Tại sao mùa đông ngày ngắn đêm dài

Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên tuỳ vị trí Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

III. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ

- Nguyên nhân: Khi chuyển động, do trục Trái đất nghiêng, nên tùy vị trí của Trái đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

* Theo mùa:

- Ở Bắc bán cầu:

Mùa xuân, mùa hạ:

+ Từ 21/3 đến 23/9: ngày dài hơn đêm.

+ Ngày 21/3: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.

+ Ngày 22/6: thời gian ngày dài nhất.

Mùa thu và mùa đông:

+ Từ 23/9 đến 21/3 năm sau: ngày ngắn hơn đêm.

+ Ngày 23/9: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.

+ Ngày 22/12: thời gian ngày ngắn nhất. 

- Ở Nam bán cầu thì ngược lại.

* Theo vĩ độ:

- Ở xích đạo quanh năm ngày bằng đêm.

- Càng xa Xích đạo thời gian ngày và đêm càng chênh lệch.

- Tại vòng cực đến cực ngày hoặc đêm bằng 24 giờ.

- Ở cực: Có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Xem ngay

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Khoa Học >

Thảo luận trong 'Khoa Học' bắt đầu bởi Moonto, 7 Tháng mười 2021.

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Khoa Học >

Câu 31: Trình bày nguyên nhân và hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

Lời giải

– Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động quanh Mặt Trời nên tùy vị trí Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

– Mùa theo dương lịch và độ dài ngày, đêm ở hai bán cầu trái ngược nhau. Ở bán cầu bắc:

+ Mùa xuân: Ngày dài hơn đêm. Song, ngày càng dài và đêm càng ngắn khi Mặt Trời càng gần chí tuyến Bắc. Riêng ngày 21-3 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm, bằng 12 giờ ở mọi nơi.

+ Mùa hạ: Ngày vẫn dài hơn đêm, nhưng khi Mặt Trời càng gần Xích đạo thì ngày càng ngắn dần, đêm càng dài dần. Ngày 22-6 có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm.

+ Mùa thu: Ngày ngắn hơn đêm. Mặt Trời càng xuống gần chí tuyến Nam ngày càng ngắn, đêm càng dài. Riêng ngày 23-9 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm, bằng 12 giờ ở mọi nơi.

+ Mùa đông: Ngày vẫn ngắn hơn đêm. Khi Mặt Trời càng gần Xích đạo thì ngày dài dần, đêm ngắn dần. Ngày 22-12 có thời gian ban ngày ngắn nhất, thời gian ban đêm dài nhất trong năm.

– Ở Xích đạo, quanh năm có thời gian ngày và đêm bằng nhau. Càng xa Xích đạo, thời gian ngày và đêm càng chênh lệch nhiều. Từ vòng cực về phía cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ [ngày địa cực, đêm địa cực]. Càng gần cực, số ngày, đêm đó càng tăng. Riêng ở hai cực có sáu tháng ngày, sáu tháng đêm.

Câu 22: Vì sao có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau trên Trái Đất?

Lời giải

Có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau trên Trái Đất là do:

Vì Trái Đất có dạng hình cầu và luôn tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.
Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời thì trục Trái Đất luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66 độ 33 ‘ và không đổi phương, do vậy nên:

– Từ ngày 21-3 đến ngày 23-9, Bắc bán cầu ngả về phía Mặt Trời, đường phân chia sáng tối nằm ở phía sau Địa Cực Bắc và phía trước Địa Cực Nam, do vậy nửa cầu Bắc có góc nhập xạ lớn hơn, nhận được nhiều nhiệt hơn nửa cầu Nam, nên Bắc bán cầu là mùa nóng, có ngày dài hơn đêm. Còn ở Nam bán cầu là mùa lạnh, có đêm dài hơn ngày. Vào ngày 22-6, hiện tượng trên đạt tới cực đại.

– Từ ngày 23-9 đến ngày 21-3 năm sau, Nam bán cầu ngả về phía Mặt Trời, hiện tượng diễn ra ngược lại. Nam bán cầu là mùa nóng, có ngày dài, đêm ngắn; còn Bắc bán cầu là mùa lạnh, có ngày ngắn, đêm dài. Vào ngày 22-12, hiện tượng trên đạt tới cực đại.

– Ở Xích đạo, quanh năm có độ dài ngày đêm bằng nhau và bằng 12 giờ.

– Càng xa Xích đạo, độ dài ngày và đêm càng chênh lệch nhiều. Từ vòng cực về phía cực, có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24 giờ [ngày địa cực, đêm địa cực]. Càng gần cực, số ngày, đêm địa cực càng tăng, ở hai cực, số ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài suốt sáu tháng.

“Vì sao có ban ngày ban đêm? Như ta đã biết đó là vì Trái Đất tự quay quanh trục của mình. Vì tự quay, khiến cho các vùng trên Trái Đất có nửa ngày hướng về phía Mặt Trời, nửa ngày nằm về phía bị che khuất. Lúc hướng về phía Mặt Trời đó là ban ngày, lúc Mặt Trời bị che khuất đó là ban đêm.

Kinh nghiệm cuộc sống cho ta biết: ban ngày và ban đêm dài ngắn khác nhau. Mùa hè ngày dài đêm ngắn, mùa đông ngày ngắn đêm dài. Vì sao lại như thế?

Nguyên là Trái Đất mà ta sinh sống không những tự quay mà còn quay quanh Mặt Trời. Trục Trái Đất tự quay và quỹ đạo quay quanh Mặt Trời không vuông góc với nhau mà luôn giữ một góc nghiêng 66o 33 phút. Trái Đất giống như một tên nô bộc trung thành, luôn gập lưng quay quanh Mặt Trời. Chính về thế mà gây ra sự biến đổi bốn mùa và ngày đêm dài ngắn khác nhau. Khi Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, vị trí tương đối của nó đối với Mặt Trời phát sinh biến đổi, nên vị trí ánh nắng Mặt Trời chiếu thẳng góc xuống Trái Đất cũng luôn phát sinh biến đổi.

Trong một năm Mặt Trời chiếu thẳng xuống Nam, Bắc bán cầu thay đổi trong khoảng 23o 27’. Ta gọi 23o 27’ của vĩ độ Nam là chí tuyến Nam, còn 23o 27’ vĩ độ Bắc là chí tuyến Bắc. Khi Mặt Trời chiếu thẳng vào điểm gần chí tuyến Nam thì Mặt Trời lại chiếu xiên trên Bắc bán cầu, khi đó ánh nắng Mặt Trời trên Bắc bán cầu rất ít, do đó Bắc bán cầu rơi vào mùa đông. Vì Bắc bán cầu thời gian được Mặt Trời chiếu ít, còn phần Trái Đất không nhận được ánh nắng Mặt Trời thời gian dài, nên tạo ra mùa đông ngày ngắn đêm dài. Ngược lại khi Mặt Trời chiếu thẳng vào gần chí tuyến Bắc thì ánh nắng Mặt Trời chiếu thẳng xuống Bắc bán cầu, nên Bắc bán cầu nhận được ánh nắng Mặt Trời nhiều, do đó Bắc bán cầu đi vào mùa hạ. Khi đó thời gian Bắc bán cầu nhận được Mặt Trời dài hơn, còn thời gian không được chiếu sáng ngắn hơn, cho nên tạo ra mùa hè ngày dài đêm ngắn. Ngày mà Mặt Trời chiếu thẳng vào chí tuyến Bắc gọi là ngày hạ chí, đó chính là hôm ở Bắc bán cầu ngày dài nhất, đêm ngắn nhất. Sau ngày hạ chí điểm chiếu thẳng của Mặt Trời từ chí tuyến Bắc chuyển dần về phía Nam, ban ngày ngắn dần và thời tiết lạnh dần. Đến ngày đông chí Mặt Trời chiếu thẳng xuống chí tuyến Nam, đó là ngày mà Bắc bán cầu ban ngày ngắn nhất, ban đêm dài nhất trong 1 năm.

Vì ánh sáng chiếu thẳng xuống mặt đất di chuyển giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam, cho nên trong một năm ánh sáng chiếu thẳng góc của Mặt Trời có hai lần đi qua đường xích đạo, lần thứ nhất vào mùa xuân gọi là ngày xuân phân, lần thứ hai vào mùa thu gọi là ngày thu phân. Cả hai ngày này đều có đặc điểm chung là tất cả các nơi trên thế giới đều có ngày và đêm dài như nhau.

Ngoài ra thời gian dài ngắn của ban ngày và ban đêm ở những vùng khác nhau cũng khác nhau. Ví dụ ngày hạ chí thời gian ban ngày ở Tiên Đầu Quảng Đông là 13 giờ 30 phút, ở Bắc Kinh là 15 giờ, ở thị trấn Hắc Hà tỉnh Hắc Long Giang dài đến 16 giờ 18 phút; ngày đông chí thời gian ban ngày ở Tiên Đầu là 10 giờ 36 phút, ở Bắc Kinh là 9 giờ 16 phút, còn ở thị trấn Hắc Hà chỉ ngắn 8 giờ. Qua đó có thể thấy mùa hè càng đi lên phía Bắc ngày càng dài; ngược lại mùa đông càng đi lên phía Bắc ngày càng ngắn.”

Twitter Facebook LinkedIn

Vì sao mùa đông ngày ngắn đêm dài, về mùa hè ngày dài đêm ngắn?

Một ngày đêm gồm 24 giờ, trong khoảng thời gian đó Trái đất tự quay quanh mình nó vừa đúng 1 vòng, phần Trái đất hướng về phía Mặt trời là ban ngày, phần Trái đất không hướng về phía mặt trời là ban đêm. Vậy thì vì sao lại có hiện tượng ngày và đêm dài ngắn khác nhau?

Trái đất vừa tự quay quanh trục của nó vừa quay quanh Mặt trời. Nếu trục Trái đất vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh Mặt trời thì ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng vào Trái đất sẽ mãi mãi giống như hình trang 272, và như vậy mọi nơi trên Trái đất sẽ có đêm ngy dài ngắn như nhau. Nhưng trong thực tế trục Trái đất không vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo của Trái đất mà luôn lêchj ở góc 66°33'. Bởi vậy khi Trái đất chuyển động trên quỹ đạo của nó, do vị trí tương đối củat Trái đất với Mặt trời luôn thay đổi nên điểm chiếu thẳng của ánh sáng Mạt trời chiếu vào Trái đất cũng không giống nhau. Trong một năm điểm chiếu thẳng của ánh mặt trời dao động trong khoảng giữa vĩ tuyến Nam 23°27' và vĩ tuyến Bắc 23°27'. Khi điểm chiếu thẳng của ánh Mặt trời chiếu vào khu vực vĩ tuyến Nam 23°27' thì vùng Bắc bán cầu nhận được ánh Mặt trời chiếu xiên và thời gian được chiếu sáng ngắn, đồng thời thời gian không được ánh Mặt trời chiếu sáng sẽ dài hơn, vì vậy ngày sẽ ngắn và đêm sẽ dài. Chúng ta đều biết rằng, ánh mặt tời hiếu thẳng và chiếu xiên là nguyên nhân gây ra khí hậu nóng lạnh trên Trái đất, vì thế khi vùng Bắc bán cầu nhân được ánh mặt tròi chiếu xiên tức là vào mùa đông.

Vào mùa hè, ánh mặt trời chiếu thẳng vào khu vực vĩ tuyên Bắc 23°27' hàng ngày vùng Bắc bán cầu nhận được ánh Mặt trời chiếu sáng dài hơn, thờ gian không được ánh mặt trời chiếu sáng ngắn hơn, vì vậy mùa hè ngày dài đêm ngắn.

Mùa đông ngày ngắn đêm dài, mùa hè ngày dài đêm ngắn nhưng không phải ngày nào cũng giống nhau. Vào tiết Hạ chí [tức 20-21/6] là ngày có ban đêm ngắn nhất và ban ngày dài nhất trong một năm. Sau tiết Hạ chí, điểm chiếu thẳng của Mặt trời chuyển dịch dần từ vĩ tuyến Bắc 23°27' xuống phía Nam, ban ngày sẽ ngắn dần. Vào tiết Đông chí [tức 20-21/12] là ngày có ban đêm dài nhất và ban ngày ngắn nhất trong một năm. Sau Đông chí điểm chiếu thẳng của ánh mặt trời chuyển dịch dần từ vĩ tuyến Nam 23°27' lên phía Bắc nên thời gian ban ngày sẽ dài dần.

Đo điểm chiếu thẳng của ánh mặt trời di chuyển từ vĩ tuyến Bắc 23°27' tới vĩ tuyến Nam 23°27' sau đó sẽ di chuyển ngược lại, vì vậy trong một năm có hai lần ánh mặt trời chiếu thẳng vào đường Xích đạo của Trái đất, khi đó mọi nơi trên Trái đất có ngày đêm dài ngắn gần như nhau. Dịp đó là tiết xuân phân [tức 21-22/3] của mùa Xuân và tiết Thu phân [tức 23-24/9] của mùa Thu.

Ngoài ra ở Bắc bán cầu mỗi năm vào hai ngày Hạ chí và Đông chí thời gian đêm ngày dài ngắn ở từng nơi cũng không giống nhau. Ví dụ: ngày Hạ chí ở Bắc Kinh [Trung Quốc] ban ngày dài 15 giờ nhưng ở Quảng Đông ban ngày dài chỉ có 13 giờ 30 phút; ngày Đông chí ở Bắc Kinh ban ngày dài 9 giờ 16 phút nhưng ở Quảng Đông ban ngày dài tới 10 giờ 36 phút [thời gian ban ngày tính từ khi Mặt trời lặn ở đường chân trời]. Nhưng do tầng khí quyển tán xạ ánh sáng mặt trời khiến trước khi Mặt trời mọc có ánh bình minh và sau khi Mặt trời lặn có ánh hoàng hôn, nên thời gian ban ngày kéo dài hơn một chút.

Qua trình bầy trên chúng ta có thể thấy: về mùa Đông càng đi ngược về hướng Bắc ban ngày càng ngắn; về mùa hè càng đi ngược về hướng Bắc ban ngày càng dài.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Giải đáp 136 câu hỏi về thiên văn học
  • Nguồn: kenhsinhvien.vn

Video liên quan

Chủ Đề