Tại sao Shopee được ưa chuộng

Cuộc chiến giữa Lazada và Shopee

0 Lượt xem
Tin tức

Cuối năm 2017, Cổng thương mại điện tử [TMĐT] iPrice đã cho kết quả nghiên cứu 5 trang thương mại điện tử được người Việt truy cập nhiều nhất là Lazada, Thế Giới Di Động, Shopee, Amazon và Sendo. Ở thị trường Đông Nam Á, Lazada và Shopee là 2 website thương mại điện tử nổi tiếng nhất vì có mặt ở nhiều nước và lượng mặt hàng, đơn hàng lớn. Nhưng mỗi website lại sử dụng một chiến lược riêng biệt.

Lazada là cái tên đã rất quen thuộc của người Việt trong khi Shopee là cái tên mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Lazada Việt Nam được thành lập vào tháng 3 năm 2012 trong khi tân binh Shopee chào làng TMĐT vào tháng 7/2015.

Vậy thì nếu bỏ qua ý nghĩa về mặt thời gian thìso sánh giữa ShopeeLazada sẽ là hàng hóa, cách mua sắm, chương trình mua sắm và chế độ chăm sóc khách hàng. Dưới đây là vài nét so sánh nho nhỏ sẽ giúp bạn lựa chọn mua sắm dễ dàng hơn.

Chiến lược

Năm 2018, trong khi Lazada tích cực đầu tư theo chiến dịch, tập trung vào các dịp Tết Nguyên Đán, Sinh nhật Lazada, Sale 11.11, Black Friday, Cyber Monday, 12.12 Sale... thì Shopee khuyến mại tương tự nhưng nhường hẳn mặt trận truyền thông, quảng cáo cho đối thủ.

Về nền tảng, Lazada đi theo hướng mua sắm kết hợp giải trí [shoppertainment] với các chương trình livestream của nghệ sỹ, người nổi tiếng và các minigame. Tính năng tìm kiếm sản phẩm bằng hình ảnh được triển khai với tuyên bố có 500.000 khách hàng tại khu vực sử dụng hàng ngày. Sang năm 2019, Lazada công bố hoàn tất việc tích hợp cơ sở hạ tầng công nghệ từ Alibaba.

Trong khi đó, Shopee "câu kéo" người dùng bằng chiến lược phát triển ứng dụng riêng cho mỗi nước. "Đây là một phần trong chiến lược tập trung vào cách tiếp cận địa phương hóa cao cho từng thị trường. Chiến lược này hiệu quả khi Shopee vẫn là một trong những tên tuổi trẻ nhất, nhanh chóng vươn lên kể từ khi thành lập năm 2015", Jacob Wolinsky - Nhà sáng lập kiêm CEO ValueWalk nhận định trong bài phân tích gần đây.

Cụ thể, ở Việt Nam Shopee tung tính năng giao hàng 4 giờ, mang dáng dấp từ dịch vụ giao hàng 2 giờ của Tiki. Shopee còn đều đặn tặng mã giảm giámã giao hàng miễn phí cho người dùng. Với một thị trường "mê" mã giảm giá và miễn phí giao hàng như Việt Nam, chiến lược đã phát huy hiệu quả.

Quảng cáo

Về quảng cáo thì lazada có vẻ yếu thế hơn khi các thước phim quảng cáo của hãng này khá đơn điệu, kém hấp dẫn hơn Shopee.

Riêng Shopee khá thông minh khi chọn các ngôi sao đang rất nổi tiếng làm đại diện hoặc quảng cáo cho trang của mình như Sơn Tùng, Bùi Tiến Dũng, Bảo Anh...

Ứng dụng trên điện thoại

Với những tín đồ mua sắm đồ điện tử thì có thể nói Lazada được nhắc đến đầu tiên. Tuy nhiên, người dùng lại quenmặtlazada trên máy tính chứ trên app chỉ một bộ phận nhỏ.

Trong khi đó, shopee lại được nhắc đến về mặt hàng tiêu dùng như thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm… nhưng lại hầu như đặt trên app điện thoại nhiều hơn. Shopee cũng có chiến lược riêng thiên về hỗ trợ khách hàng trong khâu thanh toán và vận chuyển.

Shopee vượt qua các đối thủ Tiki, Lazada và Sendo để vươn lên dẫn đầu

Sau khi đánh bại nhiều “ông lớn” như Tiki, Lazada hay Sendo, Shopee chính thức trở thành sàn thương mại điện tử dẫn đầu về số lượng truy cập của người tiêu dùng.

Theo kết quả khảo sát quý III năm 2020 của trang iPrice Insights, Shopee VN đang dẫn đầu về số lượng khách hàng truy cập vào sàn giao dịch này mỗi tháng, bỏ xa các đối thủ khác như Lazada, Tiki và Sendo.

Shopee đang chiếm ưu thế

Shopee xếp thứ nhất trên bảng xếp hạng với 62.702.800 lượt truy cập hàng tháng, trong khi số liệu của Tiki chỉ là 22.563.600 lượt, Lazada nằm ở vị trí thứ tư với hơn 20.000.000 lượt truy cập và Sendo chỉ có 14.051.800 người dùng truy cập.

Khảo sát trong nhiều quý từ năm 2019 đến cuối năm 2020 khẳng định Shopee là website có lượng truy cập và sử dụng của khách hàng ổn định, đặc biệt tăng nhanh trong thời điểm cuối năm. Trong khi Sendo thậm chí ghi nhận lượng người dùng truy cập giảm, khách hàng đã không còn quá mặn mà với việc mua sắm thông qua website này như trước.

iPrice khảo sát Shopee đang dẫn đầu trên các số liệu thống kê về lượt truy cập [tính theo quý] và số lượt tải xuống trên IOS, Android [Đồ họa: Phương Anh]

Kết quả ước tính cho thấy, tổng số lượng người truy cập vào các sàn thương mại Lazada, Tiki và Sendo gần bằng số lượt truy cập vào Shopee mỗi tháng. Điều đó cho thấy Shopee đang trở thành nền tảng thương mại điện tử được người tiêu dùng Việt ưu tiên lựa chọn.

Trong dịp Lễ Độc thân 11/11 vừa qua, trang thương mại điện tử Shopee cũng được người tiêu dùng đặc biệt ưa chuộng khi tung ra các chương trình flash sale “khủng” và khung giờ vàng mua sắm cho các tín đồ trong suốt 24h.

Shopee đang dẫn đầu về số lượt tải xuống trên các hệ điều hành Android với hơn 10 triệu lượt tải xuống và đánh giá tích cực của người dùng 4.5/5 sao. Trên IOS, Shopee đang vượt xa các đối thủ với vị trí thứ nhất, trong khi Lazada chỉ đứng thứ 2 và Tiki giữ vị trí thứ 3. Với kết quả vượt mong được, Shopee được kỳ vọng tiếp tục là đơn vị trung gian giúp kết nối các nhãn hàng, thương hiệu với khách hàng nhanh chóng và tiện lợi nhất.

Tại sao người dùng “ưu tiên” Shopee?

Xu hướng mua hàng trên website của sàn thương mại điện tử không còn xa lạ với người tiêu dùng trong nước. Đặc biệt, sau những ảnh hưởng của yêu cầu cách ly xã hội, hạn chế ra đường vì dịch COVID-19, trang mua sắm trực tuyến Shopee đã trở thành nền tảng chính được người dùng “trọn mặt gửi vàng” để mua sắm tiện lợi và nhanh chóng.

Người dùng ưu tiên sử dụng Shopee hơn các trang thương mại điện tử khác [ảnh: Phương Anh]

Sau thời gian dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại Việt Nam, thói quen mua sắm của người tiêu dùng có sự thay đổi lớn, hướng đến việc mua hàng nhanh chóng thông qua thanh toán trực tuyến. Shopee đã đánh trúng vào tâm lý khách hàng khi đề cao các yếu tố vàng trong mua sắm trực tuyến bao gồm sẵn có, nhanh gọn và tiện lợi, dành được sự ưu tiên của khách hàng vượt trên các đối thủ mạnh như Lazada hay Tiki.

Dưới góc nhìn của người mua hàng, bạn Lê Thị Phương Hà [20 tuổi, sinh sống tại Hoàng Quốc Việt, Hà Nội] cho biết: “Mình đang là sinh viên nên rất quan tâm đến giá thành sản phẩm và sự tiện lợi khi mua sắm. Chính vì vậy, thay vì mua hàng trực tiếp như trước, mình đã lựa chọn sử dụng Shopee để mua sắm, đặc biệt là vào các dịp khuyến mãi lớn với nhiều chương trình giảm giá sốc và flash sale”.

Trong khi đó, nhiều cửa hàng, thương hiệu cũng đang phát triển mạnh các hình thức bán hàng trên trang web của Shopee nhằm nâng cao sức mua của người tiêu dùng. Sau khi trao đổi, chị Nguyễn Hải My, nhân viên bán hàng tại shop mỹ phẩm Le Bonbon Cosmetic [Hà Nội] cho biết: “Hiện nay, thay vì đặt hàng chủ yếu trên các trang mạng xã hội như Facebook hay Instagram, khách hàng lại lựa chọn các sàn thương mại điện tử để mua sắm. Vì vậy, để kích cầu mua sắm và thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, cửa hàng cũng chú trọng phát triển phương thức đặt mua sản phẩm trên website của Shopee”.

Theo chị Hải My, số đơn hàng được đặt mua trung bình tại cửa hàng trên website của Shopee, đặc biệt vào những dịp lễ và thời điểm cuối năm chiếm gần 50% tổng lượng đơn đặt trước. Ngoài ra, để thúc đẩy số lượng đơn hàng trên Shopee, cửa hàng cũng áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng khi mua sắm và thanh toán trực tiếp.

Khảo sát của trang Nielsen Việt Nam cho thấy Việt Nam xếp thứ 3 về khả năng sẵn sàng mua sắm hàng hiệu với 53% [chỉ xếp sau Trung Quốc và Ấn Độ], đồng thời cũng ghi nhận hơn 60% người dùng xác nhận tiếp cập sản phẩm thông qua trí tuệ nhân tạo và thực tế ảo. Nắm bắt được xu thế và sở thích mua hàng của người tiêu dùng, sàn thương mại điện tử Shopee đã tập trung vào yếu tố then chốt như cá nhân hóa, mua sắm trực tuyến với tốc độ nhanh chóng, thanh toán tiện lợi, nâng cao tương tác, ưu đãi cao,…nhằm xây dựng hướng phát triển kinh doanh lâu dài và giữ chân được khách hàng khi mua sắm trên website.

Bên cạnh đó, Shopee cũng khai thác hiệu quả tính năng sử dụng các thiết bị di động thông minh để mua sắm với mục đích tiết kiệm tối đa thời gian cho khách hàng. Với các khung giờ người dùng thường xuyên online, Shopee tung ra những chương trình mua sắm ưu đãi và phát triển tính năng livestream nhằm tăng tương tác với các đối tượng khách hàng tiềm năng.

Phan Huy – Phương Anh

Thẻ
Lazada Sendo Shopee Tiki

Shopee bứt phá thần tốc, đứng đầu cuộc chơi TMĐT Việt Nam

25/09/2019, 13:34

Shopee đang ngày càng thể hiện rõ “bản lĩnh” đứng đầu sàn thương mại điện tử [TMĐT] tại Việt Nam với lượng truy cấp chóng mặt được công bố mới đây.

Theo đó, Shopee dẫn đầu, sau đó đến Tiki, Sendo cũng thời gian này lượng truy cập website của Lazada giảm liên tục nhiều quý nhưng sàn này đón nhiều khách qua ứng dụng điện thoại.

iPrice Insights và App Annie Intelligence vừa công bố xếp hạng các ứng dụng thương mại điện tử Việt Nam quý II/2019, theo hai tiêu chí được đo theo công nghệ của App Annie gồm: tổng số lượt tải về và số lượng người sử dụng trung bình hàng tháng của các ứng dụng [Monthly Active Users - MAU].

Shopee đang dần bứt phá trong cuộc chơi

Trong đó, lượt tải về cho thấy ứng dụng nào đang thành công nhất về mặt thu hút người sử dụng mới, còn số MAU giúp chỉ ra những ứng dụng đang làm tốt việc giữ chân khách hàng và khiến họ thường xuyên tương tác.

Shopee vượt trên Lazada tại bảng xếp hạng Đông Nam Á

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong quý II/2019, ứng dụng di động của Shopee dẫn đầu thị trường Việt Nam ở cả hai tiêu chí này. Nhóm nghiên cứu cho rằng, vị thế này phần nào nhờ vào việc Shopee từ lâu đã theo đuổi chiến lược 'mobile-first', ưu tiên nền tảng di động.

Shoppe được biết đến là sàn TMĐT được “sinh sau đẻ muộn” ở Việt Nam, nhưng trong những năm gần đây Shopee luôn tăng cường chất lượng và quảng cáo để giành thị phần.

Với điểm nhấn là sự kết hợp cực mới lạ của kênh thương mại điện tử [C2C] và mô hình mạng xã hội đang thịnh hành được giới trẻ ưa chuộng. Các chức năng Shopee Live Chat và Shopee Hashtags phối hợp nhịp nhàng, tối đa hóa sự tương tác giữa người mua và người bán. Hai bên được tạo cơ hội để thương lượng giá cả với nhau, người mua còn có thể tìm kiếm những sản phẩm đang thịnh hành nhất hoặc hơn thế nữa, họ tự tạo ra xu hướng cho riêng mình.

Shopee trong thời điểm hiện tại được đánh giá không những là kênh mua sắm tốt, mà còn là mảnh đất "màu mỡ" của các startup, các doanh nghiệp muốn mở rộng việc mua bán online. Giữ vững giá trị cốt lõi và đà phong độ mạnh mẽ, Shopee khẳng định sẽ phát triển, giữ vững ngôi vị là kênh thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam nói riêng và thị trường khu vực Đông Nam Á – Đài Loan nói chung.

Nguyên An

Shopee người bán với xu hướng kinh doanh mới

Bán hàng trên Shopee – Bí kíp để ra đơn hàng ngày

Bán hàng trên shopeekhông còn xa lạ gì với dân kinh doanh hiện nay. Đây là kênh bán hàng giúp tiếp cận được với đông đảo khách hàng trên toàn quốc. Thậm chí cả khách nước ngoài. Có những gian hàng bán trăm đơn, nghìn đơn hàng ngày. Tại sao lại có người thành công như vậy. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

[toc]

Mua hàng trên Lazada có tốt không?

Truớc khi tìm hiểu việc nên mua hàng trên Lazada hay Shopee thì chúng ta hãy hiểu sơ bộ về Lazada. Đây là trang thương mại điện tử ra đời vào năm 2012 do Maximilian Bittner của Đức sáng lập. Đến năm 2015 trang thương mại điện tử đã được tập đoàn lớn nhất nhì Trung Quốc là Alibaba mua lại.

Một khảo sát do Shopee, nền tảng thương mại điện tử hàng đầu ở Đông Nam Á và Đài Loan, thực hiện cho thấy, tại Việt Nam có 4 nhóm khách hàng chính, thường xuyên tham gia mua sắm trực tuyến và những yếu tố tác động đến quyết định mua sắm của họ.

Nhóm "Săn Hàng Giá Tốt" - Những người dùng thích săn tìm ưu đãi

57% người dùng được khảo sát nằm trong nhóm những người dùng "Săn Hàng Giá Tốt", với 3/4 trong số đó là nữ giới bởi phụ nữ Việt Nam thường đóng vai trò "tay hòm chìa khóa" của gia đình, họ sẽ ưu tiên tìm những ưu đãi tốt nhất và giá thấp nhất khi mua sắm để tiết kiệm chi tiêu hết mức có thể.

Những đặc điểm chính của nhóm này là: 87% mua sắm online ít nhất 2 lần/tháng, 57% cho rằng nếu sản phẩm có nhiều lượt đánh giá tích cực thì đó là một sản phẩm tốt.

Nhóm người dùng "Săn Hàng Giá Tốt" có thể chờ đón chương trình Shopee 7.7 Siêu Hội Hoàn Xu, với loạt khung giờ vàng hấp dẫn mỗi ngày, bao gồm: 0H - Sale Khủng Nhất Ngày, 9H - Siêu Sale Hàng Hiệu, 12H - Siêu Bão Hoàn Xu cũng như 21H - Deal Giá Sốc.

Nhóm "Dạo - Mua Ngẫu Hứng" - Thích lướt xem sản phẩm và mua tùy hứng

Chiếm 16% số người dùng được khảo sát, nhóm "Dạo - Mua Ngẫu Hứng" chỉ những người dùng xem đa dạng nhiều loại sản phẩm một cách ngẫu hứng. So với nhóm "Săn Hàng Giá Tốt", nhóm này có xu hướng xem lướt trung bình nhiều mặt hàng hơn, nhưng cũng dễ ngẫu hứng mua bất kỳ sản phẩm nào thu hút sự chú ý của họ một cách nhanh chóng.

Trong Shopee 7.7 Siêu Hội Hoàn Xu sắp tới, nhóm người dùng "Dạo - Mua Ngẫu Hứng" sẽ được thỏa mãn sở thích lướt - xem - mua thông qua các ngày mua sắm theo chủ đề, chẳng hạn như 2.7 - Siêu Sale Thời Trang, 3.7 - Siêu Sale Thương Hiệu, 5.7 - Siêu Sale Bách Hóa.

"Thuận Tiện Là Trên Hết" - Những người mua sắm ưa chuộng sự thuận tiện

Nhóm này chiếm 13% số người tham gia khảo sát, họ chọn mua sắm trực tuyến vì phương thức mua sắm dễ dàng và giao hàng tận nhà nhanh chóng. Nhóm người dùng này ưu tiên việc thuận tiện trong mua sắm online cũng như thích nhận giảm giá ưu đãi, và điểm khách hàng thân thiết từ các thương hiệu mà họ quan tâm.

Trong dịp 7-7 sắp tới, nhóm người dùng "Thuận Tiện Là Trên Hết" sẽ tiếp tục được trải nghiệm sự thuận tiện khi mua sắm với hàng loạt mã giảm giá phí vận chuyển, thanh toán đơn giản, tiện lợi cùng ví ShopeePay và hàng loạt ưu đãi độc quyền, trong đó bao gồm ưu đãi đến từ loạt thương hiệu uy tín trên Shopee Mall như Samsung, Lock&Lock, L'Oreal, Sharp, Unilever... cùng nhiều thương hiệu khác.

"Thợ Săn Quà Tặng" - Những người tìm kiếm niềm vui từ phần thưởng và quà tặng trực tuyến

Đối với một số người dùng Việt Nam, việc mua sắm trực tuyến sẽ mang đến nhiều hứng khởi hơn khi đi kèm quà tặng. Cứ 10 người được khảo sát lại có một người cho biết họ thường tìm kiếm phần thưởng và quà tặng miễn phí như niềm vui trong mua sắm trực tuyến.

Gần 1/3 người dùng trong nhóm này đều thuộc nhóm dưới 18 tuổi, thể hiện việc các thanh thiếu niên rất đam mê việc xem lướt sản phẩm, nhấp chuột và nhận về những phần quà may mắn.

Trong chương trình 7.7 Siêu Hội Hoàn Xu sắp tới, nhóm "Thợ Săn Quà Tặng" sẽ có thể thỏa sức tận hưởng loạt phần thưởng từ các trò chơi trên ứng dụng Shopee. Trong đó bao gồm, Quà tặng Shopee chia kho 40 triệu Xu với với Phi Vụ Tìm Rồng, Phiên chợ Vouchers chia kho 777.000 Xu khi tham gia các trò chơi tương tác trên fanpage Shopee, và giải thưởng 300 triệu đồng tiền mặt từ Số Gì Đây với 3 phiên quay số 9H-12H-20H.

Người dùng cũng có thể nhấn vào biểu tượng Giải thưởng Shopee trên trang chủ của ứng dụng để trải nghiệm nhiều trò chơi hấp dẫn cho đến hết ngày 7-7.

Ông Trần Tuấn Anh, giám đốc Shopee Việt Nam, cho biết: "Chúng tôi nhận thấy rằng ngày càng có nhiều người dùng Việt tham gia mua sắm trực tuyến để đáp ứng nhu cầu của mình, cùng với đó là sở thích và thói quen mua sắm của người dùng cũng ngày một đa dạng hơn.

Đây là lý do tại sao chúng tôi liên tục lắng nghe phản hồi của người dùng và cải thiện các tính năng, dịch vụ và sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu của người dùng Shopee. Shopee 7.7 Siêu Hội Hoàn Xu lần này cũng không ngoại lệ khi chương trình sẽ tung loạt ưu đãi nổi bật như hoàn đến 777 triệu Shopee Xu mỗi ngày để mang lại nhiều giá trị, sự thú vị và đa dạng hơn cho tất cả người dùng."

Video liên quan

Chủ Đề