tiêu từ đầu năm là tín dụng tăng 17 - 18% nhưng cuối năm chỉ đạt 14%, bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, để hỗ trợ cho tăng trưởng thì nguồn vốn cho nền kinh tế có nhiều nguồn như ngân sách, vốn nước ngoài nhưng kênh tín dụng ngân hàng vẫn là chủ đạo. “Mức tăng 14% là phù hợp với bối cảnh hiện nay khi mà quy mô tín dụng của VN đã trên 130% GDP. Đây là mức mà nhiều tổ chức quốc tế khi đánh giá xếp hạng tín nhiệm VN đã khuyến cáo”, bà Hồng nói.

Về điều hành tín dụng năm 2019, lãnh đạo NHNN cho biết, trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng GDP và lạm phát, Thống đốc đưa ra chỉ tiêu 2019 tăng tối đa 14%. Phương châm là sẽ mở rộng tín dụng nhưng đi đôi với an toàn hiệu quả, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, xuất khẩu, công nghệ cao. Hiện NHNN cũng đã giao chỉ tiêu tín dụng tới từng ngân hàng. Với mức tăng này, các tổ chức tín dụng sẽ phải tính toán cho vay vào các lĩnh vực ưu tiên kể trên và hạn chế "bơm" vốn vào lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, bất động sản.

Riêng về diễn biến lãi suất cuối năm có tăng, bà Hồng giải thích, cuối năm thì nhu cầu vốn tăng, các tổ chức tín dụng phải cân đối đáp ứng thanh khoản cho nền kinh tế, tuy nhiên mức tăng không cao. “Đầu năm 2018, mặt bằng lãi suất tăng thấp, nhiều tổ chức tín dụng thậm chí còn giảm lãi suất nên cuối năm có tăng. Xét chung cả năm thì lãi suất chỉ tăng một chút”, bà Hồng thông tin.

Số lượng giao dịch tài chính qua internet tăng 33%

Về hoạt động của mạng lưới ATM, POS... theo ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN, theo thống kê, trên toàn quốc đang có khoảng 18.173 máy ATM và khoảng 294.500 máy POS [tăng tương ứng 4,5% và 13% so với cùng kỳ năm 2017] được lắp đặt.

Trong 9 tháng năm 2018, số lượng giao dịch thanh toán nội địa qua thẻ đạt gần 167 triệu giao dịch [tăng 21% so với cùng kỳ năm 2017] với giá trị giao dịch đạt 442.000 tỉ đồng. Cùng với đó, thanh toán điện tử qua internet, điện thoại di động đạt được kết quả đáng ghi nhận, thu hút số lượng lớn khách hàng sử dụng.

Trong 9 tháng năm 2018, số lượng giao dịch tài chính qua kênh internet là hơn 178 triệu giao dịch với giá trị giao dịch khoảng 11 triệu tỉ đồng [tăng tương ứng 33% và 18% so với cùng kỳ năm 2017]; số lượng giao dịch tài chính qua kênh điện thoại di động là gần 122 triệu giao dịch với giá trị giao dịch gần 1,1 triệu tỉ đồng [tăng tương ứng 29% và 128% so với cùng kỳ năm 2017]...

Không in tiền mới dưới 10.000 đồng vào dịp tết

Liên quan đến cung ứng tiền mới dịp tết năm 2019, ông Phạm Bảo Lâm, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ [NHNN], cho biết tiền mới mệnh giá nhỏ thường có xu hướng được sử dụng nhiều hơn trong các dịp lễ, tết, đặc biệt mệnh giá dưới 10.000 đồng. Song để thực hiện chủ trương tiết kiệm ngân sách của Chính phủ, trong tháng 12.2018 và tháng 1.2019, cơ quan tiếp tục không phát hành tiền mới mệnh giá dưới 10.000 đồng. Ông Lâm cho biết, chủ trương này giúp ngân sách tiết kiệm được 390 tỉ đồng trong năm 2019. Nếu tính từ năm 2013 đến nay, tiết kiệm được 2.590 tỉ đồng.

Tin liên quan

Miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1 triệukhách hàng

NHNNViệt Nam cho biết, thời gian quađã liên tiếp 3 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất với tổng mức giảm 1,5-2,0%/năm đối với lãi suất điều hành, giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên [hiện ở mức 4,5%/năm]. Đồng thời sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho TCTD, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNNViệt Namvới chi phí thấp hơn, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh. Kết quả, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020 và xu hướng giảm lãi suất này vẫn tiếp tục tronghơn nửa năm 2021 với mức giảm khoảng 0,55%/năm [tổng cộng giảm 1,55%/năm so với trước dịch].

Thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ, 16 ngân hàngthương mại[chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế] đã thống nhất nguyên tắc tiếp tục giảm lãi suất cho vay lên đến 1%/năm trên dư nợ hiện hữu bằng đồng Việt Nam trong 5 tháng cuối năm 2021 đối với khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.Theo đó, 16 ngân hàng này đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay áp dụng từ ngày 15-7-2021 đến hết năm 2021 vớitổng số tiền lãi giảm cho khách hàngước tính20.613 tỷ đồng. Riêng 4 ngân hàng thương mại Nhà nước tiếp tục cam kết dành riênggói hỗ trợ4.000 tỷ đồng để giảm lãi suất cho vay, giảm các loại phí dịch vụ ngân hàng trong thời gian giãn cách cho khách hàng tại các địa phương đang thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khách hàng giao dịch tại Ngânhàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [Vietcombank]. Ảnh: VIỆT ANH

Đến ngày 31-8-2021, các TCTD đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,13 triệukhách hàng với dư nợ trên 1,58 triệutỷ đồng;cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từngày23-1-2020 đến nay đạt4,46 triệu tỷ đồng cho 628.662khách hàng; tổng số tiền lãi TCTD miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 26.000tỷ đồng. Trong đó, tổng số tiền lãi giảm theo cam kết của 16 ngân hàng lũy kế từngày15-7-2021 đến 31-8-2021 là8.865 tỷ đồng, đạt 43,01% so với cam kết.

Trao đổi với chúng tôi, ôngNguyễn Thế Minh, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhựa Đồng Nai [DNP Corp] cho biết, hiện nay toàn bộ dư nợ của doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam [VietinBank] là hơn 2.000 tỷ đồng. Kể từ năm 2020, khi có sự ra đời của Thông tư 01/2020/TT-NHNN, VietinBank đã chủ động hỗ trợ tối đa cho chúng tôi, giảm lãi suất các đợt khác nhau, mỗi đợt từ 1 đến 1,5%.Trong giai đoạn này, công ty cũng ghi nhận sự tích cực của ngành ngân hàng khichủ động trao đổi với chúng tôi để tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn trước ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Ông Nguyễn Văn Thân,Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa[DNNVV]Việt Nam đánh giá rất cao gói hỗ trợ của ngành ngân hàng vì thực chất là các DNNVV được hưởng từ gói hỗ trợ này nhiều nhất, thông qua 3 lần ngành ngân hàng hạ lãi suất trong năm 2020 và 2 lần có thông tư tạo cơ sở pháp lý cho các TCTD có thể cơ cấu lại nhóm nợ. Trên cơ sở đó hạ lãi suất tốt nhất có thể cho vay được, thì khi đó DN mới phát triển được sản xuất kinh doanh, trả lương cho người lao động.

Tập trung nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất

Về điều hành tín dụng, trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát được Quốc hội và Chính phủ đề ra, NHNN Việt Nam xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng cho cả năm, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế; thường xuyên rà soát, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng TCTD trên cơ sở tình hình hoạt động, năng lực tài chính và quản trị, điều hành và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh, ưu tiên TCTD giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho DN, người dân.

Khách hàng giao dịch tại VietinBank [ảnh chụp trước ngày 27-4-2021]. Ảnh: VIỆT ANH

Tính đếnngày31-8-2021, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 9,87 triệu tỷ đồng, tăng 7,42% so với cuối năm 2020, tín dụng đối với các ngành kinh tế đều có mức tăng trưởng cao hơn cùng kỳnăm2020, tín dụng lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng khá, trong đó lĩnh vựcnông nghiệp, nông thôn,xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DN ứng dụng công nghệ cao tăng trưởng cao hơn nhiều tăng trưởng tín dụng chung.

Trong thời gian từ nay đến cuối năm và sang đầu năm 2022, để vừa tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân, DN, vừa chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi kinh tế, NHNN Việt Nam tiếp tục triển khai một số giải pháp, điều hành tín dụng trọng tâm như: Tăng trưởng tín dụng hợp lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro...

NGUYỄN ANH VIỆT

Video liên quan

Chủ Đề