Tại sao phải ngủ vào ban đêm

Nhiều bệnh lý giấc ngủ biểu hiện với mất ngủ và buồn ngủ ban ngày quá mức [EDS].

  • Mất ngủ khó ngủ, ngủ thiếp, thức dậy sớm hoặc cảm giác ngủ không thoải mái.

  • EDS là tình trạng ngủ thiếp đi trong những giờ thức giấc bình thường.

Bệnh lý giấc ngủ có thể là do các yếu tố bên trong cơ thể [nội tại] hoặc bên ngoài cơ thể [bên ngoài].

Vệ sinh giấc ngủ không thích hợp

Giấc ngủ bị ảnh hưởng bởi các hành vi nhất định. Chúng bao gồm

  • Sử dụng caffein hoặc các chất kích thích khác [đặc biệt gần giờ đi ngủ thậm chí là buổi chiều với những bệnh nhân nhạy cảm]

  • Tập luyện hoặc hưng phấn quá mức [ví dụ: chương trình truyền hình hấp dẫn] vào cuối buổi tối

  • Lịch ngủ không đều đặn

Bệnh nhân bù đắp cho giấc ngủ thiếu bằng việc ngủ dậy muộn hoặc ngủ trưa nhiều hơn giấc ngủ ban đêm.

Người mất ngủ nên tuân theo một thời gian thúc giấc thường xuyên và tránh ngủ trưa dài quá thời gian ngủ đêm.

Vệ sinh giấc ngủ đầy đủ có thể cải thiện giấc ngủ [xem Bảng: Vện sinh giấc ngủ Vện sinh giấc ngủ Các triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến giấc ngủ là chứng mất ngủ và buồn ngủ vào ban ngày quá mức[EDS]. Mất ngủ là khó bắt đầu và duy trì giấc ngủ, thức dậy sớm, hoặc cảm giác ngủ không... đọc thêm ].

Rối loạn điều chỉnh giấc ngủ

Những stress cảm xúc đột ngột [ví dụ như mất việc làm, nhập viện] có thể gây mất ngủ. Các triệu chứng thường hết sau khi những căng thẳng giảm đi; mất ngủ thường thoáng qua và ngắn ngủi. Tuy nhiên, nếu buồn ngủ ban ngày và mệt mỏi xuất hiện, đặc biệt nếu chúng ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày, khuyến cáo điều trị bằng thuốc ngủ trong thời gian ngắn. Tình trạng lo lắng có thể cũng cần điều trị đặc hiệu.

Mất ngủ do tâm thần kinh

Mất ngủ bất kể nguyên nhân, có thể dai dẳng kể cả kiểm soát các yếu tố thúc đẩy, thường là vì bệnh nhân cảm thấy lo lắng về một đêm mất ngủ tiếp theo và sau đó là một ngày mệt mỏi. Thông thường, bệnh nhân dành hàng giờ trên giường tập trung và suy nghĩ về sự mất ngủ của họ, và họ gặp khó khăn khi ngủ trong phòng hơn là ngủ thiếp đi ở không gian ngoài nhà.

Điều trị tối ưu kết hợp

  • Các chiến lược hành vi nhận thức

  • Thuốc gây ngủ

Các chiến lược hành vi nhận thức khó thực hiện và mất nhiều thời gian hơn nhưng hiệu quả lâu hơn, có thể đến 2 năm sau khi điều trị kết thúc. Những chiến lược này bao gồm

  • Vệ sinh giấc ngủ [đặc biệt là hạn chế thời gian nằm trên giường-xem Bảng: Vện sinh giấc ngủ Vện sinh giấc ngủ Các triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến giấc ngủ là chứng mất ngủ và buồn ngủ vào ban ngày quá mức[EDS]. Mất ngủ là khó bắt đầu và duy trì giấc ngủ, thức dậy sớm, hoặc cảm giác ngủ không... đọc thêm ]

  • Giáo dục

  • Tập luyện thư giãn

  • Kiểm soát kích thích

  • Liệu pháp nhận thức

Thuốc gây ngủ phù hợp cho những bệnh nhân cần điều trị nhanh chóng và chứng mất ngủ của họ có ảnh hưởng tới thời gian ban ngày, như buồn ngủ quá mức và mệt mỏi. Những loại thuốc này không được sử dụng vô thời hạn trong hầu hết các trường hợp.

Các bệnh lý giấc ngủ thể chất

Bệnh lý về thể chất có thể gây trở ngại cho giấc ngủ, gây mất ngủ và EDS. Các bệnh lý gây ra đau hoặc khó chịu [ví dụ, viêm khớp, ung thư, thoát vị đĩa đệm], đặc biệt là những người bệnh tăng khi vận động, gây ra sự thức tỉnh thoáng qua và chất lượng giấc ngủ kém. Các cơn co giật về đêm có thể gây cản trở cho giấc ngủ.

Điều trị bệnh lý nền và triệu chứng [ví dụ dùng thuốc giảm đau trước khi đi ngủ].

Bệnh lý giấc ngủ thần kinh

Hầu hết các bệnh lý tâm thần chủ yếu có thể gây mất ngủ và EDS. Khoảng 80% bệnh nhân trầm cảm nặng phàn nàn có những triệu chứng này. Ngược lại, 40% bệnh mất ngủ mãn tính có bệnh lý tâm thần nặng, thường là rối loạn cảm xúc.

Bệnh nhân trầm cảm có thể bị mất ngủ do khó vào giấc ngủ hoặc mất duy trì giấc ngủ. Đôi khi trong trầm cảm giai đoạn rối loạn lưỡng cực và rối loạn cảm giác theo mùa, giấc ngủ không bị gián đoạn, nhưng bệnh nhân phàn nàn về sự mệt mỏi không đỡ vào ban ngày .

Nếu trầm cảm đi kèm với mất ngủ, thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần [ví dụ citalopram, paroxetine, mirtazapine] có thể giúp bệnh nhân ngủ. Để điều trị trầm cảm những loại thuốc này được sử dụng thường xuyên với liều thấp. Tuy nhiên, bác sĩ lâm sàng nên lưu ý rằng các thuốc này không có khả năng gây ngủ và có thể có tính kích thích. Ngoài ra, thuốc an thần có thể có tác dụng lâu hơn tác dụng điều trị của nó gây ra EDS và các thuốc này có thể có các tác dụng phụ khác như tăng cân. Ngoài ra, bất kỳ thuốc chống trầm cảm nào cũng có thể được sử dụng với một loại thuốc ngủ.

Nếu trầm cảm đi kèm với EDS, có thể lựa chọn thuốc chống trầm cảm có tính hoạt hóa [ví dụ như bupropion, venlafaxine, một số thuốc ức chế tái hấp thu serotonin như fluoxetine và sertraline].

Hội chứng ngủ không đủ giấc [thiếu ngủ]

Bệnh nhân bị hội chứng này muốn tỉnh táo khi thức giấc và dù có đủ cơ hội để ngủ nhưng bệnh nhân không thể ngủ đủ giấc vào ban đêm. Nguyên nhân thường là các vấn đề xã hội hoặc việc làm. Hội chứng này có thể là nguyên nhân phổ biến nhất của EDS, sẽ mất khi thời gian ngủ tăng lên [ví dụ vào cuối tuần hoặc ngày nghỉ]. Sau một thời gian dài thiếu ngủ, bệnh nhân cần ngủ nhiều tuần hoặc vài tháng để hồi phục lại sự tỉnh táo vào ban ngày.

Bệnh lý giấc ngủ do thuốc

Mất ngủ và EDS có thể là kết quả của việc sử dụng các chất kích thích thần kinh trung ương [như amphetamine, caffein], thuốc ngủ [ví dụ, benzodiazepine], thuốc an thần khác, chất chống chuyển hóa, chế phẩm hormon, thuốc chống co giật, thuốc tránh thai đường uống, methyldopa, propranolol, rượu và hormon tuyến giáp [xem Bảng: Một số loại thuốc ảnh hưởng đến giấc ngủ. Một số loại thuốc ảnh hưởng đến giấc ngủ. Các triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến giấc ngủ là chứng mất ngủ và buồn ngủ vào ban ngày quá mức[EDS]. Mất ngủ là khó bắt đầu và duy trì giấc ngủ, thức dậy sớm, hoặc cảm giác ngủ không... đọc thêm ]. Thuốc uống thông thường được kê đơn có thể gây khó chịu, thờ ơ và giảm sự tỉnh táo. Nhiều loại thuốc thần kinh có thể gây cử động bất thường trong thời gian ngủ.

Mất ngủ có thể xuất hiện trong ngừng thuốc ức chế thần kinh trung ương [ví dụ barbiturates, opioid, thuốc an thần], thuốc chống trầm cảm ba vòng, chất ức chế monoamin oxidase hoặc thuốc cấm [ví dụ cocain, heroin, cần sa, phencyclidine]. Việc dừng đột ngột thuốc ngủ hoặc thuốc an thần có thể gây căng thẳng, run và co giật.

Video liên quan

Chủ Đề