Tại sao năm 1992 nước ta xuất siêu

Cường Ngô - Duy Thiên   -   Thứ bảy, 19/12/2020 21:12 [GMT+7]

Xuất siêu cao kỷ lục

Ngày 19.12, Tổng cục Hải quan cho biết, tính chung 11 tháng, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 489,88 tỉ USD, tăng 3,6% với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 254,97 tỉ USD, tăng 5,5% [tương ứng tăng 13,23 tỉ USD] và nhập khẩu đạt 234,91 tỉ USD, tăng 1,7% [tương ứng tăng 3,93 tỉ USD].

Trong tháng 11, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 546 triệu USD. Kết quả này đã góp phần đưa mức thặng dư thương mại hàng hóa của cả nước trong 11 tháng đạt mức kỷ lục 20,06 tỉ USD.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất siêu trong 11 tháng cao kỷ lục. Ảnh: TTXVN

Trong 11 tháng, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Mỹ đạt 91,24 tỉ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2019, là châu lục đạt mức tăng trưởng cao nhất. Trong khi đó, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với Châu Á đạt 315,84 tỉ USD, tiếp tục chiếm tỉ trọng cao nhất [64,5%] trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước.

Những điểm sáng trong 5 năm qua

Nói về con số xuất siêu cao kỷ lục, đại diện Cục Xuất nhập khẩu [Bộ Công Thương] cho biết, trong giai đoạn 2015-2020, hoạt động xuất nhập khẩu là điểm sáng của nền kinh tế. Điều này phản ánh năng lực sản xuất trong nước tăng trưởng cao, môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh được tạo thuận lợi và phản ánh kết quả tích cực của công tác hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, bối cảnh quốc tế trong giai đoạn 2015-2020 nhìn chung không thuận lợi cho thương mại quốc tế, khi kinh tế thế giới chứng kiến những biến động phức tạp, khó đoán định từ xung đột thương mại Mỹ-Trung, Anh rời EU, đến các biến động về quan hệ kinh tế - chính trị giữa các nền kinh tế lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU.

Ngoài ra, nhu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu thấp, các nước có xu hướng quay lại tập trung vào thị trường nội địa, tăng cường sử dụng các biện pháp bảo hộ thương mại, giá xuất khẩu nông sản không còn là yếu tố thuận lợi tác động đến tăng trưởng xuất khẩu.

Nhận định được tình hình này, Bộ Công Thương đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, khơi thông cho hoạt động sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu, phát triển thị trường xuất khẩu, quản lý nhập khẩu, tạo thuận lợi thương mại. Nhờ sự nỗ lực của các bộ ngành, doanh nghiệp, tình hình xuất nhập khẩu đạt được những kết quả rất tích cực.

Đáng chú ý nhất, trong tháng 11, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 546 triệu USD. Năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam chính thức vượt mốc 500 tỉ USD. Tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2015-2019 đạt trung bình 12%/năm, cao hơn mục tiêu 10% đề ra tại Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm năm 2011-2015.

Tỷ lệ sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa [C/O] để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi sang các nước đối tác FTA cũng đạt mức cao, chiếm 37,2% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường Việt Nam ký FTA. Con số này phản ánh doanh nghiệp và hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đang dần nâng cao tỉ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan tại các thị trường có FTA với Việt Nam trong những năm qua.

Nhìn lại những kết quả đạt được, Cục Xuất nhập khẩu cho biết, công tác xuất nhập khẩu trong thời gian tới cần chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý ngoại thương, phù hợp với thực tiễn quản lý và tuân thủ các cam kết quốc tế; có những kiến tạo về môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi, thông thoáng, minh bạch cho người dân và doanh nghiệp.

Điện tử trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Ảnh:baohaiquan.vn

Từ giai đoạn 1986 - 2011, Việt Nam gần như luôn nhập siêu, chỉ khác nhau về kim ngạch tuyệt đối và tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu. Có thể chia thành 3 thời kỳ chủ yếu.

Từ 1988 trở về trước, nhập siêu không lớn nhưng tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu rất cao, trên dưới 170%. Từ năm 1989 – 2006, nhập siêu giảm. Năm 1992, lần đầu tiên Việt Nam xuất siêu  nhưng rất thấp [40 triệu USD, do ngưng trệ nguồn nhập khẩu từ Liên Xô cũ, Đông Âu]. Từ năm 2007 - 2011, sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới [WTO], nhập siêu lớn và tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu cao, đặc biệt nhập siêu giai đoạn 2007- 2010 đều trên 10 tỷ USD/năm, năm 2011 nhập siêu giảm nhưng vẫn trên 9,8 tỷ USD.

Sang năm 2012, xuất hiện sự đan xen giữa các tháng nhập siêu và xuất siêu, nhưng tính chung 11 tháng, Việt Nam xuất siêu 484 triệu USD. Nếu tháng 12 vẫn giữ tiến độ xuất nhập khẩu như vậy, xuất siêu cả năm sẽ lớn hơn, ngược chiều so với kế hoạch đầu năm và các dự đoán. Như vậy, lần đầu tiên sau 20 năm, Việt Nam chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu.

Sự chuyển đổi tích cực này sẽ tác động đến nhiều mặt như: góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế [một mục tiêu quan trọng hiện nay], tăng dự trữ ngoại dẫn tới tỷ giá ổn định và giúp kiềm chế lạm phát. Nhờ vậy, tình trạng găm giữ ngoại tệ, tình trạng đô la hoá nền kinh tế bước đầu được ngăn chặn.

Nguyên nhân quan trọng nhất của việc trở lại xuất siêu là nhờ xuất khẩu rất tích cực. Dự báo xuất khẩu cả năm 2012 đạt khoảng 114,6 tỷ USD, vượt khá xa kế hoạch 109,5 tỷ USD.

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 18,2% [cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng GDP] và tỷ lệ xuất khẩu/GDP trên 82,5% chứng tỏ xuất khẩu là động lực của tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng xuất khẩu những năm trước chủ yếu do giá nhưng năm nay chủ yếu nhờ lượng tăng trong khi giá lại giảm. Khu vực doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Xuất nhập khẩu 11 tháng năm 2012 [Triệu USD]. Nguồn: Tổng cục Hải quan

Xuất khẩu đạt kết quả tích cực ở hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, trong đó một số mặt hàng có mức tăng ca, với 22 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, 11 mặt hàng đạt trên 3 tỷ USD, 7 mặt hàng đạt trên 5 tỷ USD.

Sự chuyển biến cũng được ghi nhận ở thị trường xuất khẩu. Cụ thể, 24 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, đặc biệt 41/81 thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam có xuất siêu. Các thị trường Việt Nam xuất siêu lớn, trên 1 tỷ USD, gồm Mỹ, Hồng Kông, Anh, Campuchia, Đức, Hà Lan, UAE, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Australia, Malaysia.

Một nguyên nhân khác khiến Việt Nam xuất siêu trong năm 2012 là do nhập khẩu tăng thấp so với xuất khẩu. Tính hết 11 tháng, nhập khẩu tăng  6,5% trong khi xuất khẩu tăng 18,7%. Cụ thể, 20/50 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu giảm kim ngạch, giá nhập khẩu nhiều loại mặt hàng cũng giảm.

Việt Nam xuất siêu, có một phần nhờ xuất khẩu tăng cao là dấu hiệu rất tích cực, cho thấy điều hành của Chính phủ đang phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt xuất siêu bền vững cần các biện pháp kiểm soát nhập khẩu tốt hơn.

Ngoài ra, trong 26/81 thị trường chủ yếu Việt Nam nhập siêu, có 5 thị trường có mức nhập siêu cao như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan-Trung Quốc, Singapore, Thái Lan. Thực tế này đang đặt ra bài toán cấp thiết về cân bằng thương mại.

Minh Ngọc


Trần Nguyễn Mỹ Linh [Viện Thông tin khoa học xã hội]

Tóm tắt:

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, số lượng quốc gia trở thành đối tác thương mại của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo cơ hội cho các sản phẩm của Việt Nam vươn ra thị trường thế giới nhưng đồng thời cũng mở cửa cho một lượng lớn hàng hóa xâm nhập vào Việt Nam. Việc thiếu kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu [cả chính thức và phi chính thức] trong thời gian dài đã khiến cho nhập siêu trở thành vấn đề nghiêm trọng của nền kinh tế.

Từ khóa: Hội nhập kinh tế quốc tế, nhập siêu, nhập khẩu.

I. Tình hình nhập siêu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, nhập siêu đã kéo dài liên tục từ những năm 1990 trở lại đây, nhập siêu gia tăng cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ lệ so sánh với kim ngạch xuất khẩu. Trong suốt quá trình phát triển kinh tế kéo dài hơn 20 năm, Việt Nam chỉ xuất siêu vào năm 1992, 2012, 2014, 2016. Tính trung bình, nhập siêu khoảng 1 tỷ USD/năm trong giai đoạn 1991 - 1995, tăng lên gần 2 tỷ USD/năm thời kì 1996 - 2000 và 4 tỷ USD/năm giai đoạn 2001 - 2005. Trong những năm gần đây, nhập siêu tiếp tục tăng mạnh từ 5,1 tỷ USD năm 2006 lên 14,1 tỷ USD năm 2007, 18 tỷ USD năm 2008, giảm xuống 12,9 tỷ USD năm 2009, 12,6 tỷ USD năm 2010 và 9,8 tỷ USD năm 2011 do suy thoái kinh tế. Năm 2012 xuất siêu khoảng 700 triệu USD, năm 2014 xuất siêu 2,4 tỷ USD và đến năm 2016 xuất siêu 2,7 tỷ USD. Mặc dù có xuất siêu trong vòng 1 - 2 năm gần đây nhưng do Việt Nam đã nhập siêu liên tục trong một khoảng thời gian dài như vậy đã để lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, cũng như mang đến những rủi ro có thể gặp phải trong tương lai. Có thể thấy, nhập siêu đã trở thành “nút thắt” của nhiều vấn đề kinh tế vĩ mô hiện nay và đã thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu kinh tế và giới doanh nhân cả nước.

II. Thị trường và mặt hàng nhập siêu

Trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động khó lường đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình xuất nhập khẩu của nước ta, tuy nhiên, cán cân thương mại đã cân đối hơn trước đây. Tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu đã giúp cán cân thương mại trở về mức thặng dư kể từ năm 2012 và trong giai đoạn 2012 - 2016 thì nhập siêu đã có chiều hướng giảm. Nhìn tổng thể, Việt Nam nhiều năm qua cơ bản là nước nhập siêu vì muốn tăng trưởng kinh tế phải đầu tư để có thêm năng lực sản xuất mới nên nhập khẩu là không tránh khỏi. Hiện nay, các mặt hàng thiết yếu không thể không nhập như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và một số mặt hàng sinh hoạt thiết yếu cho người dân chiếm trên 80%, hàng tiêu dùng và không thiết yếu chiếm 7%.

Một điều đáng lưu ý là trong những năm gần đây, Việt Nam chủ yếu nhập siêu với Trung Quốc. Năm 2009 nhập siêu từ Trung Quốc chiếm đến 90% tổng nhập siêu của Việt Nam. Năm 2010, nhập siêu từ quốc gia này tuy có giảm nhưng vẫn chiếm 75% tổng nhập siêu cả nước. Trong giai đoạn 2011 - 2016, Trung Quốc cũng vẫn chiếm lĩnh thị trường nhập siêu với kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 49,9 tỷ USD năm 2016, bằng 2 lần kim ngạch năm 2011 và tăng 0,9% so với năm 2015. Sản phẩm nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc năm 2016 là máy móc thiết bị [9,3 tỷ USD], điện thoại và linh kiện [6,1 tỷ USD], máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện [5,9 tỷ USD], vải các loại [5,4 tỷ USD], sắt thép, nguyên phụ liệu dệt may, da, hóa chất. Đó là chưa kể nhập khẩu tiểu ngạch và nhập lậu…. Thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam là Hàn Quốc với 32 tỷ USD năm 2016 [tăng 143% so với 2011 và 15,9% so với 2015] cũng cùng các sản phẩm chính là máy vi tính, máy móc thiết bị, điện thoại và các nguyên phụ kiện dệt may, da. Các thị trường lớn tiếp theo bao gồm Nhật Bản [15 tỷ USD], Đài Loan [11,2 tỷ USD], Thái Lan [8,8 tỷ USD], Hoa Kì [8,7 tỷ USD], Singapore [4,7 tỷ USD].

Theo Báo cáo của Cục Xúc tiến thương mại 2016 của Bộ Công Thương, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có sự dịch chuyển theo hướng đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, giảm dần tỷ trọng nhập khẩu từ khu vực châu Á, tăng dần nhập khẩu từ thị trường châu Âu.

Về nhóm hàng, nhóm nguyên vật liệu và máy móc thiết bị tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Điều này có thể lý giải bởi trình độ sản xuất công nghiệp Việt Nam còn thấp, cần nhập khẩu thiết bị để tiếp cận công nghệ tiên tiến, giải quyết sự thiếu hụt phụ tùng và máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa. Tính trong 4 tháng đầu năm 2017, lượng máy móc nhập về tăng khá mạnh, kim ngạch tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm trước, đạt 11 tỷ USD. Lượng và giá trị nhập khẩu máy móc thiết bị bắt đầu tăng mạnh dù cuối năm 2016 mặt hàng này đã giảm. Tuy nhiên, lượng và giá trị nhập khẩu máy móc của Việt Nam vẫn chủ yếu là công nghệ Trung Quốc khi Việt Nam chi 3,3 tỷ USD trong 11 tỷ USD để nhập mặt hàng này từ Trung Quốc.

Nhóm hàng nhập siêu thứ 2 là những mặt hàng chế biến phân theo nguyên liệu. Như vậy, Việt Nam xuất siêu các mặt hàng thô và sơ chế, nhập sâu các mặt hàng chế biến sâu. Đầu năm 2017, tổng giá trị nhập các sản phẩm trên đạt trên 13 tỷ USD, tăng hơn 30% so với cùng kỳ các năm trước. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu như vậy là khá đáng lo ngại. Nếu cơ cấu hàng xuất khẩu không có sự chuyển dịch mạnh mẽ, từ các mặt hàng sơ chế tài nguyên thiên nhiên, thâm dụng lao động, có giá trị gia tăng thấp sang mặt hàng chế tạo công nghệ trung bình và cao, có giá trị gia tăng cao, cũng như không có sự điều chỉnh cơ bản trong cơ cấu hàng nhập khẩu, hàng hóa trung gian nhập khẩu không được chuyển mạnh thành năng lực sản xuất tăng thêm cho xuất khẩu và nền kinh tế thì thâm hụt cán cân thương mại và vấn đề nhập siêu của Việt Nam vẫn không thể giải quyết được, sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn bấp bênh trước những cú sốc do sự thay đổi thất thường của giá thế giới.

Theo con số của Tổng cục Hải quan, năm 2016, nhóm hàng hóa chất đã khiến Việt Nam phải chi gần 7 tỷ USD nhập khẩu, trung bình mỗi tháng phải chi hơn 13.000 tỷ đồng nhập khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, trong 4 tháng 2017 kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng hóa chất đã tăng lên 14.200 tỷ đồng/tháng. Đáng nói, về mặt hàng hóa chất, trong nhiều năm qua Việt Nam vẫn phụ thuộc nhập khẩu lớn từ Trung Quốc để phục vụ các ngành công nghiệp trọng điểm như: phân bón, lọc hóa dầu, thủy tinh, gang thép, dệt may... Ở một mặt hàng khác là sắt thép thành phẩm, lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này tăng đột biến. Cả nước đã nhập 5,6 triệu tấn sắt thép các loại, kim ngạch hơn 3,2 tỷ USD. Trong đó, nhập sắt thép của Trung Quốc chiếm 2,7 triệu tấn, với 1,5 tỷ USD, chiếm 48% về lượng và 47% về kim ngạch so với cả nước. Theo nhận định của Tổng cục Hải quan, việc nhập khẩu khối lượng lớn nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất dù làm tăng nhập siêu trong thời điểm hiện nay nhưng sẽ giúp khối lượng sản xuất của nền kinh tế trong các quý tiếp theo tăng lên, xuất khẩu trở lại và giảm tỷ trọng nhập siêu.

III. Những bất cập trong thực hiện các biện pháp hạn chế nhập siêu và đề xuất một số giải pháp

Để hạn chế nhập siêu và chuyển sang xuất siêu bền vững, Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp phân chia hàng nhập khẩu theo 3 nhóm [nhóm cần nhập khẩu, nhóm cần kiểm soát nhập khẩu, nhóm hạn chế nhập khẩu] để kiểm soát việc tiếp cận ngoại tệ. Tiếp theo là nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nước, với sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, phải đầu tư để đổi mới công nghệ, thông qua đó tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, cũng cần xây dựng được thương hiệu cho các sản phẩm xuất khẩu và cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Có như vậy, các sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam mới có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế và ngay tại thị trường trong nước trước bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay.

Cũng đã có những đề xuất giải pháp về việc thiết lập các hàng rào kỹ thuật [về chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật, về vệ sinh và an toàn] đối với sản phẩm nhập khẩu nhằm hạn chế nhập khẩu các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vào Việt Nam, qua đó hạn chế nhập khẩu và nhập siêu. Tuy nhiên, điều đáng nói là các giải pháp nêu trên không phải là mới mà đã được đề xuất từ nhiều năm nay. Song việc thực hiện quá chậm chạp và chưa được triển khai một cách đồng bộ và quyết liệt. Việt Nam cũng cần tham khảo kinh nghiệm của các nước đi trước đã thành công trong lĩnh vực này, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc… Các quốc gia này trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển cũng đều phải nhập siêu. Song họ đã biết khai thác kết quả của việc buộc phải nhập siêu ban đầu, để từ đó xây dựng được nền kinh tế xuất khẩu với giá trị gia tăng cao. Do vậy, sau một giai đoạn nhập siêu, họ đã cân bằng được cán cân thương mại, sau đó chuyển sang xuất siêu.

Các giải pháp đưa ra rất nhiều, tuy chưa được như mong muốn, nhưng tình hình nhập siêu cũng đã cải thiện đôi chút. Cụ thể năm 2012, xuất siêu 700 triệu USD; năm 2014 xuất siêu 2,4 tỷ USD và năm 2016 xuất siêu 2,7 tỷ USD, đây một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:

1. Vũ Văn Ninh. Kiểm soát và hạn chế nhập siêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian tới, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán số 04 [117] - 2013.

2. Hồ Trung Anh. Nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc; Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Quản lý Nhà nước số 180 [1/2011].

3. Vũ Hùng Cường. Vấn đề nhập siêu của Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO. Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới số 9 [197] 2012.

4. Bộ Công Thương. Báo cáo Xúc tiến thương mại 2016. Nhà xuất bản Hồng Đức.

5. An Linh. Điểm những mặt hàng nhập khẩu tỷ USD khiến Việt Nam nhập siêu trở lại. //dantri.com.vn/kinh-doanh/diem-nhung-mat-hang-nhap-khau-ty-usd-khien-viet-nam-nhap-sieu-tro-lai-2017051112023767.htm

6. Lê Quốc Phương. Nhập siêu, những hệ lụy, giải pháp và hạn chế.

//www.dntm.vn/index.php/news/Nhan-dinh-Du-bao/Nhap-sieu-nhung-he-luy-va-giai-phap-han-che-10975/


Vietnam's trade deficit and solutions

TRAN NGUYEN MY LINH

Institute of Social Science Technology

ABSTRACT:

Along with the process of international economic integration, the number of countries becoming Vietnams trading partners has increased. International economic integration has created opportunities for Vietnam's products to reach the world market but at the same time also opened up large quantities of goods to enter Vietnam. The lack of strict control over import activities [both formal and informal] has made trade deficits a serious problem in the economy over time.

Keywords: International economic integration, trade deficit, import.

Xem tất cả ấn phẩm Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ số 10 tháng 09/2017 tại đây

Video liên quan

Chủ Đề