Vì sao ngày 30 tháng 4 năm 1975 tổng thống dương văn minh buộc phải ra lệnh đầu hàng không điều kiện

30/04/1975: Tổng thống Dương Văn Minh nói 'Theo Tây, Mỹ mãi chưa đủ sao giờ lại theo Tàu?'

Nguồn hình ảnh, Spielgel

Chụp lại hình ảnh,

Phóng sự của Börries Gallasch và Terzani tại Sài Gòn tháng Tư 1975. [Spielgel số 21/1975]

Con số 30 mang nhiều ý nghĩa trong tâm tư người Việt. Ngày "Ba mươi" theo lịch chị Hằng là ngày "Tất niên", ngày cuối cùng của năm cũ. Hổ được gọi là " Ông ba mươi ".

Họa sĩ Ann Phong nói về ký ức 30/4 và dự án hướng về thế hệ trẻ

30/4: VNCH để lại gì cho đất nước hôm nay?

30/4: Góc nhìn về ngày chấm dứt Chiến tranh

Quảng cáo

30/4: Phụ nữ ở Sài Gòn qua ảnh

Thời khắc chuyển đổi và nỗi kinh hoàng gói chung trong một con số. Lịch sử 45 năm trước cũng dành cho Sài Gòn một thời của Việt Nam Cộng Hòa con số định mệnh.

Tiziano Terzani, phóng viên Italia làm cho tờ "Spiegel" -Tấm Gương của CHLB Đức, là một trong những phóng viên nước ngoài hiếm hoi chứng kiến ngày Tất niên kinh hoàng cuối cùng ấy của VNCH.

Lẽ ra ông không có được may mắn ấy.

Tiziano Terzani nằm trong danh sách đen những phóng viên "persona non grata" [ không được hoan nghênh] và sắp phải rời khỏi VNCH vì câu chữ không hợp tai chính quyền của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Nhưng may cho ông là khi Tổng thống Thiệu di tản, các cấp dưới đã đốt mất cả danh sách đó. Terzani thoát khỏi trừng phạt vì tội hay làm Tổng thống Thiệu lúng túng.

Terzani đặt những con số lên bàn cân so sánh rằng, ngân quỹ quốc phòng của CHLB Đức chỉ bằng một nửa so với VNCH , không quân Nam VN có phi đội 1800 máy bay siêu thanh hiện đại nhất thế giới, Tây Đức cũng chưa có chiến đấu cơ phản lực đời cuối F5E. Những chiếc máy bay đắt giá đó trong công đoạn lắp ráp cuối cùng ở sân bay Biên Hoà được trưng lên ảnh trên mặt báo " Spiegel.

Mà vừa trước đó tổng thống Thiệu mới dứt lời: " Nếu người Mỹ không viện trợ, thì không phải một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ chúng tôi sẽ rời khỏi Sài Gòn." Phóng sự của Terzani nêu nghi vấn về phát biểu đó.

Câu nói làm người ta liên tưởng tới hình ảnh một cậu bé hay hờn dỗi hơn là một nguyên thủ quốc gia.

Nguồn hình ảnh, Spielgel

Chụp lại hình ảnh,

Tiziano Terzani [phải] và Borries Gallasch là các phóng viên làm cho tờ "Spiegel" -Tấm Gương của CHLB Đức - có mặt tại Sài Gòn trong những ngày cuối cùng trước khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ

Không phải khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, quân đội Việt Nam Cộng hòa hoàn toàn buông súng

07:11 AM - 14/05/2021 512

Dương Văn Minh, Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa, được đánh giá là có công trong việc đơn phương tuyên bố ngừng bắn sáng 30/4/1975 và đầu hàng vô điều kiện sau đó, góp phần làm cho máu của người Việt không đổ thêm nữa và Sài Gòn không bị tàn phá.Tuy nhiên, không phải tất cả các đơn vị quân đội Việt Nam Cộng hòa đều tuân lệnh ngừng bắn của Dương Văn Minh. Một số chỉ huy và đơn vị vẫn tiếp tục chống cự và cuối cùng đã phải nhận một cái kết xứng đáng

Vành đai Pusan và mưu đồ lật ngược thế cờ

Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên [1950-1953], sau khi quân đội Bắc Triều Tiên vượt qua Vĩ tuyến 38 tiến công Hàn Quốc, chỉ sau một thời gian ngắn, đã đẩy quân đội Hàn Quốc xuống phía Nam. Tại Pusan, Hàn Quốc đã thiết lập vành đai phòng thủ cuối cùng và đứng vững tại đây. Trên cơ sở đó, Mỹ và đồng minh đã đổ quân vào, tiến hành phản công và từng bước giành lại thế chủ động. Cuối cùng, hai bên trở lại trạng thái giằng co và Hiệp ước đình chiến được ký kết.

Ngày 30/4/1975, trước khí thế không gì cản nổi của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, Tổng thống Dương Văn Minh đã đơn phương ra lệnh ngừng bắn vào lúc 9 giờ 30 phút sáng và sau đó buộc phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Tuy nhiên, không phải mọi đơn vị và cấp chỉ huy quân lực Việt Nam Cộng hòa đều tuân lệnh Tổng thống. Họ cho rằng tuyên bố của Dương Văn Minh đã “bức tử” Việt Nam Cộng Hòa và mưu đồ xây dựng thế trận phòng thủ tại Quân khu IV thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long nhằm đứng vững và chờ đợi cơ hội phản công.

Tại sao họ lại có mưu đồ như vậy ?

Tình hình miền Nam trong những ngày tháng 4 năm 1975 hết sức phức tạp.

Giữa lúc các cánh Quân giải phóng đang thần tốc tiến về Sài Gòn thì Tướng tình báo Pháp Francois Vanussème đã tới gặp Tổng thống Dương Văn Minh và đề nghị Việt Nam Cộng hòa kêu gọi nước ngoài đem quân can thiệp để cứu Việt Nam Cộng hòa đang trong cơn nguy kịch. Nhân viên ngoại giao nước ngoài đề nghị quân lực Việt Nam Cộng hòa hãy cố thủ, án ngữ Vùng 4 chiến thuật, hứa hẹn sẽ đem quân giải vây, cứu Việt Nam Cộng hòa đang trong cơn nguy khốn.

Như vậy là đến phút chót, các nước lớn vẫn không từ bỏ âm mưu chia cắt đất nước ta và đó là cơ sở cho những viên tướng và đơn vị quân lực Việt Nam Cộng hòa hô hào chiến đấu đến cùng, nhằm lật lại thế cờ.

Ngoài ra, lực lượng bất tuân lệnh Dương Văn Minh cho rằng, trong phút nguy biến cuối cùng, nếu Việt Nam Cộng hòa giữ được Đồng bằng Sông Cửu Long, Hoa Kỳ và đồng minh có thể sẽ biến nó thành một Pusan thứ hai, đổ quân vào cứu nguy và thiết lập thế trận phản công.

Tuy nhiên, cuối cùng, Dương Văn Minh đã chọn con đường về với dân tộc và Hoa Kỳ, như đã tuyên bố ngày 23/4/1975, cuộc chiến tranh Việt Nam đã chính thức kết thúc đối với họ. Chiến dịch di tản Gió Lốc là cố gắng cuối cùng lấy lại hình ảnh của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Không có cuộc đổ bộ cứu nguy nào cả. Không có Pusan thứ hai.

Phòng tuyến Pusan, nơi quân đội Hàn Quốc trụ lại, được Hoa Kỳ và

đồng minh giúp thiết lập thế trận phản công [Ảnh Internet]

Cố gắng cuối cùng và cái kết

Đến ngày 30/4/1975, trong khi phần lớn các tướng lĩnh của quân lực Việt Nam Cộng hòa đã di tản ra nước ngoài, thì tướng Lê Minh Đảo lại tìm cách về Cần Thơ. Mục đích của tướng Lê Minh Đảo là phối hợp với Tư lệnh Quân đoàn IV Việt Nam Cộng hòa là tướng Nguyễn Khoa Nam tái phối trí lực lượng, giữ đồng bằng sông Cửu Long làm căn cứ, tiếp tục chống cự trong trường hợp Sài Gòn thất thủ. Tướng Nguyễn Khoa Nam hy vọng với ba Sư đoàn Bộ binh số 7, số 9 và số 21 còn tương đối nguyên vẹn trong tay cùng hàng chục nghìn địa phương quân và phòng vệ dân sự, cộng với các lực lượng tàn quân rút từ các quân khu đã thất thủ về, có thể lập được vành đai xung quanh thành phố Cần Thơ, Trung tâm chỉ huy của Quân đoàn.

Trong trường hợp không giữ được Cần Thơ, tướng Nguyễn Khoa Nam còn có phương án dựa vào tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia với dãy núi Thất Sơn và các vùng có đông tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, có nhiều hang động hiểm trở để cầm cự lâu dài và chờ thời cơ phản công. Trong tháng 4 năm 1975, một số công trình kiên cố dự định sử dụng cho Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa rút về đây đã được xây dựng. Các tướng Lê Minh Đảo và Lê Văn Hưng cũng đặt nhiều hy vọng vào kế hoạch này khi từ chối lời mời của tướng Nguyễn Hữu Hạnh đề nghị các hai ông này quay về Sài Gòn hợp tác với tướng Dương Văn Minh, nhằm bàn giao chính quyền trong trật tự cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Không chỉ tướng Lê Minh Đảo mà tất cả những ai trung thành với chế độ Việt Nam Cộng hòa đều coi Quân đoàn IV là hi vọng cuối cùng. Nếu phòng thủ thành công đồng bằng sông Cửu Long, hy vọng sẽ vận động được Hoa Kỳ và đồng minh “quốc tế hóa” trở lại cuộc chiến tranh Việt Nam,tái hiện trận vành đai Pusan trong chiến tranh Triều Tiên .

Nhưng những cố gắng của một vài viên chỉ huy và một vài đơn vị quân lực Việt Nam Cộng hòa không đi đến đâu. Chiều ngày 30/4/1975, một đơn vị quân Giải phóng chiếm được Đài phát thanh Cần Thơ, phát sóng cuốn băng ghi lại lời kêu gọi đầu hàng của tướng Dương Văn Minh và kêu gọi lực lượng địch buông súng. Sáu giờ chiều 30 tháng 4, một số thân hào, nhân sĩ Cần Thơ đã có mặt tại cổng tư dinh của tướng Lê Văn Hưng tại Cần Thơ, yêu cầu ông ta hãy vì dân chúng mà đừng ra lệnh phản công vì sợ rằng nếu Quân lực Việt Nam Cộng hòa phản công, Cần Thơ sẽ bị pháo binh Quân Giải phóng san bằng thành bình địa như An Lộc năm 1972.

Biết không thể lật lại thế cờ, chiều tối 30 tháng 4, tướng Lê Văn Hưng tự sát tại tư dinh. Nửa đêm 30 tháng 4, tướng Nguyễn Khoa Nam ra lệnh dỡ bỏ các bản đồ, kế hoạch, mật hiệu hành quân dưới tầng hầm của Sở Chỉ huy Quân đoàn IV Quân lực Việt Nam Cộng hòa và tự sát ngay trong phòng làm việc sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975. Riêng tướng Lê Minh Đảo, không đủ can đảm tự sát, ra trình diện Quân Giải phóng ngày 9/5/1975.

Tuy nhiên, tại Quân khu IV, một số đơn vị quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn quyết liệt kháng cự. Lực lượng này tập trung tại An Giang, Long Xuyên, Chương Thiện, Phong Dinh. Do chưa có lực lượng chủ lực quân Giải phóng chi viện, nên bộ đội địa phương chưa thể làm chủ tình hình ở các địa phương này.

Tại tỉnh Chương Thiện [nay là tinh Hậu Giang], Đại tá tỉnh trưởng Hồ Ngọc Cẩn ngoan cố không đầu hàng Quân giải phóng. Sau khi Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh ngừng bắn và sau đó tuyên bố đầu hàng trên toàn miền Nam vào trưa ngày 30/4/1975, Đại tá Cẩn bất tuân thượng lệnh, hô hào tử thủ đến cùng. Sáng ngày 1/5/1975, Quân Giải phóng tiến công Chương Thiện và bắt sống Đại tá Cẩn.

Đại tá quân đội Sài Gòn Hồ Ngọc Cẩn bị xét xử trong phiên tòa quân sự cách mạng Thành phố Cần Thơ, ngày 14/8/1975. Hồ Ngọc Cẩn bị tuyên án tử hình [Ảnh tư liệu]

Ở Long Xuyên, sau khi tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, quân địch tan rã nhanh chóng. Tuy vậy, lực lượng bảo an quân Hòa Hảo vẫn ngoan cố kêu gọi “tử thủ”.

Chiều 1/5/1975, Trung đoàn 101 chủ lực lần lượt đánh tan các tuyến phòng ngự trên đường liên tỉnh, tạo áp lực khiến bảo an quân trong nội ô rút chạy về Chợ Mới. Khoảng nửa giờ sau, lực lượng vũ trang giải phóng đánh tan phòng tuyến Phú Hòa, tiến vào nội ô. Đến 18 giờ 30 phút, ta giải phóng hoàn toàn Long Xuyên, phát triển thế tiến công về Châu Thành.

Ở Châu Thành, lúc 16 giờ ngày 1/5/1975, Quân Giải phóng chiếm chi khu Châu Thành, một bộ phận bao vây trại công binh Mê Linh và làm chủ nơi này vào chiều tối. Sáng ngày 2/5, Quân Giải phóng tiêu diệt địch ở Bình Thủy và tiến về Châu Phú. Đến trưa 2/5, giải phóng hoàn toàn Châu Phú.

Trên chiến trường Bảy Núi, sáng 1/5/1975, Quân Giải phóng chiếm chi khu Tri Tôn, đến trưa cùng ngày, giải phóng Tịnh Biên. Thừa thắng, Quân Giải phóng tiến thẳng ra Châu Đốc.

Tại Châu Đốc, tình hình hết sức hỗn loạn vào sáng 30/4/1975 khi lính rã ngũ chạy về ngày càng nhiều. Chỉ huy đầu sỏ bảo an quân tuyên bố tử thủ. Bộ phận lãnh đạo nội ô của ta quyết định phát động khởi nghĩa tại chỗ. Gần trưa 1/5/1975, lực lượng vũ trang từ bên ngoài về phối hợp với lực lượng tại chỗ giải phóng hoàn toàn thị xã. Đến chiều 2/5/1975, các huyện, thị của An Giang trên địa bàn tỉnh Long Châu Hà được giải phóng hoàn toàn.

Phía Long Châu Tiền, sáng 1/5/1975, Quân giải phóng quận lỵ Tân Châu. Sáng hôm sau, tiếp quản quận lỵ An Phú. Riêng ở Phú Tân, ta vừa tấn công tiêu diệt địch, vừa làm công tác vận động các chức sắc ở Tổ Đình. Chiều 3/5, toàn bộ trung tâm Phú Tân được ta kiểm soát. Ngày hôm sau, bảo an quân nhiều nơi lần lượt đầu hàng, ta giải phóng hoàn toàn Phú Tân.

Trước thế thắng lợi của cách mạng, tàn quân địch từ các nơi đổ dồn về Tây An Cổ tự lên tới trên 5.000 lính, hô hào quyết “tử thủ” đến cùng.

Chiều 3/5, Quân Giải phóng phát loa kêu gọi địch ra hàng. Kết quả là sáng 4/5, hàng ngàn bảo an quân ra hàng. Ta tiếp tục bao vây, uy hiếp đến 8 giờ sáng 6/5/1975 thì toàn bộ quân địch trong Tây An Cổ tự ra hàng, Chợ Mới được giải phóng. Lực lượng địch tại Tây An cổ tự đầu hàng, chính thức chấm dứt sự kháng cự của quân đội Sài Gòn trên toàn miền Nam.

Nhân dân An Giang chào đón quân giải phóng ngồi trên xe bọc thép

chiến lợi phẩm M113, tháng 5/1975 [Ảnh tư liệu]

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc ngày 30/4/1975, khi lá cờ Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Tuy nhiên, trong cơn giãy chết cuối cùng, lực lượng phản động nhất, ngoan cố nhất trong quân đội Sài Gòn vẫn chống trả đến cùng. Đến ngày 6/5/1975, giờ thứ hai nhăm của cuộc chiến, máu của quân và dân miền Nam vẫn phải tiếp tục đổ xuống để giành độc lập, thống nhất trọn vẹn.

Bình Nguyễn

Hay!!
Việt Nam thịnh vượng

Mục lục

Tên gọiSửa đổi

Có rất nhiều tên gọi khác nhau để chỉ về sự kiện này do lập trường chính trị khác nhau giữa các bên. Chính phủ Việt Nam chính thức gọi đây là "Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước" hay "Ngày giải phóng", "Ngày thống nhất",[11] Sách báo của phương Tây thì thường gọi đây là sự kiện "Sài Gòn thất thủ" [Fall of Saigon],[12] hay "Giải phóng Sài Gòn" [Liberation of Saigon].[13][14] Cộng đồng Việt kiều chống cộng lưu vong ở nước ngoài lại gọi đây là "Tháng tư đen",[15][16][17] hay "Ngày Quốc hận", "Ngày Quốc nhục", "Ngày mất nước" và các tên gọi khác tương tự.[5][6][10] Có sách của Trung Hoa Dân Quốc [Đài Loan] thì gọi đây là ngày "Sài Gòn sụp đổ" hay "Sài Gòn thất thủ".[18]

Bối cảnhSửa đổi

Sau Hiệp định Paris năm 1973, tinh thần và khả năng chiến đấu của quân đội Việt Nam Cộng hòa bị suy giảm nghiêm trọng, nhất là sau khi Richard Nixon từ chức vì vụ Watergate vào tháng 8 năm 1974. Sự suy sụp này còn do các mục tiêu tác chiến không thể hoàn thành như đã định cũng như những thất bại liên tiếp trên chiến trường.

Hoa Kỳ giảm viện trợSửa đổi

Sau khi quân đội Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam, viện trợ quân sự của Mỹ cho Việt Nam Cộng hòa đã dần bị cắt giảm. Theo lời kể của ông Nguyễn Tiến Hưng, Tổng trưởng Kế hoạch của chính phủ Việt Nam Cộng hòa lúc bấy giờ, thì Giáo sư Warren Nutter là cựu Phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng, đặc trách phần tài chính của chương trình "Việt Nam hóa". Khi dự điểm tâm với Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu vào sáng ngày 23 tháng 8 năm 1974 tại Dinh Độc Lập, ông Thiệu bày tỏ sự lo ngại về viện trợ:

Mới vài ngày trước đây là một tỷ, bây giờ còn 700 triệu, tôi làm gì được với số tiền này? Như là chuyện cho tôi 12 đô la và bắt tôi mua vé máy bay hạng nhất từ Sài Gòn đi Tokyo.

Giáo sư Nutter cũng rất bối rối và giải thích hành động của Quốc hội:

Quốc hội Hoa Kỳ đôi khi hành động vô trách nhiệm như vậy… Cái Trung tâm Tài nguyên Đông Dương [Indochina Resource Center, một trung tâm của những người phản chiến] đang hết sức tìm cách tiêu diệt quý quốc.

Nền kinh tế và chi tiêu của Việt Nam Cộng hòa duy trì được chủ yếu nhờ viện trợ Mỹ. Nền công nghiệp miền Nam nhỏ bé, nông nghiệp bị chiến tranh tàn phá. Lạm phát phi mã xảy ra cùng với tệ tham nhũng, lợi dụng chức quyền càng làm cho nền kinh tế thêm tồi tệ. Ông Bùi Diễm, Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ, nhận định tình hình kinh tế và quân sự của miền Nam Việt Nam rất xấu đã khiến người dân không hài lòng với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, tiền lương quân nhân không đủ sống do đó tình hình chính trị cũng xấu theo. Nạn đào ngũ là một vấn đề nghiêm trọng đối với Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Riêng từ tháng 4 tới tháng 12/1974 đã có 176.000 lính đào ngũ. Tại các lực lượng tinh nhuệ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Biệt động quân có tỷ lệ đào ngũ lớn nhất [55%], tiếp theo là các đơn vị Dù [30%] và Thủy quân Lục chiến [15%]. Trong khi đó, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã duy trì một lợi thế tâm lý mạnh mẽ, với những người lính tràn đầy tinh thần sẵn sàng hy sinh mục đích cá nhân để cống hiến cho nỗ lực chiến tranh của tập thể, đó là ưu thế quyết định của họ.[19] Bên cạnh đó, họ đã cố gắng duy trì nỗ lực chiến tranh giải phóng đất nước suốt 30 năm và không có lý do gì để từ bỏ nó khi mà quân đội của mình ngày càng hùng mạnh và chiếm được thế thượng phong. Mọi người lính và chỉ huy quân Giải phóng đều cho rằng ngày chiến thắng đã cận kề, chỉ còn cách họ một trận đánh cuối cùng.

Sự suy yếu của Quân lực Việt Nam Cộng hòaSửa đổi

Sau này, trong tập hồi ký Mùa Xuân Đại Thắng, Đại tướng Văn Tiến Dũng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã viết: Một trong những động cơ thúc đẩy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam mở cuộc tổng tấn công ở miền Nam là do Mỹ đã giảm viện trợ, khiến cho lực lượng quân lực Việt Nam Cộng hòa [vốn được tổ chức rập khuôn theo lối đánh tốn kém của Mỹ] đã không thể có đủ tài chính để duy trì số lượng lớn vũ khí. Đó là vì "hỏa lực không quân đã sút giảm gần 60% vì thiếu bom, đạn; khả năng di động cũng giảm đi 50% vì thiếu máy bay, xe cộ và nhiên liệu".[20] Trong khi quân đội Sài Gòn cần 3 tỉ đô mỗi năm để duy trì bộ máy chiến tranh thì đối thủ của họ chỉ cần 10% con số đó để xây dựng một lực lượng quân sự đủ lớn để vừa giữ vững miền Bắc vừa tăng cường quân đội chiến đấu ở miền Nam. Sự suy yếu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa còn do yếu tố tâm lý khi tinh thần của binh lính xuống rất thấp, số lượng đào ngũ tăng mạnh. Ngay cả tại những đơn vị tinh nhuệ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, tỷ lệ đào ngũ cũng tăng lên mức rất cao. Biệt động quân có tỷ lệ đào ngũ lớn nhất [55% mỗi năm], tiếp theo là các đơn vị Dù [30%] và Thủy quân Lục chiến [15%].[21]

Tuy nhiên, quân số và vũ khí của Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn có những sự vượt trội nhất định khi có 1.351.000 quân, 383 xe tăng [162 M48A3, 221 M41] và 1.691 thiết giáp chở quân M-113, không quân vượt trội hoàn toàn với 550 phi cơ A-1H, A-37 và F-5, 23 phi đoàn trực thăng, trang bị khoảng 1.000 phi cơ UH-1 và CH-47, khoảng 200 phi cơ O1, O2 và U17, khoảng 150 phi cơ C7, C-47, C-119 và C-130], 1 không đoàn tân trang chế tạo, 4 phi đoàn hỏa long, trang bị phi cơ AC-119, AC-130 Spectre Gunship. Ngoài ra còn có phi đoàn trắc giác [tình báo kỹ thuật], phi đoàn quan sát RC-119L và biệt đoàn đặc vụ 314, trong khi đó Quân Giải phóng không thể triển khai lực lượng không quân ở miền Nam và lực lượng tăng thiết giáp cũng tương đối hạn chế.[22] Ngay cả lực lượng bộ binh của quân Giải phóng cũng không thể đạt tới con số 1 triệu quân, kể cả ở thời điểm cao nhất.

Theo hồi ký của Đại tướng Văn Tiến Dũng thì cục diện chiến trường đang chuyển biến ngày càng bất lợi cho quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tại Khu 9, các cuộc hành quân lấn chiếm bị thất bại, hơn 2.000 đồn bốt bị phá, 400 ấp chiến lược với gần 800.000 dân bị quân Giải phóng xóa bỏ. Khu 8 có hơn 200 ấp chiến lược với hơn 130.000 dân bị xóa bỏ. Tại Khu 5, quân Giải phóng đã chuyển lên thế tiến công ngày càng mạnh, mở rộng bàn đạp vùng giáp ranh [Nông Sơn, Thượng Đức, Tuy Phước, Minh Long, Giá Vụt], xoá hẳn gần 800 đồn bốt, giải phóng 250 ấp với 200.000 dân.[23]

Trong hồi ký của mình, Đại tướng Văn Tiến Dũng cho rằng tinh thần và sức chiến đấu của quân lực Việt Nam Cộng hòa giảm sút rõ rệt. Do Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ, nhiều binh sĩ mất chỗ dựa tinh thần từ lâu nay [được cường quốc số 1 hỗ trợ], nền kinh tế thì ngày càng khó khăn do kinh tế khủng hoảng và nạn lạm phát 300% trong năm 1974. Có 170.000 lính đào ngũ, rã ngũ trong năm 1974, dù tăng cường thêm lính quân dịch thì tổng số quân vẫn giảm 20.000 so với năm 1973. Cuối 1974, quân Giải phóng chủ lực của miền Đông Nam Bộ phối hợp với lực lượng của địa phương mở chiến dịch Đường 14 - Phước Long giành thắng lợi lớn. Trong hơn 20 ngày quân Giải phóng đã diệt và bắt trên 5.400 lính, thu 3.000 súng các loại, giải phóng thị xã Phước Long và toàn tỉnh Phước Long. Chiến bại này đánh dấu một bước suy sụp mới của quân Sài Gòn. Quân chủ lực của Việt Nam Cộng hòa đã không còn đủ sức hành quân giải tỏa quy mô lớn để lấy lại các vùng, các căn cứ và thị xã quan trọng trên các địa bàn giáp ranh, dù Phước Long chỉ cách Sài Gòn 50km.[23]

Ngay sau thất bại Phước Long, cố vấn Mỹ John Pilger đã tiên liệu trước về sự sụp đổ của chế độ Sài Gòn sẽ diễn ra trong nay mai. Ông viết:

Sài Gòn đang sụp đổ trước mắt, một Sài Gòn được người Mỹ hậu thuẫn, một thành phố được coi là "thủ đô tiêu dùng" nhưng chẳng hề sản xuất được một mặt hàng nào ngoài chiến tranh. Trong hàng ngũ của quân đội lớn thứ tư thế giới vào thời điểm đó, binh lính đang đào ngũ với tốc độ cả nghìn người trong một ngày...[24]

Diễn biến chính trị và quân sựSửa đổi

Bài chi tiết: Chiến dịch Mùa Xuân năm 1975

Các động thái của Hoa KỳSửa đổi

Tổng thống Gerald Ford không thuyết phục được Quốc hội Hoa Kỳ chi thêm ngân sách cho chiến trường Việt Nam. Đầu năm 1975, sau hai năm ký hiệp định Paris, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã huy động gần như toàn bộ lực lượng của mình[25] gồm 270 ngàn quân chủ lực cho chiến dịch, mở cuộc tấn công lớn trên toàn miền Nam Việt Nam, bắt đầu là ở Tây Nguyên. Buôn Ma Thuột thất thủ gây chấn động hệ thống phòng thủ của quân đội Việt Nam Cộng hòa và là khởi đầu của những chiến dịch nối tiếp nhau.

Quân lực Việt Nam Cộng hòa đông hơn nhiều với hơn 1,3 triệu quân[26] nhưng tỏ ra bất lực và đề nghị Mỹ chi viện. Ngày 23 tháng 3, Nguyễn Văn Thiệu nhận được thư của Tổng thống Mỹ là Gerald Ford:

Nhà Trắng Ngày 22 tháng 3 năm 1975 Thưa Tổng thống, Cuộc tấn công hiện nay của Bắc Việt Nam chống lại quý quốc thật vô cùng xáo trộn khiến riêng cá nhân tôi lo âu. Theo quan điểm của tôi, thì cuộc tấn công của Hà Nội tượng trưng cho một sự việc không kém gì sự hủy bỏ Hiệp định Paris bằng vũ lực. Biến chuyển này mang theo hậu quả nghiêm trọng nhất cho cả hai dân tộc chúng ta. Đối với Ngài và nhân dân Ngài thì đây là lúc hy sinh lớn nhất, nó sẽ quyết định chính số phận quý quốc. Tôi tin tưởng rằng dưới quyền lãnh đạo của Ngài, quân lực và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa sẽ tiếp tục công cuộc bảo vệ kiên trì chống lại vụ xâm lược mới này. Tôi cũng tin tưởng chắc chắn rằng nếu có được sự yểm trợ bổ túc từ bên ngoài vào thì quý quốc sẽ thắng thế trong cuộc đấu tranh giành quyền tự quyết của mình. Riêng đối với Hoa Kỳ thì vấn đề cũng không kém phần cấp bách. Khi hành động như thế này, Hà Nội đang tìm cách hủy diệt tất cả những gì mà chúng ta đã chiến đấu để thành đạt, với phí tổn vô cùng to lớn, suốt mười năm qua. Sự quyết tâm của Hoa Kỳ để yểm trợ một người bạn đang bị các lực lượng [Bắc Việt] với vũ khí hùng mạnh tấn công, hoàn toàn vi phạm một thỏa ước quốc tế [đã được ký kết] long trọng, là một điều hết sức cần thiết. Riêng tôi, tôi quyết tâm rằng Hoa Kỳ sẽ đứng vững sau lưng Việt Nam Cộng hòa trong giờ phút tối quan trọng này. Với mục đích tôn trọng những bổn phận của Hoa Kỳ trong tình thế này, tôi đang theo dõi những biến chuyển với chủ tâm cao độ nhất và đang khẩn cấp tham khảo ý kiến các cố vấn của tôi về những hành động mà tình thế có thể đòi hỏi và pháp luật cho phép. Về việc cung ứng viện trợ quân sự đầy đủ cho quân đội Ngài, xin Ngài yên tâm là tôi sẽ cố tâm nỗ lực để thoả mãn những nhu cầu vật chất của Ngài trên chiến trường. Trước khi chấm dứt, tôi xin được nhắc lại một lần nữa lòng cảm phục liên tục của tôi đối với quyết tâm của Ngài và đối với sức bền bỉ và sự anh dũng của nhân dân Việt Nam Cộng Hòa. Kính thư, [ký] Gerald R. Ford[27]


Dù là nói tới quyết tâm ủng hộ nhưng người thảo bức thư đã khôn khéo gài vào: "[tôi] đang khẩn cấp tham khảo ý kiến các cố vấn về những hành động mà tình thế có thể đòi hỏi và pháp luật cho phép".[27]

Ngày 23 tháng 3, Huế rơi vào tay Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong khi ở Đà Nẵng, hàng ngàn binh lính tìm cách chạy thoát một cách thiếu tổ chức bằng đường biển khỏi thành phố đang bị bao vây và nã pháo. Trong 4 sư đoàn bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, 4 liên đoàn Biệt động quân, lữ đoàn thiết giáp, sư đoàn không quân, tổng cộng 12 vạn quân và hàng ngàn nhân viên quân sự và địa phương quân, chỉ có 16.000 rút được.[28] Trong số gần 2 triệu dân thường dồn lại tại Đà Nẵng từ cuối tháng 3, chỉ có hơn 50.000 người sơ tán được bằng đường thủy.[28] Còn lại là 70.000 binh sĩ Việt Nam Cộng hòa bị bắt làm tù binh.[29] Ngoài ra 33 máy bay phản lực A-37 còn nguyên vẹn cùng gần 60 máy bay khác tại căn cứ không quân Phù Cát cũng bị bỏ lại.[30] Trong cuộc sụp đổ của Đà Nẵng, không có một trận chiến nào. Khi Quân Giải phóng tiến vào thành phố, không mấy binh sĩ Việt Nam Cộng hòa đóng quanh thành phố chống cự.[31] Các trung tâm phòng thủ còn lại dọc theo bờ biển cũng nhanh chóng tan vỡ dây chuyền: Quảng Ngãi ngày 24 tháng 3; Quy Nhơn và Nha Trang ngày 1 tháng 4; và cảng Cam Ranh ngày 3 tháng 4.[32]

Ngày 28/3/1975, Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ, tướng Frederick C. Weyand, bay sang Sài Gòn khảo sát tình hình để báo cáo cho Tổng thống Mỹ. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ là James R. Schlesinger đã chỉ đạo Weyand không được hứa gì nhiều với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu vì không thể đảo ngược được tình thế, ông ta thấy tình hình của quân Việt Nam Cộng hòa đã trở nên quá tồi tệ.[33]

Sau khi tướng Weyand về Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Schlesinger tuyên bố một giả thuyết giật gân, rằng "nếu cộng sản nắm chính quyền thì có thể 200.000 người Việt Nam sẽ bị tàn sát”. Sáng hôm sau, tờ báo Pacific Starsand Stripes [tờ báo của quân đội Mỹ], xuất bản ở Sài Gòn, đăng lại lời tuyên bố ấy bằng chữ đậm. Nhiều người dân ở miền Nam Việt Nam tin lời Schlesinger và hoảng sợ, bỏ nhà cửa để tìm cách chạy trốn[34] [tuy nhiên, cuối cùng không có một cuộc tàn sát nào xảy ra, quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn một cách thuận lợi với sự hỗ trợ của nhiều người dân, nhiều người dân khác thì rất ngạc nhiên vì quân Giải phóng có thái độ mềm mỏng và kỷ luật tốt, họ không hề tiến hành cướp bóc hoặc phá phách như những gì báo chí Mỹ-Việt Nam Cộng hòa tuyên truyền[35]].

Thấy rõ sự thất bại không thể cứu vãn nổi, sau khi xem báo cáo của Weyand, Ngoại trưởng Henry Kissinger đã nguyền rủa: “Sao bọn chúng [Việt Nam Cộng hòa] không chết quách đi. Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là chúng cứ sống vất vưởng hoài”.[33] Phần lớn các nhân vật trong Quốc hội và Chính phủ Mỹ phản đối việc đưa quân Mỹ trở lại Việt Nam. Vấn đề cấp bách hơn lúc này là phải đưa người Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam.[33]

Các tướng Việt Nam Cộng hòa bỏ ra nước ngoàiSửa đổi

Trong nửa đầu tháng 4, với Quân đoàn 2 của quân Giải phóng từ phía bắc tiến vào và Quân đoàn 3 từ Tây Nguyên đổ xuống, các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa lần lượt rơi vào tay Quân Giải phóng.

Ngày 9 tháng 4, Quân đoàn 4 Quân giải phóng định đánh chiếm huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai trên hành tiến - tuyến phòng thủ từ xa cuối cùng của Sài Gòn - nhưng Sư đoàn 18 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã kháng cự ác liệt có tổ chức để giữ vững được thị xã. Đây là trận đánh dài ngày có tổ chức cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trận Xuân Lộc đã gây thương vong rất lớn cho cả hai bên.

Ngày 17 tháng 4, Thượng viện Hoa Kỳ từ chối khoản viện trợ khẩn cấp trị giá 722 triệu Mỹ kim mà chính phủ Gerald Ford đề nghị. Tuy không ai tin rằng viện trợ Mỹ có thể xoay chuyển tình thế, một số chuyên viên như Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger hy vọng rằng ngân khoản đó có thể giúp Việt Nam Cộng hòa lấy lại được đủ vị thế về quân sự để thuyết phục đối phương ngừng tiến quân và đàm phán. Hai ngày sau phán quyết này của Thượng viện, giám đốc CIA William Colby nói với Tổng thống Ford: "Nam Việt Nam đang đối mặt với thất bại hoàn toàn và nhanh chóng". Các chuyến bay di tản do CIA tổ chức đã bắt đầu đưa các cộng tác viên người Việt rời Việt Nam, và Sứ quán Mỹ đã bắt đầu đốt tài liệu mật từ trước đó.[36] Ngày 20 tháng 4 các thủ tục pháp luật được đơn giản hóa cho việc sơ tán người Việt bắt đầu có hiệu lực. Việc sơ tán này được thực hiện tại sân bay quân sự Tân Sơn Nhất, do tướng Homer Smith chỉ huy. Các máy bay C-130 và C-140 liên tục lên xuống vào ban ngày; công việc giấy tờ được tiếp tục suốt đêm. Tướng Smith đã phải dùng đến toàn bộ trung đội Thủy quân Lục chiến số 43 của Mỹ để giữ trật tự tại Tân Sơn Nhất.[cần dẫn nguồn]

Ngày 20 tháng 4, lực lượng phòng thủ Xuân Lộc của Quân lực Việt Nam Cộng hòa bị buộc phải rút lui. Khi Xuân Lộc thất thủ, không còn gì có thể cứu vãn chế độ Sài Gòn nữa. Việc bỏ Xuân Lộc khiến Sài Gòn gần như bỏ ngỏ, không còn phòng thủ từ xa nữa; quân Giải phóng áp sát thành phố ở các tuyến ngoại vi. Cùng ngày 20 tháng 4, Đại sứ Mỹ Martin đến phủ Tổng thống thuyết phục Nguyễn Văn Thiệu từ chức, bởi phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã liên tục tuyên bố sẽ không đàm phán với Nguyễn Văn Thiệu.

Tổng thống Mỹ Gerald Ford nghe cố vấn Nelson A. Rockefeller báo cáo về kế hoạch di tản khỏi Sài Gòn.

Do sức ép lớn từ các tướng dưới quyền như Trần Văn Đôn, Cao Văn Viên, Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn, Bộ trưởng Kinh tế Nguyễn Văn Hảo,[37] Nguyễn Văn Thiệu từ chức vào tối ngày 21 tháng 4 năm 1975. Khi từ chức, Nguyễn Văn Thiệu đã xuất hiện trên truyền hình phát biểu suốt 3 giờ đồng hồ để trách móc việc thoái thác trách nhiệm của chính phủ Mỹ. Ông Thiệu đổ lỗi thất bại là do người Mỹ bằng những lời lẽ nửa tức giận, nửa thách thức:[38] “Mỹ đánh không lại Cộng sản nên bỏ mặc Việt Nam Cộng hòa đánh một mình thì làm sao ăn nổi. Có giỏi thì Mỹ vô đây lần nữa…” Ông Thiệu lên án thẳng Hoa Kỳ là "một đồng minh vô nhân đạo với những hành động vô nhân đạo".[39]

Cũng trong bài diễn văn từ chức, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố mạnh mẽ rằng ông sẽ không bỏ chạy mà sẽ tiếp tục cầm súng chiến đấu:

"Dù mất một Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, quân đội vẫn còn Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ chiến đấu kề bên anh em chiến sĩ..."

Tuy nhiên, những tuyên bố đó đã không được Nguyễn Văn Thiệu thực hiện. Sau khi từ chức, ông Thiệu về nhà, đề nghị Mỹ thu xếp một chuyến bay để đưa ông và gia đình ra nước ngoài. Chỉ 4 ngày sau, Nguyễn Văn Thiệu đã bí mật lên máy bay thoát khỏi Sài Gòn vào đêm ngày 25 tháng 4 năm 1975. Cuộc ra đi của Nguyễn Văn Thiệu diễn ra bí mật trong đêm tối, dưới sự sắp đặt của Thomas Polgar - trưởng CIA ở Sài Gòn.[40] Để cho việc ra đi danh chính ngôn thuận, Trần Văn Hương ký quyết định cử Nguyễn Văn Thiệu là đặc sứ của Việt Nam Cộng hòa đến Đài Bắc để phúng điếu Tưởng Giới Thạch [nhưng thực ra Tưởng Giới Thạch đã qua đời từ trước đó 3 tuần].

Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay nhưng phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam không chấp nhận nói chuyện với ông này. Thời điểm 21 tháng 4 khi Nguyễn Văn Thiệu từ chức có ý nghĩa quyết định. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói rằng "chìa khóa là ngày 21 tháng 4, khi Thiệu từ chức. Khi đó tôi biết rằng chúng tôi phải tấn công ngay lập tức, cướp lấy thời cơ, tất cả chúng tôi cũng đồng ý như vậy".[41] Đêm hôm đó, tại Sở Chỉ huy Tiền phương tại Lộc Ninh, cách Sài Gòn 75 dặm, tướng Văn Tiến Dũng, người chỉ huy các cánh quân Giải phóng tiến về thành phố, ra lệnh bắt đầu cuộc tổng tiến công.

Tướng Nguyễn Cao Kỳ và Trung tướng Ngô Quang Trưởng của Việt Nam Cộng hòa khi chạy ra tàu sân bay Mỹ vào ngày 29 tháng 4 năm 1975.

Để đảm bảo áp đảo chắc thắng, quân Giải phóng đưa thêm cả Quân đoàn 1 [hay còn gọi là Binh đoàn Quyết thắng] bằng tàu biển và hàng không vào chiến trường cho trận cuối cùng có tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh. Lực lượng tiến công Sài Gòn tương đương 20 sư đoàn, tổ chức thành 5 quân đoàn.

Trong nỗ lực cuối cùng, tướng Nguyễn Cao Kỳ phát biểu trước khoảng 6 nghìn người Thiên Chúa giáo hữu khuynh vào xế trưa ngày 25 tháng 4 về chuyện phòng thủ Sài Gòn, rằng "ông sẽ ở lại Sài Gòn và chiến đấu cho tới chết, những kẻ chạy theo Mỹ là hèn nhát". Phụ nữ và trẻ con sẽ được gửi đi đảo Phú Quốc, còn người dân Sài Gòn "sẽ ở lại chiến đấu". Thậm chí Nguyễn Cao Kỳ còn tuyên bố rằng: Sài Gòn "sẽ trở thành một Leningrad thứ hai" [Leningrad là nơi quân dân Liên Xô đã cầm cự 900 ngày trong vòng vây hãm của quân Đức]. Nguyễn Cao Kỳ hứa hẹn: Việc phân phối vũ khí sẽ được ông ta cho làm ngay, mọi người nên ở lại Sài Gòn để chiến đấu. Nhưng tất cả chỉ là những lời nói suông và chẳng được thực hiện một chút nào. Sau khi phát biểu xong, Nguyễn Cao Kỳ bỏ vào sân bay Tân Sơn Nhất để sắp xếp cho các máy bay di tản sang Thái Lan và đồng thời cũng bí mật ra lệnh cho một trực thăng đến đón mình. Sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Cao Kỳ đã dùng trực thăng chạy ra ngoại quốc, bỏ lại sau lưng những lời thề hứa chiến đấu quyết tử mà ông từng hùng hồn tuyên bố trước đó bốn ngày.[42]

Sự thật lịch sử cần phải được tôn trọng, bảo vệ

[ĐCSVN] - Những ngày qua, trong khi nhân dân cả nước vui mừng chào đón kỷ niệm 46 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước [30/4/1975 - 30/4/2021] thì đáng tiếc, vẫn còn những ý kiến xuyên tạc sự kiện lịch sử quan trọng này. Đây chỉ là những ý kiến lạc lõng giữa không khí hân hoan của cả dân tộc cùng chào mừng kỷ niệm ngày thống nhất non sông.
Chiến thắng 30/4 vẫn còn nguyên ý nghĩa và giá trị lịch sử. [Ảnh minh họa]

Với luận điệu xuyên tạc, một số cá nhân đang cố tình bóp méo sự thật lịch sử; hạ thấp ý nghĩa to lớn của chiến thắng 30/4/1975. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng, quân Giải phóng chiếm được Sài Gòn gần như nguyên vẹn là nhờ trước đó Dương Văn Minh đã “chủ động hoà hợp hoà giải” và yêu cầu quân đội Việt Nam Cộng Hòa ngừng bắn...” [?].

Thực tiễn lịch sử những gì diễn ra trong ngày 30/4/1975 đã cho thấy, hoàn toàn không có việc ngụy quyền Sài Gòn, trực tiếp là Tổng thống Việt Nam cộng hòa Dương Văn Minh chủ động ra lệnh tự hạ súng, chào đón quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc lập; không có chuyện “Dinh Độc lập hoàn toàn bỏ ngỏ, không có bất cứ sự phản ứng nào”. Bởi ít ngày trước thời điểm 30/4, với ảo tưởng về một giải pháp quân sự do Mỹ tiến hành, ngụy quyền Sài Gòn và các tướng lĩnh của quân đội Việt Nam cộng hòa vẫn lớn tiếng kêu gọi “tử thủ” để bảo vệ Sài Gòn. Và trong những nỗ lực vô vọng cuối cùng, các lực lượng bên kia chiến tuyến đã không bỏ qua bất cứ cơ hội nào có thể gây sát thương, tiêu diệt sinh lực và ngăn chặn bước tiến của quân Giải phóng.

Nhiều nhân chứng lịch sử tham gia tiến công Dinh Độc lập vào trưa ngày 30/4/1975 cũng đã ghi lại trong hồi ký của mình, có không ít chiến sĩ quân Giải phóng đã ngã xuống khi cách cổng Dinh Độc lập không xa. Trung tướng Phạm Xuân Thệ, nguyên Tư lệnh Quân khu 1, người trực tiếp áp giải Tổng thống Dương Văn Minh từ Dinh Độc lập tới Đài phát thanh Sài Gòn để tuyên bố đầu hàng vô điều kiện đã nhiều lần chia sẻ: Để có chiến thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975, chúng ta đã phải hy sinh lớn về sức người, sức của, do đó, chúng ta phải trân trọng lịch sử. Có những chiến sỹ hy sinh cách giờ phút giải phóng chỉ tính bằng giây, bằng phút. Có chiến sỹ hy sinh ngay trước cổng Dinh Độc lập như liệt sỹ Tô Văn Thành, hy sinh chỉ cách cổng Dinh Độc lập chừng trăm mét; liệt sĩ Ngô Văn Nhỡ, Đại úy, Tiểu đoàn trưởng xe tăng Lữ đoàn xe tăng 203 hy sinh trên tháp pháo tại cầu Sài Gòn, trên đường tiến vào giải phóng Dinh Độc lập… Do đó, xuyên tạc, bóp méo những gì đã diễn ra trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 nói chung và sáng ngày 30/4/1975 nói riêng không chỉ là có lỗi với lịch sử mà còn là hành động vô ơn đối với những người anh hùng đã ngã xuống ngay trước giờ chiến thắng.

Không dừng lại ở đó, nhiều cá nhân còn lớn tiếng kêu gọi: “Việt Nam không nên kỷ niệm 30/4 nếu muốn hòa hợp dân tộc”[?]. Song, có một thực tế mà những cá nhân này không hiểu, hoặc cố tình không hiểu, Chiến thắng 30/4 là chiến thắng của chính nghĩa, chiến thắng của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Thắng lợi 30/4 đã bảo vệ thành quả của cách mạng Tháng 8/1945, thành quả của cuộc kháng chiến chống Pháp và là thắng lợi trọn vẹn nhất, vững chắc nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc, mở đường để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Từ sau chiến thắng 30/4/1975 đến nay, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn nhất quán chủ trương hòa hợp, hòa giải dân tộc; khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Tuy nhiên, hòa hợp, hòa giải dân tộc phải dựa trên sự tôn trọng lịch sử; coi trọng lợi ích quốc gia, dân tộc. Sự thật lịch sử trong mọi hoàn cảnh phải được tôn trọng, bảo vệ. Những quan điểm, luận điệu sai trái, bóp méo sự thật lịch sử do các cá nhân cơ hội chính trị đưa ra dù được khéo léo che đậy đến đâu thì vẫn là thủ đoạn nhằm khoét sâu hận thù, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

Cùng với dòng chảy lịch sử, dù gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng chiến thắng 30/4/1975 của dân tộc ta đến nay vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa lịch sử. Đối với thế hệ trẻ, nền độc lập, tự do mà chúng ta đang được thừa hưởng hiện nay chính là thành quả của quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Thành quả và tinh thần đó cần được kế thừa, phát huy mạnh mẽ trong cuộc sống hiện nay.

Mỗi người cần trân trọng lịch sử; cảnh giác và đấu tranh kiên quyết với những âm mưu, luận điệu bóp méo lịch sử... Đó là cách để chúng ta bảo vệ sự thật lịch sử, bảo vệ thành quả cách mạng đã được đánh đổi bằng sự hy sinh xương máu của các thế hệ ông cha đi trước./.

TS Tạ Quang Đạo

Chính quyền Sài gòn sụp đổ, đầu hàng vô điều kiện - Sự tất yếu của lịch sử

Nhân dịp Kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước [30/4-1975 – 30/4/2020], Tạp chí Da cam Việt Nam đăng bài phỏng vấn Trung tướng Phạm Xuân Thệ, nguyên Tư lệnh Quân khu I – một trong những nhân chứng lịch sử có mặt trong những giờ phút lịch sử bắt Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Phóng viên: Thưa đồng chí Trung tướng, với cương vị là Trung đoàn phó Trung đoàn 66 [Sư đoàn 304] - chỉ huy bộ phận đi đầu của lực lượng thọc sâu [cánh quân phía Đông] tiến công vào Sài Gòn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, xin đồng chí cho biết rõ hơn về nhiệm vụ, cách đánh của đơn vị?

Trung tướng Phạm Xuân Thệ: Để nói đầy đủ vấn đề này, phải bắt đầu từ tư tưởng chỉ đạo "thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng" của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương. Quán triệt tư tưởng đó, ngay từ khi nhận nhiệm vụ tiến công trên hướng Đông Nam của Chiến dịch Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đã hết sức coi trọng tổ chức lực lượng thọc sâu. Điều đó thể hiện ngay trong cách đánh của Quân đoàn: Tập trung lực lượng, nhanh chóng đột kích, chọc thủng tuyến phòng ngự vòng ngoài của địch. Sau đó sử dụng lực lượng cơ động thọc sâu của Quân đoàn phối hợp với các mũi khác tiến thẳng vào nội đô bằng tiến công trong hành tiến, đánh chiếm mục tiêu được phân công, hoàn thành nhiệm vụ tiếp theo. Để thực hiện cách đánh đó, lực lượng thọc sâu của Quân đoàn được tổ chức gồm: Lữ đoàn Xe tăng 203 [thiếu 01 tiểu đoàn], Trung đoàn Bộ binh 66, một số đại đội, trung đội pháo binh 85 ly, công binh, cao xạ … Ngoài ra, khi bước vào chiến đấu, lực lượng thọc sâu còn được pháo binh của Quân đoàn chi viện. Đây là lực lượng cơ động có sức đột kích mạnh nhất của Quân đoàn. Chúng tôi được giao nhiệm vụ: sau khi Quân đoàn hoàn thành nhiệm vụ trước mắt sẽ xuất phát tiến công theo trục xa lộ Biên Hòa - Sài Gòn, nhanh chóng đánh chiếm Dinh Độc lập, Đài Phát thanh, Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy, v.v.

Ngày 29/4/1975, khi Sư đoàn 304 tiêu diệt địch phòng thủ ở khu vực cầu Sông Buông thì lực lượng thọc sâu bắt đầu xuất kích. Đến 04 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, sau đợt hoả lực chuẩn bị của pháo binh chiến dịch, đơn vị chúng tôi phát triển tiến công vào nội đô. Toàn bộ đội hình thọc sâu bao gồm gần 400 xe cơ giới các loại, dẫn đầu đội hình là phân đội xe tăng trinh sát và các Tiểu đoàn [1, 4, 5] của Lữ đoàn Xe tăng 203, xen kẽ với xe chở bộ binh của Trung đoàn 66, tiếp đó là các đơn vị binh chủng phối thuộc.

Trên đường tiến công vào Sài Gòn, lực lượng thọc sâu phải vượt qua nhiều điểm chốt giữ ngăn chặn của địch có lực lượng phòng thủ với nhiều loại hoả lực mạnh, chống trả quyết liệt. Điển hình là tại ngã tư Thủ Đức, khu vực cầu Sài Gòn,... Để đánh bại sức kháng cự của địch, ta phải tổ chức lại đội hình chiến đấu, dùng sức mạnh đột kích của xe tăng kết hợp với pháo 85 ly bắn thẳng. Trận chiến đấu ở khu vực đầu cầu Sài Gòn cũng diễn ra hết sức quyết liệt, nhiều đồng đội của tôi đã anh dũng hy sinh ngay trên cầu, trong đó có Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 xe tăng Ngô Văn Nhỡ. Sau khi đánh bại quân địch ở khu vực cầu Sài Gòn, chúng tôi còn phải tổ chức một trận đánh tương đối ác liệt ở khu vực cầu Thị Nghè để tiến vào Dinh Độc lập.

Nét nổi bật về nghệ thuật quân sự được thể hiện ngay trong việc xác định cách đánh và tổ chức lực lượng thọc sâu. Ngoài ra, còn được thể hiện ở chỗ lựa chọn thời điểm xuất phát tiến công hợp lý, đúng thời cơ khi địch đang lúng túng, tinh thần hoang mang, dao động. Điều đó đã thể hiện tư duy quân sự sắc sảo, sáng tạo, nhạy bén của Bộ Tư lệnh Cánh quân phía Đông và chỉ huy các cấp, cũng như việc quán triệt tư tưởng chỉ đạo "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng" mà Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đề ra.

Vận dụng phương pháp tiến công trong hành tiến, bỏ qua hoặc đánh lướt những mục tiêu nhỏ, lẻ bên đường để nhanh chóng tiến đến mục tiêu chính, quan trọng nhất là Dinh Độc lập cũng là một nét đặc sắc, rất sáng tạo của lực lượng thọc sâu. Vì thế, chỉ hơn 5 giờ chiến đấu, lực lượng thọc sâu của ta đã chiếm được mục tiêu trọng yếu là Dinh Độc lập.

Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ [ngoài cùng bên phải] cùng đồng đội
bắt Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng [Ảnh tư liệu]

Phóng viên: Có mặt tại Dinh Độc lập trong những giờ phút lịch sử, bắt Dương Văn Minh ra Đài Phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, chắc hẳn ký ức về sự kiện đó vẫn còn nguyên trong đồng chí?

Trung tướng Phạm Xuân Thệ: Đúng vậy, đó là kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời quân ngũ của tôi. Đến nay đã 45 năm trôi qua, nhưng mỗi khi nhớ lại, tất cả vẫn hiển hiện trong tôi. Tôi cảm nhận sâu sắc khí thế của ngày tháng đó, từng đoàn quân rầm rập tiến vào Sài Gòn, lực lượng vũ trang địa phương tích cực phối hợp tác chiến và quần chúng nhân dân nổi dậy giành quyền làm chủ ở khắp nơi.

Sau khi xe tăng của Lữ đoàn 203 húc đổ cánh cổng sắt, Trung uý Đại đội trưởng Bùi Quang Thận cầm cờ Giải phóng chạy lên cắm trên nóc Dinh Độc lập - lúc đó là 11giờ 30 phút ngày 30/4/1975. Cùng thời gian đó, chiếc xe jeep [chiến lợi phẩm lấy được ở Đà Nẵng] của tôi do đồng chí Đào Ngọc Vân lái cũng lao nhanh vào Dinh Độc lập; khi xe dừng, tôi định chạy lên nóc Dinh Độc lập để cắm cờ, nhưng đến hết tầng 01 thì gặp một người cao to, ông ta giới thiệu: "Tôi là Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Phụ tá của Tổng thống Dương Văn Minh. Toàn bộ nội các chính quyền và ông Minh đang trong phòng họp. Mời cấp chỉ huy vào làm việc". Tình huống đột xuất đó có ý nghĩa trọng đại trong đời tôi. Vào phòng, tôi được nghe giới thiệu có đầy đủ nội các chính quyền Sài Gòn, gồm ông Dương Văn Minh [Tổng thống], Nguyễn Văn Huyền [Phó Tổng thống], Vũ Văn Mẫu [Thủ tướng], Bùi Tường Huân [Phó Thủ tướng],… Dương Văn Minh nói: "Chúng tôi biết quân giải phóng đã tiến vào nội đô, chúng tôi đang chờ quân giải phóng vào để bàn giao". Nghe vậy tôi nói ngay: "Các ông đã bị bắt làm tù binh, các ông phải tuyên bố đầu hàng chứ không bàn giao gì cả". Thấy tôi kiên quyết, Dương Văn Minh lùi lại thực hiện theo yêu cầu của tôi. Khi đó có tình tiết đáng chú ý là: nghe thấy tiếng súng ở bên ngoài vẫn nổ, Dương Văn Minh sợ mất an toàn nên xin được tuyên bố đầu hàng tại chỗ. Tôi giải thích là quân giải phóng đã làm chủ thành phố, ông sẽ được bảo đảm an toàn. Nghe vậy, ông ta cùng chúng tôi đi đến Đài Phát thanh. Trong phòng bá âm, chúng tôi đã chứng kiến thời khắc lịch sử Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Sự kiện đặc biệt đó luôn đọng mãi trong tôi.

Phóng viên: Từ thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đồng chí muốn nói gì với cán bộ, chiến sĩ và thế hệ trẻ hiện nay?

Trung tướng Phạm Xuân Thệ: Đại thắng mùa Xuân 1975 là một sự kiện đặc biệt đối với dân tộc ta, nó cần được tiếp tục tuyên truyền sâu, rộng, làm cho thế hệ trẻ hôm nay biết trân trọng, giữ gìn những thành quả cách mạng mà thế hệ cha, anh phải hy sinh xương máu mới có được. Qua đó bồi đắp lòng tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Riêng đối với cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân, ngoài việc giáo dục truyền thống, chúng ta cần bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật, nghệ thuật quân sự; trong đó, cần coi trọng bồi dưỡng, nâng cao khả năng tư duy quân sự sáng tạo, linh hoạt của đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ chiến dịch, chiến lược. Vì thực tế trong tác chiến đã cho thấy diễn biến của mỗi chiến dịch, mỗi trận chiến đấu đều khác nhau, những tình huống đột xuất, ngoài dự kiến không ít, đòi hỏi người chỉ huy phải nhạy bén, sáng tạo, có tính thực tiễn cao, biết tìm ra giải pháp đúng trong thời gian nhanh nhất. Ngay bản thân chúng tôi gặp các tình huống rất bất ngờ, không có sách nào dạy, nhưng nghĩ lại, thấy chúng tôi đã xử lý các tình huống mà “lịch sử” giao cho rất đúng.

Từ thực tiễn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cho thấy vai trò to lớn của chính trị, tinh thần. Thế và lực của ta vượt trội địch; trong đó, sức mạnh chính trị, tinh thần, ý chí chiến đấu của bộ đội ta “hơn địch hàng trăm, ngàn lần”, điều mà kẻ thù không thể có được. Do đó, vấn đề cốt lõi là phải thực hiện tốt việc giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí chiến đấu cao. Đặc biệt là, phải định hướng tư tưởng cho thế hệ trẻ nói chung và bộ đội nói riêng biết phân biệt đúng, sai, không nghe theo luận điệu tuyên truyền sai trái, thù địch. Ví dụ: gần đây có một số người đã lên tiếng cho rằng Tổng thống Dương Văn Minh đã “có công” khi tuyên bố đầu hàng để tránh đổ máu và giữ cho Sài Gòn nguyên vẹn không bị đổ nát, v.v. Tôi khẳng định: với thế và lực vượt trội so với địch, 05 cánh quân của bộ đội chủ lực tiến vào nội đô thần tốc, mạnh mẽ như vũ bão, cùng nhân dân nổi dậy giành chính quyền ở khắp nơi, chính quyền Sài Gòn sụp đổ, phải đầu hàng vô điều kiện là tất yếu.

Phóng viên: Xin cảm ơn đồng chí Trung tướng!

MẠNH DŨNG [thực hiện]

Video liên quan

Chủ Đề