Tại sao nhật bản lại có nhiều núi lửa

Khi nói về đất nước phải thường xuyên hứng chịu những trận sóng thần nhiều nhất trên thế giới, người ta sẽ nghĩ ngay đến Nhật Bản. Sóng thần được xem là một trong những thảm họa thiên nhiên vô cùng đáng sợ vì sau khi đi qua, nó để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng về người và tài sản, đồng thời kìm hãm tốc độ phát triển về mọi mặt của một đất nước. Vậy bạn có biết lý do tại sao Nhật Bản hay có sóng thần? Hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu chi tiết về vấn đề này.
 


 

Từ trước đến nay, ở đất nước mặt trời mọc đã xảy ra vô số trận sóng thần lớn nhỏ khác nhau. Có thể nói, thảm họa sóng thần lớn nhất ở Nhật Bản chính là trận sóng thần ngày 11 tháng 3 năm 2011. Với những con sóng cao đến gần 40 mét và ảnh hưởng vào tận 10km đất liền, trận sóng thần này đã làm gần 20.000 người chết và mất tích, hàng trăm công trình bị phá hủy, gây ra sự cố phóng xạ tại nhà máy điện Fukushima Daiichi. Để biết tại sao đất nước Nhật Bản thường xảy ra sóng thần, trước hết bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là gì?

Nguyên nhân gây ra hiện tượng sóng thần

Sóng thần cũng như những con sóng khác ngoài đại dương. Tuy nhiên, những con sóng nhỏ thường được tạo ra bởi gió còn sóng thần là do sự dịch chuyển của các khối nước khổng lồ. Vậy các khối nước này được hình thành từ đâu?

Trái đất vốn được hình thành từ các mảng kiến tạo, luôn chuyển động với vận tốc chậm. Cho đến khi hai mảng kiến tạo trái đất va chạm vào nhau, chúng sẽ tạo nên sức ép, giải phóng năng lượng và gây ra động đất. Nếu trận động đất xảy ra ở dưới đáy đại dương, thể tích nước sẽ liên tục bị nâng lên, kéo xuống và hình thành nên một khối nước khổng lồ.
 


 

Bên cạnh đó, hiện tượng núi lửa phun trào, va chạm thiên thạch, lở đất cũng có thể là nguyên nhân khiến các khối nước khổng lồ dịch chuyển và tạo ra sóng thần.

Tại sao Nhật Bản lại hay có sóng thần?

Như đã nói ở trên, nguyên nhân sâu xa hình thành lên các cơn sóng thần đó chính là do sự di chuyển của các mảng kiến tạo, dẫn đến động đất hoặc do những thiên tai khác như: núi lửa, lở đất,....Trong khi đó, Nhật Bản lại là quốc gia nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương - Nơi có địa chấn phức tạp với nhiều trận động đất nhất thế giới.
 


 

Vành đai núi lửa Thái Bình Dương này là nơi có nhiều mảng kiến tạo, trong đó có mảng kiến tạo Thái Bình Dương nằm dưới đáy Thái Bình Dương và mảng lục địa Philippines. Hai mảng kiến tạo này thường dịch chuyển và va chạm vào nhau. Tại ranh giới va chạm đã có những dãy núi, núi lửa và các trận động đất, hiện tượng địa chất khác được tạo ra. Cuối cùng, nếu có đủ điều kiện, các khối nước lớn sẽ được hình thành và xuất hiện cơn sóng thần.

Với những thông tin mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi chia sẻ trên đây, chắc hẳn các bạn đã biết vì sao Nhật Bản hay có sóng thần. Mặc dù nền kinh tế cũng như khoa học, công nghệ ở Nhật Bản hiện nay khá phát triển nhưng họ vẫn không thể ngăn chặn các đợt sóng thần mà chỉ có thể dự báo và phòng tránh, nhằm giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.

Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là

Thủy triều được hình thành do

Dao động thủy triều lớn nhất khi

Dao động thủy triều nhỏ nhất khi

Nguyên nhân hình thành sóng thần là

Nguyên nhân hình thành thủy triều là do

Đặc điểm nào sau đây không đúng với các dòng biển:

Phân biệt nguyên nhân hình thành sóng thần và sóng bạc đầu?

Nhận xét nào sau đây đúng về sự phân bố các dòng biển lạnh trên Trái Đất?

- Do vị trí  của Nhật Bản nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, nằm ở điểm nối của ba vùng kiến tạo địa chất đã khiến Nhật Bản thường xuyên phải chịu các dư trấn động đất nhẹ cũng như các hoạt động của núi lửa. Các cơn động đất có sức tàn phá, thường dẫn đến sóng thần.  

- Do nằm trong vành đia núi lửa Thái Bình Dương nên nền địa chất không bền vững mà thường  xuyên có những hoạt đông[ như xô húc, chờm, tách dãn ...] đã làm cho quá trình động đất xảy ra. Chính quá trình này là nguyên nhân chủ yếu làm cho sóng thần hay núi lửa hoạt động.

⇒ Như vậy Nhật Bản  phải chịu nhiều thiên tai như vậy đó là do vị trí của Nhật Bản nằm trong vành đia núi lửa Thái Bình Dương, nơi có cấu tạo địa chất không  được ổn định.

#Học tốt

Thái Bình Dương rộng lớn, chiếm 1/3 diện tích Trái Đất, Dưới đáy Thái Bình Dương có nhiều vùng lõm sâu trên 8.000 m. Chỗ rãnh biển sâu nhất đạt đến 11.034 m. Ở đó vỏ Trái Đất rất mỏng, rất nhiều chỗ không đến 10 km, còn các lục địa chung quanh nó dày khoảng 35 km. Đặc điểm kết cấu của vỏ Trái Đất như vậy khiến cho Thái Bình Dương trở thành vùng tập trung núi lửa.

Nhật Bản nằm vào vùng biên Thái Bình Dương. Nó với quần đảo Aliushen, Thiên đảo, quần đảo Philippin cũng như bờ biển Tây châu Mỹ kết thành một vòng cung làm thành một vùng núi lửa nổi tiếng ở Thái Bình Dương. Trong vành đai này có hơn 200 núi lửa sống, đó là vùng núi lửa hoạt động nhiều nhất và mạnh nhất trên Trái Đất. Trong thực tế trên những đảo này thường là những mạch núi nổi trên mặt biển, dưới chân núi có rất nhiều rãnh biển sâu. Ở đó độ dày và mỏng của vỏ Trái Đất chênh lệch nhau rõ rệt, đồng thời còn tồn tại nhiều vết nứt lớn. Cho nên phún thạch dễ phun ra từ các vết nứt, tạo nên núi lửa đợt này nối tiếp đợt khác.

Quần đảo Hawai là trung tâm Thái Bình Dương, cũng là vùng vỏ Trái Đất ở đáy biển không ổn định. Ở đáy biển sâu từ 4.000 – 5.000 m, vì đó là quần đảo do núi lửa hoạt động lâu ngày tạo nên, đảo Hawai lớn nhất trong quần đảo, gồm năm ngọn núi lửa hợp thành. Phún thạch ở đó độ đặc nhỏ nên miệng núi lửa thường thông thương. Tuy núi lửa hoạt động không mãnh liệt, nhưng lại hoạt động luôn. Trên quần đảo này núi lửa hoạt động liên tục nhưng ít có những vụ nổ lớn. Phún thạch phun ra chảy thành những bãi quang cảnh tự nhiên rất đẹp. Có những núi lửa miệng núi thành hồ nóng chảy.

Twitter Facebook LinkedIn

Nhật Bản được biết đến là một đất nước kiên cường, hàng năm phải đối mặt với nhiều thiên tai tuy nhiên cách họ khôi phục cũng khiến cả thế giới phải ngả đầu ngưỡng mộ. Vậy nhưng, bạn có thắc mắc tại sao động đất lại thường xảy ra ở Nhật Bản? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Nhật Bản và những trận động đất đi vào lịch sử

Một đất nước sở hữu hơn 10% lượng núi lửa hoạt động trên thế giới, vị trí địa lý nhỏ hẹp khó cho sự phát triển kinh tế, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm trong khi thảm họa thiên nhiên lại thường xuyên, người dân Nhật Bản đã dần làm quen và có sự chuẩn bị kỹ càng để đối phó với những tình huống khi sóng thần hay động đất xảy ra.

Động đất là gì?

Không chỉ Nhật Bản mà ngay tại Hà Nội bạn cũng có thể cảm nhận được dư chấn của động đất vào tháng 7 năm 2020 vừa rồi. Cơn động đất đó đủ để thấy được sự rung chuyển của trái đất.

Vậy động đất là gì? Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, cường độ mạnh hay yếu [xác định bằng độ Richter] còn tuỳ thuộc sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hoặc các đứt gãy ở dưới mặt đất và truyền qua các khoảng cách lớn. Một sự chấn động đơn độc thường kéo dài không quá vài giây, những trận động đất nghiêm trọng nhất cũng chỉ kéo dài tối đa là 3 phút.

Động đất vô cùng nguy hiểm và nó còn là một nguyên nhân gây ra sóng thần. Đã từng xảy ra thảm họa kép ở Nhật vào năm 2011. Bởi vì khi xảy ra động đất trong lòng đại dương, sức địa chấn sẽ đẩy khối nước khổng lồ lên cao. Trong khoảng mấy trăm km khối nước bị đẩy lên cao rồi rơi xuống, tạo ra những đợt sóng lớn tràn qua các đạI dương rồi đổ bộ vào đất liền. Đôi khi động đất còn khiến núi lửa hoạt động, thậm chí là những núi lửa đã tắt từ lâu. Do lòng đất bị nứt ra tạo cơ hội cho nhũng dòng mắc ma phun trào. Những hiện tượng này khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra những tai họa không lường.

Vậy tại sao Nhật Bản lại hay xảy ra động đất?

Nguyên nhân là do Nhật Bản nằm trong “Vành đai lửa Thái Bình Dương”, nơi địa chấn phức tạp với nhiều trận động đất nhất thế giới. “Vành đai” này thực tế là một khu vực có hình giống như vành móng ngựa bao vòng quanh Thái Bình Dương, nơi mà nhiều trận động đất của thế giới và sự phun trào của núi lửa xảy ra.

Nguyên nhân Nhật Bản hay xẩy ra động đất

Trong vành đai này, nhiều mảng kiến tạo – bao gồm mảng kiến tạo Thái Bình Dương nằm dưới đáy Thái Bình Dương và mảng lục địa Philippines – kết hợp lại và va chạm. Tại đây mảng Thái Bình Dương và mảng Philippines dịch chuyển và va chạm tại nên các trận động đất. “Khi các mảng kiến tạo dịch chuyển và va chạm vào nhau , ở ranh giới giữa chúng sẽ tạo đã tạo ra các dãy núi hoặc núi lửa, cũng như tạo ra các trận động đất và các hiện tượng địa chất khác”. Chuyện núi lửa phun trào tại Phlippin và Indonesia là thường xuyên xảy ra cũng do hiện tượng này.

Những trận Động đất Nhật Bản đi vào lịch sử

Động đất không còn xa lạ tại Nhật Bản Một đất nước được bao quanh hoàn toàn bởi biển, với nhiều ngọn núi lửa, thiên tai là điều khó tránh khỏi. Mặc dù trải qua nhiều thiên tai, nhiều trận động đất làm thiệt lại lớn về kinh tế, xã hội nhưng Nhật Bản vẫn vươn lên là một trong những quốc gia có nền kinh tế hàng đầu khiến cho cả thế giới đều ngưỡng mộ về ý chí và tinh thần của con người Nhật Bản. Hãy cùng nhìn lại những trận động đất khủng khiếp nhấn chìm đất nước mặt trời mọc trong thời gian qua để có thể thấy được sự tàn phá khủng khiếp từ thiên nhiên.

Động đất vùng Đông bắc Nhật Bản [năm 2011] – Thảm họa kép

Thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 ở Nhật Bản đã xóa sổ nhiều thị trấn, gây sự cố rò rỉ hạt nhân và khiến hàng nghìn người dân rơi vào tình cảnh tuyệt vọng.

Vào lúc 14h46 ngày 11/3/2011, trận động đất mạnh 9 độ Richter, mạnh nhất trong lịch sử Nhật Bản và là một trong năm trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận trên thế giới, đã làm rung chuyển đất nước mặt trời mọc. Tâm chấn ở vùng đông bắc Nhật Bản, cách Tohoku khoảng 70 km về phía đông. Trong ảnh, các bể chứa khí phát nổ sau khi trận động đất tấn công nhà máy lọc dầu Cosmo ở thành phố Ichihara, tỉnh Chiba.

Những ngôi nhà ở Natori, tỉnh Fukushima, bốc cháy trong thảm hoạ kép. Ở nhiều khu vực khác, sân bay, cảng, nhà cửa đều chìm ngập dưới nước.

Trận động đất đã kéo theo cơn sóng thần khổng lồ. Trong vòng một giờ xảy ra động đất, các thị trấn dọc bờ biển đều bị những đợt sóng khổng lồ san phẳng. Những ngọn sóng cao 4-5 m liên tiếp ập lên nhà cửa và những cánh đồng. Ở mức cao nhất, sóng thần tại Miyako, Iwate, được ước tính cao đến 40 m.

Trong vòng 1 giờ xảy ra động đất, các đợt sóng thần đã phá hủy gần như hoàn toàn thị trấn dọc bờ biển, cướp đi sinh mạng của khoảng 20.000 người, làm bị thương gần 2.400 người và số người bị nhiễm phóng xạ là 190 người.

Động đất tại Nigata Nhật Bản [năm 2004]

Ngày 23-10-2004, xảy ra trận động đất mạnh 8,6 độ rích-te tại khu vực Ni-ga-ta, cách Tô-ki-ô 250 km, làm ít nhất 65 người chết và hơn ba nghìn người bị thương. Ngày 16-8-2005, trận động đất lớn với cường độ 7,2 độ rích-te làm rung chuyển mạnh khu vực phía bắc, cách Tô-ki-ô khoảng 300km. Trận động đất làm bị thương 80 người. Trận động đất mạnh gần 9 độ rích-te xảy ra ngày 11-3-2011, ở ngoài khơi đông – bắc Nhật Bản gây ra cơn sóng thần cao 10 mét vào sâu đất liền, xóa sổ nhiều thành phố, khiến hơn chục nghìn người chết và mất tích. Chính phủ và người dân Nhật Bản đang nỗ lực khắc phục hậu quả.

Động đất tại Kobe Nhật Bản [năm 1995]

Ðộng đất gây thiệt hại nặng gần đây nhất là trận động đất mạnh 7,2 độ rích-te, xảy ra ngày 17-1-1995, tại TP Kô-bê. Ðây cũng được coi là một trong những vụ động đất tàn phá nghiêm trọng nhất trong lịch sử Nhật Bản, với khoảng 6.430 người chết, hơn 40 nghìn người bị thương và gần 400 nghìn ngôi nhà bị sập hoặc hư hại. Cũng trong thập niên 90 của thế kỷ trước, một số vụ động đất lớn đã xảy ra ở khu vực Hốc-kai-đô và Tô-hô-ku. Trong đó, mạnh nhất là vụ động đất ngoài khơi phía tây – nam Hốc-kai-đô vào tháng 12-1993, có cường độ 7,9 độ rích-te.

Động đất tại Kanto Nhật Bản [năm 1923]

Vụ động đất Kanto mạnh 7,9 độ rích-te, ngày 1-9-1923, làm rung chuyển toàn bộ khu vực Tô-ki-ô – Y-ô-kô-ha-ma, khiến hầu hết các tòa nhà sụp đổ và kéo theo cơn sóng thần cao tới 12 mét. Ðộng đất gây một loạt vụ cháy, khiến 90% số tòa nhà ở Y-ô-kô-ha-ma hư hại nặng, gần một nửa TP Tô-ki-ô bị phá hủy. Gần 143 nghìn người chết, riêng tại Tô-ki-ô có hơn 60 nghìn người chết.

Động đất Nguyên Lộc 1703

Xảy ra tại Edo một tên cũ của thành phố Tokyo bây giờ gây thiệt hại về người lên đến 2300 người.

Trận động đất gây ra sóng thần tàn phá các khu vực ven biển bán đảo Boso và vịnh Sagami làm hơn 6.500 người thiệt mạng trên đảo Boso và hơn 10.000 thiệt mạng

Ðộng đất là một hiện tượng thường xuyên xảy ra ở Nhật Bản. Số cơn địa chấn mà con người không cảm thấy được nhiều tới mức khó tính toán nổi. Roi-tơ dẫn nghiên cứu của các nhà khoa học tổng kết, ít nhất cứ khoảng năm phút có một cơn “chuyển mình” của mặt đất.
Trong vòng một thế kỷ qua, ở Nhật Bản đã có 24 vụ động đất mạnh từ 6 độ rích-te trở lên, chiếm khoảng 20% số trận động đất hơn 6 độ rích-te của thế giới. Gần 10% năng lượng thoát ra trên toàn thế giới mỗi năm do các vụ động đất tập trung ở quần đảo Nhật Bản.

Phải làm gì khi xảy ra động đất ở Nhật Bản

Mỗi năm, hàng ngàn trận động đất xảy ra tại Nhật Bản. Hầu hết các trận động đất diễn ra với sức ảnh hưởng nhỏ khiến bạn có thể không chú ý đến chúng. Tuy nhiên, là một quốc gia dễ bị động đất, luôn có khả năng xảy ra một trận động đất lớn thì các bạn du học sinh và người lao động Xkld Nhật Bản cần tìm hiểu và lưu ý một số điều quan trọng để đảm bảo an toàn cho bản thân mỗi khi có động đất nhé!

Phải làm gì khi xảy ra động đất ở Nhật Bản

Khi đang ở trong phòng

  • Rung lắc mạnh thường xảy ra trong 1 phút đầu tiên. Trước hết bạn hãy chui vào gầm bàn ăn hoặc bàn học, nắm chặt chân, bảo vệ người mình khỏi những vật rơi xuống và những đồ đạc bị lăn, đổ.
  • Nếu bạn vẫn có thể di chuyển được, bạn phải tắt ngay lửa ở bếp ga, lò sưởi, bàn là,…
  • Hãy đi dép hoặc giày để đảm bảo an toàn cho đôi chân. Trong phòng mà có chén bát hay kính cửa sổ bị rơi vỡ thì sẽ rất nguy hiểm.
  • Nếu lửa cháy lan sang xung quanh thì hãy bình tĩnh dập lửa. Tuy nhiên, trong khi rung lắc dữ dội thì bạn không nên cố dập lửa. Vì nếu như vậy thì người bạn có thể bị chạm vào bếp gas đang có lửa hay bị ấm nước sôi đổ vào và lúc đó sẽ rất nguy hiểm.
  • Hãy mở cửa ra vào hoặc cửa sổ để đảm bảo lối thoát.
  • Không được vội vã lao người ra ngoài. Ở bên ngoài mảnh vỡ của kính cửa sổ hoặc biển quảng cáo có thể sẽ rơi xuống nên rất nguy hiểm. Đôi khi ở trong nhà lại an toàn hơn. Nếu không rơi vào những trường hợp nguy hiểm như nhà sắp đổ, trần nhà sắp rơi xuống, xảy ra hỏa hoạn đến mức không thể dập lửa được, thì bạn không cần thiết phải chạy ra ngoài. Trường hợp bắt buộc phải ra ngoài lánh nạn thì bạn hãy vừa xem xét tình hình xung quanh vừa hành động một cách thận trọng.

Khi đang ở trên phố [khu vực không có mái che]

  • Hãy bảo vệ đầu bằng túi xách hoặc áo khoác.
  • Không đến gần những vật có nguy cơ đổ, rơi xuống như tòa nhà, máy bán hàng tự động, kính cửa sổ, biển quảng cáo, cột điện v.v…
  • Nói chung bảo vệ đầu khỏi những vật rơi xuống là việc quan trọng nhất.

Khi ở khu vực tầng ngầm

  • Hãy bảo vệ đầu bằng túi xách hoặc áo khoác.
  • Người ta cho rằng khu vực tầng ngầm an toàn hơn. Dưới lòng đất rung lắc nhẹ hơn so với trên mặt đất, và được thiết kế đèn chiếu sáng khẩn cấp khi mất điện, hơn thế cứ 60m lại có một cửa thoát hiểm. Bạn nên bình tĩnh hành động theo chỉ thị của người hướng dẫn.
  • Khi mất điện xung quanh đều tối và bạn sẽ hoảng sợ. Trong hoàn cảnh đó, nếu bạn va vào người xung quanh rồi vấp ngã, những người kế theo cũng ngã xuống thì bạn sẽ bị cả núi người đè lên. Sau một thời gian ngắn điện dùng cho trường hợp khẩn cấp sẽ được phát, nên bạn đừng hành động thiếu thận trọng mà trước hết hãy cố giữ bình tĩnh.

Khi đang ở trong cửa hàng bách hóa hay trong tòa nhà

  • Bảo vệ đầu bằng túi xách hoặc áo khoác.
  • Đứng cách xa tủ bày hàng, kính cửa sổ, hay các sản phẩm như hàng điện tử hay đồ nội thất v.v…
  • Hướng tới cửa thoát hiểm, thoát ra ngoài bằng cầu thang khẩn cấp.
  • Bạn không được sử dụng thang máy. Ngoài ra, trường hợp xảy ra hỏa hoạn thì không được đi lên tầng trên bởi vì khói sẽ lan lên trên.

Mặc dù nhiều trận động đất và sóng thần xảy ra tàn phá nặng nề về người và tài sản. Nhưng với ý chí và sự kiên cường của người dân, Nhật Bản vẫn vươn lên để đưa đất nước sánh ngang với các cường quốc thế giới. Trở thành một thị trường lao động tiềm năng dẫn đầu cho người lao động quốc tế. Cùng với đó là tình trạng già hóa dân số ở Nhật đang mức báo động, vậy nên hàng năm Nhật Bản cần tuyển một số lượng lớn từ lao động nước ngoài. Ở Việt Nam, xuất khẩu lao động Nhật đang là một xu thế để phát triển kinh tế.

>>>Có thể bạn quan tâm: Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thời điểm nào thì phù hợp

Video liên quan

Chủ Đề